Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,352
Điểm
113
tác giả
Giáo án giáo dục công dân 6 cánh diều cả năm chương trình mới được soạn dưới dạng file word gồm CÁC FILE trang. Các bạn xem và tải giáo án giáo dục công dân 6 cánh diều về ở dưới.
Tuần: 1+2 Ngày soạn: 05/09/2022

Tiết: 1+2 Ngày dạy: 08, 15/09/2022



BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ

Môn học: GDCD; lớp: 6A

Thời gian thực hiện: 2 tiết



I. MỤC TIÊU


Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

1. Về kiến thức

- Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.

- Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp.

2. Về năng lực

- Năng lực chung:


+ Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lập được kế hoạch về giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ với mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động phù hợp.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Lựa chọn, đề xuất được cách giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ trong học tập và lao động.

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ,

+ Năng lực tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

3. Về phẩm chất:

- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.

- Trách nhiệm: Quan tâm đến các công việc của gia đình, dòng họ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Tài liệu SGK, SGV, SBT Giáo dục công dân 6.

- Các video clip liên quan đến bài học.

- Băng/đĩa/clip bài hát "Ba ngọn nến lung linh” của Ngọc Lễ.

- Tranh ảnh về truyền thống gia đình, dòng họ.

- Phiếu học tập.

- Phương tiện, thiết bị: máy chiếu, máy tính, bảng phụ....

- Giấy khổ lớn các loại.

- SGK, sách bài tập.

- Đồ dùng học tập và chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Hoạt động 1: Khởi động: (6 phút)
a. Mục tiêu:
Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng cách cảm nhận âm nhạc.

- Em hãy cho biết nội dung bài hát Ba ngọn nến lung linh nói lên điều gì?
- Ghi lại các từ thể hiện nội dung đó.

c. Sản phẩm học tập:
+ Nội dung bài hát nói lên tình cảm, tình yêu thương, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.
+ Ca từ thể hiện điều đó: ôm ấp ta ngày thơ, cho ta bao nhiêu niềm thương mến, ấm áp trái tim quay về, bên nhau mỗi khi đơn độc, cùng một mái nhà, cùng buồn cùng vui.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Cả lớp cùng xem video bài hát Ba ngọn nến lung linh của nhạc sĩ Ngọc Lễ (hoặc một HS đại diện trong lớp đứng dậy hát).
- Em hãy cho biết nội dung bài hát Ba ngọn nến lung linh nói lên điều gì?
- Ghi lại các từ thể hiện nội dung đó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh trả lới câu hỏi, gợi ý nếu cần.
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học
- GV đặt vấn đề: Từ bài hát Ba ngọn nến lung linh của nhạc sĩ Ngọc Lễ, chúng ta thấy được yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình, dòng họ Việt Nam mà mỗi con người chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy. Để hiểu hơn về vấn đề này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (KHÁM PHÁ)
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu thế nào là truyền thống của gia đình, dòng họ
a. Mục tiêu

- HS trình bày được thế nào là truyền thống của gia đình, dòng họ.
- HS được phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác.
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho đọc thông tin, tình huống.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.


PHIẾU BÀI TẬP
Nhóm 3: Truyền thống gia đình của Giáo sư Tôn Thất Tùng được thể hiện như thế nào qua thông tin trên?
Nhóm 1: Em còn biết những truyền thống nào khác của các gia đình, dòng họ?
Nhóm 2: Em hiểu thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..​
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..​
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..​



















Mỗi đội cử 5 bạn học sinh xuất sắc
Chia ra thành 2 đội
TRÒ CHƠI
Đại diện 2 đội lên liệt kê những truyền thống mà em biết trong 5’
THỬ TÀI HIỂU BIẾT
Đội nào viết được nhiều truyền thống hơn sẽ chiến thắng



c. Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu bài tập.

Sản phẩm các nhóm
Truyền thống của gia đình Giáo sư Tôn Thất Tùng thể: ba người con của Giáo sư đều tiêp nôi truyền thống, sự nghiệp của cha trong ngành Y; là gia đình y đức, nổi tiếng trong lịch sử y học của Việt Nam và thế giới.
……………………………………………..​
Những truyền thống khác của các gia đình, dòng họ như: hiếu học, tôn sư trọng đạo, cần cù lao động, đoàn kết, giữ gìn nghề truyền thống
Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.



























d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Nhiệm vụ tìm hiểu: Khái niệm truyền thống gia đình dòng họ
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập.
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, nhóm và trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập.
- Nhóm 1: Truyền thống gia đình của Giáo sư Tôn Thất Tùng được thể hiện như thế nào qua thông tin trên?
- Nhóm 2: Em còn biết những truyền thống nào khác của các gia đình, dòng họ?
- Nhóm 3: Em hiểu thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS hoạt động theo nhóm đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV: Quan sát HS thực hiện và trợ giúp nếu cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
- HS lên trình bày, báo cáo kết quả thảo luận nhóm trước lớp.
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV nhận xét , đánh giá, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.
1. Truyền thống của gia đình, dòng họ
a. Khái niệm

























Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.
*Nhiệm vụ 2: Các truyền thống tốt đẹp
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Thử tài hiểu biết”.
Luật chơi:
+ Giáo viên chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử 5 bạn xuất sắc nhất.
+ Thời gian: Trò chơi diễn ra trong vòng hai phút.
+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án lên bảng, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: Nghe hướng dẫn. Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác. Tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, đúng luật.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh chơi trò chơi “Thử tài hiểu biết”.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn.
- GV sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
Giáo viên giới thiệu: Chú ý phân biệt truyền thống tốt đẹp với các hủ tục.
Truyền thống: Là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của một cộng đồng. Nó bao gồm những đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống và ứng xử được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Hủ tục là phong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu, làm cản trở tiến trình phát triển. Lâu nay, những hủ tục thường mang màu sắc mê tín đã trở thành vật cản, là gánh nặng truyền đời đối với các cộng đồng người, nhất là đồng bào các dân tộc
thiểu số.
b. Các truyền thống tốt đẹp
































Một số truyền thống điển hình của gia đình, dòng họ: hiếu học, cần cù lao động, giữ gìn nghề truyền thống, văn hoá, đạo đức, nghề nghiệp, ,...
3. Hoạt động 3 : Tìm hiểu ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
a. Mục tiêu:

- HS giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.
- HS phát triển được năng lực tự học và năng lực tìm hiểu các hiện tượng kinh tế - xã hội.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin và thảo luận để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm:
- HS giải thích được lí do chị Nga thành công trong nghệ làm côm: Vì đây là nghề truyền thống của gia đình, từ nhỏ chị đã học hỏi và tiếp thu được những kinh nghiệm gia truyền; không dừng ở đó, chị còn mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
- HS giải thích được ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.
  • + Đối với bản thân: Giúp mỗi người có thêm kinh nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống.
  • + Đối với dân tộc: Làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong mục 2.
- Yêu cầu HS giải thích vì sao chị Nga đã thành công trong nghề làm gốm.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn (viết các phương án trả lời vào tờ giấy A3 vào phần trả lời của mình).
- Thảo luận nhóm (thời gian 6 phút)
+ Nhóm 1: Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ mang lại điều gì cho mỗi chúng ta ?
+ Nhóm 2: Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ đới với bản thân.
+ Nhóm 3: Ý nghĩa của truyền
thống gia đình, dòng họ đối với dân tộc.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động theo nhóm thảo luận và bàn luận về các câu hỏi của GV giao.
- GV quan sát và trợ giúp các nhóm khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả làm việc của nhóm mình.
- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ























Truyền thống gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống ; góp phần làm phong phú thêm truyền thống và bản sắc dân tộc, nhất là trong thời đại ngày nay.
4. Hoạt động 4: Giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
a. Mục tiêu:
HS biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho đọc tình huống 1 và tình huống 2 SGK trang 6 và trang 7.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ. Đề xuất được cách rèn luyện.

THẢO LUẬN NHÓM 5 PHÚT
Nhóm 3: Từ việc làm của bạn Tiến và bạn
Yến, theo em mỗi người cần làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ?
Nhóm 2: Yến đã làm gì để giữ gìn nghề truyền thống của gia đình?
Nhóm 4: Hãy nêu biểu hiện không biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
Nhóm 1: Tiến đã biết giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình như thế nào?




















c. Sản phẩm:

- Tiến đã biết tự hào về truyền thống hiếu học của dòng họ mình, Tiến quyết tâm phấn đấu học giỏi để tiếp bước truyền thống của gia đình, dòng họ. Suốt từ lớp 1 đến lớp 6 Tiến luôn chăm chỉ học hành ở trường và ở nhà. Năm nào Tiến cũng là học sinh xuất sắc.
- Để giữ gìn nghề truyền thống gia đình, Yến đã hỏi bố mẹ để tìm hiểu về nghề dệt chiếu cói của gia đình mình, phụ giúp bố mẹ và làm quen về cách dệt chiếu cói => quyết định đi theo nghề dệt chiếu cói của gia đình.
- HS nêu được các biểu hiện không biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- HS biết được mỗi người cần làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua kĩ thuật khăn trải bàn.
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm. (thời gian 5 phút)
- Nhóm 1: Tiến đã biết giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ như thế nào?
- Nhóm 2: Yến đã làm gì để giữ gìn truyền thống của gia đình?
- Nhóm 3: Từ việc làm của bạn Tiến và bạn Yến, theo em mỗi người cần làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ?
- Nhóm 4: Hãy nêu biểu hiện không biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

