Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,419
Điểm
113
tác giả
Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo miễn phí HỌC KÌ 1 NĂM 2023 - 2024 CHƯƠNG TRÌNH MỚI được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo miễn phí về ở dưới.




Trường:.......................................................
Tổ:..............................................................
Họ và tên giáo viên:………………………
…………………………………………….
TÊN BÀI DẠY:

BÀI 1 – NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN QUEN

Môn học
: Ngữ Văn/Lớp: 8

Thời gian thực hiện: ….. tiết​

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc; nhận biết và phân tích được vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn bản văn học.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề; nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.

- Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh; sử dụng được những đơn vị từ vựng này trong giao tiếp.

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Bước đầu biết làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ; viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.

- Nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác.

3. Phẩm chất:

- Yêu thương con người, yêu thiên nhiên

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm bài viết, bài trình bày của HS.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV đặt câu hỏi phát vấn: Đối với em, ai là người em yêu thương nhất? Tại sao em lại dành tình cảm nhiều cho người đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia sẻ cảm nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài HS chia sẻ câu trả lời trước lớp, HS khác lắng nghe

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi những chia sẻ hay và thú vị của HS.

- Từ chia sẻ của HS, GV tổng kết lại ý kiến và gợi dẫn vào chủ đề bài học

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học

a. Mục tiêu:
Nắm được nội dung chủ đề Những gương mặt thân quen và liên hệ được với những suy nghĩ trải nghiệm của bản thân.

b. Nội dung: GV gợi dẫn HS thông qua các câu danh ngôn để đưa HS đến với chủ điểm bài học.

c. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ được suy nghĩ, trải nghiệm bản thân về việc học.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK (trang 10) và dẫn HS vào chủ điểm của bài học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc phần giới thiệu bài học
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một vài HS chia sẻ, trả lời các câu hỏi gợi mở của GV trước lớp, yêu cầu HS cả lớp lắng nghe và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần tham gia thảo luận của cả lớp.
- GV chốt kiến thức về chủ đề bài học 🡺 Ghi lên bảng.
I. Giới thiệu bài học.
- Chủ đề 1: Cuộc sống quanh ta có biết bao điều đáng nhớ: gương mặt thương yêu của người thân, bạn bè; ánh trăng lấp lánh trên dòng sông; vạt nắng trên hàng cau; ngọn khói lam chiều;... Tất cả những điều đó làm nên sự giàu có trong tâm hồn chúng ta.
Nhiều gương mặt thân yêu, khoảnh khắc kỳ diệu của cuộc sống đã được thể hiện rất sinh động trong các vấn thơ. Bài học này sẽ giúp em cảm nhận được điều đó qua các bài thơ sáu chữ, bảy chữ.


Hoạt động 2: Tìm hiểu tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu:
Giúp HS hiểu được khái niệm của thơ sáu chữ, bảy chữ, vần, bố cục bài thơ, mạch cảm xúc của bài thơ, cảm hứng chủ đạo, vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học, đặc điểm và tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phần Tri thức Ngữ Văn.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung phần Tri thức Ngữ Văn.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm thơ sáu chữ, thơ bảy chữ, vần liền và vần cách
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi nhằm kích hoạt kiến thức nền về đặc điểm thơ 6 chữ, thơ 7 chữ
+ Thơ sáu chữ là:….
+ Thơ bảy chữ là…

- GV cho HS đọc to thông tin trong mục Tri thức Ngữ Văn trong SGK (trang 11), sau đó đặt một số câu hỏi để kiểm tra mức độ nắm bắt thông tin của HS:
+ Nêu đặc điểm của vần liền?
+ Nêu đặc điểm của vần cách?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm đôi để hoàn thành bài tập gợi dẫn.
- HS nghe câu hỏi, đọc phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành trả lời câu hỏi chắt lọc ý.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.
và mối liên hệ giữa các yếu tố này.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức 🡺 Ghi lên bảng.





Nhiệm vụ 2:
Tìm hiểu liên kết trong văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tiếp tục đọc thông tin trong mục Tri thức Ngữ Văn trong SGK (trang 11) về bố cục của bài thơ và mạch cảm xúc của bài thơ, cảm hứng chủ đạo ghi chép những ý chính về khái niệm được trình bày trong mục Tri thức Ngữ Văn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS ghi chép tóm lược nội dung ý chính về liên kết văn bản.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức 🡺 Ghi lên bảng.
II. Tri thức Ngữ văn
Thơ sáu chữ, bảy chữ

a/ Khái niệm:
- Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dòng có 6 chữ.
- Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có 7 chữ.
- Mỗi bài có nhiều khổ, mỗi khổ thường có bốn dòng thơ và có cách gieo vần, ngắt nhịp đa dạng.
Vần
Bên cạnh vần chân và vần lưng ( đã học ở chương trình lớp 7 ), vần trong thơ còn được chia thành vần liền và vần cách ( thuộc vần chân ).
- Vần liền là trường hợp tiếng cuối của hai dòng thơ liên tiếp vần với nhau.
- Vần cách là trường hợp tiếng cuối ở hai dòng cách nhau vần với nhau.
Ví dụ: (Ngoài SGK)
Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước, lạnh trời ơi
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người.
(Nguyệt Cầm – Xuân Diệu)
( Vần liền: ngời – ơi )
Tháng giêng mơ về lối
Cỏ mềm buông lời vu vơ
Chú dế xinh xinh đang ngủ
Người xưa mãi biệt xa mờ
( Kí ức Tháng Giêng – Hoàng Mai)


Bố cục của bài thơ
Bố cục của bài thơ là sự tổ chức, sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định. Việc xác định bố cục giúp người đọc có cái nhìn tổng quát, biết rõ bài thơ có mấy phần, vị trí và ranh giới từng phần trong bài thơ, từ đó có thể xác định được mạch cảm xúc của bài thơ.
Mạch cảm xúc của bài thơ
Mạch cảm xúc của bài thơ là sự tiếp nối, sự vận động của cảm xúc trong bài thơ.
Ví dụ: Mạch cảm xúc trong bài Việt Nam quê hương ta của Nguyễn Đình Thi có sự vận động từ cảm xúc tự hào về vẻ đẹp trù phú, thanh bình của quê hương đến cảm xúc tự hào, yêu nước của con người Việt Nam.
Cảm hứng chủ đạo
Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, thường gắn với tư tưởng và đánh giá nhất định được thể hiện xuyên suốt tác phẩm, tác động đến cảm xúc của người đọc
Ví dụ: Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai là cảm hứng xót thương, day dứt xen lẫn bất lực, nuối tiếc khi nhận ra dấu ấn thời gian và những nỗi vất vả của cuộc đời đã in hẳn lên bóng dáng mẹ.
Vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học
Tác phẩm văn học là sản phẩm của trí tưởng tượng, sáng tạo, được thể hiện bằng ngôn từ. Vì thế, khi đọc văn bản, người đọc cần huy động nhận thức, trải nghiệm, sử dụng kết hợp các giác quan để tái hiện trong tâm trí mình hình ảnh con người hay bức tranh đời sống mà nhà văn, nhà thơ đã khắc họa trong văn bản. Nhờ khả năng tưởng tượng, người đọc có thể trải nghiệm cuộc sống được miêu tả, hóa thân vào các nhân vật từ đó cảm nhận và hiểu văn bản đầy đủ, sâu sắc hơn.
Từ tượng hình và từ tượng thanh, đặc điểm và tác dụng
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật chẳng hạn: gập ghềnh, khẳng khiu, lom khom,…
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh trong thực tế, chẳng hạn như khúc khích, róc rách, tích tắc,…
- Từ tượng hình và từ tượng thanh mang giá trị biểu cảm cao, có tác dụng gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, âm thanh một cách sinh động, và cụ thể, thường được sử dụng trong các sáng tác văn chương và lời ăn tiếng nói hằng ngày.





C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Củng cố và vận dụng những kiến thức về bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn để giải quyết bài tập.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập: Sau khi học xong bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn, em tiếp thu được những tri thức gì? Hãy hệ thống hóa lại kiến thức đó bằng sơ đồ tư duy.

- GV hướng dẫn HS hoàn thành sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-
HS lắng nghe GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi một vài HS trình bày sơ đồ đã hoàn thành trước lớp, các HS khác quan sát, lắng nghe và bình chọn ra sản phẩm đẹp, đủ và đúng nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá thái độ học tập của cả lớp và tổng kết lại bài học.



* Hướng dẫn về nhà


- GV dặn dò HS:

+ Ôn tập lại bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn.

+ Soạn bài: Trong lời mẹ hát



TIẾT…: VĂN BẢN 1. TRONG LỜI MẸ HÁT

(Trương Nam Hương)​

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- HS nhận biết được một số yếu tố về vần, nhịp, bố cục của bài thơ

- HS nhận biết và phân tích được những hình ảnh đặc sắc trong bài thơ

- Học sinh nêu được cảm hứng chủ đạo của bài thơ

- Học sinh phân biệt được cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ này với cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ khác

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Trong lời mẹ hát

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về hình ảnh người mẹ trong bài thơ

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản

3. Phẩm chất:

- Yêu thương gia đình

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Trong lời mẹ hát

b. Nội dung: GV tổ chức “Talk show” với nội dung “ Chia sẻ cảm nhận của em về mẹ của mình”

c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS những hiểu biết về anh hùng Trần Quốc Toản (Hoài Văn)

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV đặt câu hỏi cho buổi “Talk show”: “Em hãy chia sẻ cảm nhận của em về người mẹ của mình”

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia chia sẻ cảm nhận

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời từng thành viên trong lớp chia sẻ

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu:
Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Trong lời mẹ hát.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm “ Trong lời mẹ hát”

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm Trong lời mẹ hát.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:

Trương Nam Hương
- Nhà thơ Trương Nam Hương sinh ngày 23-10-1963 tại Hải Phòng, lớn lên ở Hà Nội và vào TP Hồ Chí Minh từ năm 12 tuổi.
- Ông là một nhà thơ tài hoa của nền văn học Việt Nam. Với những chùm thơ hay và giàu ý nghĩa đã giúp ông nhận được nhiều giải thưởng cao quý của văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
- In trong Ban mai xanh, bài thơ lần đầu được đăng trên báo Khăn quàng đỏ năm 1987
b. Thể loại: thơ sáu chữ
c. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
d. Ý nghĩa nhan đề:
Nhan đề bài thơ Trong lời mẹ hát có nghĩa là lời ru của mẹ, lời ru ấy mang nhiều ý nghĩa với người con.
e. Bố cục
Phần 1: 2 khổ đầu: Lời ru của mẹ chứa những kỷ niệm tuổi thơ
Phần 2: khổ thứ 3,4,5,6,7: Sự hi sinh thầm lặng của mẹ
Phần 3: Khổ cuối: Lời ru của mẹ chắp cánh tương lai cho con
Hoạt động 2: Khám phá văn bản

Mục tiêu:


- HS nhận biết được một số yếu tố về vần, nhịp, bố cục của bài thơ

- HS nhận biết và phân tích được những hình ảnh đặc sắc trong bài thơ

- Học sinh nêu được cảm hứng chủ đạo của bài thơ

- Học sinh phân biệt được cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ này với cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ khác

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài thơ Trong lời mẹ hát

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài Trong lời mẹ hát

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, điền vào phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm dán phiếu học tập lên bảng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về hình ảnh người mẹ trong khổ thứ 3 đến khổ thứ 7?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Đặc điểm của thơ sáu chữ có trong bài

