Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,341
Điểm
113
tác giả
Giáo án hđtn lớp 7 sách kết nối tri thức 9 CHỦ ĐỀ CHƯƠNG TRÌNH MỚI được soạn dưới dạng file word gồm 9 FILE trang. Các bạn xem và tải giáo án hđtn lớp 7 sách kết nối tri thức về ở dưới.
Ngày soạn: 03/9/2022

CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG

MỤC TIÊU CHUNG: Sau chủ đề này, HS sẽ:
- Phát triển được mối quan hệ hòa đồng với thầy cô, các bạn và hài lòng về các mối quan hệ này.
- Hợp tác được với thầy cô, các bạn để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh.
- Giới thiệu được những nét nổi bật, tự hào về nhà trường.
- Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, của nhà trường.
- Rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, kĩ năng giao tiếp, phẩm chất nhân ái, trách nhiệm

Tuần : 1
Tiết : 1

SINH HOẠT DƯỚI CỜ
KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Nhận thức được ý nghĩa cúa ngày khai giảng
- Thể hiện được cảm xúc vui vẻ, hào hứng, tự hào, có ấn tượng tốt đẹp vồ ngày khai giảng
- Rèn sự tự tin, ý thức tổ chức kỉ luật, kĩ năng lắng nghe tích cực, phát triển phẩm chất trách nhiệm.
2. Năng lực:
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học
Năng lực riêng: Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với TPT, BGH và GV:
- Thành lập BTC ngày lẻ khai giảng: Ban Chỉ ủy, BGH và trưởng các đoàn thể,
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên BTC, triển khai hoạt động;
- Kịch bản chương trình lễ khai giảng;
- Thành lập đội nghỉ lề: đội trống, đội cờ;
- Gửi giấy mời các đại biếu;
- Trang trí phông khai giảng;
- Chuẩn bị phương tiện: âm li, loa đài, micro; đàn, trống; đĩa nhạc Quốc ca, Quốc kì;
- Quà tặng cho HS khó khăn trong trường (nếu có);
- Nhà trường cần có phương án dự phòng nếu trời mưa.
2. Đối với HS:
- Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng;
- Hoa, cờ cầm tay, cờ đuôi nheo, ảnh Bác;
- Tập các tiết mục văn nghệ chào mừng;
- Tập dượt nghỉ lễ khai giảng: đón HS lớp 6, đón đại biểu, lễ chào cờ, lễ diễu hành (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi diễn ra buổi lỗ khai giảng chào mừng năm học mới.
Nội dung: HS ổn định vị trí chồ ngồi, đội văn nghệ thề hiện tiết mục mở màn.
Sản phẩm: Thái độ của HS.
Tổ chức thực hiện:
GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chuẩn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, hưởng ứng tiết mục văn nghệ chào mừng lễ khai giảng.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tố chức lễ khai giảng
Mục tiêu:
Nhận thức được ý nghĩa của ngày khai giảng và cảm thấy tự hào, hạnh phúc khi được thầy cô, các anh chị chào đón.
Tự tin tham gia lễ khai giảng và có ấn tượng tốt đẹp về ngày khai giảng.
Nội dung: GV cùng BGH tô chức lễ khai giảng, HS trật tự, chú ý lắng nghe, quan sát.
Sản phẩm: Trình tự diễn ra buổi lỗ khai giảng.
Tổ chức thực hiện:
- GV cùng BCH tô chức trình tự lần lượt các nghi lễ của buôi lễ khai giảng:
Đón tiếp đại biểu
Lễ điều hành: Rước cờ, ảnh Bác, các đội danh dự, đại diện các khối lớp.
Lễ đón HS lớp 6: HS lớp 6 được tập trung ở địa didemr thuận lợi cho việc di chuyển, tay cầm cờ, hoa. Theo lời giới thiệu của người dần chương trinh, GVCN và đại diện HS lớp 8 hoặc 9 dắt tay, hướng dẫn các em HS lớp 6 đi vào trên nền nhạc đến vị trí ngồi quy định. HS lớp 6 tự tin, vui tươi đi theo hàng, vẫy cờ chào thầy cô và các anh chị trong trường khi đi qua khán đài.
Lề chào cờ
Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biếu đến dự lễ khai giảng.
Đại diện cán bộ địa phương đọc thư của Chủ tịch nước gửi GV và HS nhân ngày khai rường. Khi nghe đọc thư, toàn trường đứng nghiêm.
Hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng và đánh trống khai trường. Trong diễn văn có điểm qua thành tích lớn cứa trường trong năm học trước, nêu chủ đế và phát động thi đua năm học mới, tuyên bố khai giảng, lời chào mừng các em HS lóp 6. Sau khi tuyên bố khai giảng năm học mới, hiệu trưởng đánh trống khai trường (kèm theo lời binh nếu có).
8. Đại diện GV phát biểu thể hiện sự hưởng ứng và cam kết thi đua trong năm học mới.
9. Đại điện HS cam kết thi đua học tập và rèn luyện tốt; đại diện HS lóp 6 phát biếu cảm tưởng được đón chào và học ở ngôi trường THCS.
10. Đại biếu chúc mừng GV và HS.
11. Tặng quà cho HS có hoàn cảnh khó khăn trong trường (nếu có).
2. Văn nghệ chào mừng ngày khai giảng
Mục tiêu: Thể hiện được cảm xúc vui vẻ, hảo hứng đón chào năm học mới.
Nội dung: Chưong trình văn nghệ có thể linh hoạt đầu, sau tiếng trống khai trường hoặc cuối chương trình.
Sản phấm: Thưởng thức các tiết mục văn nghệ.
Tồ chức thực hiện:
Đội văn nghệ của trường và các tiết mục văn nghệ đặc sắc cua các lớp lần lượt biêu diễn.
Đại biếu, thầy cô và học sinh cùng hướng ứng nhiệt tình tạo nên không khỉ vui tươi của ngày khai giảng năm học mới.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
Mục tiêu: HS thực hiện kí cam kết …
Nội dung: GV chủ nhiệm và cán bộ lớp
Sản phẩm: Hs kí cam kết
Tổ chức thực hiện:
HS các lóp cam kết thi đua học tập và rèn luyện trong năm học
Phát huy truyền thống nhà trường và kính thầy, yêu bạn

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phuong pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi
Chú
Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
Tạo cơ hội thực hành cho người học
Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
Hấp dẫn, sinh động
Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Ý thức, thái độ cùa HS

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiêu học tập/bảng kiêm....)








