Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,205
Điểm
113
tác giả
Giáo án thơ bé vào lớp 1 mới nhất ÔN TẬP 2 THÁNG HÈ MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 8 file trang. Các bạn xem và tải giáo án thơ bé vào lớp 1 mới nhất về ở dưới.
Tuần học thứ 3


(Từ ngày 4/ 7 đến ngày 8/ 7 / 2023)

Ngày , thứ
Tiết theo TKB
Môn
Tiết thứ theo PPCT
Tên bài dạy
Phương tiện ĐDDH cho tiết dạy
Hai
4/ 7
1
2
3
T. Việt
T. Việt
31
32
Làm quen với bảng chữ cái, dòng kẻ ô li, nét ngang , nét sổ, nét thẳngMáy tính.
Tranh- bảng tương tác
Ba
5/ 7
1​
2
3
T. Việt
T. Việt
Toán
33
34
1
Làm quen với thanh huyền, nét xiên trái. Nét xiên phải
Nhận biết hình vuông- Hình tròn
Máy tính.
Tranh- bảng tương tác

6/ 7
1​
2
3

Toán
T. Việt
T. Việt

2
35
36
Nhận biết hình Chữ nhật- Hình tam giác.
Làm quen với thanh sắc, nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc hai đầu.
Máy tính.
Tranh- bảng tương tác
Năm
7/ 7
1
2
3​

Toán
T. Việt
T. Việt
3
37
38
Ôn tập: hình vuông- Hình tròn- hình nhữ nhật- Hình tam giác.
Làm quen với thanh hỏi- nét cong trái- nét cong phải- nét cong kính.
Máy tính.
Tranh- bảng tương tác
Sáu
8/ 7
1
2
3​

T. Việt
T. Việt

39
40
Làm quen với thanh ngã, nét khuyết trên, nét khuyết dưới.Máy tính.
Tranh- bảng tương tác

Ngày soạn: 1/7/2023

Ngày dạy: 4/7/2023

Thứ hai, ngày 04 tháng 7 năm 2023


TIẾNG VIỆT

Bài
: LÀM QUEN VỚI BẢNG CHỮ CÁI

DÒNG KẺ, Ô LY, NÉT NGANG, NÉT SỔ THẲNG

1. Làm quen với bảng chữ cái.

- Giáo viên giới thiệu 29 chữ cái và 11 phụ âm ghép cho hs làm quen

- Giáo viên đọc bảng chữ cái cho hs nghe.

- Cho cả lớp đọc bảng chữ cái 2 lượt

2. Hướng dẫn dòng kẻ, ô ly

a. Dòng kẻ (đường kẻ)


- Cho cả lớp đứng lên, giơ tay phải lên trời kéo tay theo hướng từ trên xuống dưới (chỉ xuống đất) (làm 3 lần và cho trẻ nói cùng cô “kéo từ trên xuống dưới”

- Cô giới thiệu trên bảng to của cô có những dòng kẻ kéo từ trên xuống dưới (cho cả lớp nhắc lại kéo từ trên xuống dưới còn cô dùng ngón trỏ vẽ theo dòng kẻ đó). Cô gọi đó là đường kẻ dọc.

- Cho hs nhắc lại tên đường kẻ dọc (cá nhân, cả lớp), sau đó cô nhấn mạnh lại đường kẻ dọc đưa từ trên xuống dưới

- Hướng dẫn HS để bảng đúng cách

- Cho HS lấy phấn viết đường kẻ dọc đưa từ trên xuống dưới vào bảng. (viết nhiều lần) (khi cô nói cô làm luôn cho trẻ xem sau đó quan sát sửa sai cho trẻ)

- Cho hs giơ bảng kiểm tra

- Cho hs đứng lên đưa ngón trỏ sang bên trái kéo chỉ sang bên phải (cho hs làm 2, 3 lần và nói chỉ sang bên trái kéo sang bên phải)

- Nhìn lên bảng to của cô và giới thiệu đây là đường kẻ ngang

- Cho HS viết đường kẻ ngang vào bảng (cô quan sát nhận xét)