- Câu thơ 6 chữ, một đoạn 4 câu
- Vần trong bài thơ là vần cách: “ngào – dao”, “xanh – chanh”; “rồi -nôi”
2. Hình ảnh đặc sắc trong hai đoạn thơ đầu
- Câu thơ: “Chòng chành nhịp võng ca dao”
+ Ẩn dụ: “chòng chành” là chỉ những gian truân, khó nhọc của mẹ nuôi con khôn lớn
+ Đảo ngữ: đưa tính từ “chòng chành lên đầu câu để nhấn mạnh lời ru của mẹ đi cùng năm tháng, gắn liền với quê hương đất nước
- Câu thơ: “Vầng trăng một thời con gái/ Vẫn còn thơm ngát hương cau”
+ Ẩn dụ: Thời gian con gái chỉ tuổi thanh xuân, tuổi trẻ đã qua của mẹ
+ Tác dụng: Thấy được đất nước huyền thoại, nghĩa tình, chất chứa kỉ niệm tuổi thanh xuân tươi đẹp của mẹ.
=> Lời ru của mẹ gợi nhắc bao kỉ niệm thân thương, với những cảnh vật mộc mạc, giản dị mà chan chứa nghĩa tình: dòng sông, nhịp võng, cánh cò, dải đồng, hoa mướp, con gà.
3. Hình ảnh người mẹ (từ khổ thơ 3 – khổ thơ 7)
- Chi tiết: lời ru gắn với hành động giã gạo, cánh đồng lúa dập dờn, áo nâu bạc phếch, mái tóc bạc
- Hình ảnh người mẹ hiện lên với bao lo toan trong cuộc sống trong đời thường, trong sự trôi chảy của thời gian.
- Ý đối lập trong hai câu thơ: “Lưng mẹ cứ còng dần xuống /Cho con ngày một thêm cao” như muốn bộc lộ suy nghĩ về đức hy sinh cao cả, từ đó thể hiện tình yêu và lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ.
- Nhận xét: Người mẹ tần tảo, vất vả làm lụng qua năm tháng để nuôi con trưởng thành, lớn khôn.
4. Lời ru của mẹ chắp cánh tương lai cho con
- Biện pháp nhân hóa “chắp con đôi cánh”. Đó chính là đôi cánh của sự động viên, một sự khích lệ to lớn như để khích lệ tinh thần con chiến đấu với dòng đời tràn đầy những khó khăn, luôn đứng sau hỗ trợ khi con có vấp ngã trên đường đời.
III/ TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật

- Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá để nhấn mạnh sự khổ cực của mẹ qua thời gian
- Sử dụng thể thơ sáu chữ, lời thơ mộc mạc, gần gũi, giản dị
- Phương pháp tương phản: Lưng mẹ còng xuống con thêm cao
2. Nội dung
- Bài thơ chính là sự khẳng định ,niềm tin về tương lai của người con khi phải lớn lên và tự mình đối diện với cuộc đời dài rộng. Sắc thái chủ đạo của bài thơ là tình cảm gắn bó, yêu kính dành cho mẹ, sự yêu mến với quê hương mộc mạc, nghĩa tình.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Trong lời mẹ hát

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Nhận biết và phân tích cảm hứng chủ đạo của bài thơ

c. Sản phẩm học tập: HS trình bày cảm hứng chủ đạo của bài thơ

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS trình bày trước lớp

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học về văn bản Trong lời mẹ hát để so sánh hình ảnh người mẹ của bài thơ với hình ảnh người mẹ trong một bài thơ em biết/ đã học

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để viết đoạn văn ngắn khoảng 5 -7 câu để so sánh hình ảnh người mẹ

c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1:
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện viết bài vào vở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá

* Hướng dẫn về nhà

- GV dặn dò HS:

+ Ôn tập, nắm được các đặc điểm về thể thơ, nội dung, nghệ thuật của bài thơ

+ Soạn bài tiếp theo

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

- Phiếu học tập:

* Phụ lục:



Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm​

TIÊU CHÍ
CẦN CỐ GẮNG
(0 – 4 điểm)
TỐT
(5 – 7 điểm)
XUẤT SẮC
(8 – 10 điểm)
Hình thức
(2 điểm)
0 điểm
Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả
Sai lỗi chính tả
1 điểm
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu
Trình bày cẩn thận
Không có lỗi chính tả
2 điểm
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu
Trình bày cẩn thận
Không có lỗi chính tả
Có sự sáng tạo
Nội dung
(6 điểm)
1 - 3 điểm
Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm
Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn
Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện
4 – 5 điểm
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn
Trả lời đúng trọng tâm
Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao
6 điểm
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn
Trả lời đúng trọng tâm
Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao
Có sự sáng tạo
Hiệu quả nhóm
(2 điểm)
0 điểm
Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ
Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động
1 điểm
Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát
Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động
2 điểm
Hoạt động gắn kết
Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo
Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động
Điểm
TỔNG
* Phiếu học tập

TIẾT…: VĂN BẢN 2. NHỚ ĐỒNG

(Tố Hữu)​

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- HS nhận biết được một số yếu tố về vần, nhịp, bố cục của bài thơ

- HS nhận biết và phân tích được những hình ảnh đặc sắc trong bài thơ

- Học sinh nêu được cảm hứng chủ đạo của bài thơ

- Học sinh nêu được thông điệp rút ra từ văn bản

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nhớ đồng

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương, đất nước

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Nhớ đồng

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi phát vấn

c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về vùng đất hoặc con người đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV đặt câu hỏi: “Vùng đất hoặc con người nào đã để lại trong em ấn tượng sâu đậm”

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia chia sẻ cảm nhận

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời từng thành viên trong lớp chia sẻ

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu:
Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Nhớ đồng

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm “Nhớ đồng”

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm Nhớ đồng

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:

- Tố Hữu (1920 – 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.
- Thời thơ ấu: Sinh ra và lớn lên trong gia đình Nho học ở Huế, vùng đất cố đô thơ mộng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.
- Thời thanh niên: Sớm giác ngộ cách mạng, hăng say hoạt động và đấu tranh cách mạng, trải qua nhiều lần tù ngục.
- Nghệ thuật thơ Tố Hữu thể hiện ở phong cách trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
Bài thơ nằm trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy.
Bài thơ được viết chính thức vào tháng 7 – 1939.
b. Thể loại: thơ bảy chữ
c. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
d. Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (Từ đầu đến thiệt thà): Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.
- Phần 2 (Tiếp theo đến ngát trời): Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.
- Phần 3 (Còn lại): Trở lại thực tại trại giam cầm lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.
Hoạt động 2: Khám phá văn bản

Mục tiêu:


- HS nhận biết được một số yếu tố về vần, nhịp, bố cục của bài thơ

- HS nhận biết và phân tích được những hình ảnh đặc sắc trong bài thơ

- Học sinh nêu được cảm hứng chủ đạo của bài thơ

- Học sinh nêu được thông điệp từ văn bản

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài thơ Nhớ đồng

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài Nhớ đồng

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, điền vào phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm dán phiếu học tập lên bảng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ?
+ Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ? Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?
+ Theo em, chủ đề của bài thơ là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
II. Tìm hiểu chi tiết
Đặc điểm của thế thơ bảy chữ trong bài

- Câu thơ bảy chữ, mỗi đoạn thơ thường có 4 câu thơ.
- Vần trong bài thơ là vần liền: “mùi – vui”, “đời – hơi”, “đồng – sông”; vần cách: “vui – bùi”, “đời – rời”.
- Nhịp 4/3; 3/4
Bố cục bài thơ
- Nhận xét: bố cục bài thơ đi từ nỗi nhớ cuộc sống bên ngoài của người tù, nhớ lại bản thân khi chưa bị giam cầm => trở lại với thực tại bị giam cầm.
- Mạch vận động của cảm xúc: từ âm thanh tiếng hò → nhớ đồng quê → nhớ đồng bào → nhớ chính mình,…
- Từ hiện tại → quá khứ → hiện tại → say mê lí tưởng → khát khao tự do
Nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống bên ngoài nhà tù
- Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ tiếng hò, được lặp lại nhiều lần:
+ Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữ trời trưa → Nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh
+ Tiếng hò đã đồng cảm, hoà điệu của nhiều nỗi hiu quạnh → Người chiến sĩ cách mạng thấy nhớ nhung da diết đồng quê, cuộc sống bên ngoài nhà tù.
- Tiếng than khắc khoải, da diết → Diễn tả cõi lòng hoang vắng vì bị cách biệt với thế giới bên ngoài → Nỗi hiu quạnh của người tha thiết yêu đời.
Sự lặp lại → Nhấn mạnh liền ý liên kết nhiều nội dung khác nhau, tô đậm cảm xúc, khắc sâu ý tưởng → Triền miên vì nỗi nhớ da diết.
- Đồng quê thể hiện lên đậm đà nỗi nhớ của tác giả: Cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp, con đường quen.
→ Tất cả đều đơn sơ gần gũi quen thuộc, thân thương nhưng bị ngăn cách.
- Con người gần gũi thân thuộc thân thương:
+ Những lưng còng xuống luống cày.
+ Những bàn tay vãi giống.
+ Một giọng hò đưa bố mẹ già xa đơn chiếc (linh hồn đã khuất).
- Nỗi nhớ chân thật đậm tình thương mến
- Nhớ đến bản thân mình: Nhớ tới những ngày tháng tự do hoạt động cách mạng.
⇒ Say mê lý tưởng, khao khát tự do sôi nổi cho nên càng cảm thấy cô đơn với thực tại cuộc sống bị giam cầm.
III/ TỔNG KẾT
1.Nghệ thuật

- Sử dụng rất thành công biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc.
- Giọng thơ da diết, khắc khoải, sâu lắng.
- Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mộc mạc, đời thường.
2. Nội dung
- Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình.
- Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Nhớ đồng

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Viết khoảng 5 câu hoặc vẽ một bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng

c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh/ tranh vẽ trên giấy A4

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS trình bày trước lớp

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học về văn bản liên hệ với tình yêu quê hương, đất nước

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trình bày những việc làm biểu hiện tình yêu của em đối với quê hương, đất nước

c. Sản phẩm học tập: Phần trình bày của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1:
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nêu những việc làm cụ thể trước lớp

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá

* Hướng dẫn về nhà

- GV dặn dò HS:

+ Ôn tập, nắm được các đặc điểm về thể thơ, nội dung, nghệ thuật của bài thơ

+ Soạn bài tiếp theo

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

- Phiếu học tập:

* Phụ lục:



Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm​

TIÊU CHÍ
CẦN CỐ GẮNG
(0 – 4 điểm)
TỐT
(5 – 7 điểm)
XUẤT SẮC
(8 – 10 điểm)
Hình thức
(2 điểm)
0 điểm
Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả
Sai lỗi chính tả
1 điểm
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu
Trình bày cẩn thận
Không có lỗi chính tả
2 điểm
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu
Trình bày cẩn thận
Không có lỗi chính tả
Có sự sáng tạo
Nội dung
(6 điểm)
1 - 3 điểm
Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm
Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn
Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện
4 – 5 điểm
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn
Trả lời đúng trọng tâm
Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao
6 điểm
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn
Trả lời đúng trọng tâm
Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao
Có sự sáng tạo
Hiệu quả nhóm
(2 điểm)
0 điểm
Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ
Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động
1 điểm
Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát
Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động
2 điểm
Hoạt động gắn kết
Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo
Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động
Điểm
TỔNG
* Phiếu học tập



TIẾT…: ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: NHỮNG CHIẾC LÁ THƠM THO

(Trương Gia Hòa)​

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- HS nhận biết và phân tích được tình cảm giữa nhân vật “tôi” với bà được thể hiện trong những kỉ niệm thời ấu thơ

- HS nêu được một vài điểm giống nhau và khác nhau trong cách thể hiện hình ảnh người bà của văn bản này với văn bản khác mà em đã đọc