Ngày soạn : 03/9/2022
Tuần : 1
Tiết : 2

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ:
NỘI DUNG 1: PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ
HÒA ĐỒNG,
HỢP TÁC VỚI THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN (2 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
- Năng lực chung:

+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
- Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề một cách triệt để, hài hòa.
2, Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu bạn bè, thầy cô giáo, trường lớp.
- Có trách nhiệm giữ gìn, bồi đắp tình cảm yêi mến bạn bè, kính trọng thầy cô yêu quý trường lớp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên

- SGK, Giáo án.
- Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.
- Giấy nhớ các màu khác nhau.
- Máy tính, tivi, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
- Nghiên cứu trước các nội dung của chủ đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2-3p)
a, Mục tiêu:
Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b, Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c, Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d, Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:
+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên thầy cô giáo và các bạn trong lớp học.
+ Đội nào viết được nhiều, đúng tên các thầy cô giáo hoặc các bạn trong lớp học thì đội đó giành được chiến thắng.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.
- GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Để nắm rõ hơn làm thế nào để phát triển được mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo, các bạn và hài lòng về các mối quan hệ này ; hợp tác được với các thầy cô giáo, các bạn để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh, chúng ta cùng thực hiện những hoạt động trong tiết học ngày hôm nay – Nội dung 1: Phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35-38p)
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn
a, Mục tiêu:
Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được những kinh nghiệm về cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn; nêu được cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn.
b, Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c, Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.
d, Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ những kinh nghiệm để tạo dựng mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn.
- GV hướng dẫn HS:
+ Mỗi HS sủ dụng giấy nhờ 2 màu, một màu ghi những điểm tốt, màu còn lại ghi những điểm chưa tốt về sự hòa đồng giữa các HS với thầy, cô giáo và với các bạn trong lớp.
+ Ghi chép xong, HS dán các tờ giấy nhớ vào 1 tờ giấy chung của nhóm (A4 hoặc A3). Những tờ giấy
nào có đặc điểm giống nhau thì nhấc ra khỏi tờ giấy chung.
+ Các nhóm đặt tên cho sản phẩm của nhóm mình và treo sản phẩm lên bảng.

- GV yêu cầu HS: Nêu những điều rút ra được qua phần trình bày của các nhóm và cá nhân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận về cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn
- Để phát triển được mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn, mỗi chúng ta cần :
+ Luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô giáo và các bạn.
+ Khi gặp khó khăn nên trò chuyện, tâm sự, chia sẻ, hỏi ý kiến thầy cô giáo.
+ Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn.
+ Nhường nhịn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
+ Khiêm tốn học hỏi thầy cô giáo và các bạn.
+ Tôn trọng sự khác biệt. Các đặc điểm tính cách của thầy cô giáo và các bạn trong lớp rất đa dạng, phong phú. Do đó mỗi chúng ta cần biết điều chỉnh bản thân để tạo nên một lớp học thân thiện, hòa đồng, gắn kết chặt chẽ với nhau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ chung, giải quyết những vấn đề nảy sinh.
A, Mục tiêu:
Thông qua hoạt động, HS xác định được cách hợp tác với thầy cô, các bạn để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh.
B,Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c, Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.
d, Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINHDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 2-3 HS chia sẻ một hoạt động ấn tượng nhất về việc hợp tác với thầy cô giáo và các bạn trong lớp.
- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS: Xác định cách hợp tác và giải quyết các vấn đề nảy sinh khi thực hiện các nhiệm vụ chung.
- GV hướng dẫn HS:
+ Cách hợp tác với các bạn:
· Xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ.
· Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn.
· Sẵn sàng giúp đỡ các bạn.
+ Cách hợp tác với thầy cô giáo:

· Lắng nghe hướng dẫn của thầy cô giáo.
· Chủ động xin ý kiến của thầy cô giáo khi gặp khó khăn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận về cách hợp tác và giải quyết các vấn đề nảy sinh khi thực hiện các nhiệm vụ chung. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
2. Tìm hiểu cách hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ chung, giải quyết những vấn đề nảy sinh.
- Xác định cách hợp tác và giải quyết các vấn đề nảy sinh khi thực hiện các nhiệm vụ chung:
+ Cách thức hợp tác với thầy cô và giải quyết các vấn đề nảy sinh:
· Luôn luôn lắng nghe thầy cô hướng dẫn.
· Chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp những điều chưa hiểu hay những vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ.
· Chia sẻ về tính cách, sở thích, ưu điểm hạn chế của mình về thầy cô giáo.
+ Cách thức hợp tác với các bạn và giải quyết các vấn đề nảy sinh:
· Cùng nhau xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ.
· Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn.
· Có trách nhiệm với công việc được giao, vô tư, ngay thẳng, không ghen tị khi hợp tác và làm việc nhóm.
· Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, tin tưởng lẫn nhau.
· Tìm kiếm sở thích chung và tôn trọng sự khác biệt.
· Khi có các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ cần kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh nói rõ quan điểm cá nhân, cùng đặt câu hỏi và đưa ra phương hướng giải quyết.










