Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
GIÁO ÁN MÔN VẬT LÝ LỚP 6 BỘ KẾT NỐI TRI THỨC được soạn dưới dạng file word/ powerpoint gồm các thư mục, file, links. Các bạn xem và tải về ở dưới.
MỤC TIÊU DẠY HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động tìm hiểu các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên qua các nguồn học liệu khác nhau;
- Giao tiếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và trình bày được kết quả của nhóm trước lớp;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu các lĩnh vực của khoa học tự nhiên.
2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được hiện tượng tự nhiên. Trình bày được vai trò của KHTN trong công nghệ và đời sống.
- Tìm hiểu tự nhiên: Nêu được khái niệm của KHTN thông qua thực hiện và quan sát các thí nghiệm trong SGK;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Phân biệt được các lĩnh vực chính của KHTN: Sinh học, Hoá học và Vật lí học.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, tích cực tham gia hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân;
- Có ý thức ứng xử với thế giới tự nhiên theo hướng thân thiện với môi trường và phát triển bền vững;
- Trung thực, cẩn thận và trách nhiệm trong quá trình thực hiện thí nghiệm theo SGK;
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá các lĩnh vực của khoa học tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ
- Dụng cụ để chiếu các hình trong bài lên màn ảnh.
- Dụng cụ để HS làm các thí nghiệm trong Hình 1.1 theo nhóm (không quá 3 HS một nhóm).
Chương I. MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
MỤC TIÊU DẠY HỌC
NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT | YÊU CẦU CẦN ĐẠT | (STT) của YCCĐ và dạng mã hóa của YCCĐ | |
(STT) | Dạng mã hóa | ||
NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN | |||
Nhận thức khoa học tự nhiên | – Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên | (1) | 1.KHTN1.1 |
– Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành; Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành | (2) | 2.KHTN 1.2 | |
– Trình bày được một số lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên | (3) | 3.KHTN 1.2 | |
– Quan sát các hoạt động trong cuộc sống và nhận ra đâu là hoạt động nghiên cứu khoa học, đối tượng nghiên cứu của chúng là gì | (4) | 4.KHTN 2.1 | |
Tìm hiểu tự nhiên | – Tìm hiểu các lĩnh vực của khoa học tự nhiên thông qua thực hiện và quan sát các thí nghiệm trong SGK | (5) | 5.KHTN 2.4 |
– Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn | (6) | 6.KHTN 2.1 | |
–Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong đời sống. | (7) | 7.KHTN 3.2 | |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | –Phân biệt được các lĩnh vực của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu; Phân biệt được vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng. | (8) | 8.KHTN3.1 |
–Biết cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp, kính lúp và kính hiển vi quang học khi học tập môn Khoa học tự nhiên. | (9) | 9.KHTN3.2 | |
NĂNG LỰC CHUNGG | |||
Tự chủ | Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập | (10) | 10.TC.1.1 |
Giải quyết vấn đề | Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. | (11) | 11.GQ.1 |
Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề. | (12) | 12.GQ.4 | |
PHẨM CHẤT | |||
Trung thực | Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan kết quả thí nghiệm | (13) | 13 .PC.TT.1 |
Bài 1. GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động tìm hiểu các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên qua các nguồn học liệu khác nhau;
- Giao tiếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và trình bày được kết quả của nhóm trước lớp;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu các lĩnh vực của khoa học tự nhiên.
2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được hiện tượng tự nhiên. Trình bày được vai trò của KHTN trong công nghệ và đời sống.
- Tìm hiểu tự nhiên: Nêu được khái niệm của KHTN thông qua thực hiện và quan sát các thí nghiệm trong SGK;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Phân biệt được các lĩnh vực chính của KHTN: Sinh học, Hoá học và Vật lí học.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, tích cực tham gia hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân;
- Có ý thức ứng xử với thế giới tự nhiên theo hướng thân thiện với môi trường và phát triển bền vững;
- Trung thực, cẩn thận và trách nhiệm trong quá trình thực hiện thí nghiệm theo SGK;
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá các lĩnh vực của khoa học tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ
- Dụng cụ để chiếu các hình trong bài lên màn ảnh.
- Dụng cụ để HS làm các thí nghiệm trong Hình 1.1 theo nhóm (không quá 3 HS một nhóm).