- HS phân tích được từ ngữ, chi tiết đặc sắc trong văn bản

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Những chiếc lá thơm tho

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tình cảm bà, cháu trong văn bản

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản

3. Phẩm chất:

- Yêu thương người thân, gia đình

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Những chiếc lá thơm tho

b. Nội dung: Tổ chức hoạt động “Điều cháu muốn nói”

c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS với người bà của mình

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV phát phiếu điền “Điều cháu muốn nói” cho học sinh

- Giáo viên yêu cầu học sinh ghi lại những điều em muốn nói với bà của mình, HS có thể không điền tên vào phiếu

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia chia sẻ cảm nhận

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV động viên tất cả HS trong lớp đều tham gia và nộp lại phiếu cho GV

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu:
Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Những chiếc lá thơm tho

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm “Nhũng chiếc lá thơm tho”

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm Những chiếc lá thơm tho

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:

- Trương Gia Hòa quê quán ở Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
- Trương Gia Hòa xuất hiện trên văn đàn từ giữa những năm 1990 khi còn là sinh viên Khoa Ngữ văn - Báo chí Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh.
2. Tác phẩm
In trong tập “Sài Gòn thềm xưa nắng rụng”, NXB Văn hóa – Văn nghệ TPHCM 2017
Hoạt động 2: Khám phá văn bản

Mục tiêu:


- HS nhận biết và phân tích được tình cảm giữa nhân vật “tôi” với bà được thể hiện trong những kỉ niệm thời ấu thơ

- HS nêu được một vài điểm giống nhau và khác nhau trong cách thể hiện hình ảnh người bà của văn bản này với văn bản khác mà em đã đọc

- HS phân tích được từ ngữ, chi tiết đặc sắc trong văn bản

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Những chiếc lá thơm tho

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài Những chiếc lá thơm tho

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
KỸ THUẬT MẢNH GHÉP
Nhiệm vụ 1: Nhóm chuyên gia
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người
Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ:
Nhóm 1: Những hình ảnh, sự vật, trò chơi nào xuất hiện trong thời thơ ấu của nhân vật tôi?
Nhóm 2: Nhân vật tôi được bà dạy làm nên món đồ chơi nào?
Nhóm 3: Em có nhận xét gì về tình cảm của người bà dành cho người cháu trong văn bản?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, điền vào phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm dán phiếu học tập lên bảng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 2: Các nhóm mảnh ghép
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1 – 2 người từ nhóm 1, 1 – 2 người từ nhóm 2, 1 – 2 người từ nhóm 3…)
Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau
Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết
Câu hỏi: Tại sao trong số những kỉ niệm thời ấu thơ, nhân vật tôi lại ấn tượng với những chiếc lá thơm nhất?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
II. Tìm hiểu chi tiết
Tình cảm giữa nhân vật tôi và bà

- Kỉ niệm thời thơ ấu: bà bày cách chơi với những chiếc lá (làm cào cào, chim sẻ bằng lá dừa, lồng đèn bằng cau kiểng, đan nong bằng lá chuối, làm đầu trâu bằng lá xoài, làm làn xách đi hái hóa, bắt bướm bằng lá dừa nước, bà hái lá xông khi tôi bệnh cảm.
- Thể hiện tình yêu thương, chăm sóc ân cần, chu đáo của bà với cháu.
So sánh cách thể hiện hình ảnh người bà ở văn bản này với văn bản hương khúc (Nguyễn Quang Thiều)
- Giống: đều hiện lên hình ảnh người bà chân chất, mộc mạc, giàu tình yêu thương với con cháu
- Khác:
+ Những chiếc lá thơm tho: hình ảnh người bà gắn với trò chơi tuổi thơ với những chiếc lá và sự chăm sóc của bà khi cháu bệnh
+ Hương khúc: hình ảnh người bà gắn với kỉ niệm về một món ăn thời thơ ấu (bánh đúc)
Ý nghĩa của từ thơm trong văn bản
- Từ thơm có nghĩa là chứa đầy yêu thương
- Yêu thương ấy của bà theo suốt tuổi thơ và cả cuộc đời của nhân vật tôi
Chia sẻ câu chuyện về tình cảm của cháu với ông bà mà em biết hoặc trải qua
- Bà là người cho ăn khi còn nhỏ,…
Câu chuyện về cậu bé Tích Chu được bà yêu thương, chăm sóc nhưng lại quá ham chơi, khiến bà khát nước, biến thành chim. Cậu bé hối hận, tìm suối tiên, lấy nước để bà uống, trở lại thành người,…

III/ TỔNG KẾT
1.Nghệ thuật

- Hình ảnh sinh động, mộc mạc, gần gũi
- Lời văn trong sáng, mạch lạc
2. Nội dung
- Câu chuyện kể lại những kỉ niệm với bà thời thơ ấu, tác giả đã cho thấy tình yêu của người cháu đối với bà, bà là cả bầu trời tuổi thơ của cháu, dù cháu có lớn đến nơi đầy đủ phát triển thì bà vẫn luôn ở đó với sự ân cần, chu đáo. Đó cũng là sự biết ơn của người cháu đối với bà của mình.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Những chiếc lá thơm tho

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm ôn tập

c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Câu 1:
Văn bản Những chiếc lá thơm tho do ai sáng tác?

Thạch Lam.

Trương Gia Hòa.

Nguyễn Nhật Ánh.

Tô Hoài.

Câu 2: Văn bản Những chiếc lá thơm tho thuộc thể loại nào?

Truyện ngắn.

Tiểu thuyết.

Tùy bút.

Tản văn.

Câu 3: Văn bản Những chiếc lá thơm tho có xuất xứ từ đâu?

Cuốn “Đêm nay con có mơ không?”.

Cuốn “Sóng sánh mẹ và anh”.

Cuốn “Sài Gòn thềm xưa nắng rụng”.

Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 4: Văn bản Những chiếc lá thơm tho kể về những kỉ niệm của nhân vật “tôi” với ai?

Người bà của mình.

Người cha của mình.

Người chị của mình.

Người mẹ của mình.

Câu 5: Những kỉ niệm của nhân vật “tôi” với bà của mình liên quan đến cái gì?

Những cái cây trong vườn nhà.

Cách chơi với những chiếc lá.

Những trò chơi dân gian.

Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Những con cào cào, chim sẻ, con rết được thắt bằng lá gì?

Lá cau.

Lá bàng.

Lá dừa.

Lá ổi.

Câu 7: Người bà dạy nhân vật “tôi” làm những gì với những chiếc lá?

Lồng đèn.

Cái làn đi hái hoa, bắt bướm.

Đầu trâu.

Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Khi nhân vật “tôi” còn nhỏ, khi bà dường như biết trước sự ra đi của ông, bà đã sai anh rể của nhân vật “tôi” đi hái lá gì?

Lá tràm khuynh diệp.

Lá trầu không.

Lá lộc vừng.

Lá chuối.

Câu 9: Số lá tràm khuynh diệp được hái về dùng để làm gì?

Để dạy nhân vật “tôi” làm thành các hình con vật.

Lót dưới đáy hòm cho người ông nằm trên đó khi ra đi.

A, B đều đúng.

A, B đều sai.

Câu 10: Từ “đệm bàng” trong câu văn “Ba buổi chiều liên tục, khi trời hết nắng thì bà gom chúng lại trên một chiếc đệm bàng to.” nghĩa là gì?

Đệm được làm từ lá bàng.

Đệm được lót dưới bằng quả bàng.

Đệm được làm từ cỏ bảng.

Đệm được làm từ thân cây bàng.

Đáp án: 1 – B, 2 – D, 3 – C, 4 – A, 5 – B, 6 – C, 7 – D, 8 – A, 9 – B, 10 - A

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trình bày trước lớp

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học về văn bản liên hệ với bản thân

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học viết một đoạn văn ngắn khoảng 10-12 dòng nêu cảm nghĩ của em về tình cảm bà cháu trong văn bản trên

c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1:
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá

* Hướng dẫn về nhà

- GV dặn dò HS:

+ Ôn tập, nắm được nội dung bài học

+ Soạn bài tiếp theo

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

- Phiếu học tập:

* Phụ lục:

- Phiếu học tập:




Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm​

TIÊU CHÍ
CẦN CỐ GẮNG
(0 – 4 điểm)
TỐT
(5 – 7 điểm)
XUẤT SẮC
(8 – 10 điểm)
Hình thức
(2 điểm)
0 điểm
Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả
Sai lỗi chính tả
1 điểm
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu
Trình bày cẩn thận
Không có lỗi chính tả
2 điểm
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu
Trình bày cẩn thận
Không có lỗi chính tả
Có sự sáng tạo
Nội dung
(6 điểm)
1 - 3 điểm
Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm
Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn
Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện
4 – 5 điểm
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn
Trả lời đúng trọng tâm
Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao
6 điểm
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn
Trả lời đúng trọng tâm
Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao
Có sự sáng tạo
Hiệu quả nhóm
(2 điểm)
0 điểm
Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ
Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động
1 điểm
Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát
Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động
2 điểm
Hoạt động gắn kết
Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo
Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động
Điểm
TỔNG
* Phiếu học tập

TIẾT: …THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- HS xác định được từ tượng thanh và từ tượng hình

- HS nêu được tác dụng của từ tượng thanh và từ tượng hình

- HS phân tích được nét độc đáo khi liên kết các từ ngữ trong câu văn

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập các từ tượng thanh, tượng hình trong câu văn, đoạn văn, đoạn thơ

- Năng lực trình bày suy nghĩ về tác dụng của việc sử dụng từ tượng thanh và từ tượng hình

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận

3. Phẩm chất:

- Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học

b. Nội dung: Tổ chức hoạt động “Think – Pair – Share ” ( Nghĩ – bắt cặp - chia sẻ)

c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV đặt câu hỏi phát vấn “ Em hãy nêu cách hiểu của mình về từ tượng thanh và từ tượng hình”

- GV yêu cầu học sinh tổ chức thảo luận nhóm đôi

- GV gọi đại diện nhóm chia sẻ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia chia sẻ câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- Phần trả lời của học sinh

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm, tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh

a. Mục tiêu:

b. Nội dung:
HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến khái niệm, đặc điểm, tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến nội dung bài học

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành phiếu học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày vào phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
1. Từ tượng hình
Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật, chẳng hạn: gập ghềnh, khẳng khiu, lom khom
Ví dụ:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
(Nguyễn Khuyến, Thu điếu)
+ Tẻo teo: gợi tả hình ảnh nhỏ bé đến mức không đáng kể
2. Từ tượng thanh
- Là từ mô phỏng âm thanh trong thực tế, chẳng hạn: khúc khích, róc rách, tích tắc,…
Ví dụ:
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà
Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
(Vũ Quần Phương, Đợi mẹ)
+ Ì oạp: mô phỏng âm thanh mạnh, liên tiếp của bàn chân lội trong bùn
=> Từ tượng hình và từ tượng thanh mang giá trị biểu cảm cao, có tác dụng gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, âm thanh một cách sinh động, cụ thể, thường được sử dụng trong các sáng tác văn chương và lời ăn tiếng nói hằng ngày.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học về từ tượng hình, từ tượng thanh

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Hoàn thành các bài tập trong SGK trang 20-21

c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


Bài tập SGK trang 20 -21

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trình bày trước lớp

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học về văn bản sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) với chủ đề “NGƯỜI EM YÊU THƯƠNG”

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) với chủ đề “NGƯỜI EM YÊU THƯƠNG”

c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1:
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá

* Hướng dẫn về nhà

- GV dặn dò HS:

+ Ôn tập, nắm được các đặc điểm, tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh

+ Soạn bài tiếp theo

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

- Phiếu học tập:



* Phụ lục:



Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm​

TIÊU CHÍ
CẦN CỐ GẮNG
(0 – 4 điểm)
TỐT
(5 – 7 điểm)
XUẤT SẮC
(8 – 10 điểm)
Hình thức
(2 điểm)
0 điểm
Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả
Sai lỗi chính tả
1 điểm
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu
Trình bày cẩn thận
Không có lỗi chính tả
2 điểm
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu
Trình bày cẩn thận
Không có lỗi chính tả
Có sự sáng tạo
Nội dung
(6 điểm)
1 - 3 điểm
Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm
Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn
Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện
4 – 5 điểm
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn
Trả lời đúng trọng tâm
Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao
6 điểm
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn
Trả lời đúng trọng tâm
Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao
Có sự sáng tạo
Hiệu quả nhóm
(2 điểm)
0 điểm
Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ
Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động
1 điểm
Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát
Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động
2 điểm
Hoạt động gắn kết
Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo
Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động
Điểm
TỔNG
* Phiếu học tập

* Đáp án bài tập

Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh có trong những trường hợp sau và phân tích tác dụng của chúng:


a. Tuổi thơ chở đầy cổ tích

Dòng sông lời mẹ ngọt ngào

Đưa con đi cùng đất nước

Chòng chành nhịp võng ca dao

(Trương Nam Hương, Trong lời bài hát)

b. Con nghe thập thình tiếng cối

Mẹ ngồi giã gạo ru con

(Trương Nam Hương, Trong lời bài hát)

c. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp.

