Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,408
Điểm
113
tác giả
GIÁO ÁN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 7 HÀ NỘI CẢ NĂM THEO CHỦ ĐỀ được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:


CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ HÀ NỘI TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV


I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức


- Khái quát được về địa lý của Thăng Long trong buổi đầu khi trở thành kinh đô của Đại Việt.

- Hiểu thêm về quy hoạch Thăng Long. Tên gọi Thăng Long qua các thời kì.

- Hiểu biết thêm về tình hình kinh tế, quân sự, văn hoá Thăng Long thời Lý, Trần, Hồ.

2. Năng lực

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
qua việc tìm hiểu về kinh thành Thăng Long và tình hình kinh tế, quân sự, văn hoá Thăng Long thời Lý, Trần, Hồ.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được nguồn tài liệu học tập phù hợp ...

3. Phẩm chất

- Yêu nước:
Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về Thăng Long Hà Nội.

- Trách nhiệm: Trân trọng, biết ơn các thế hệ cha ông - những người có công đóng góp mồ hôi xương máu, công sức và của cải làm nên trang sử vẻ vang của Hà Nội. Có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử của Hà Nội.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Một số hình ảnh, tư liệu văn hóa Hà Nội từ thế kỷ X – XV.

- Máy tính, máy chiếu (tivi), phiếu học tập…

- Giấy A0, một số hình ảnh liên quan.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu
: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức hoạt động:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Gv cho HS quan sát các tranh ảnh về Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chùa Một cột… và đặt câu hỏi: Nhìn vào hình em hãy cho hình ảnh trên thuộc thành phố nào của nước ta? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về hình trong hai bức ảnh này.



Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh quan sát hình ảnh, đoán các địa điểm trong ảnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Học sinh trả lời bằng cách giơ tay nhanh nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả

- Giáo viên quan sát, nhận xét hoạt động học của học sinh:

- GV dẫn dắt vào bài:

GV dẫn dắt HS đi vào bài học: Hà Nội thân yêu của chúng ta đã hơn một nghìn năm tuổi. Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội đã trở thành những tên gọi đầy tự hào trong trái tim của mọi người dân Việt Nam nói chung. Và với chúng ta – Những người được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này – Hà Nội càng trở lên thiêng liêng và gần gũi. Hôm nay, cô trò chúng ta cùng ngược dòng lịch sử về với Hà Nội xưa, Hà Nội buổi đầu với tên gọi Thăng Long.

2. HOẠT ĐỘNG : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

2.1 . Hoạt động 1:
Nhà Lý định đô Thăng Long

a. Mục tiêu:
Nêu được nguyên nhân, thời gian, ý nghĩa việc dời đô ra Thăng Long.

b. Nội dung: HS đóng vai vua Lý Công Uẩn giới thiệu về vùng đất Thăng Long và nêu lý do vì sao lại chọn nơi đây làm kinh đô.

c. Sản phẩm: Phần trình bày của HS.

d. Tổ chức thực hiện:



Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 số nhóm lên đóng vai vua Lý Công Uẩn giới thiệu về vùng đất Thăng Long và nêu lý do vì sao lại chọn nơi đây làm kinh đô (HS đã chuẩn bị trước ở nhà).
- GV trình chiếu hình ảnh về Hoa Lư - Ninh Bình.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đã thực hiện nhiệm vụ ở nhà; các nhóm chuẩn bị trang phục (nếu có)
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- Các nhóm báo cáo sản phẩm của mình.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
GV kết luận: Như vậy, nhà Lý dời đô về Đại La là một quyết định sáng suốt – Là một mốc son lịch sử cho Hà Nội của chúng ta nói riêng và cả nước nói chung. Từ một làng nhỏ ven sông Tô Lịch, trải qua thời gian đến thế kỉ XI trở thành kinh đô của nước Việt – trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất của cả nước.
1. Nhà Lý định đô Thăng Long
- Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
- Đại La đổi thành Thăng Long.
Từ đây Thăng Long trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn nhất của cả nước.