- Cho HS giơ bảng lên kiểm tra

- Cho HS quan sát bảng của cô có những đường kẻ to hơn (đậm hơn) và đường kẻ nhỏ hơn (mờ hơn). Cô chỉ vào đường kẻ cho trẻ nói to, nhỏ. Trên bảng cô có những đường kẻ ngang to, nhỏ, các con nhìn vào bảng mình xem có đường kẻ ngang to, nhỏ không? Cho trẻ vẽ ngón tay theo đường nằm ngang to, cô gọi đường nằm ngang to là đường kẻ ngang đậm. Tiếp tục cho trẻ vẽ ngón tay theo đường nằm ngang nhỏ, cô gọi là đường nằm ngang nhỏ là đường kẻ ngang mờ. Cho cả lớp chỉ tay và nhắc lại. Tương tự như vậy cô cũng có đường kẻ dọc đậm và đường kẻ dọc mờ. Cô chỉ tay vào đường kẻ dọc và cho trẻ nói đường kẻ dọc đậm, đường kẻ dọc mờ

- Cho HS nhìn vào bảng dùng phấn chấm các chấm tròn ở đầu mép bên trái của những đường kẻ ngang đậm.

- Cho HS đứng lên thư giãn chạy tại chỗ và hỏi trẻ chân chạy ở đâu? (ở trên mặt đất, k đi lên trời,k đi xuống ao). Chữ cũng vậy, chữ phải viết trên đường kẻ.Các con dùng khăn xoá chấm trên cùng đi, để lại chấm thứ 2 từ trên xuống thôi. cô chỉ tay vào đường kẻ ngang đậm và nói chúng ta tạm gọi đây là mặt đất, chữ sẽ nằm trên mặt đất.

b. Ô ly

* Độ cao

- Cho HS chơi trò chơi xây nhà (xây nhà 1 tầng tay chạm đầu gối, xây nhà 2 tầng tay chạm vào vai, xây nhà 3 tầng tay chạm vào đầu, xây nhà cao tầng cho trẻ nhảy lên trên)

- Hỏi HS: xây nhà thường xây ở đâu? (trên mặt đất)

- Cô vẽ lên bảng cách xây nhà:

+ Nhà 1 tầng được tạo bởi 1 ô ly. Nhà 2 tầng là 2 ô ly...nhà 5 tầng là ô ly

+ Cho HS vẽ vào bảng. Cô quan sát và nhận xét

1T 2T 3T 4T 5T

- Cho HS xây thêm 1 nhà 2 tầng nữa rồi hỏi nhà xây ở dưới đất gọi là tầng gì? (tầng hầm)

- Cô vẽ mô phỏng 2 tầng hầm cho HS vẽ vào bảng.

- Tiếp tục xây nhà 2 tầng và 3 tầng hầm (cô vẽ lên bảng và cho HS vẽ vào bảng của trẻ)

- Cho HS giơ bảng lên kiểm tra.

* Độ rộng

- Xác định mặt đất, xây nhà 1 tầng vào bảng sau đó xây tiếp nhà 1 tầng nữa ngay sát bên cạnh ngôi nhà vừa xây.Cô nói ngôi nhà này có 2 căn phòng cô gọi là nhà rộng 2 ô ly. Tương tự với các ngôi nhà có độ rộng khác nhau.





1P 2P 3P 4P 5Phòng

- Cô xây nhà rộng 1 phòng sau đó lấy phấn chia đôi căn phòng đó và 1 phòng này được ngăn vách ngăn làm 2 phần, mỗi phần có độ rộng là nửa căn phòng, chúng ta gọi là nửa ly 0.5

0.5

- Cho HS xây nhà nửa ly, 1.5ly, 2.5ly....

- Cho HS giơ bảng cô nhận xét

3. Hướng dẫn viết nét ngang, nét thẳng.

a. Phân tích cấu tạo, cách viết


* Nét ngang
- Cấu tạo:
Nét ngang có độ rộng 2 ly (2 ô vuông)
- Cách viết: Đặt bút trên đường giao nhau giữa đường kẻ dọc 2 và đường kẻ ngang số 3, kéo nét ngang từ trái sang phải, tới điểm giao nhau giữa đường kẻ dọc số 4 và đường kẻ ngang số 3 thì dừng bút.
* Nét sổ thẳng
- Cấu tạo:
Nét sổ thẳng có độ cao 2 ly (2 ô vuông).
- Cách viết: Đặt bút trên đường giao nhau giữa đường kẻ dọc số 3 và đường kẻ ngang số 3, đưa bút viết 1 nét thẳng xuống phía dưới chạm đường kẻ đậm 1 thì dừng bút.








b. HS tập viết bảng con.

c. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.


