Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

mslanh

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
13/3/24
Bài viết
1,372
Điểm
36
tác giả
GIÁO ÁN KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-2024 được soạn dưới dạng file word gồm 88 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

CHỦ ĐỀ 7. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN.

Tiết ppct: 11 tiết ( Từ tiết 36-46).

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:


- Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật (bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý).

- Nhận biết được ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội.

2. Về năng lực

Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

+ Có khả năng giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.

+ Có khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo trước những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

– Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quy định pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật; phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong thực hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật; đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi không phân biệt đối xử giữa các công dân trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ công dân và phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi phân biệt đối xử giữa các công dân trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ công dân và phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

+ Năng lực phát triển bản thân: Rút ra được bài học cho bản thân trong việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật; tự đặt ra mục tiêu, kế hoạch rèn luyện để thực hiện tốt quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật trong đời sống thường ngày; thực hiện được và vận động, giúp đỡ người khác thực hiện được các quy định của pháp luật về bình đẳng của công dân trước pháp luật.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội: Hiểu được kiến thức pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật; có khả năng tham gia các hoạt động chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội bảo đảm được quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật; vận dụng được kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng trong đời sống xã hội liên quan đến quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

3. Về phẩm chất

Nhân ái, tôn trọng mọi người, có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

– SGK, SGV, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11

– Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế... liên quan tới bài học;

– Một số điều luật liên quan đến nội dung bài học;

– Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint,... (nếu có điều kiện).

NỘI DUNG 1. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT

III. Tiến trình dạy học

1. Mở đầu

a) Mục tiêu
: Giới thiệu ý nghĩa của bài học; khai thác trải nghiệm, hiểu biết của HS quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật; tạo hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b) Tổ chức thực hiện:

- GV mời một số HS chia sẻ suy nghĩ của mình về câu nói của Bác Hồ “Không được bắt luật pháp dành quyền ưu tiên riêng cho mình”.

- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến cá nhân.

- GV nhận xét, kết luận.

- GV dẫn dắt vào bài học: Quyền bình đẳng là một trong những quyền cơ bản của con người, được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Không ai bị phân biệt đối xử trước pháp luật. Ai cũng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau và được pháp luật bảo vệ như nhau.

2. Khám phá

Hoạt động 1
: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

a) Mục tiêu
: Giới thiệu ý nghĩa của bài học, khai thác vốn sống, trải nghiệm và những hiểu biết ban đầu về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

b) Nội dung: HS làm việc cá nhân, đọc các thông tin, trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: HS nêu được các quy định thể hiện quyền bình đẳng giữa công dân về quyền và nghĩa vụ pháp lí, minh hoạ bằng những ví dụ mà HS biết được trong thực tiễn.

d) Tổ chức thực hiện:

GV giao nhiệm vụ học tập cho HS, yêu cầu HS làm việc theo cặp/bàn học, đọc các thông tin, trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi (trang 55)

1/ Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lí được thể hiện như thế nào ở mỗi thông tin, trường hợp trên?

2/ Em hãy nêu một số quy định pháp luật thể hiện công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lí, cho ví dụ minh hoạ?

– GV mời một số HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung, góp ý.

– GV nhận xét, kết luận.

Gợi ý:

1/ Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lí được thể hiện trong mỗi thông tin,

trường hợp trên như sau:

+ Thông tin 2: Thanh niên nam và thanh niên nữ bình đẳng với nhau; thanh niên nam,

nữ của các dân tộc khác nhau tại địa phương Đ đều bình đẳng trong việc thực hiện

đăng kí nghĩa vụ quân sự.

Trường hợp 3: Các con của ông C, bà M không phân biệt con chung, con riêng đều

bình đẳng trong việc hưởng quyền thừa kế tài sản của cha mẹ.

+ Trường hợp 4: Con trai, con gái đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa

vụ học tập.

+Thông tin 5: Người già hay người trở nam hay nữ đều bình đẳng trong việc chấp hành

pháp luật giao thông đường bộ.

2/ HS căn cứ vào các quy định của Hiến pháp và một số văn bản quy phạm pháp luật khác nêu được các quy định thể hiện quyền bình đẳng giữa công dân về quyền và nghĩa vụ pháp lí, minh hoạ bằng những ví dụ mà HS biết được trong thực tiễn.

- GV mời một số HS phát biểu ý kiến, các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV kết luận, chốt lại nội dung cần ghi nhớ về quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của CD

1.Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật được hiểu là công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín

ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, nghề nghiệp, độ tuổi,... trước

pháp luật đều được đối xử ngang bằng nhau, có cơ hội như nhau, không ai bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ công dân và phải chịu trách

nhiệm pháp lí khi vi phạm pháp luật.

a. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ


Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, độ tuổi.... nếu có đủ các điều kiện theo quy định của Hiến pháp, pháp luật thì đều được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí mà Hiến pháp, pháp luật đã quy định.

1711608821476.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---KẾ HOẠCH KY 2- KTPL LỚP 11.doc
    1.2 MB · Lượt xem: 1
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
36,114
Bài viết
37,583
Thành viên
139,735
Thành viên mới nhất
ngoc_df

Thành viên Online

Không có thành viên trực tuyến.
Top