Ngày soạn : 03/9/2022
Tuần : 1
Tiết : 3

SINH HOẠT LỚP
XÂY DỰNG NỘI QUY LỚP HỌC HẠNH PHÚC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức

-HS nêu được cảm xúc của bản thân vể ngày khai trường.
-Xây dựng được tiêu chí “Lớp học hạnh phúc”.
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực riêng:
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:

- Nội quy trường học, lớp học
- Kế hoạch tuần mới.
- Nội dung liên quan,…
2. Đối với HS:
- Nội dung sơ kết tuần
- Chuẩn bị theo hướng dẫn của GVCN.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh bước vào giờ sinh hoạt.
b. Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi.
c. Sản phẩm: Kết quả sơ kết tuần.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu ban cán sự lớp điều hành lớp và đánh giá sơ kết tuần và xây dựng kế hoạch cho tuần học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu:
- Ghi nhớ được các nội quy nhà trường và nội quy lớp học HP;
- Tích cực tham gia xây dựng và thực hiện cam kết nội quy lớp học, trường học;
- Nêu được những hành động, lời nói đã thể hiện để thiết lập quan hệ thân thiện với bạn bè, thầy cô;
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
* GV phổ biến về nội quy nhà trường, nội quy lớp học
- GV yêu cầu lớp trưởng đọc nội quy nhà trường, nội quy lớp học.
* Tổ chức cho HS xây dựng cam kết thực hiện nội quy nhà trường, nội quy lớp học
- GV khuyến khích HS cùng nhau xây dựng các quy định trong nội quy lớp học.
- Các tổ thảo luận biện pháp thực hiện và xây dựng cam kết thực hiện nội quy nhà trường, nội quy lớp học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS thực hiện nhiệm vụ
+ GV giải đáp băn khoăn, thắc mắc của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Đại diện các tổ cam kết trước lớp về việc thực hiện nội quy nhà trường.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
+GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
a. Mục tiêu: Thể hiện được tình cảm yêu thương, thân thiện với bạn bè, thầy cô.
b. Nội dung: GV chủ nhiệm và cán bộ lớp
c. Sản phẩm:Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- HS chia sẻ kết quả thực hiện hoạt động vận dụng sau giờ học
- Đại diện các tổ chia sẻ về món quà tặng một người bạn hoặc thầy cô.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Ý thức, thái độ của HS
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Ngày soạn : 11/9/2022
Tuần : 2
Tiết : 4

SINH HOẠT DƯỚI CỜ :
NGHE PHỔ BIẾN VÀ CAM KẾT
THỰC HIỆN NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sơ kết tuần học và xây dựng đươc kế hoạch tuần mới
Ghi nhớ được các nội quy nhà trường và nội quy lớp học;
Tích cực tham gia xây dựng và thực hiện cam kết nội quy lớp học, trường học;
Nêu được những hành động, lời nói đã thể hiện đế thiết lập quan hệ thân thiện với bạn bè, thầy cô;
Thể hiện được tình cảm yêu thương, thân thiện với bạn bè, thầy cô.
2. Năng lực:
Năng lực chung: Giao tiếp, họp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
Năng lực riêng:
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
Nội quy trường học, lớp học
Ke hoạch tuần mới.
Nội dung liên quan,...
2. Đối với HS:
Nội dung sơ kết tuần
Chuẩn bị theo hướng dẫn của GVCN.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh bước vào giờ sinh hoạt.
2. Nội dung: HS ổn định vị trí chồ ngồi.
3. Sản phẩm: Ket quả sơ kết tuần.
4. . Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu ban cán sự lớp điều hành lớp và đánh giá sơ kết tuần và xây dựng kế hoạch cho tuần học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỦC
1. Mục tiêu:
Ghi nhớ được các nội quy nhà trường và nội quy lóp học;
Tích cực tham gia xây dựng và thực hiện cam kết nội quy lớp học, trường học;
Nêu được những hành động, lời nói đã thồ hiện đổ thiết lập quan hệ thân thiện với bạn bè, thầy cô;
2. Nội dung: GV đặt vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm: kết quả của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bưóc 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phổ biến về nội quy nhà trường, nội quy lóp học
GV yêu cầu lóp trưởng đọc nội quy nhà trường, nội quy lớp học.
Tô chức cho HS xây dựng cam kết thực hiện nội quy nhà trường, nội quy lóp học
GV khuyến khích HS cùng nhau xây dựng các quy định trong nội quy lóp học.
Các tổ thảo luận biện pháp thực hiện và xây dựng cam kẻt thực hiện nội quy nhà trường, nội quy lóp học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS thực hiện nhiệm vụ
+ GV giải đáp băn khoăn, thắc mắc của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Đại diện các tố cam kết trước lớp về việc thực hiện nội quy nhà trường.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bưóc 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
c. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Mục tiêu:
Thế hiện được tình cảm yêu thương, thân thiện với bạn bè, thầy cô.
Nội dung: GV chủ nhiệm và cán bộ lóp
Sản phẩm: Kết quả của HS.
Tổ chức thực hiện:
HS chia sẻ kết quả thực hiện hoạt động vận dụng sau giờ học
Đại diện các tổ chia sẻ về món quà tặng một người bạn hoặc thầy cô.
VI. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
Tạo cơ hội thực hành cho người học
Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
Hấp dẫn, sinh động
Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
Phù họp với mục tiêu, nội dung
Báo cáo thực hiện công việc.
Hệ thống câu hỏi và bài tập
Trao đổi, thảo luận