- Trước khi viết GV giới thiệu tư thế ngồi, cách cầm bút đúng cách:

+ Ngồi lưng thẳng, chân vuông góc mặt sàn,đầu hơi cúi

+ Cầm bút bằng tay phải, dùng ngón cả và ngón trỏ cầm giữ bút, ngón giữa đỡ bút. Thân bút dọc theo cẳng tay phải. Không ấn mạnh quá.

- GV cho HS cầm bút và sửa lỗi

- Gv cho HS cầm bút viết trên không 2 nét vừa học rồi cho viết vào vở. Trong quá trình viết cô quan sát, sửa lỗi cho HS.

d. Nhận xét, khen ngợi HS.

e. Giao về nhà viết bài





Ngày soạn: 02/7/2023

Ngày dạy: 7/7/2023

Thứ ba, ngày 5 tháng 7 năm 2023


TIẾNG VIỆT

Bài: LÀM QUEN VỚI THANH HUYỀN - NÉT XIÊN TRÁI, NÉT XIÊN PHẢI

1. Làm quen với thanh huyền


- HS đồng thanh đọc lại bảng chữ cái cùng cô 2 lượt.

- Giới thiệu thanh huyền

+ GV cho HS xem ảnh có thanh huyền, cô giới thiệu đây là thanh huyền

+ Cho cả lớp đọc to “thanh huyền” 3 lần

+ Cho HS làm động tác chào bằng tay phải và nói khi chúng ta giơ tay phải lên chạm và đầu lông mày bên phải nhìn sẽ giống thanh huyền đúng không nào

- GV viết mẫu thanh huyền lên bảng, vừa viết vừa nói cách viết

- Cho HS viết thanh huyền vào bảng con

- Cho HS xem 1 số hình ảnh, dưới hình ảnh có những tiếng có thanh huyền để HS nhận ra thanh huyền trong các tiếng.

2. Hướng dẫn viết nét xiên trái, nét xiên phải.

a. Phân tích cấu tạo, cách viết


* Nét xiên trái
- Cấu tạo:
Nét xiên trái cao 2 ly, rộng 1 ly.
- Cách viết: Đặt bút trên đường giao nhau giữa đường kẻ dọc số 2 và đường kẻ ngang số 3, kéo 1 nét xiên về bên phải xuống phía dưới chạm góc trên đường kẻ ngang đậm 1 thì dừng bút. Lưu ý nét xiên trái chỉ rộng 1 ô ly.
* Nét xiên phải
- Cấu tạo:
Nét xiên phải cao 2 ly, rộng 1 ly.
- Cách viết: Đặt bút trên đường giao nhau giữa đường kẻ dọc số 3 và đường kẻ ngang số 3, kéo 1 nét xiên về bên trái xuống phía dưới chạm góc trên đường kẻ ngang đậm 1 thì dừng bút. Lưu ý nét xiên phải chỉ rộng 1 ly.





b. HS tập viết bảng con.

- GV quan sát, sửa lỗi cho HS

c. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.

- Nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút

- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.

d. Nhận xét, khen ngợi HS.

e. Giao về nhà viết bài





TOÁN

Bài: HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN

1. Giới thiệu hình vuông.

- GV treo mẫu hình vuông lên bảng hoặc cho HS quan sát hình qua màn hình máy vi tính

- HS quan sát, nhận xét.

+ Hình vuông có bao nhiêu cạnh? Các cạnh như thế nào với nhau? (Hình vuông có 4 cạnh, các cạnh dài bằng nhau)

- Gv hướng dẫn cách vẽ hình trên bảng to

+ Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Trên đường kẻ dọc 1 cắt đường kẻ ngang 5 lấy điểm số 1, trên đường kẻ dọc và ngang 1 lấy điểm số 2, trên đường kẻ dọc 5 cắt với đường kẻ ngang 1 lấy điểm số 3, trên đường kẻ dọc và ngang 5 lấy điểm số 4.