(Truyện dân gian Việt Nam, Ếch ngồi đấy giếng)

d. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Trả lời:

a. Từ tượng hình: Chòng chành

→ Tác dụng: Giúp câu thơ diễn tả rõ nét, chân thực hơn sự khó khăn, vất vả của người mẹ.

b. Từ tượng thanh: thập thình

→ Tác dụng: Giúp câu thơ trở nên gần gũi, thân thuộc hơn.

c. Từ tượng thanh: ồm ộp

→ Tác dụng: Giúp cho âm thanh tiếng ếch kêu trở nên sinh động, chân thật hơn.

d. Từ tượng thanh: phanh phách

→ Tác dụng: Giúp cho câu văn trở nên sinh động, cụ thể, thấy rõ được sự nhanh, khỏe từ những chiếc vuốt của Dế mèn.

Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Liệt kê năm từ tượng hình gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của con người và năm từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của thế giới tự nhiên.

Trả lời:


- Năm từ tượng hình gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của con người: lom khom, thướt tha, lừ đừ, thất thiểu, tập tễnh.

- Năm từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của thế giới tự nhiên: xào xạc, ào ào, lộp bộp, tích tắc, soàn soạt.

Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Điền từ tượng thanh, từ tượng hình phù hợp vào chỗ trống (làm vào vở):

a. Đêm khuya thanh vắng, chỉ còn tiếng mưa rơi… bên hiên nhà.

b. Mùa đông, cây bàng vươn dài những cành…, trơ trụi lá.

c. Sự tĩnh lặng của đêm tối khiến tôi nghe rõ tiếng côn trùng kêu… từ ngoài đồng ruộng đưa vào.

d. Ở miệt này, sông ngòi, kênh rạch bủa giăng… như mạng nhện.

đ. Đó là một ngôi làng đặc biệt nằm giữa những ngọn núi đá…ở Hà Giang.

Trả lời:

a. Đêm khuya thanh vắng, chỉ còn tiếng mưa rơi tí tách bên hiên nhà.

b. Mùa đông, cây bàng vươn dài những cành khẳng khiu, trơ trụi lá.

c. Sự tĩnh lặng của đêm tối khiến tôi nghe rõ tiếng côn trùng kêu rả rích từ ngoài đồng ruộng đưa vào.

d. Ở miệt này, sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện.

đ. Đó là một ngôi làng đặc biệt nằm giữa những ngọn núi đá sừng sững ở Hà Giang.

Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Tìm ít nhất hai ví dụ về việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh ở những văn bản mà em đã đọc và cho biết tác dụng của chúng trong những trường hợp ấy.

Trả lời:

- Ví dụ 1: Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rối hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

→ Từ tượng thanh “bốp” giúp cho người đọc hình dung rõ hơn sự độc ác, máu lạnh của tên cai lệ.

- Ví dụ 2: Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một cái bát lớn đến chỗ chồng nằm.

→ Từ tượng hình “rón rén” giúp cho người đọc thấy rõ nét sự ân cần, nhẹ nhàng của chị Dậu.

Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Phân tích nét độc đáo trong các kết hợp từ ngữ ở các trường hợp sau (chú ý những cụm từ/ câu thơ được in đậm)

a. Khóm trúc, lùm trẻ huyền thoại

Lời ru vẫn vít dây trầu

(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)

b. Đâu những chiều sương phủ bãi đồng

Lúa mềm xao xác ở ven sông

(Tố Hữu, Nhớ đồng)

c. Con nghe dập dờn sóng lúa

Lời ru hóa hạt gạo rồi

(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)

Trả lời:

a. Tác giả sử dụng từ tượng hình “vít” cho người đọc thấy được sự gắn kết, khăng khít của các sự vật được nhắc đến trong câu thơ.

b. Tác giả sử dụng từ tượng thanh “xao xác” giúp cho câu thơ trở nên sống động, có hồn hơn.

c. Tác giả sử dụng từ tượng hình “dập dờn” giúp miêu tả rõ nét, sinh động hơn hoạt động của sự vật được nói đến.

Câu 6 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Viết đoạn văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc từ tượng thanh.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo


Kỳ nghỉ hè vừa qua, em cùng gia đình đi tham quan vịnh Hạ Long. Đã lâu lắm rồi em mới có một kì nghỉ hè thoải mái như thế này. Để chuẩn bị cho chuyến đi em đã sắp xếp quần áo, đồ ăn uống... từ ngày hôm trước. Ô tô khởi hành từ lúc 5 giờ 30 sáng, gia đình em đã có mặt tại điểm tập trung từ lúc năm giờ. Dọc đường bộ từ Hà Nội đến Quảng Ninh, trước mắt em là cả một bức tranh sơn thuỷ hùng vĩ, từng ngọn núi sừng sững hiện ra trước mắt em. Ô tô luồn lách qua những chiếc cầu và núi đá nhỏ, sau hơn một tiếng thì đoàn du lịch bắt đầu xuống xe để đi tàu thuỷ tham quan các hang động. Từ những vòm đá cao nhất rủ xuống những dải thạch nhũ cột băng pha trộn đủ mọi màu sắc của cầu vồng, em nghe nói hang đẹp nhất là hang Đầu gỗ. Đây là cung điện với nhiều gian phòng ngoắt ngoéo, chỉ một giọt nước nhẹ rơi xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng. Cả buổi sáng, em cùng gia đình chỉ tham quan hang động, mọi người bắt đầu chụp nhanh cảnh đẹp ở đây rồi vội vàng lên xe đến nhà nghỉ. Buổi chiều cả nhà em ra vườn hoa chụp ảnh làm kỷ niệm rồi lên núi ngay gần nhà nghỉ "Thăng Long" ngắm cảnh. Buổi tối, những chiếc đèn thắp sáng mọi nơi, em cùng mẹ ra ăn chè ở quán, cạnh khách sạn nơi mà gia đình em đang ở. Còn bố thì đọc báo, xem tivi ở phong nghỉ. Thời gian trôi qua, cả đoàn bắt đầu lên đường về Hà Nội. Sức hấp dẫn của vịnh Hạ Long đã khiến cho nới đây quanh năm luôn là điểm hội tụ của khách du lịch trong và ngoài nước. Mọi người đều đến đây tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển... Ai cũng thấy khoan khoái, hài lòng trước vẻ đẹp kì quan của thế giới.



TIẾT…: ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI: CHÁI BẾP

(Lý Hữu Lương)​

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- HS tìm và nhận xét được hiệu quả của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, vần, nhịp

- HS làm rõ được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của bài thơ

- Học sinh xác định được bố cục, chủ đề, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chái bếp

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về cách thể hiện hình ảnh “chía bếp” của bài thơ

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản

3. Phẩm chất:

- Yêu thương gia đình

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Chái bếp

b. Nội dung: GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” về các dân tộc trên đất nước ta mà em biết

c. Sản phẩm: Phần trình bày của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng”, trong thời gian 2 phút, mỗi bạn trong 1 tổ sẽ lên bảng ghi tên một dân tộc trên đất nước ta mà em biết.

- Tổ nào ghi được nhiều dân tộc nhất sẽ giành chiến thắng

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia chia sẻ cảm nhận

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời từng thành viên trong lớp chia sẻ

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Đất nước ta đa dạng về dân tộc, đặc điểm, cách sống của mỗi dân tộc cũng khác nhau. Và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một dân tộc nổi bật trong số đó đó là người Dao qua bài thơ Chái bếp và ở bài thơ này chúng ta sẽ thấy được những đặc điểm lối sống của họ.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu:
Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Chái bếp

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm “ Chái bếp”

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm Chái bếp

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:

Lý Hữu Lương
Nhà thơ Lý Hữu Lương - dân tộc Dao, sinh năm 1988 tại Yên Bái, hiện công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Tác phẩm đã xuất bản: Người đàn bà cõng trăng đỉnh cô-san (Thơ, NXB Hội Nhà văn, 2013); Bình nguyên đỏ (Trường ca, NXB Lao động, 2016); Mùa biển lặng (Bút ký, NXB Quân đội Nhân dân, 2020); Yao (Thơ, NXB Hội Nhà văn, 2021).
- Thơ Lý Hữu Lương giàu hình tượng, truyền thuyết nhưng đi kèm đó cũng là tính thực tại đời sống của người Dao
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
- In trong Yao, NXB Hội Nhà văn, 2021
b. Thể loại: thơ bảy chữ
c. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
d. Bố cục
- Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh “chái bếp” hiện ra trong tâm tưởng của tác giả
- Phần 2 (Khổ 2, 3, 4): Nhắc nhớ hình ảnh quê nhà với hình ảnh thân thuộc, gắn bó
- Phần 3 (Khổ 5): Khao khát trở về nơi “chái bếp” những người thân yêu.
Hoạt động 2: Khám phá văn bản

Mục tiêu:


- HS tìm và nhận xét được hiệu quả của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, vần, nhịp

- HS làm rõ được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của bài thơ

- Học sinh xác định được bố cục, chủ đề, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài thơ Chái bếp

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài Chái bếp

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: HOẠT ĐỘNG “KHĂN TRẢI BÀN”
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm ( 1 nhóm 4 thành viên) , yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập
- Câu hỏi: “Cách thể hiện hình ảnh “chái bếp” của bài thơ này có gì đặc biệt
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, mỗi bạn điền ý kiến cá nhân vào các góc của phiếu thảo luận.
- Cuối cùng, các nhóm thống nhất và ghi lại câu trả lời ở phần giữa phiếu thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm dán phiếu học tập lên bảng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 2: THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi:
+ Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng sang những hình ảnh nào? Điều đó thể hiện nét đặc biệt gì trong bố cục của bải thơ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 3: HỎI – ĐÁP CÁ NHÂN
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trình bày quan điểm cá nhân
+ Nêu tác dụng của việc sử dụng điệp từ “cho” trong văn bản trên?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
II. Tìm hiểu chi tiết
1.Cách thể hiện hình ảnh “Chái bếp” của bài thơ

- Gắn với nhũng kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật trữ tình
- Gắn với kí ức của gia đình, những người thân yêu
- Những ngọn khói “cong ngủ”, “nằm nghe”, “thõng mình” giống như một đứa trẻ đang được mẹ ru ngủ. Đó vừa là những hình ảnh nhân hóa độc đáo, vừa khiến người đọc cảm nhận được cái ngộ nghĩnh, đáng yêu mà tác giả dành cho căn chài bếp thân thương này.
=> Tác giả miêu tả chi tiết về không gian và thời gian của căn bếp, khiến cho các hình ảnh hiện lên rất mộc mạc và giản dị.