V. HÔ SO DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiêm....)
Ngày soạn : 11/9/2022
Tuần : 2
Tiết : 5

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ:
NỘI DUNG 1: PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ
HÒA ĐỒNG,
HỢP TÁC VỚI THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN
( Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
- Năng lực chung:

+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
- Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề một cách triệt để, hài hòa.
2, Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu bạn bè, thầy cô giáo, trường lớp.
- Có trách nhiệm giữ gìn, bồi đắp tình cảm yêi mến bạn bè, kính trọng thầy cô yêu quý trường lớp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên

- SGK, Giáo án.
- Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.
- Giấy nhớ các màu khác nhau.
- Máy tính, tivi, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
- Nghiên cứu trước các nội dung của chủ đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3, HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (30-35p)
a,Mục tiêu:
HS vận dụng được tri thức, kinh nghiệm mới đã tiếp thu được vào giải quyết tình huống nhằm phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn.
b,Nội dung: HS thảo luận nhóm, đưa ra ý kiến về việc xử lí các tình huống dựa vào tri thức, kinh nghiệm đã tiếp thu được trong tiết trước.
c,Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d,Tổ chức thực hiện:
- GV chia HS thành 3 nhóm và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Đề xuất cách phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô giáo và các bạn trong các tình huống:
+ Nhóm 1: Giải quyết tình huống 1 – SGK tr.7
+ Nhóm 2: Giải quyết tình huống 2 – SGK tr.8.
+ Nhóm 3: Giải quyết tình huống 3 – SGK tr.8
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
+ Nhóm 1 (Tình huống 1): Nhẹ nhàng nhắc Thanh không nên làm bài tập môn Toán trong tiết thực hành môn KHTN vì không những làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức mà còn ảnh hưởng đến kết quả thực hành chung của nhóm, đặc biệt là tinh thần làm việc của nhóm và sự đánh giá của thầy cô.
+ Nhóm 2 (Tình huống 2): Thăm hỏi về tình trạng ốm, bệnh của thành viên nhóm, động viên bạn nghỉ ngơi để giữ gìn sức khỏe; thay đổi nội dung cho phù hợp với vị trí bị thiếu hoặc nếu có thể tìm được bạn thay thế thì tập trung các bạn lại để hướng dẫn cho người mới có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ.
+ Nhóm 3 (Tình huống 3): Thiết kế một trò chơi gồm nhiều thành viên, mời Minh chơi cùng vì có một vị trí chơi đang bị thiếu.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (8-10p)
a,Mục tiêu:
HS cùng nhau xây dựng được tiêu chí “Lớp học hạnh phúc” và cam kết thực hiện các tiêu chí đã xây dựng.
b,Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS thực hiện hoạt động tại nhà
c,Sản phẩm học tập: HS thực hành hoạt động tại nhà.
d,Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện những hoạt động sau:
+ Suy nghĩ về những điều em và các bạn trong lớp cần thực hiện để lớp học của mình trở thành “Lớp học hạnh phúc”.
+ Thảo luận và thống nhất với các bạn trong nhóm về nội quy nhằm xây dựng “Lớp học hạnh phúc”.

- GV yêu cầu HS: Hãy chia sẻ những điều đã học hỏi được sau khi tham gia các hoạt động.
- GV tổng kết: Lớp học là nơi hằng ngày mỗi chúng ta gặp nhau, cùng nhau học tập và rèn luyện. Xây dựng được lớp học thân thiện, luôn có sự hòa đồng giữa các bạn HS với nhau và giữa HS với thầy cô giáo là điều ai cũng mong muốn. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy luôn thực hiện những điều đã tiếp thu được về các hợp tác, giải quyết các mâu thuẫn phát sinh để cùng nhau xây dựng “Lớp học hạnh phúc” theo các tiêu chí sau:
+ Yêu thương: HS yêu thương, động viên, quan tâm, hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt là
giúp đỡ các bạn HS có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật về trí tuệ, thể lực,...; thành lập và duy trì các nhóm đôi bạn cùng tiến, giúp nhau tiến bộ trong học tập.
+ Tôn trọng: mọi thành viên trong lớp đều được tôn trọng, đảm bảo an toàn, không phân biệt, đối xử, kì thị; mọi hoạt động liên quan đến kế hoạch của lớp đưa ra đều được bàn bạc, thảo luận, lắng nghe, thấu hiểu và đối thoại tích cực; thầy cô phân công nhiệm vụ cho HS một cách công bằng, hợp lí, phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân.
+ Chia sẻ: Thầy cô và HS cùng nhau chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn; chia sẻ khó khăn, tâm tư, tình cảm với thầy cô, các bạn; lớp có hộp thư “Điều em muốn nói”; tích cực tham gia các hoạt động để thấu hiểu được, yêu thương và chia sẻ cùng nhau.

5. Kế hoạch đánh giá (5-10p)
Hình thức đánh giáPhương pháp đánh giáCông cụ đánh giáGhi chú
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,
HS đánh giá HS)
- Vấn đáp.
- Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết.
- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.
- Phiếu hỏi.

Hướng dẫn về nhà:

  • Hoàn thành các nội dung của hoạt động vận dụng
  • Sưu tầm 1-2 video clip hoặc 3-5 tranh ảnh về chủ đề Lớp học hạnh phúc
  • Tìm hiểu nội dung 2 của Chủ đề 1.