Hoạt động 2.
Kinh thành Thăng Long thời Lý

a. Mục tiêu:
Hiểu được quy hoạch Thăng Long thời Lý.

b. Nội dung: HS theo dõi video và trả lời câu hỏi. Link video:

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS theo dõi video Thăng Long thời Lý kết hợp với đọc thông tin sgk và cho biết:
+ Lý Thái Tổ đóng kinh đô, dựng chính điện ở vị trí nào?
+ Giới hạn của thành Thăng Long? Quy hoạch gồm mấy khu, đó là những khu nào?
+ So sánh sự khác nhau giữa khu thành và khu thị?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS theo dõi video và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
GV: Trên cơ sở thành Đại La, Lý Thái Tổ cho xây dựng kinh thành mới.
GV cho HS quan sát lược đồ, chỉ giới hạn bằng 3 con sông: phía Đông là sông Hồng, phía Bắc và phía Tây là sông Tô Lịch, phía Nam là sông Kim Ngưu.
Gọi HS 2 mô tả về khu hoàng thành và khu dân sự
Khu Hoàng thành: ở gần Hồ Tây là nơi thiết triều, tất cả được bao bọc bằng một toà thành gọi là Thăng Long Thành (từ thời Lê được gọi là Hoàng thành). Thành đắp bằng đất, sau được xây ốp bằng gạch đá phía ngoài thành có hào, mở bốn cửa: Phía Đông là cửa Tường Phù mở ra phía chợ Đông và đền Bạch Mã (Hàng Buồm ngày nay). Phía Tây là cửa Quảng Phúc. Phía Nam là cửa Đại Hưng (gần Cửa Nam hiện nay). Phía Bắc là cửa Diệu Đức nhìn ra sông Tô Lịch (phố Phan Đình Phùng hiện nay)
Khu dân sự: Khu dân sự là nơi ở, làm ăn sản xuất buôn bán của dân rất sầm uất đông vui.
“Phồn hoa thứ nhất Long thành.
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”
Việc buôn bán ở khu dân sự ngày càng phát triển. Có nhiều người ngoại quốc qua lại buôn bán: In đô nê xi a, Xiêm, Chiêm Thành, Trung Quốc…
Khu dân sự được chia thành các phường, trong đó có phường nông nghiệp, phường thủ công nghiệp và phường thương nghiệp.
Ngoài hoạt động sản xuất, khu dân sự còn có nhiều công trình kiến trúc tôn giáo: đền Đồng Cổ, chùa Diên Hựu, tháp Báo Thiên, Văn Miếu - Quốc Tử Giám….
- Khu Hoàng thành là nơi ở và làm việc của vua và hoàng gia. Khu dân sự là nơi ở, làm ăn buôn bán của dân chúng
GV giới thiệu Bao bọc kinh thành Thăng Long (khu Hoàng thành và khu dân sự là vòng thành thứ ba (La Thành), được bao bọc mặt ngoài bởi 3 con sông: Tô Lịch, Nhị Hà, Kim Ngưu có chức năng là thành lũy bảo vệ và có thể ngăn lũ.
GV kết luận chung về thành Thăng Long: Dưới triều Lý, quy hoạch Thăng Long gồm 2 khu: Khu Hoàng thành và khu dân sự. Kinh thành Thăng Long được bao bọc bởi La Thành.
GV chuyển ý: Cùng với việc quy hoạch, xây dựng kinh đô, trong 216 năm tồn tại của mình, nhà Lý ra sức xây dựng Thăng Long thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước
2. Kinh thành Thăng Long thời Lý:
- Chính điện (điện Kính Thiên) đặt tại núi Nùng
- Thành Thăng Long chia làm hai khu: khu Hoàng thành và khu dân sự.
- Khu Hoàng thành (Thăng Long Thành): Là nơi thiết triều
=> Nơi quyết định những vấn đề về chính trị của kinh thành.
- Khu dân sự: nơi ở của dân, nơi sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và buôn bán
=> Nơi quyết những vấn đề về kinh tế.
- Bao quanh kinh thành là La Thành









Hoạt động 3. Quân sự, giáo dục, văn hoá Thăng Long thời Lý

a. Mục tiêu:


+ Biết được tình hình quân sự thời Lý.