+ Nối từ điếm số1 đến 2 rồi đến 3 và 4

- HS tập vẽ bảng con.

2. Giới thiệu hình tròn.

- GV treo mẫu hình tròn lên bảng hoặc cho HS quan sát hình qua màn hình vi tính

- HS quan sát, nhận xét.

+ Hình tròn có đặc điểm gì? (Không có cạnh như hình vuông)

- GV hướng dẫn vẽ hình tròn trên bảng to: Từ đường kẻ dọc 3 cắt với đường kẻ ngang 5 đặt bút vẽ nét cong chạm vào các đường kẻ dọc và kẻ ngang đậm của ô li to.

- HS tập vẽ vào bảng con

3. GV hướng dẫn HS làm bài tập

4. Nhận xét, khen ngợi HS.



Ngày soạn: 03/7/2023

Ngày dạy 6/7/2023 Thứ tư, ngày 6 tháng 7 năm 2023


TIẾNG VIỆT

LÀM QUEN VỚI THANH SẮC

NÉT MÓC NGƯỢC, NÉT MÓC XUÔI, NÉT MÓC HAI ĐẦU

1. Làm quen với thanh sắc

- HS đồng thanh đọc lại bảng chữ cái cùng cô 2 lượt.

- Giới thiệu thanh sắc

+ Cô cho HS xem ảnh có thanh sắc. Hôm trước cô và các con được học thanh huyền rồi, hôm nay chúng mình học 1 thanh đối ngược với thanh huyền đó là thanh sắc

+ Cho cả lớp đọc to “thanh sắc” 3 lần

+ Cho HS làm động tác chào bằng tay trái và nói khi chúng ta giơ tay trái lên chạm và đầu lông mày bên trái nhìn sẽ giống thanh sắc. Cho HS ôn lại thanh huyền khi chơi trò chơi này luôn.

- Cô viết mẫu thanh sắc lên bảng, vừa viết vừa nói cách viết

- Cho HS viết thanh sắc vào bảng con

- Cho HS xem 1 số hình ảnh , dưới hình ảnh có những tiếng có thanh sắc để HS nhận ra thanh sắc trong các tiếng.

2. Hướng dẫn viết nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc hai đầu.

*Nét móc ngược
- Cấu tạo:
Nét móc ngược cao 2 ly, rộng 1 ly.
- Cách viết: Đặt bút trên đường giao nhau giữa đường kẻ dọc số 2 và đường kẻ ngang số 3, kéo 1 nét thẳng xuống dưới chạm đường kẻ ngang số 1 thì đưa bút hất lên chạm góc giao nhau giữa đường kẻ ngang số 2 và đường kẻ dọc số 3 thì dừng bút.
* Nét móc xuôi
- Cấu tạo:
Nét móc xuôi cao 2 ly, rộng 1 ly.
- Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ dọc số 2 tại vị trí giữa đường kẻ ngang số 2 và đường kẻ ngang số 3, đưa bút vòng lên trên sang phải chạm đường kẻ dọc số 3 sau đó kéo thẳng xuống chạm đường kẻ ngang số 1 thì dừng bút.
* Nét móc hai đầu
- Cấu tạo:
Nét móc hai đầu cao 2 ly, rộng 2,5 ly.
- Cách viết: Đặt bút trên đường giao nhau giữa đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 2, đưa bút lên trên sang phải chạm điểm giao nhau giữa đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 3 thì hơi đưa bút ra 1 chút tới giữa ô thì kéo thẳng xuống dưới chạm đường kẻ ngang 1 rồi hất lên dừng bút ở giữa đường kẻ dọc 4 và 5 trên đường kẻ ngang 2.









3. HS tập viết bảng con.

- GV quan sát, sửa lỗi cho HS

4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.

- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.

5. Nhận xét, khen ngợi HS.




TOÁN

Bài: HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH TAM GIÁC

1. Giới thiệu hình chữ nhật.

- GV treo mẫu hình chữ nhật lên bảng hoặc cho HS quan sát hình qua màn hình máy vi tính

- HS quan sát, nhận xét.