Ngày soạn : 11/9/2022
Tuần : 2
Tiết : 6

SINH HOẠT LỚP
CAM KẾT THỰC HIỆN NỘI QUY LỚP HỌC,
HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG “TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC”

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức

-HS trình bày được kết quả thực hiện hoạt động vận dụng.
-GV thu thập được thông tin phản hồi về kết quả thực hiện hoạt động vận dụng của HS - cam kết thực hiện nội quy lớp học, hướng tới xây dựng “Lớp học hạnh phúc”.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực riêng:
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:

- Nội quy trường học, lớp học
- Kế hoạch tuần mới.
- Nội dung liên quan,…
2. Đối với HS:
- Nội dung sơ kết tuần
- Chuẩn bị theo hướng dẫn của GVCN.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh bước vào giờ sinh hoạt.
b. Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi.
c. Sản phẩm: Kết quả sơ kết tuần.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu ban cán sự lớp điều hành lớp và đánh giá sơ kết tuần và xây dựng kế hoạch cho tuần học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu:

- Ghi nhớ được các nội quy nhà trường và nội quy lớp học HP;
- Tích cực tham gia xây dựng và thực hiện cam kết nội quy lớp học, trường học;
- Nêu được những hành động, lời nói đã thể hiện để thiết lập quan hệ thân thiện với bạn bè, thầy cô;
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
-Tổ chức cho HS trình bày tiêu chí “Lớp học hạnh phúc” đã xây dựng khi thực hiện hoạt động vận dụng.
-HS trong lớp thống nhất tiêu chí “Lớp học hạnh phúc”.
-GV tổ chức cho HS kí cam kết thực hiện tiêu chí “Lớp học hạnh phúc”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS thực hiện nhiệm vụ
+ GV giải đáp băn khoăn, thắc mắc của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Đại diện các tổ đưa ra tiêu chí lớp học hạnh phúc.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, ký kết thực hiện các tiêu chí lớp học HP.

TIÊU CHÍ XD LỚP HỌC HẠNH PHÚC
NĂM HỌC 2022 – 2023, LỚP 7C
"YÊU THƯƠNG, CHIA SẺ, TÔN TRỌNG"
I. Nội dung:
1.Tiêu chí 1: Yêu thương:

- Lớp có biện pháp chia sẻ, động viên, hỗ trợ và giúp đỡ những học sinh có khó khăn về hoàn cảnh gia đình, về khuyết tật trí tuệ, thể lực v.v.
- Thành lập và duy trì các nhóm bạn cùng tiến, đôi bạn cùng tiến để cùng giúp nhau tiến bộ trong học tập
- Học sinh kính trọng, lễ phép với thầy cô; hòa đồng, thân thiện, đoàn kết với bạn bè.
- Lớp có phong trào việc tử tế, biểu dương khen thưởng những tấm gương việc tử tế.
- Lớp có trao đổi những câu chuyện về tình yêu thương.
2. Tiêu chí 2: Chia sẻ:
- Học sinh chia sẻ những khó khăn, tâm tư tình cảm với bạn bè, thầy cô.
- Hướng dẫn tư vấn cho học sinh về sức khỏe, giao tiếp, tình cảm, ứng xử, các kỹ năng sống.
- Lớp có hộp thư: Điều em muốn nói.
- Giáo viên thấu hiểu hoàn cảnh, tâm lý, điểm mạnh, điểm yếu của mỗi học sinh.
- HS tham gia các hoạt động ngoại khóa để tăng cường các mối quan hệ, giao lưu, tăng cường thể lực và nuôi dưỡng cảm xúc tích cực.
- Học sinh tham gia đầy đủ các hoạt động văn nghệ, TDTT, trò chơi trong lớp, trong trường.
- Khi học tập và tham gia các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, lớp không để xảy ra tình trạng vi phạm đạo đức và bạo lực học đường.
3. Tiêu chí 3: Tôn trọng:
- Xây dựng nội quy lớp học dựa trên ý kiến của các thành viên trong lớp, đảm bảo tính kỷ luật và phát huy thế mạnh của mỗi thành viên trong lớp học; mọi thành viên trong lớp đều được tôn trọng, được hiểu, được có giá trị và được đảm bảo an toàn ; không có sự phân biệt đối xử và kỳ thị.
- Mọi hoạt động liên quan đến kế hoạch của lớp đều được bàn bạc, cởi mở, lắng nghe, thấu hiểu và đối thoại tích cực.
II Phấn đấu:
- Không có hiện tượng bắt nạt, bạo lực học đường.
- Thực hiện tốt những quy định của nhà trường về nề nếp kỷ luật.
- 100% học sinh tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng lực cá nhân.
- Lớp học sáng, xanh, sạch đẹp, đảm bảo an toàn, không có tai nạn thương tích.
- 100% học sinh đều thích được đến lớp, thích được đi học.
- Lớp đạt chỉ tiêu về xếp loại hai mặt giáo dục theo đăng ký đầu năm.
- Có các đôi, nhóm bạn cùng tiến.
- Có HS tiến bộ trong học tập và rèn luyện.
- HS tham gia đủ các cuộc thi do nhà trường, các cấp tổ chức.
- Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt (về tinh thần, sức khỏe, kinh tế) đều được quan. tâm, chia sẻ, động viên và hỗ trợ.
- Không có học sinh bị phân biệt đối xử, bị kỳ thị bởi sự khác biệt.
- Không có học sinh có biểu hiện tâm lý bất thường dẫn đến hành vi tiêu cực.
LỚP TRƯỞNG GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

C. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
a. Mục tiêu: Thể hiện được tình cảm yêu thương, thân thiện với bạn bè, thầy cô.
b. Nội dung: GV chủ nhiệm và cán bộ lớp
c. Sản phẩm:HS thống nhất các tiêu chí lớp học HP.
d. Tổ chức thực hiện:
- HS chia sẻ kết quả thực hiện hoạt động vận dụng sau giờ học
- Đại diện các tổ chia sẻ về món quà tặng một người bạn hoặc thầy cô.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Ý thức, thái độ của HS
- Trao đổi, thảo luận