2. Hình ảnh “chái bếp” tạo nhiều liên tưởng

- Chái bếp → Ngọn khói, nồi cám → Cánh nỏ → quá giang than củi → cọ, máng → củi lửa, tiếng ngô, tiếng mẹ
=> Từ ngọn khói bên nồi cám của mẹ đến thần bếp trong than củi, tất cả những hình ảnh được tác giả miêu tả đều sinh động và chân thật. Những âm thanh như tiếng cười, tiếng khóc của những đứa trẻ cùng với tiếng bếp lửa tí tách, khiến cho căn chái bếp luôn nhộn nhịp và đầy sống động
- Bố cục của bài thơ đi từ hồi tưởng, nhớ thương đến khao khát muốn trở về.









3. Tác dụng của điệp từ “cho” trong bài thơ

- Lặp lại 6 lần => Nhấn mạnh hình ảnh quen thuộc, tình cảm da diết, khao khát muốn trở về của tác giả.
4. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ
- Nỗi nhớ da diết của nhân vật trữ tình
Về hình ảnh chái bếp
5. Chủ đề
Chủ đề của bài thơ Chái bếp: Tác giả thể hiện sự trân trọng với những giá trị văn hóa tốt đẹp, truyền thống gia đình và hơn hết là muốn lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau


III/ TỔNG KẾT
1.Nghệ thuật

- Tác giả sắp xếp các hình ảnh, sự vật theo bố cục mở rộng, từ những thứ gần gũi giản dị đến những hình ảnh, sự vật rộng lớn hơn.
- Sử dụng điệp từ nhấn mạnh nỗi nhớ thương da diết của tác giả, kỉ niệm tuổi thơ.
- Sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa độc đáo: ngọn khói “cong ngủ”, “nằm nghe”, “thõng mình”
2. Nội dung
- Bài thơ nói về kỉ niệm tuổi thơ cùng cha mẹ bên chái bếp thân thương.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Chái bếp

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ nêu cảm nhận của em về bài thơ Chái bếp

c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài thơ Chái bếp

*Đoạn văn tham khảo (xem ở phụ lục)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS trình bày trước lớp

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học về văn bản sưu tầm thêm những bài thơ khác cùng chủ đề ( học thuộc một bài thơ )

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để sưu tầm thêm những bài thơ khác cùng chủ đề ( học thuộc một bài thơ )

c. Sản phẩm học tập: Phần chuẩn bị của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1:
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện sưu tầm và học thuộc 1 bài thơ cùng chủ đề

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày trước lớp vào buổi học sau , yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá

* Hướng dẫn về nhà

- GV dặn dò HS:

+ Ôn tập, nắm được các đặc điểm về thể thơ, nội dung, nghệ thuật của bài thơ

+ Soạn bài tiếp theo

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

* Phụ lục:




Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm​

TIÊU CHÍ
CẦN CỐ GẮNG
(0 – 4 điểm)
TỐT
(5 – 7 điểm)
XUẤT SẮC
(8 – 10 điểm)
Hình thức
(2 điểm)
0 điểm
Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả
Sai lỗi chính tả
1 điểm
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu
Trình bày cẩn thận
Không có lỗi chính tả
2 điểm
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu
Trình bày cẩn thận
Không có lỗi chính tả
Có sự sáng tạo
Nội dung
(6 điểm)
1 - 3 điểm
Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm
Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn
Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện
4 – 5 điểm
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn
Trả lời đúng trọng tâm
Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao
6 điểm
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn
Trả lời đúng trọng tâm
Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao
Có sự sáng tạo
Hiệu quả nhóm
(2 điểm)
0 điểm
Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ
Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động
1 điểm
Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát
Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động
2 điểm
Hoạt động gắn kết
Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo
Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động
Điểm
TỔNG
* Phiếu học tập

* Đoạn văn mẫu


Những kí ức tuổi thơ như là cái nôi nuôi dưỡng tình cảm của mỗi người. Đọc bài thơ “Chái bếp” của tác giả Lý Hữu Lương càng khiến em hiểu thêm sâu sắc, cái tình cảm thắm thiết mà tác giả dành cho kí ức tuổi thơ của mình bên chái bếp thân thuộc. Bài thơ là hình ảnh căn chài bếp hiện lên thật mộc mạc, giản dị được tác giả miêu tả với tất cả tình thương nỗi nhớ của mình. Bài thơ được viết theo thơ bảy chữ, mỗi dòng có bảy chữ như là lời tự sự chân thành của các giả như đang kể lại cái khung cảnh căn chái bếp mà tác giả yêu nó đến nhường nào. “Cho tôi về” được lặp lại ở khổ một, ba, năm như là một lời tha thiết, một tình cảm đặc biệt của tác giả với khung cảnh quen thuộc về căn chái bếp. Tác giả muốn được quay về để lại được thấy những hình ảnh, những âm thanh đặc biệt này. Hình ảnh về ngọn khói bên nồi cám của mẹ, thần bếp trong than củi, có cả hình ảnh con người dầm nắng sương hiện lên vừa chân thật vừa sinh động. Thêm những tình cảm đó, tác giả còn cảm nhận được qua những âm thanh quen thuộc xung quanh chái bếp. Làm sao có thể vắng bóng tiếng cười khóc của những đứa trẻ, được các bà các mẹ ru trên nôi, tiếng bếp lửa tí tách, những âm thanh như hòa cùng hình ảnh như bức tranh sống động khiến tác giả nhớ mãi không quên. Khi đã lớn lên, những hình ảnh căn chái bếp càng khiến tác giả nhớ nhung. Tác giả yêu cái chái bếp nhà mình, mong muốn được trở về tuổi thơ, mong muốn lại được nhìn những hình ảnh âm thanh đó. Đọc bài thơ, em như chìm đắm vào trong tuổi thơ của tác giả. Dẫu có phủ bụi thời gian, dẫu có thay đổi cảnh vật thì những kí ức đó vẫn sẽ in sâu trong lòng tác giả và trong tâm trí người đọc như câu nói “Yêu sao những kí ức tuổi thơ còn mãi trong tim”.







TIẾT ...: LÀM MỘT BÀI THƠ SÁU CHỮ HOẶC BẢY CHỮ

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- Bước đầu biết làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ.

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;

- Năng lực viết, tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập \.

b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV yêu cầu HS chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ về một sự vật, hiện tượng nào đó khiến bản thân có ấn tượng sâu sắc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, chuẩn bị để chia sẻ trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá kết quả

- GV dẫn vào bài học mới: Chúng ta vừa nghe các bạn chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ về một sự vật, hiện tượng nào đó khiến bản thân có ấn tượng sâu sắc. Vậy làm thế nào để có thể làm một bài thơ chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ ấy? Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Hướng dẫn quy trình viết

a. Mục tiêu:
Nắm được được các bước làm bài khi làm một bài thơ.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về một số điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

c. Sản phẩm học tập: HS nắm được một số điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS theo dõi sách giáo khoa trang 22 và đặt câu hỏi:
+ Trước khi viết em cần chú ý điều gì?
+ Để tìm ý tưởng cho bài thơ em cần làm gì?
+ Từ ngữ, hình ảnh sử dụng trong bài thơ cần thể hiện được điều gì?
+ Khi đọc, trình bày bài thơ, em cần chú ý điều gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 3 – 4 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức một số điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ.
I/ Hướng dẫn quy trình viết
Bước 1: Trước khi viết

Đọc lại những bài thơ ở phần Đọc để đọc cách thể hiện cảm xúc về cuộc sống của các nhà thơ
Quan sát cuộc sống xung quanh để lựa chọn bất cứu đề tài nào gợi cho em nhiều cảm xúc
Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ
* Chú ý đến sự vật hiện tượng đã để lại trong em ấn tượng, cảm xúc sâu sắc nhất. Xác định cảm xúc được gợi nên từ sự vật hiện tượng.
Ví dụ: cảm xúc vui tươi khi được quây quần cùng người thân ngày Tết; niềm bâng khuâng xao xuyến khi hoa phượng rực đỏ sân trường...
Bước 3: Làm thơ
• Chọn từ ngữ miêu tả âm thanh, mùi vị màu sắc, hình ảnh của sự vật, hiện tượng để thể hiện cách nhìn, cách cảm sự vật, hiện tượng.
• Dùng từ láy hoặc các biện pháp tu từ như nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nói quá, nói giảm nói tránh, đối lập.... để tăng hiệu quả biểu đạt của hình tượng thơ.
• Thay thế những từ ngữ đã có bằng những từ ngữ khác (có nghĩa) mà vẫn giống hoặc gần nhau để gieo vần cho bài thơ, ví dụ như: mình – tình, đông – hồng
• Lựa chọn từ ngữ, dấu câu để tạo sự ngắt nhịp linh hoạt sao cho thể hiện được chính xác tình cảm, cảm xúc của em.
• Đọc diễn cảm các câu thơ đã viết, lắng nghe xem giọng điệu có phù hợp với cảm xúc mà em muốn thể hiện hay không.
Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ
• Dùng bảng kiểm bên dưới để kiểm tra nội dung và hình thức của bài thơ
(xem ở phụ lục)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Luyện tập làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ thể hiện cảm xúc của em về một sự vật hoặc hiện tượng nào đó trong cuộc sống

b. Nội dung: HS thực hành làm một bài thơ sáu hoặc bảy chữ thể hiện cảm xúc của em về một sự vật hoặc hiện tượng nào đó trong cuộc sống

c. Sản phẩm học tập: Bài thơ HS làm được.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Viết bài


- GV yêu cầu HS hoàn thành bài thơ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu GV giao.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu HS hoàn thiện bài viết và chuẩn bị nộp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chỉnh sửa, góp ý cho HS.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV yêu cầu HS dùng bảng kiểm để tự kiểm tra, điều chỉnh bài viết của bản thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, trình bày những gì đã học được từ quá trình viết của bản thân và những gì học hỏi được từ bạn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 HS lên kiểm phiếu để nêu bài thơ được bình chọn là bài thơ hay nhất của lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chỉnh sửa, góp ý cho HS.

* Hướng dẫn về nhà

- GV dặn dò HS:

+ Ôn tập, nắm được các bước làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

+ Soạn bài tiếp theo

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

- Phiếu học tập:


Ý tưởng của tôi về bài thơ sẽ viết
1. Sự việc, con người, cảnh sắc thiên nhiên đã để lại cho tôi cảm xúc sâu sắc là: ..............................................................................................................................
..............................................................................................................................2. Từ ngữ, hình ảnh nảy sinh trong đầu tôi là: .............................................................................................................................
..............................................................................................................................3. Tôi viết điều này để ..............................................................................................................................
..............................................................................................................................