+ Bước 1: Suy nghĩ độc lập (2’).
+ Bước 2: Chia sẻ với nhóm (3’).
+ Bước 3: Thống nhất trong nhóm và cử đại diện trình bày trước lớp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe hướng dẫn, làm việc cá nhân, nhóm suy nghĩ, trả lời.
- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV: Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.
- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:
+ Kết quả làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.
- GV sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
3. Giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ



































Chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ mình trong cuộc sống bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi; không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức, giải thích và thực hành xử lí tình huống qua những câu hỏi gợi ý bằng kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ và hoàn thành các bài tập trong SGK.

(1) Em hãy bày tỏ quan điểm của mình với các ý kiến dưới đây:
A. Trong thời đại công nghiệp 4.0, con người càng phải giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
B. Chỉ những gia đình làm nghề cổ truyền mới cần giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
C. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp cần phát huy.
D. Chỉ những gia đình, dòng họ nổi tiếng mới có truyền thống tốt đẹp.






TRÒ CHƠI ‘‘ĐỐI MẶT’’







GV nêu tình huống: Bình rất tự hào về nghề làm lồng đèn trung thu truyền thống do ông nội là “nghệ nhân làm lồng đèn” đã truyền lại cho con cháu trong gia đình. Bình kể với các bạn rằng, để làm được một chiếc lồng đèn đòi hỏi nhiều công đoạn rất công phu, tỉ mỉ và sự khéo léo của đôi bàn tay. Nghe kể, một số bạn tỏ vẻ coi thường nói: Nghề làm lồng đèn thì có gì cao siêu mà tự hào, phải học giỏi, đố đạt cao hay phát minh ra cái gì đó thì mới đáng kể chứ!
a) Theo em, suy nghĩ của các bạn là đúng hay sai? Tại sao?
b) Em có thể học tập được điều gì ở Bình?

c. Sản phẩm:
- HS giải thích được lí do mình đồng ý hay không đồng ý với các quan điểm A, B, C, D.
- HS giải thích được quan điểm đúng - sai của từng nhân vật trong tình huống và rút ra được bài học cho mình.
- Hoàn thành phiếu học tập.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...
Nhiệm vụ 1: Em hãy bày tỏ quan điểm của mình với các ý kiến dưới đây:
A. Trong thời đại công nghiệp 4.0, con người càng phải giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
B. Chỉ những gia đình làm nghề cổ truyền mới cần giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
C. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp cần phát huy.
D. Chỉ những gia đình, dòng họ nổi tiếng mới có truyền thống tốt đẹp.
Nhiệm vụ 2: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về: hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề, yêu thương. Chọn một câu ca dao, tục ngữ ở trên mà em thích nhất và rút ra ý nghĩa của câu ca dao, tục ngữ ấy? Em đã thực hiện điều đó như thế nào?
- GV cho học sinh chơi trò chơi “Đối mặt”
LUẬT CHƠI:
- Số người tham gia: 5 bạn
- Cách thức: Các bạn đứng vòng tròn. Lần lượt đọc câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về truyền thống tốt đẹp. (Không được đọc lặp lại câu của người khác.) Đến lượt, bạn nào không đọc được sẽ bị loại.
Nhiệm vụ 3. Tình huống: Bình rất tự hào về nghề làm lồng đèn trung thu truyền thống do ông nội là “nghệ nhân làm lồng đèn” đã truyền lại cho con cháu trong gia đình. Bình kể với các bạn rằng, để làm được một chiếc lồng đèn đòi hỏi nhiều công đoạn rất công phu, tỉ mỉ và sự khéo léo của đôi bàn tay. Nghe kể, một số bạn tỏ vẻ coi thường nói: Nghề làm lồng đèn thì có gì cao siêu mà tự hào, phải học giỏi, đố đạt cao hay phát minh ra cái gì đó thì mới đáng kể chứ!
a) Theo em, suy nghĩ của các bạn là đúng hay sai? Tại sao?
b) Em có thể học tập được điều gì ở Bình?

- GV tổ chức cho HS đóng vai dựng lại tình huống. GV mời HS xung phong bày tỏ suy nghĩ của mình về từng nhân vật trong tình huống, từ đó rút ra những điều có thể học tập được cho bản thân.
- HS nêu ý kiến của mình:
tập để biết làm nghề truyền thống.
- GV nhận xét, bổ sung ý kiến nếu cần.
Nhiệm vụ 4
- GV cho HS làm phiếu học tập theo mẫu, yêu cầu HS ghi lại những việc làm giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình và dòng học trong học tập và lao động:
4. Luyện tập




1. Bài tập 1:

- Em đồng ý với quan điểm A,C
- Em không đồng ý với quan điểm B,D








2. Những câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn nói về truyền thống tốt đẹp:

- Công cha như núi Thái Sơn.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.