+ Hình chữ nhật có bao nhiêu cạnh? Các cạnh có gì khác so với hình vuông? (Hình chữ nhật có 4 cạnh, có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn dài bằng nhau)

- Gv hướng dẫn cách vẽ hình trên bảng to

+ Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Trên đường kẻ dọc 1 cắt đường kẻ ngang 3 lấy điểm số 1, trên đường kẻ dọc và ngang 1 lấy điểm số 2, trên đường kẻ dọc 5 cắt với đường kẻ ngang 1 lấy điểm số 3, trên đường kẻ dọc 5 cắt đường kẻ ngang 3 lấy điểm số 4.

+ Nối từ điếm số1 đến 2 rồi đến 3 và 4

- HS tập vẽ bảng con.

2. Giới thiệu hình tam giác.

- GV treo mẫu hình tam giác lên bảng.

- HS quan sát, nhận xét.

+ Hình tam giác có bao nhiêu cạnh? Có bao nhiêu góc? (Hình tam giác có 3 cạnh, 3 góc)

- GV hướng dẫn cách vẽ hình.

+ Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Trên đường kẻ dọc 1 cắt đường kẻ ngang 1 lấy điểm số 1, trên đường kẻ dọc 3 cắt đường kẻ ngang 5 lấy điểm số 2, trên đường kẻ dọc 5 cắt với đường kẻ ngang 1 lấy điểm số 3.

- HS tập vẽ bảng con.

3. GV hướng dẫn HS làm bài tập trong sách toán

4. Nhận xét, khen ngợi HS.




Ngày soạn: 4/7/2023

Ngày soạn: 7/7/2023 Thứ năm, ngày 7 tháng 7 năm 2023


TIẾNG VIỆT

Bài
: LÀM QUEN VỚI THANH HỎI

NÉT CONG TRÁI, NÉT CONG PHẢI, NÉT CONG KÍN

1. Làm quen với thanh hỏi

- HS đồng thanh đọc lại bảng chữ cái cùng cô 2 lượt.

- Giới thiệu thanh hỏi

+ Cô cho HS xem ảnh có thanh hỏi. Đây là thanh hỏi, các con nhìn có giống cái móc câu cá không nào

+ Cho cả lớp đọc to “thanh hỏi” 3 lần

- Cô viết mẫu thanh hỏi lên bảng, vừa viết vừa nói cách viết

- Cho HS viết thanh hỏi vào bảng con

- Cho HS xem 1 số hình ảnh, dưới hình ảnh có những tiếng có thanh hỏi để trẻ nhận ra thanh hỏi trong các tiếng.

2. Hướng dẫn viết nét cong trái, nét cong phải, nét cong kín.

* Nét cong trái:
- Cấu tạo:
Nét cong trái cao 2 ly, rộng 1, 5 ly.
- Cách viết: Đặt bút dưới đường kẻ ngang 3 một chút, đưa bút lên trên viết nét cong sang bên trái chạm đường kẻ ngang 3 sau đó chạm đường kẻ dọc 1 rồi kéo vòng xuống chạm đường kẻ ngang 1 tới giữa ô vuông 2 thì dừng bút.
* Nét cong phải:
- Cấu tạo:
Nét cong phải cao 2 ly, rộng 1,5 ly.
- Cách viết: Đặt bút dưới đường kẻ ngang 3 một chút, đưa bút lên trên viết nét cong sang bên phải chạm đường kẻ ngang 3 sau đó chạm đường kẻ dọc 3 rồi kéo vòng xuống chạm đường kẻ ngang 1 tới giữa ô vuông 1 thì dừng bút.
* Nét cong kín.
- Cấu tạo:
Nét cong kín cao 2 ly, rộng 1,5 ly.
- Cách viết: Đặt bút dưới đường kẻ ngang 3 một chút, đưa bút lên trên viết nét cong sang bên trái chạm đường kẻ ngang 3 sau đó chạm đường kẻ dọc 1 rồi kéo vòng xuống chạm đường kẻ ngang 1 rồi vòng lên trên chạm đường kẻ dọc 3 và chạm điểm đặt bút đầu tiên thì dừng bút.