+ Kể tên được các công trình kiến trúc, tác phẩm văn học thời Lý

b. Nội dung: HS thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập dưới đây:
Lĩnh vực
Thành tựu
Quân sự​
Giáo dục​
Văn hóa​
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận theo cặp đôi và ghi kết quả vào phiếu học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời một số HS trình bày kết quả trong phiếu học tập.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
Gv cho HS đọc phần chữ nhỏ SGK trang 14 và giới thiệu về hai nhân vật tiêu biểu: Lý thường Kiệt, Nguyên phi Ỷ Lan
3. Quân sự, giáo dục, văn hoá Thăng Long thời Lý:
a. Quân sự:

- Nhân dân Thăng Long góp phần cùng cả nước đánh tan quân xâm lược Tống (1075 – 1077).
- Tiêu biểu: Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, nguyên phi Ỷ Lan.
b. Giáo dục:
- 1070, nhà Lý dựng Văn Miếu
- 1076, xây Quốc Tử Giám
c. Văn hoá:
Nhà Lý cho xây dựng nhiều công trình kiến trúc tôn giáo:
- Chùa Một cột
Đền Hai Bà Trưng
Đền Bạch mã
Đền Linh lang
Đền Đồng Cổ
Tháp Báo Thiên
Hoạt động 4: Kinh thành Thăng Long thời Trần

a. Mục tiêu:
Biết được quy hoạch và những thay đổi của Thăng Long thời Trần so với thời Lý.

b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho Hs quan sát lược đồ “Thăng Long thời Lý – Trần” kết hợp tư liệu trong SGK Lịch sử địa phương Hà Nội 7 và đặt câu hỏi:
+ Sự thay đổi của Thăng Long thời Trần?
+ Nhà Trần đã tu bổ mở mang thêm như thế nào?
+ Sự biến đổi của Thăng Long thời Trần chủ yếu ở khu vực nào?

- Gv dẫn từ sự suy yếu của nhà Trần tới sự thành lập của nhà Hồ và đặt câu hỏi
+ Tại sao vào thời Hồ, Thăng Long được gọi là Đông Đô?
+ Trong hoàn cảnh lịch sử nào Đông Đô lại được đổi thành Đông Quan?
+ Tại sao nhà Minh lại đổi tên như vậy?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV gợi ý bằng các câu gợi mở
  • Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
  • - HS lần lượt trả lời các câu hỏi
  • Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
GV: Thăng Long thời Trần quy hoạch thành hai khu: Khu thành kiến thiết đô thị khá tinh tế. Khu thị chặt chẽ với 61 phường thủ công buôn bán chuyên môn hóa.
Trong 175 năm tồn tại nhà Trần không xây dựng mới và chỉ tu bổ mở mang thêm. Việc xây dựng tập trung cho khu Tức Mặc, Thiên Trường và nhiều hành cung khác. Năm 1230 sửa lại cung thất, thành Đại La. Năm 1243 đắp lại Long Thành rồi đổi tên là Phượng Thành. Xây thêm khu Sứ quán để đón tiếp nhà Nguyên...
Trần Phu (sứ giả nhà Nguyên) khi đến Thăng Long đã mô tả khu thành rất đẹp, rất kiên cố, các biển đề đều bằng vàng.
Để bảo vệ kinh thành này, nhân dân Thăng Long đã cùng nhân dân cả nước 3 lần thắng quân xâm lược Mông Nguyên
GV giới thiệu: Tháng 4 năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, định đô ở Đông Đô. Năm 1430 đổi tên Đông Đô thành Đông Kinh
4. Kinh thành Thăng Long dưới thời Trần.
* Quy hoạch: Gồm 2 khu:
- Khu thành: khu hành chính.
- Khu thị: khu dân cư
* Những thay đổi:
- Khu thành:
+ 1243, đắp lại Hoàng thành, đổi gọi là Long Phượng.
+ Các cung điện được mở rộng thêm: cung Quan Triều, cung Thánh Từ, điện Thiên An, điện Diên Hồng, điện Thọ Quang...
+ Xây dựng kiên cố, đẹp, tinh tế.
- Khu thị:
+ Bố trí thành phường tập trung theo ngành nghề sản xuất (có 61 phường)
+ Hệ thống giao thông nội thành được xây dựng với cảnh quan khá đẹp: đường Hoè Nhai, đường Liễu Nhai.
- 1400 Hồ Quý Ly lập ra triểu Hồ. Hồ Quý Ly dời đô về Thanh Hóa, gọi là Tây Đô. Thăng Long Ò Đông Đô.
- 1407, Giặc Minh xâm lược và thống trị Đông Đô đổi thành Đông Quan.
- 1430 đổi tên Đông Đô
Ò Đông Kinh
Hoạt động 5: Thăng Long ba lần đánh tan quân xâm lược Mông Nguyên