V. HỒ SƠ DẠY HỌC
(Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)



















Ngày soạn : 18/9/2022
Tuần : 3
Tiết : 7

SINH HOẠT DƯỚI CỜ
GIỚI THIỆU TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

MỤC TIÊU
Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
Sơ kết tuần học và triển khai kế hoạch tuần mới.
Giới thiệu được những nét nối bật của nhà trường.
Nêu được những việc sẽ làm đế góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường;
Thê hiện được cảm xúc tích cực của bản thân đối với truyền thống nhà trường;
Năng lực:
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
Năng lực riêng:
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
+ Rèn luyện kì năng giao tiếp, thuyết trình.
Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối vói GV:
Ke hoạch tuần mới.
Cuộc thi giới thiệu truyền thống nhà trường.
Đối với HS:
Sơ kết tuần
-Tài liệu liên quan theo hướng dần của GVCN.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
Sản phấm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
GVCN ôn định lớp và hướng HS vào tiết sinh hoạt lớp.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THÚC
Hoạt động 1: Sơ kết tuần
Mục tiêu: Tông kết được các hoạt động tuần cũ và đưa ra kế hoạch tuần mới.
Nội dung: tổng kết và đưa ra kế hoạch tuần mới
Sản phẩm: kết quá làm việc của ban cán sự lớp
Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu ban cán sự lớp tự điều hành lớp , đánh giá và sơ kết tuần, xây dựng kế hoạch tuần mới.
Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề.
Mục tiêu:
Thực hiện được những hiếu biết của bản thân về truyền thống nhà trường.
-Nêu được những việc sẽ làm đế góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường; Thể hiện được cảm xúc tích cực của bản thân đối với truyền thống nhà trường;
Nội dung:
GV tổ chức cho HS thi giới thiệu về truyền thống nhà trường
Sản phẩm: kết quả cuộc thi.
Tổ chức thực hiện:
* GV tồ chức cho HS thi giới thiệu về truyền thống nhà trường theo trình tự:
Thành lập BGK: Mồi nhóm cử một bạn tham gia vào BGK, GV làm trưởng BGK.
BGK thống nhất các tiêu chí chấm điểm như:
+ Bài thuyết trình cần phù hợp với chủ để,đảm bảo tính chính xác (5 điểm);
+ Người thuyết trình tự tin, thuyết trình rõ ràng, mạch lạc,hấp dẫn (3 điểm);
+ Giải đáp được các câu hỏi của các bạn đặt ra cho bài thuyết trình (2 điểm).
Đại diện các nhóm lên thuyết trình, cả lớp chú ý lắng nghe, cố vũ, động viên và đặt câu hỏi (nếu có).
BGK tổng kết và trao giải cho các bạn có phần thi tốt.
C. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Mục tiêu: HS biết vận dụng vào hoạt động thực tế.
Nội dung: Nêu những việc làm góp phần xây dựng, phát huy truyền thống của nhà trường.
Sản phẩm: Kết quả cùa HS.
To chức thực hiện:
* HS chia sẻ kết quả thực hiện hoạt động vận dụng sau giờ học
GV khích lệ, động viên HS nêu những việc các em đã thực hiện đổ góp phần xây dựng, phát huy truyền thống của nhà trường.
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh
Giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi
Chú
Thu hút được sự tham gia tích cực cùa người học
Tạo cơ hội thực hành cho người học
Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
Hấp dẫn, sinh động
Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
Phù hợp với mục tiêu, nội dung
Báo cáo thực hiện công việc.
Hệ thống câu hỏi và bài tập
Trao đổi, thảo luận

V. HÔ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiêm....)
-----------------------------------------------​

Ngày soạn : 18/9/2022
Tuần : 3
Tiết : 8

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ:
NỘI DUNG 2: TỰ HÀO TRƯỜNG EM

  • MỤC TIÊU.
  • Về năng lực:
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề một cách triệt để, hài hòa.
  • Phẩm chất:
  • Bồi dưỡng tình yêu bạn bè, thầy cô giáo, trường lớp.
  • Có trách nhiệm giữ gìn, bồi đắp tình cảm yêi mến bạn bè, kính trọng thầy cô yêu quý trường lớp.
  • THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  • Đối với GV:
  • SGK, giáo án
  • Tài liệu, video, hình ảnh về truyền thống nhà trường.
  • Đối với học sinh.
  • SGK
  • Sưu tầm tài liệu về truyền thống nhà trường theo yêu cầu của GV.
Các nhóm chuẩn bị một sản phẩm giới thiệu về truyền thống nhà trường theo các gợi ý (lựa chọn một nội dung để làm sản phẩm, chọn một hình thức để giới thiệu như quay Video clip, tranh ảnh, tập san, xây dựng tiểu phẩm, sang tác thơ, văn….)
  • III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  • Hoạt động khởi động (5 phút)
  • Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh
  • Nội dung: Gv trình bày vấn đề, hs trả lời câu hỏi.
  • Sản phẩm học tập: Hs lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)
1. Mục tiêu:
Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức.
3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi.
4. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:
+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên thầy cô giáo(môn dạy) trong trường và các bạn trong lớp học.
+ Đội nào viết được nhiều, đúng tên các thầy cô giáo trong trường(môn giảng dạy) hoặc các bạn trong lớp học thì đội đó giành được chiến thắng.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.
- GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Các em thân mến, vậy là một năm học ở ngôi trường học mới đã trôi qua. Một năm học mới với biết bao cảm xúc đọng lại trong mỗi người.Những cảm xúc khi các em trở thành HS THCS thật đáng trân trọng. Bên cạnh niềm tự hào, háo hức xen lẫn những hồi hộp, băn khoăn…khi trở thành học sinh lớp 6, chắc hẳn trong mỗi chúng ta cũng đã có những suy nghĩ, cảm nhận, tự hào về nhà trường cũng như nắm được những nét nổi bật và truyền thống của nhà trường. Để nắm rõ hơn về những nét truyền thống, nổi bật của nhà trường, cũng như biết được những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường, ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Tự hào trường em.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyền thống nhà trường (15 phút)
Hoạt động 2. Thiết kế và trình bày sản phẩm giới thiệu về truyền thống trường em (15 phút)
1. Mục tiêu:
Thông qua hoạt động, HS nêu được những điều em tự hào về truyền thống nhà trường; chia sẻ điều em tự hào nhất về nhà trường; giới thiệu được những nét truyền thống, nét nổi bật, tự hào về nhà trường thông qua sản phẩm; chia sẻ được cảm xúc khi tìm hiểu về nhà trường và các sản phẩm.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Gv yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
? Hãy nêu những điều em tự hào về nhà trường.
? Chia sẻ điều em tự hào nhất về nhà trường.
Hs hoạt động cá nhân trả lời 2 câu hỏi trên
- Gv chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ: Giới thiệu những truyền thống, nét nổi bật, tự hào về ngôi trường THCS của em thông qua các gợi ý:
- Lịch sử nhà trường
- Thành tích học tập
- Các hoạt động GD như văn nghệ, TDTT, đội….