- Bảng kiểm hình thức và nội dung của một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

Tiêu chí
Đạt
Chưa đạt
Hình thứcCó các dòng thơ sáu chữ hoặc bảy chữ
Có nhan đề phù hợp với nội dung văn bản
Sử dụng được ít nhất một cách gieo vần
Sử dụng một số biện pháp tu từ
Các từ ngữ trong bài thơ thể hiện chính xác điều người viết muốn nói
Các hình ảnh trong bài thơ sống động, thú vị
Có độ dài tối thiểu: Bốn dòng thơ (mỗi dòng sáu chữ hoặc bảy chữ)
Nội dungBài thơ thể hiện được một trạng thái cảm xúc, một suy ngẫm nào đó về thiên nhiên hoặc con người


* Một số bài thơ tham khảo

Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ
Mùi hoa thiên lí thoảng chiều thu
Con cò bay lả trong câu hát
Giấc trẻ say dài nhịp võng ru.
Lá thấp cành cao gió đuổi nhau
Góc vườn rụng vội chiếc mo cau
Trái na mở mắt nhìn ngơ ngác
Đàn kiến trường trinh tự thuở nào.
Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non
Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con


(Chiều thu – Sưu tầm)

Quê hương giản dị chẳng đâu xa
Bãi mía vườn rau với ruộng cà
Khóm trúc bờ đê chiều nhạt nắng
Dập dờn sóng lúa chạy la đà

Quê hương mộc mạc chẳng kiêu sa
Mái lá đơn sơ dưới nắng tà
Khói toả lam chiều thơm gạo mới
Du dương tiếng gió hát ngân nga

Quê hương sách sử đã in ra
Một dải cong cong khảm ngọc ngà
Núi đá chênh vênh bên biển lớn
Rừng xanh suối mát trãi muôn hoa


(Quê hương – Sưu tầm)



TIẾT ...: VIẾT. VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI THƠ TỰ DO

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- Biết viết đoạn văn đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết; tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc một bài thơ tự do

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;

- Năng lực viết, tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức về kiểu văn bản (đoạn văn) ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do

b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Trong bài 1 (NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU ), chúng ta đã học những bài thơ nào? Em thích bài nào nhất, vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt và dẫn dắt vào bài học

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức về kiểu văn bản

a. Mục tiêu:
Nhận biết được đặc điểm đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ tự do

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về đặc điểm đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ tự do

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, yêu cầu HS thảo luận, điền vào phiếu học tập về đặc điểm đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ tự do
Hình thứcNội dung
Đặc điểm
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV yêu cầu, đọc kiến thức trong SGK và hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 3 HS trình bày bài làm của mình trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thứ.
I. Tìm hiểu chung
1. Đặc điểm
-
Đoặn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do là đoạn văn thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người đọc về một bài thơ tự do (thể thơ mà người viết không bị rằng buộc vào các quy tắc về số câu, số chữ, số dòng, cách gieo vần,…khi sáng tác).
2. Nội dung
- Biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn, gồm nhiều câu được liên kết với nhau, bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.
- Trình bày cảm xúc của người viết về một bài thơ tự do
- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
- Cấu trúc gồm ba phần:
+ Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề)
+ Thân đoạn: trình bày cảm xúc của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ
+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân
Hoạt động 2: Phân tích kiểu văn bản

a. Mục tiêu:
Nắm được đặc điểm của kiểu văn bản đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ qua việc phân tích văn bản mẫu.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về văn bản mẫu.

c. Sản phẩm học tập: Kiến thức HS nắm được về đặc điểm của đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do sau khi trả lời các câu hỏi.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát đoạn văn
- GV mời 2 HS đọc đoạn văn trước lớp, mỗi HS đọc 1 lần, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.
- GV chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi liên quan đến đoạn văn mẫu ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời con
Xác định nội dung câu chủ đề, câu kết đoạn của đoạn văn.
Tóm tắt phần thân đoạn
Tác giả dùng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm nghĩ? Cảm xúc và suy nghĩ được thể hiện như thế nào trong bài viết?
Tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào trong bài thơ để làm rõ cảm nghĩ của mình?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc đoạn văn và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
II. Phân tích kiểu văn bản
Câu 1 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
Xác định nội dung câu chủ đề, câu kết đoạn của đoạn văn.
Trả lời:
- Nội dung câu chủ đề của đoạn văn: “Bài thơ Lời con của Phan Thị Thanh Nhàn đã đưa tôi về thế giới tuổi thơ hồn nhiên, đồng thời khiến tôi ngạc nhiên, thích thú vì những phát hiện tinh tế của nhà thơ về trẻ con.”
→ Giới thiệu nội dung chính của bài thơ Lời con của Phan Thị Thanh Nhàn.
- Câu kết đoạn của đoạn văn: “Tôi thầm cảm ơn nhà thơ đã giúp tôi thấm thía một điều thiêng liêng, đối với cha mẹ, con cái luôn là món quà tuyệt vời nhất”.
→ Rút ra bài học và ý nghĩa thiêng liêng về tình yêu thương gia đình.
Câu 2 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Tóm tắt phần thân đoạn.
Trả lời:
Thế giới hiện lên tươi đẹp, ngộ nghĩnh và hồn nhiên qua đôi mắt ngây thơ của con nhỏ, đã trở thành mạch nguồn trong lành, dạt dào gợi nhiều cảm xúc để tiếng thơ của mẹ cất thành lời.
Câu 3 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Tác giả dùng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm nghĩ? Cảm xúc và suy nghĩ được thể hiện như thế nào trong bài viết?
Trả lời:
- Tác giả đã dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm nghĩ.
- Cảm xúc và suy nghĩ được thể hiện trong bài viết: Cảm xúc ngạc nhiên, thích thú trước những suy nghĩ ngây ngô, hồn nhiên của con trẻ. Cùng những suy nghĩ nhẹ nhàng, sâu lắng trước tình cảm của người mẹ.
Câu 4 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào trong bài thơ để làm rõ cảm nghĩ của mình?
Trả lời:
Những bằng chứng trong bài thơ để làm rõ cảm nghĩ của mình là:
- Chỉ có thể qua đôi mắt trẻ thơ, thế giới mới hiện lên trong veo, ngộ nghĩnh và thú vị đến thế: “cô-ti-vi”, “cái cây là con cô gió”, “ngâm thơ vào nước”…
- Người mẹ muốn làm thơ nhưng cảm xúc chưa nảy sinh, câu chữ “cằn khô”. Đúng lúc này, những lời nói ngây thơ hằng ngày của con vang lên trong tâm trí mẹ khiến cảm xúc tuôn trào.
Câu 5 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Tìm các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn.
Trả lời:
Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn là:
- Phép lặp từ ngữ “bài thơ”, “mẹ”, “con”.
- Phép lặp cú pháp. Bài thơ Lời con của Phan Thị Thanh Nhàn đã đưa tôi về thế giới tuổi thơ hồn nhiên, đồng thời khiến tôi ngạc nhiên, thích thú vì những phát hiện tinh tế của nhà thơ về trẻ con. Chỉ có thể qua đôi mắt trẻ thơ, thế giới mới hiện lên trong veo, ngộ nghĩnh và thú vị đến thế: “cô-ti-vi”, “cái cây là con cô gió”, “ngâm thơ vào nước”…”
Hoạt động 3: Viết theo quy trình

a. Mục tiêu:
Nắm được các bước viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do và viết được đoạn văn.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến quy trình viết và viết được đoạn văn theo quy trình.

c. Sản phẩm học tập: Đoạn văn HS viết được.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị trước khi viết và tìm ý, lập dàn ý: Trước khi viết, em hãy xác định:
+ Mục đích bài viết này là gì?
+ Người đọc bài này có thể là ai?
+ Với mục đích và người đọc đó, em sẽ lựa chọn nội dung và cách viết như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi, suy nghĩ để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 3 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chốt:
+ Mục đích của bài viết: trình bày cảm xúc về một bài thơ tự do
+ Người đọc: thầy cô giáo, bạn bè, những người yêu văn chương.
=> Với mục đích và người đọc đó, chúng ta có thể lựa chọn nội dung và cách viết theo cách tổng phân hợp, phân tích nội dung, sau đó là nghệ thuật của bài thơ.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 2 HS đọc Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý trong SGK (1 bạn đọc phần Tìm ý, 1 bạn đọc phần lập dàn ý).
- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS lập dàn ý, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh để góp ý cho nhau.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin về Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý trong SGK, sau đó lập ý và trao đổi với bạn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời hai cặp HS đứng lên trình bày dàn ý của nhóm mình sau khi đã thống nhất, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 3:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS viết bài. GV nhắc HS: Cần bám vào dàn ý đồng thời nhìn vào yêu cầu đối với đoạn văn để đảm bảo được yêu cầu.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu của GV, sau đó viết bài.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu mỗi HS tự đọc lại bài của mình và dùng bảng kiểm để tự điều chỉnh đoạn văn.
- GV yêu cầu HS đổi vở với bài của bạn để góp ý cho nhau dựa trên bảng kiểm.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chốt một vài bài văn hay.
III. Viết theo quy trình
- Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết (Xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu).



















- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
+ Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tên tác giả, nêu cảm nghĩ chung về bài thơ
+ Thân đoạn: Nêu các ý thể hiện cảm xúc và suy nghĩ về toàn bộ bài thơ hoặc một vài nét độc đáo của bài thơ.
+ Kết đoạn: Khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân






















- Bước 3: Viết đoạn







- Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học về việc viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời câu hỏi liên quan.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV yêu cầu HS nhắc lại yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đọc lại SGK để chuẩn bị trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng được kiến thức đã học để viết một đoạn văn khác ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do

b. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học để viết một đoạn văn khác ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do

c. Sản phẩm học tập: Đoạn văn mà HS viết được.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV yêu cầu HS về nhà viết một đoạn văn khác ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV, về nhà thực hiện.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV nhắc HS sẽ thu bài và chữa bài vào tiết sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét việc học tập của cả lớp trong tiết học

* Hướng dẫn về nhà

- GV dặn dò HS:

+ Đọc lại yêu cầu và quy trình viết đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do

+ Soạn trước bài tiếp theo

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

- Phiếu học tập:

- Bảng kiểm đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do

Tiêu chíĐạtChưa đạt
Mở đoạnMở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng.
Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm xúc về bài thơ.
Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả và cảm xúc khái quát về bài thơ.
Thân đoạnTrình bày cảm xúc về bài thơ theo trình tự hợp lí.
Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.
Kết đoạnKhẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.
Dùng dấu câu để kết thúc đoạn văn
Diễn đạtSử dụng một vài phép liên kết phù hợp
Viết đúng chính tả, ngữ pháp
Dùng từ phù hợp


TIẾT ...: NÓI VÀ NGHE. NGHE VÀ TÓM TẮT NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH CỦA NGƯỜI KHÁC

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- Tóm tắt được ý chính của người khác khi trình bày.

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.

- Năng lực tóm tắt ý chính do người khác trình bày

3. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

- Video nói về tư duy phản biện.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS về bài học

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV sử dụng kĩ thuật KWL để khơi gợi hiểu biết nền của HS về ý nghĩa, các trường hợp sử dụng và cách thức thực hiện kĩ năng có liên quan đến việc tóm tắt ý chính do người khác trình bày.

- GV:

+ Hãy nêu những hiểu biết của em liên quan đến việc tóm tắt ý chính do người khác trình bày. Việc tóm tắt ý chính do người khác trình bày có ý nghĩa như thế nào? Hãy nêu các trường hợp sử dụng và cách thức thực hiện kĩ năng liên quan đến việc tóm tắt ý chính do người khác trình bày.

+ Em muốn tìm hiểu thêm điều gì liên quan đến chủ đề này?


- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS ghi những hiểu biết sẵn có về chủ đề vào cột K, ghi những điều muốn tìm hiểu thêm vào cột W

K
W
L
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi, yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 3 – 4 HS nêu hiểu biết về việc tóm tắt ý chính do người khác trình bày.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động khởi động của HS.