a. Mục tiêu:
Biết được thế mạnh của quân Mông Nguyên và kế sách, những trận đánh tiêu biểu của nhân dân Thăng Long

b. Nội dung: HS thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chỉ lược đồ giới thiệu về sức mạnh của quân Mông Cổ và giới thiệu: Trong vòng 30 năm quân Mông Cổ 3 lần xâm lược Đại Việt.
GV phát phiếu học tập và tổ chức HS thảo luận theo 4 nhóm:
Mông – Nguyên
Đại Việt
Tình hình trước chiến tranh​
Những trận đánh tiêu biểu ở Thăng Long​
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
- GV đặt những câu hỏi gợi mở cho HS: Giặc Mông Nguyên đánh chiếm Thăng Long 3 lần, cả 3 lần nhân dân Thăng Long đều thực hiện một kế sách “Vườn không nhà trống’’. Vậy kế sách này có tác dụng gì? (Bảo toàn lực lượng)
  • Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
  • - HS lần lượt trả lời các câu hỏi
  • Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
GV tường thuật trận đánh Đông Bộ Đầu và kể về công lao của nhân dân Thăng long: Hi sinh mọi của cải vật chất, bỏ cả nhà cửa ruộng vườn thực hiện “vườn không nhà trống”. Đặc biệt là công lao của Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung và bà Lý Thị Châu Nương. Lý Thị Châu Nương: Người làng Quế Võ → dược gọi là Bà chúa kho)
5. Thăng Long ba lần đánh tan quân xâm lược Mông Nguyên
* Thế giặc: Mạnh, chủ động tấn công
* Ta:
- Thực hiện kế sách “Vườn không nhà trống” ® Bảo toàn lực lượng
- Phản công đuổi giặc:
Các trận đánh tiêu biểu:
+ Đông Bộ Đầu
+ Phường Giang Khẩu
+ Nam Thăng Long ® Giải phóng kinh thành
















Hoạt động 6: Giáo dục, văn hoá thời Trần – Hồ

a. Mục tiêu:
Biết được tình hình giáo dục, văn hóa thời Trần – Hồ.

b. Nội dung: HS thảo luận nhóm.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức HS thảo luận thành 4 nhóm:
Nhóm 1,2: Tình hình giáo dục thời Trần, Hồ
Nhóm 3,4: Tình hình văn hoá thời Trần., Hồ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV gợi ý bằng các câu gợi mở:
+ Giáo dục, thi cử của Thăng Long thời Trần được tổ chức như thế nào?
+Kể tên một số danh nhân thời Trần mà em biết?