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả làm việc cá nhân.
- Thư ký nhóm tổng hợp và ghi những ý kiến thống nhất trong nhóm vào bảng nhóm.
- Gv theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
- Gv mời đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Mời Hs khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS.
Gv chiếu các thông tin về truyền thống nhà trường
Tìm hiểu truyền thống nhà trường.
Những điều tự hào về nhà trường:
- Lịch sử hình thành và phát triển nhà trường:
+ Về cơ sở vật chất: Được phát triển qua các thời kì, đến nay nhà trường đã có được cơ ngơi khang trang, đầy đủ các phòng học và phòng ban đều kiên cố.
+ Về các hoạt động giáo dục: Nhà trường luôn trú trọng bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; tập trung mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức, ban ngành để các hoạt đọng giáo dục được tổ chức phong phú đa dạng và luôn coi trong yếu tố chất lượng lên hàng đầu.
+ Về các hoạt động xã hội: Hàng năm nhà trường vẫn tổ chức cho các em tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa như: thăm và tặng quà các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các bác thương bệnh binh, AHLLVT; tham gia làm vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ và hưởng ứng chương trình thắp nến tri ân các AHLS vào dịp 27/7 hàng năm.
+ Về các tấm gương học tốt- dạy tốt: Thăm quan phòng truyền thống nhà trường, gặp mặt giao lưu các thế hệ thầy cô giáo, các cựu HS của nhà trường.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (30 phút)
a) Mục tiêu:
Thiết kế và trình bày được sản phẩm giới thiệu về truyền thống trường em.
b) Nội dung: Hs thảo luận nhóm, thiết kế sản phẩm giới thiệu về truyền thống nhà trường và trưng bày.
c) Sản phẩm học tập: Sản phẩm giới thiệu về truyền thống trường em như Video clip, tranh ảnh, mô hình, tập san…
d) Tổ chức thực hiện:
Gv chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu học sinh thảo luận về việc tạo ra một sản phẩm giới thiệu truyền thống nhà trường theo các gợi ý sau:
- Mỗi nhóm lựa chọn một nội dung để làm sản phẩm
- Mỗi nhóm tự chọn một hình thức để giới thiệu (quay Video clip, tranh ảnh, tập san, xây dựng tiểu phẩm, sang tác thơ, văn….)
Các nhóm thiết kế sản phẩm giới thiệu truyền thống nhà trường theo nội dung, hình thức đã lựa chọn và thống nhất (đã chuẩn bị ở nhà theo yêu cầu của Gv).
- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm giới thiệu truyền thống nhà trường với thầy cô và các bạn.
- cả lớp bình chọn sản phẩm hay, hấp dẫn, nêu được truyền thống nổi bật, tự hào về nhà trường.
Gv kết luận dựa vào kết quả trình bày sản phẩm của các nhóm.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)
1. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương học sinh có kết quả nổi bật trong trường về học tập, văn nghệ, thể dục – thể thao.
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiêm vụ cho HS: Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương học sinh có kết quả nổi bật trong trường về học tập, văn nghệ, thể dục – thể thao.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
+ Tên bạn học sinh.
+ Kết quả nổi bật của bạn về học tập, văn nghệ, thể dục – thể thao.
+ Em học được điều gì từ bạn.

- GV nhận xét, đánh giá.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút)
Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo:
- Giữ gìn trường lớp gọn gàng sạch đẹp
+ Ghi lại các hành vi thể hiện và không thể hiện sự ngăn nắp gọn gàng, sạch sẽ ở lớp, ở trường của các bạn.
+ Ghi lại kết quả thực hiện hành vi ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ của nhóm trong tuần vừa qua.
- Hoà đồng hợp tác với các bạn
- Sưu tầm một số tình huống mà em đã thể hiện về sự hoà đồng với các bạn\
- Hoàn thành các nội dung của hoạt động vận dụng
- Sưu tầm 1-2 video clip hoặc 3-5 tranh ảnh về chủ đề Lớp học hạnh phúc
Kế hoạch đánh giá
Hình thức đánh giáPhương pháp đánh giáCông cụ đánh giáGhi chú
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,
HS đánh giá HS)
- Vấn đáp.
- Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết.
- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.
- Các tình huống thực tế trong cuộc sống

Hướng dẫn về nhà:

  • Hoàn thành các nội dung của hoạt động vận dụng
  • Sưu tầm tranh ảnh, video clip về truyền thống tự hào của nhà trường.
  • Chuẩn bị để đánh giá chủ đề 1.