3. Tình huống











- Theo em, suy nghĩ của các bạn là sai. Vì các bạn không biết tự hào về nghề truyền thống của gia đình bạn.
- Em rút ra được bài học từ Bình: Luôn tự hào về truyền thống gia đình và cần phải cố gắng học.









4. HS hoàn thiện phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
Việc em đã làm để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ trong học tập
Việc em đã làm để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ trong lao động
1.1.
2.2.
3.3.
4.4.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, bày tỏ quan điểm của bản thân.
  • - Với hoạt động nhóm: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
  • - Với hoạt động trò chơi: HS nghe hướng dẫn, tham gia.
  • Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV yêu cầu HS lên trình bày cá nhân, tham gia hoạt động nhóm, trò chơi tích cực.
- GV: Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
- HS ttrình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm.
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS.
- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:
+ Kết quả làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.
- GV sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm bài tập vận dụng 1, 2.
c. Sản phẩm: Hoàn thành bảng kế hoạch và viết báo cáo.
d. Tổ chức thực hiện:
Bài tập 1

- GV hướng dẫn HS lập bằng kế hoạch theo mẫu :
KẾ HOẠCH GIỮ GÌN, PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ
Họ và tên :…………………………………………………Lớp :…………….
Các lĩnh vựcNội dung thực hiệnBiện pháp thực hiệnThời gian thực hiệnNgười hỗ trợKết quả thực hiện
Học tập
Lao động

- HS về nhà lập bảng kế hoạch.
Bài tập 2
- GV hướng dẫn HS về nhà viết báo cáo và nộp lại buổi học sau: nội dung thực hiện, hình ảnh cụ thể,….
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện.




































1693199748830.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---giáo án gdcd 6 cánh diều.rar
    28.4 MB · Lượt xem: 1
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án gdcd 11 bài 6 violet giáo án gdcd 6 giáo án gdcd 6 bài 16 giáo án gdcd 6 bài 2 yêu thương con người giáo án gdcd 6 bài 3 giáo án gdcd 6 bài 7 giáo án gdcd 6 bài 8 giáo án gdcd 6 bài biết ơn giáo án gdcd 6 bài tiết kiệm giáo án gdcd 6 bài tôn trọng sự thật giáo án gdcd 6 bài tự lập giáo án gdcd 6 bài tự nhận thức bản thân giáo án gdcd 6 bài yêu thương con người giáo án gdcd 6 bộ chân trời sáng tạo giáo án gdcd 6 bộ kết nối tri thức giáo án gdcd 6 bộ sách cánh diều giáo án gdcd 6 cánh diều giáo án gdcd 6 cánh diều violet giáo án gdcd 6 chân trời sáng tạo giáo án gdcd 6 học kì 2 giáo án gdcd 6 kết nối tri thức giáo án gdcd 6 kết nối tri thức violet giáo án gdcd 6 kì 2 giáo án gdcd 6 mô hình trường học mới giáo án gdcd 6 mới giáo án gdcd 6 mới nhất giáo án gdcd 6 sách chân trời sáng tạo giáo án gdcd 6 sách chân trời sáng tạo violet giáo án gdcd 6 sách kết nối tri thức giáo án gdcd 6 theo 5 bước giáo án gdcd 6 theo cv 5512 giáo án gdcd 6 tôn trọng kỉ luật giáo án gdcd 6 tôn trọng sự thật giáo án gdcd 6 vietjack giáo án gdcd 6 violet giáo án gdcd 6 vnen giáo án gdcd 7 bài 6 tôn sư trọng đạo giáo án gdcd 8 bài 6 violet giáo án gdcd bài 6 lớp 11 giáo án gdcd bài 6 lớp 12 tiết 3 giáo án gdcd lớp 6 giáo án gdcd lớp 6 bài 12 giáo án gdcd lớp 6 bài 8 giáo án gdcd lớp 6 bài 9 giáo án gdcd lớp 6 kết nối tri thức giáo án môn gdcd lớp 6 giáo án powerpoint gdcd 6 cánh diều giáo án powerpoint gdcd 6 kết nối tri thức giáo án thực hành ngoại khoá gdcd 6 giáo án điện tử gdcd 6 cánh diều giáo án điện tử gdcd 6 chân trời sáng tạo giáo án điện tử gdcd 6 kết nối tri thức giáo án điện tử môn gdcd 6 soạn giáo án gdcd 12 bài 6
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,340
    Bài viết
    37,809
    Thành viên
    140,689
    Thành viên mới nhất
    Tranthutrang1234567

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO
    Top