HS đọc “Vua Trần Anh Tông ... về cung”
+ Trong thị dân thời Trần xuất hiện lối sống gì khác thời Lý? (Buôn bán, vui chơi hấp dẫn cả tầng lớp vua quan)
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
GV : Các khoa thi ở Thăng Long được tổ chức đều đặn hơn, tầng lớp nho sinh được trọng dụng. Nhà Trần định rõ 7 năm một khoa, đặt ra Tam Khôi, điều lệ mỗi ngày một nghiêm ngặt, ân điển mỗi ngày một long trọng, công danh do đó mà ra, nhân tài đầy rẫy, so với nhà Lý thịnh trị hơn nhiều... Thăng Long là nơi hội tụ của nhiều nhà văn hóa lớn của đất nước.
GV : Nhân dân Thăng Long rất ưu thích đời sống sinh hoạt văn hóa như ca hát, nhảy múa, chèo, tuồng, múa rối...
Như vậy đời sống sinh hoạt văn hóa Thăng Long rất phong phú, nhộn nhịp tập trung và những ngày lễ hội mùa xuân, lễ hội đền Đồng Cổ... và là nơi tụ hội của các danh nhân.
6. Giáo dục, văn hoá thời Trần – Hồ.
- Giáo dục :
+ Quy củ, chặt chẽ.
+ Hội tụ nhiều nhà văn hoá (Chu Văn An, Trần Quốc Tuấn...)
+ Đề cao văn hóa dân tộc, chữ Nôm phát triển.
+ Cải cách văn hóa của Hồ Qúy Ly không hợp lòng dân

- Sinh hoạt văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu
: HS sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các vấn đề tình huống, bài tập nhằm khắc sâu kiến thức bài học.

b) Nội dung: Hoàn thành phiếu bài tập.

c) Sản phẩm:

Cuộc kháng chiếnThời gian
Kế sách​
Các trận đánh​
Kết quả​
Lần thứ nhất1/1258Vườn không nhà trốngĐông Bộ Đầu (29/1/1258)Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến lần thứ nhất
Lần thứ hai1285Vườn không nhà trốngGiang Khẩu (Hàng Buồm)Địch phải bỏ thành tháo chạy.
Lần thứ ba1287-1288Vườn không nhà trốngNam Thăng LongThoát Hoan phải bỏ Thăng Long
d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- GV phát và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo:

Em hãy tóm tắt những nét chính cơ bản về 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên của nhân dân Thăng Long

Cuộc kháng chiếnThời gian
Kế sách​
Các trận đánh​
Kết quả​
Lần thứ nhất
Lần thứ hai
Lần thứ ba
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Học sinh trả lời bằng cách giơ tay nhanh nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả

- Giáo viên quan sát, nhận xét hoạt động học của học sinh:

4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu
: Học sinh vận dụng vào bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống, phát huy tính tư duy và khả năng sáng tạo.

b) Nội dung: thiết kế poster quảng cáo về buổi triển lãm văn hóa Lý-Trần-Hồ.

c) Sản phẩm: Sản phẩm poster của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ


- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Hãy thiết kế poster quảng cáo về buổi triển lãm văn hóa Lý-Trần-Hồ được tổ chức tại di tích Hoàng Thành Thăng Long sắp tới.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học Sinh về nhà suy nghĩ, tìm tòi và hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh sẽ nộp bài làm vào tiết học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên sau khi chấm sản phẩm sẽ nhận xét bài làm của một số học sinh.