- GV dẫn vào bài học: Tiết học này sẽ giúp các em hiểu được ý nghĩa, các trường hợp sử dụng và cách thức thực hiện kĩ năng tóm tắt ý chính do người khác trình bày.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xác định các thao tác cần thực hiện khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày

a. Mục tiêu:
Xác định được các thao tác cần thực hiện khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu tình huống: Trong giờ học, em chăm chú lắng nghe bài trình bày của bạn và muốn tóm tắt ý chính của bài trình bày ấy.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận theo cặp về các câu hỏi để xác định cách thức tóm tắt ý chính do người khác trình bày:
+ Để có thể tập trung chú ý và nắm bắt được ý chính của bài trình bày thì khi nghe, chúng ta cần thực hiện điều gì?
+ Để việc ghi chép trong quá trình nghe thuận lợi và hiệu quả, chúng ta cần chú ý điều gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trao đổi theo nhóm để trả lời câu hỏi, nắm bắt kiến thức về Bước 1: chuẩn bị trước khi nghe của việc tóm tắt ý chính do người khác trình bày.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu các câu hỏi gợi mở, yêu cầu HS thảo luận theo cặp:
+ Khi nghe thuyết trình, ta nên tập trung vào những nội dung nào?
+ Vì sao cần ghi chép lại nội dung thuyết trình?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
- GV hỏi HS về những điều HS chưa rõ trong cách thực hiện việc tóm tắt ý chính do người khác trình bày.
- GV giải thích cho HS, nhận xét phần thực hiện hoạt động của cả lớp.
Nhiệm vụ 3:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu các câu hỏi gợi mở, yêu cầu HS thảo luận theo cặp:
+ Tại sao sau khi nghe thuyết trình chúng ta cần trao đổi, thảo luận lại với người nói?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
- GV hỏi HS về những điều HS chưa rõ trong cách thực hiện việc tóm tắt ý chính do người khác trình bày.
- GV giải thích cho HS, nhận xét phần thực hiện hoạt động của cả lớp.
I. Các thao tác tóm tắt ý chính do người khác trình bày
Bước 1: Chuẩn bị trước khi nghe

- Tìm hiểu trước đề tài của bài thuyết trình, liệt kê những gì em đã biết, đang quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về đề tài của bài thuyết trình
- Xác định mục đích nghe
- Chuẩn bị giấy, bút,…để ghi chép và đánh dấu hoặc gạch chân những thông tin quan trọng trong khi nghe.


















Bước 2: Nghe và ghi chép
- Theo dõi và ghi lại những nội dung chính.
- Theo dõi các lập luận, bằng chứng mà người nói sử dụng để làm rõ các ý chính của bài thuyết trình; ghi tóm tắt các nội dung đó bằng từ/ cụm từ…
- Chú ý điệu bộ, cử chỉ, tốc độ của giọng người nói và những nội dung được lặp đi lặp lại, nhấn mạnh để xác định ý chính của bài thuyết trình.
- Ghi chú hoặc nêu câu hỏi về những điểm em chưa hiểu rõ hoặc chưa nghe kịp.










Bước 3: Đọc lại, chỉnh sửa và phản hồi
- Đọc lại và trao đổi nội dung
- Đối với những chỗ chưa rõ, nêu câu hỏi hoặc đề nghị người thuyết trình giải thích/ trình bày lại để bảm đảm bảo em hiểu đúng ý người nói.
Hoạt động 2: Xác định các tiêu chí đánh giá một bài tóm tắt ý chính do người khác trình bày

a. Mục tiêu:
Xác định được các thao tác cần thực hiện khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm mà GV đã chia để thống nhất các tiêu chí đánh giá một bài tóm tắt ý chính do người khác trình bày.
- GV gợi ý: Theo em, một bài tóm tắt ý chính do người khác trình bày phải đáp ứng những điều gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm để xác định các tiêu chí đánh giá một bài tóm tắt ý chính cho người khác trình bày.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình, yêu cầu các nhóm khác nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt tiêu chí.
II. Các tiêu chí đánh giá một bài tóm tắt ý chính do người khác trình bày
Tiêu chí​
Điểm đạt​
Cộng từng phần​
5​
4​
3​
2​
1​
Ngôn ngữ​
Chữ viết rõ ràng, dễ đọc, đúng chính tả
Sử dụng từ ngữ đúng và hay
Viết đúng ngữ pháp
Tổ chức​
Bố cục: đủ 3 phần (mở, thân, kết)
Trình bày: lưu loát, mạch lạc ngắn gọn
Nội dung​
Tóm tắt đầy đủ và hệ thống ý chính do người khác trình bày
Hoạt động 2: Thực hành tóm tắt ý chính do người khác trình bày

a. Mục tiêu:
Tóm tắt được ý chính do người khác trình bày.

b. Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học, lắng nghe người khác trình bày để tóm tắt ý chính.

c. Sản phẩm học tập: Bài tóm tắt của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt: Trong tiết trước, chúng ta đã luyện viết đoạn văn về một bài thơ tự do. Tiết nói và nghe này, chúng ta sẽ trình bày đoạn văn đó của mình.
- GV yêu cầu HS chuẩn bị lại đoạn văn của mình để nói trước lớp.
- GV mời 2 – 3 HS lần lượt trình bày bài nói của mình. GV yêu cầu các HS khác nghe và tóm tắt ý chính trong phần trình bày của bạn, sau đó thảo luận theo cặp để thống nhất phần tóm tắt.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- 2 – 3 HS lần lượt trình bày bài nói của mình, cả lớp nghe và tóm tắt ý chính trong phần trình bày của bạn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Với mỗi đoạn văn, GV mời 2 HS trình bày phần tóm tắt của mình sau khi đã thảo luận theo cặp và cho HS trao đổi với bạn HS đã trình bày đoạn văn.
- GV mời một số HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt tóm tắt giúp HS.
- GV nhận xét, khen ngợi tinh thần học tập của cả lớp.
III. Thực hành tóm tắt ý chính do người khác trình bày
1. Chuẩn bị bài nói
2. Thực hành nói và nghe
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học về việc tóm tắt ý chính do người khác trình bày.

b. Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học và SGK để hoàn thành BT.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS liên quan đến bài học Tóm tắt ý chính do người khác trình bày.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV yêu cầu HS điền thông tin trả lời cho những thắc mắc của mình trong phiếu học tập đã được phát lúc đầu giờ vào cột L. GV hướng dẫn HS: Các em hãy điền thông tin trả lời cho những thắc mắc đầu giờ của mình vào cột L phiếu học tập đã được phát. Ngoài việc bổ sung câu trả lời, các em có thể ghi thêm những điều các em cảm thấy thích. Để phân biệt, chúng ta có thể đánh dấu tích vào những ý tưởng trả lời cho câu hỏi ở cột W, với các ý tưởng các em thích, có thể đánh dấu sao.

K
W
L
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV yêu cầu, sau đó điền thông tin vào cột L.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày phần ghi chép của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi cả lớp.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV cho HS xem video về tư duy phản biện (link:
), yêu cầu HS nghe và tóm tắt sau đó thảo luận theo cặp để thống nhất nội dung tóm tắt.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe video và tóm tắt nội dung. Sau đó thảo luận theo cặp để thống nhất nội dung tóm tắt.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 3 HS trình bày phần tóm tắt của mình sau khi đã thảo luận theo cặp. GV yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt nội dung

* Hướng dẫn về nhà

- GV dặn dò HS:

+ Ôn tập về ý nghĩa, các trường hợp sử dụng và cách thức thực hiện kĩ năng có liên quan đến việc tóm tắt ý chính do người khác trình bày.

+ Tập tóm tắt ý chính do người khác trình bày.

+ Soạn trước bài Ôn tập.

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

- Phiếu học tập: Hiểu biết có liên quan đến việc tóm tắt ý chính do người khác trình bày.

K
W
L
- Bảng kiểm kỹ năng nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

Tiêu chíĐạtChưa đạt
Chuẩn bị trước khi ngheLiệt kê những gì đã biết và muốn tìm hiểu thêm về đề tài của bài thuyết trình
Xác định mục đích nghe
Xác định đề tài của bài thuyết trình
Nghe ý chính và ghi tóm tắtXác định được đầy đủ các ý chính của bài thuyết trình
Xác định được đầy đủ các ý chính dưới dạng từ khóa, sơ đồ, kí hiệu
Trình bày các ý chính một cách rõ ràng, mạch lạc
Hỏi lại những thông tin chưa hiểu rõ trong khi nghe




TIẾT ...: ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- So sánh và chỉ ra được những điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản thơ (Trong lòng mẹ và Nhớ đồng) đã học.

- Nhận xét được về thể thơ, vần, nhịp của một khổ thơ mới.

- Xác định được từ tượng hình, từ tượng thanh và nêu được công dụng của chúng

- Nêu được trải nghiệm thú vị khi làm bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Viết được một đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ tự mà bản thân yêu thích.

- Liệt kê được một vài kĩ năng khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Nêu được ý nghĩa của tình yêu thương làm giàu tâm hồn của con người

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.

- Năng lực nghe và tóm tắt ý chính do người khác trình bày

3. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung Bài 1. Những gương mặt thân yêu

b. Nội dung:
HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tác giả của các văn bản đã học ở Bài 1.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS nối tên của tác phẩm ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho tương ứng:

A
B
1. Trong lời mẹ háta. Tố Hữu
2. Nhớ đồngb. Lý Hữu Lương
3.Những chiếc lá thơm thoc. Trương Nam Hương
4. Chái bếpd. Trương Gia Hòa
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhận phiếu học tập và nối tên tác phẩm với tác giả.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: 1 – c, 2 – a, 3 – d, 4 – b

- GV dẫn vào bài Ôn tập: Tiết này, chúng ta sẽ ôn tập lại các nội dung đã học trong Bài 1 Những gương mặt thân yêu

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

a. Mục tiêu:
Ghi nhớ và vận dụng những kiến thức đã học trong Bài 1. Những gương mặt thân yêu

b. Nội dung:
HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 1 trước lớp: Chỉ ra một số điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản sau bằng cách điền vào bảng dưới đây (làm vào vở).
- GV chiếu bảng so sánh lên màn chiếu cho HS quan sát và yêu cầu HS thảo luận theo bàn để hoàn thành BT.
Văn bản
PDSS
Trong lời mẹ hát
Nhớ đồng
Điểm giống nhau (nội dung, nghệ thuật,..)
Điểm khác nhau (nội dung, nghệ thuật,...)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo bàn để hoàn thành BT.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 3 HS lên bảng làm bài, 1 HS làm phần giống nhau giữa 2 văn bản, 2 HS còn lại mỗi HS hoàn thành phần khác nhau giữa hai văn bản.
- GV mời một số HS khác nhận xét bài làm của các bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu của BT 2 và chiếu đoạn thơ lên bảng: Nhận xét về thể thơ, vần, nhịp của khổ thơ sau:
Quả bàng vuông xanh non màu lá
Mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca
Hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy
Chim liu lo rót mật trước hiên nhà.
(Lê Cảnh Nhạc, Đảo Sơn Ca)

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp để hoàn thành BT 2.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo cặp để hoàn thành BT 2.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trình bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.
Nhiệm vụ 3:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 3 trước lớp, 1 HS đọc đoạn văn trong BT 3:
Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh trong các trường hợp sau và cho biết tác dụng của chúng:
a. Những nhà có sân rộng người ta còn phơi lúa trên giàn, lúa khô đem vô bồ được mấy hôm đã thấy trên mặt sân xâm xấp nước lúa rày đã lấm tấm xanh.
(Nguyễn Ngọc Tư, Mùa phơi sân trường)
b. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn qua chiếc lá rụng. Nửa đêm, xíu chút nữa Bọ Dừa thiếp đi thì sương bắt đầu rơi. Lẫn trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn để hoàn thành BT.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc BT 3 và thảo luận theo bàn để hoàn thành BT.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 3 HS trình bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 4:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu câu hỏi ở BT 4: Trải nghiệm thú vị nhất mà em có được khi làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ là gì?
GV khuyến khích HS suy nghĩ và trả lời theo ý kiến cá nhân những trải nghiệm mà HS có được.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe câu hỏi, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trả lời trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS; yêu cầu HS viết bài học kinh nghiệm của mình vào vở.
- GV nhắc lại cho HS về một số điểm lưu ý khi làm một bài thơ.