Ngày soạn : 18/9/2022
Tuần : 3
Tiết : 9

SINH HOẠT LỚP:
TRIỂN LÃM SẢN PHẨM
GIỚI THIỆU TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

MỤC TIÊU
Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
Giới thiệu được những nét nối bật của nhà trường;
Triển lãm giới thiệu được những nét nổi bật, tự hào về nhà trường.
Chủ động, tự giác tham gia xây dựng truyền thống nhà trường.
Đánh giá kết quả thực hiện chủ đề 1.
Năng lực:
Nàng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
Năng lực riêng:
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
+ Tham gia các hoạt động phát huy truyền thống của nhà trường.
Pham chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
THIÉT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối vói GV:
Tư liệu về truyền thống nhà trường để giới thiệu khi HS tham quan;
Sắp xếp vị trí tham quan tìm hiếu truyền thống nhà trường.
Đối vói HS:
Chuân bị giấy, bút đê ghi chép những điều thu nhận được khi tham quan phòng truyền thống nhà trường.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Nội dung: GV cho HS hát về truyền thống trường mình.
Sản phẩm: HS hát và nêu cảm nghĩ
Tổ chức thực hiện:
Tổ chức cho HS hát tập thổ và yêu cầu HS nêu cảm nghĩ, GV dần dắt vào bài.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THÚC
Hoạt động 1: Tham quan phòng truyền thống của nhà trường
Mục tiêu: Biết được những truyền thống nổi bật của nhà trường.
Nội dung: GV dẫn HS tham quan phòng truyền thống và giới thiệu với HS.
Sản phẩm: Kết quá tham quan của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyến giao nhiệm vụ học tập
- GV tập trung HS, nêu mục đích, yêu cầu tham quan. Sau đó dẫn cả lóp vào tham quan phòng truyền thống của nhà trường và giới thiệu trong khoảng 15 phút cho các em biết những truyền thống nổi bật của nhà trường. (Nhắc HS: trong quá trình tham quan cần tập trung quan sát, chú ý lắng nghe và ghi chép những thông tin thu thập được đe phục vụ cho việc viết bài giới thiệu về truyền thống nhà trường).
- GV giải đáp các câu hởi của HS về truyền thống nhà trường.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.
+ GV đến các nhóm theo dõi, hồ trợ HS nếu cần thiết.
Bưóc 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trà lời.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
+ HS ghi bài.
1. Tham quan phòng truyền thống của nhà trường

- Trường chúng ta có nhiều truyền thống tốt đẹp. Tự hào về truyền thống của trường mình, em hãy tích cực tìm hiếu để biêt nhiều hơn nữa về truyền thống của trường, chăm ngoan, học giỏi và tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường để góp phần phát huy các truyền thống tốt đẹp của nhà trường.











2. Học sinh chia sẻ cảm xúc về ngôi trường
c. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (THỰC HÀNH)
Mục tiêu:
Viết được bài giới thiệu nhũng nét nối bật của truyền thống nhà trường.
Nội dung: GV chia nhóm thảo luận và yêu cầu HS viết bài giới thiệu truyền thống nhà trường.
Sản phẨm: Bài giới thiệu về truyền thống của nhà trường.
Tổ chức thực hiện:
GV chia HS thành bốn nhóm, yêu cầu mồi nhóm thảo luận và viết bài giới thiệu về truyền thống nhà trường dựa trên những thông tin các em đã thu thập được khi đi tham quan phòng truyền thống. Bài viết cần nêu bật được các truyền thống của nhà trường, những việc các em cần làm để góp phần xây dựng, phát huy truyền thống nhà trường, đồng thời thể hiện được những cảm xúc tích cực về truyền thống nhà trường.
HS thảo luận nhóm để lựa chọn các nội dung sè viết; phân công người viết bài giới thiệu, người thuyết trình,...
HS được phân công thuyết trình giới thiệu những nét nối bật của truyền thống nhà trường tập luyện để giới thiệu ở tiết sinh hoạt lớp.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động góp phần xây dựng, phát huy truyền thống nhà trường.
Nội dung: HS tham gia các hoạt động phát huy truyền thống của nhà trường.
Sản phẩm: Kct quả của HS
Tồ chức thực hiện:
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS tham gia các hoạt động góp phần xây dựng, phát huy truyền thống nhà trường bằng những việc làm cụ thể, như: kính trọng thầy cô giáo, thân thiện với bạn bè, chăm chỉ học tập, giữ vệ sinh trường lớp sạch đẹp; tích cực tham gia các phong trào của trường, lớp,...
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
Tạo cơ hội thực hành cho người học
Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
Hấp dẫn, sinh động
Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
Phù hợp với mục tiêu, nội dung
Báo cáo thực hiện công việc.
Hệ thống câu hỏi và bài tập
Trao đổi, thảo luận

V. HÔ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/ bảng kiêm...


1692804685058.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!





 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---Giáo án HĐTN 7 - 9 chủ đề (KNTT đã sửa xong).rar
    2.3 MB · Lượt xem: 9
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
36,329
Bài viết
37,798
Thành viên
140,485
Thành viên mới nhất
nguyen quang huynh

BQT trực tuyến

  • Yopovn
    Ban quản trị Team YOPO
Top