1706153668304.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---GDDP 7 22-23 Wod dang dung THEO CHU DE.zip
    18.5 MB · Lượt xem: 0
  • YOPO.VN---giáo án Wrod GDDP lớp 7 năm 22-23.rar
    18.5 MB · Lượt xem: 2
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    dạy giáo dục địa phương lớp 6 file giáo dục địa phương lớp 6 file sách giáo dục địa phương lớp 6 giao duc dia phuong o tieu hoc giáo dục địa phương giáo dục địa phương 6 giáo dục địa phương 6 bài 1 giáo dục địa phương 6 cánh diều giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương 6 chủ đề 3 giáo dục địa phương 6 chủ đề 4 giáo dục địa phương 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương an giang giáo dục địa phương an giang lớp 6 giáo dục địa phương bắc giang giáo dục địa phương bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương bạc liêu giáo dục địa phương bắc ninh giáo dục địa phương bình dương lớp 6 giáo dục địa phương bình phước giáo dục địa phương bình định giáo dục địa phương cà mau giáo dục địa phương cấp tiểu học giáo dục địa phương cho học sinh giáo dục địa phương gia lai lớp 8 giáo dục địa phương hà nam giáo dục địa phương hà nội giáo dục địa phương hà tĩnh giáo dục địa phương hà tỉnh lớp 6 giáo dục địa phương hải phòng giáo dục địa phương hưng yên giáo dục địa phương hưng yên lớp 6 giáo dục địa phương là gì giáo dục địa phương là môn gì giáo dục địa phương là sách gì giáo dục địa phương lớp 1 giáo dục địa phương lớp 1 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 12 giáo dục địa phương lớp 2 giáo dục địa phương lớp 2 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 3 giáo dục địa phương lớp 6 bắc kạn giáo dục địa phương lớp 6 bài 1 giáo dục địa phương lớp 6 binh dinh giáo dục địa phương lớp 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương lớp 6 chủ đề 1 giáo dục địa phương lớp 6 hà nội giáo dục địa phương lớp 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương lớp 6 khánh hòa giáo dục địa phương lớp 6 kì 2 giáo dục địa phương lớp 6 kiên giang giáo dục địa phương lớp 6 kon tum giáo dục địa phương lớp 6 mới giáo dục địa phương lớp 6 pdf giáo dục địa phương lớp 6 phú thọ giáo dục địa phương lớp 6 quảng bình giáo dục địa phương lớp 6 quảng nam giáo dục địa phương lớp 6 quảng ngãi giáo dục địa phương lớp 8 giáo dục địa phương môn âm nhạc thcs giáo dục địa phương môn gdcd giáo dục địa phương môn mĩ thuật giáo dục địa phương môn văn giáo dục địa phương môn đạo đức giáo dục địa phương nam định giáo dục địa phương nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương ngữ văn 7 giáo dục địa phương ngữ văn lớp 6 giáo dục địa phương phú thọ giáo dục địa phương quảng nam giáo dục địa phương sóc trăng giáo dục địa phương sơn la giáo dục địa phương thái bình giáo dục địa phương thái nguyên giáo dục địa phương thành phố hồ chí minh giao duc dia phuong lop 6 giáo dục địa phương tiền giang giáo dục địa phương tiếng anh là gì giáo dục địa phương tỉnh bà rịa vũng tàu giáo dục địa phương tỉnh bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh bình định lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh hải dương lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh ninh bình lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh quảng trị giáo dục địa phương tuyên quang giáo dục địa phương vĩnh phúc giáo dục địa phương đồng nai nội dung giáo dục địa phương nội dung giáo dục địa phương ở tiểu học olm.vn lớp 6 giáo dục địa phương ppct giáo dục địa phương lớp 6 sách giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo sách giáo dục địa phương gia lai lớp 6 sách giáo dục địa phương lớp 6 online sách giáo dục địa phương online sách giáo dục địa phương quảng ngãi tài liệu giáo dục địa phương cấp tiểu học tóm tắt giáo dục địa phương 6 filetype pdf xa hoi hoa giao duc o dia phuong
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,397
    Bài viết
    37,866
    Thành viên
    141,029
    Thành viên mới nhất
    hanh.gvbt

    Thành viên Online

    Top