Nhiệm vụ 5:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 5 trước lớp:
Chọn một bài thơ tự do mà em yêu thích và viết đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ của em về bài thơ đó.
- GV yêu cầu HS viết một đoạn văn mới hoặc có thể lấy bài tập về nhà ở tiết Viết trước ra sửa lại và chuẩn bị trình bày trước lớp.
- GV hướng dẫn HS xem lại SGK tiết Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do để nhớ lại yêu cầu đối với đoạn văn cần viết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc yêu cầu BT, nghe GV nói để hoàn thành BT.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 3 HS lên bảng viết bài văn của mình, yêu cầu cả lớp đọc và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá bài của HS.
Nhiệm vụ 6:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu câu hỏi ở BT 6: Liệt kê một vài kĩ năng mà em có được khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu câu hỏi, suy nghĩ để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 7:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi của BT 7: Tình yêu thương đã làm giàu tâm hồn chúng ta như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV, thực hiện.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trình bày suy nghĩ của bản thân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
BT 1. Một số điểm giống và khác nhau giữa hai VB là:
* Điểm giống nhau:
Dù mỗi bài viết về một nội dung nhất định, tuy nhiên ở cả hai bài đều làm hiện rõ những vẻ đẹp của thiên nhiên và con người tại mảnh đất mà tác giả muốn nhắc đến.
* Điểm khác nhau:
- Bài thơ Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương):
+ Thuộc thể thơ 6 chữ
+ Nói niềm xót xa và lòng biết ơn của người con trước những hi sinh thầm lặng của người mẹ.
- Bài thơ Nhớ đồng (Tố Hữu).
+ Thuộc thể thơ 7 chữ
+ Nói về nỗi nhớ và tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương. Cùng với đó là khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.




BT 2. Đặc điểm về thể thơ, vần, nhịp trong khổ thơ:
Cách ngắt nhịp: 3/4
- Gieo vần liền: lá – Ca
- Gieo vần cách: lá – Ca - nhà










BT 3.
a. Từ tượng hình: xâm xấp, lấm tấp
→ Giúp cho người đọc hình dung rõ nét hơn về mực nước và tốc độ sinh trưởng của lúa.
b.
- Từ tượng thanh: xào xạc, rỉ rả, lộp độp
→ Giúp cho tiếng gió, tiếng sương tiếng kêu của các loài vật… trở nên sinh động, nhằm hấp dẫn người đọc, người nghe.












BT 4.
Trải nghiệm thú vị nhất mà em có được khi làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ là:
- Học hỏi, tìm tòi được nhiều cách gieo vần và ngắt nhịp.
- Có cơ hội tư duy, sáng tạo theo ý muốn.









BT 5.




















BT 6.

Một vài kĩ năng mà em có được khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác là:
- Kĩ năng lắng nghe
- Kĩ năng quan sát.
- Kĩ năng tư duy phản biện.





BT 7.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức về Bài 1. Những gương mặt thân yêu đã học.

b. Nội dung: GV cho HS tự nhắc lại về những kiến thức đã học được.

c. Sản phẩm học tập: Những kiến thức HS đã học được trong Bài 1. và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nhắc lại những kiến thức đã học được ở Bài 1. Những gương mặt thân yêu

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS thảo luận theo cặp, nhắc lại những kiến thức đã học được ở Bài 1.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt nội dung bài học

Nhiệm vụ 2:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, tập làm một bài thơ sáu chữ chữ hoặc bảy chữ về chủ đề thiên nhiên hoặc gia đình

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận, tập làm thơ sáu chữ hoặc bảy chữ về chủ đề thiên nhiên hoặc gia đình

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm đọc bài thơ của nhóm mình trước lớp, sau đó cho cả lớp bình chọn bài thơ hay nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

* Hướng dẫn về nhà

- GV dặn dò HS:

+ Ôn tập lại nội dung Bài 1. Những gương mặt thân yêu

+ Soạn bài: Những bí ẩn của thế giới tự nhiên


1689606830817.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ! CHÚNG TÔI VẪN ĐANG CẬP NHẬT!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---WORD KÌ 1 8 CTST.zip
    1.1 MB · Lượt xem: 3
  • YOPO.VN--- GIAO AN NGU VAN WORD KÌ 1 8 CTST.zip
    3.1 MB · Lượt xem: 0
Sửa lần cuối:
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án âm nhạc 8 theo công văn 5512 giáo án âm nhạc 8 theo công văn 5512 violet giáo án anh 8 theo công văn 5512 giáo án anh 8 theo công văn 5512 violet giáo án anh văn 8 giáo án anh văn 8 unit 1 giáo án anh văn 8 unit 9 giáo án anh văn lớp 8 unit 6 giáo án công dân 8 theo công văn 5512 giáo án công nghệ 8 theo công văn 5512 giáo án dạy thêm văn 8 kì 2 violet giáo án dạy thêm văn 8 violet giáo án dạy văn 8 giáo án gdcd 8 theo công văn 5512 giáo án gdcd 8 theo công văn 5512 violet giáo án hình 8 theo công văn 5512 giáo án hóa 8 theo công văn 5512 giáo an hóa 8 theo công văn 5512 violet giáo án học sinh giỏi văn 8 giáo án lịch sử 8 theo công văn 5512 giáo án lịch sử 8 theo công văn 5512 violet giáo án lý 8 theo công văn 5512 giáo án mĩ thuật 8 theo công văn 5512 giáo án ngữ văn 8 giáo án ngữ văn 8 bài nhớ rừng violet giáo án ngữ văn 8 có phát triển năng lực giáo án ngữ văn 8 có tích hợp liên môn giáo án ngữ văn 8 kì 1 theo công văn 5512 giáo án ngữ văn 8 mới giáo án ngữ văn 8 phát triển năng lực giáo án ngữ văn 8 phát triển năng lực violet giáo án ngữ văn 8 soạn theo công văn 5512 giáo án ngữ văn 8 theo công văn 5512 giáo án ngữ văn 8 theo công văn 5512 violet giáo án ngữ văn 8 vnen giáo án ngữ văn 8 xây dựng đoạn văn trong văn bản giáo án ôn tập giữa kì ii văn 8 giáo án phụ đạo học sinh yếu văn 8 giáo án powerpoint văn 8 giáo án sinh 8 theo công văn 5512 giáo án soạn văn 8 giáo án soạn văn 8 bài câu nghi vấn giáo án soạn văn 8 bài ngắm trăng giáo án soạn văn 8 bài nhớ rừng giáo án soạn văn 8 bài ông đồ giáo án soạn văn 8 bài quê hương giáo án sử 8 theo công văn 5512 giáo án sử 8 theo công văn 5512 violet giáo án thể dục 8 theo công văn 5512 giáo án thể dục 8 theo công văn 5512 violet giáo án theo công văn 5512 môn hóa 8 giáo án tin 8 theo công văn 5512 giáo án tin học 8 theo công văn 5512 giáo án toán 8 theo công văn 5512 giáo án toán 8 theo cv 5512 giáo án văn 8 giáo án văn 8 bài 1 giáo án văn 8 bài câu ghép giáo án văn 8 bài câu ghép tiếp theo giáo án văn 8 bài chiếc lá cuối cùng giáo án văn 8 bài lão hạc giáo án văn 8 bài ngắm trăng giáo án văn 8 bài ôn dịch thuốc lá giáo án văn 8 bài quê hương giáo án văn 8 bài toán dân số giáo án văn 8 bài tức nước vỡ bờ giáo án văn 8 bài đánh nhau với cối xay gió giáo án văn 8 bài đập đá ở côn lôn giáo án văn 8 câu ghép giáo án văn 8 câu ghép tiếp theo giáo án văn 8 câu phủ định giáo án văn 8 chiếc lá cuối cùng giáo án văn 8 chiếc lá cuối cùng violet giáo án văn 8 chiếu dời đô giáo án văn 8 chủ đề 1 giáo án văn 8 chuẩn kiến thức kĩ năng giáo án văn 8 cô bé bán diêm giáo án văn 8 có tích hợp giáo án văn 8 cv 5512 giáo án văn 8 dấu ngoặc kép giáo án văn 8 dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm giáo án văn 8 hai cây phong giáo án văn 8 hay giáo án văn 8 hịch tướng sĩ giáo án văn 8 hk2 giáo án văn 8 học kì 1 giáo án văn 8 học kì 2 giáo án văn 8 học kì 2 violet giáo án văn 8 hội thoại giáo án văn 8 khi con tu hú giáo án văn 8 kì 1 giáo án văn 8 kì 1 theo công văn 5512 giáo án văn 8 kì 1 theo công văn 5512 violet giáo án văn 8 kì 2 giáo an văn 8 kì 2 theo công văn 5512 giáo án văn 8 lão hạc giáo án văn 8 lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm giáo án văn 8 liên kết các đoạn văn trong văn bản giáo án văn 8 luyện nói kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm giáo án văn 8 luyện nói thuyết minh một thứ đồ dùng giáo án văn 8 luyện tập tóm tắt văn bản tự sự giáo án văn 8 luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm giáo án văn 8 miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự giáo án văn 8 miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự giáo án văn 8 mới giáo án văn 8 mới nhất giáo án văn 8 muốn làm thằng cuội giáo án văn 8 ngắm trăng giáo án văn 8 nhớ rừng giáo án văn 8 nói giảm nói tránh giáo án văn 8 nói quá giáo án văn 8 nước đại việt ta giáo án văn 8 ôn dịch thuốc lá giáo án văn 8 ông giuốc đanh mặc lễ phục giáo án văn 8 phát triển năng lực giáo án văn 8 phương pháp thuyết minh giáo án văn 8 quê hương giáo án văn 8 soạn theo công văn 5512 giáo án văn 8 tập 1 giáo án văn 8 theo công văn 5512 giáo an văn 8 theo công văn 5512 kì 1 giáo án văn 8 thông tin về trái đất năm 2000 giáo án văn 8 thuế máu giáo án văn 8 thuyết minh về một phương pháp giáo án văn 8 tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh giáo án văn 8 tình thái từ giáo án văn 8 tính thống nhất về chủ đề giáo án văn 8 tôi đi học giáo án văn 8 trong lòng mẹ giáo án văn 8 trường từ vựng giáo án văn 8 tức cảnh pác bó giáo án văn 8 tức nước vỡ bờ giáo án văn 8 viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh giáo án văn 8 vietjack giáo án văn 8 violet giáo án văn 8 vnen giáo án văn 8 đánh nhau với cối xay gió giáo án văn 8 đập đá ở côn lôn giáo án văn 8 đi đường giáo án văn lớp 8 giáo án văn lớp 8 bài câu ghép tiếp theo giáo án văn lớp 8 bài nói quá giáo án văn theo công văn 5512 giáo án vật lý 8 theo công văn 5512 giáo án đại số 8 theo công văn 5512 giáo án địa lí 8 theo công văn 5512 giáo án địa lý 8 theo công văn 5512 giáo án điện tử ngữ văn 8 bài nói quá soạn giáo án văn 8 bài tức nước vỡ bờ
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,408
    Bài viết
    37,877
    Thành viên
    141,036
    Thành viên mới nhất
    Hồng Thanh Trúc

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO

    Thành viên Online

    Top