3. HS tập viết bảng con.

- GV quan sát, sửa lỗi cho HS

4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.

- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.

5. Nhận xét, khen ngợi HS.




TOÁN

Bài: LUYỆN TẬP HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN,

HÌNH TAM GIÁC, HÌNH CHỮ NHẬT

1. Cho trẻ nhận biết lại các hình

- GV treo mẫu 4 hình lên bảng.

- HS quan sát, nêu lại đặc điểm của các hình

2. Hướng dẫn trẻ làm bài tập trong vở BT toán

3. Nhận xét, khen ngợi trẻ





Ngày soạn: 3/7/2023

Ngày dạy: 8/7/2023 Thứ sáu, ngày 8 tháng 7 năm 2023


TIẾNG VIỆT

Bài: LÀM QUEN VỚI THANH NGÃ

NÉT KHUYẾT TRÊN, NÉT KHUYẾT DƯỚI

1. Làm quen với thanh ngã

- HS đồng thanh đọc lại bảng chữ cái cùng cô 2 lượt.

- Giới thiệu thanh ngã

+ Cô cho HS xem ảnh có thanh ngã. Đây là thanh ngã

+ Cho cả lớp đọc to “thanh ngã” 3 lần

- Cô viết mẫu thanh ngã lên bảng, vừa viết vừa nói cách viết

- Cho HS viết thanh ngã vào bảng con

- Cho HS xem 1 số hình ảnh, dưới hình ảnh có những tiếng có thanh ngã để trẻ nhận ra thanh ngã trong các tiếng.

2. Hướng dẫn viết nét khuyết trên, nét khuyết dưới.

* Nét khuyết trên.
- Cấu tạo:
Nét khuyết trên cao 5 ly, rộng 1,5 ly.
- Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ ngang 2 cách dòng kẻ dọc đậm 1 nửa ô ly, đưa bút đi qua góc giao giữa đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 1 rồi tiếp tục kéo lên đi qua góc giao giữa đường kẻ ngang 5 và đường kẻ dọc 2 rồi vòng sang trái chạm đường kẻ ngang 6 sau đó vòng kéo xuống viết nét thẳng trên đường kẻ dọc 1. Dừng bút tại đường kẻ ngang 1.
* Nét khuyết dưới.
- Cấu tạo:
Nét khuyết dưới cao 5 ly, rộng 1,5 ly.
- Cách viết: Đặt bút tại góc giao nhau giữa đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 1, kéo bút viết nét sổ thẳng từ trên xuống dưới, tới đường kẻ ngang 3 thì hơi lượn cong sang trái chạm đường kẻ ngang 2 thì vòng lên rồi kéo thẳng đi qua góc giao nhau giữa đường kẻ ngang 1(5) và đường kẻ dọc 1, dừng bút trên đường kẻ ngang 2 tại điểm giữa đường kẻ dọc 1 và 2.




3. HS tập viết bảng con.

- GV quan sát, sửa lỗi cho HS

4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.

- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.

5. Nhận xét, khen ngợi HS.







Đã soạn xong tuần 3

Người soạn​
Kí duyệt của BGH​






Nguyễn Thị Thanh Tuyết

















Tuần học thứ 4


(Từ ngày11/ 7 đến ngày 15/ 7 / 2023)

Ngày , thứ
Tiết theo TKB
Môn
Tiết thứ theo PPCT
Tên bài dạy
Phương tiện ĐDDH cho tiết dạy
Hai
11/ 7
1
2
3
T. Việt
T. Việt

Toán​
41
42

4
Làm quen với thanh nặng, nét xoắn, nét thắt trên, nét thắt giữa.
Làm quen với số 1
Máy tính.
Tranh- bảng tương tác
Ba
12/ 7
1​
2
3
T. Việt
T. Việt
Toán
43
44
5
Làm quen với chữ a
Luyện viết với chữ a
Làm quen với số 2
Máy tính.
Tranh- bảng tương tác

13/ 7
1​
2
3

Toán
T. Việt
T. Việt

6
45
46
Làm quen chữ ă
Luyện viết chữ ă
Làm quen với số 3
Máy tính.
Tranh- bảng tương tác
Năm
14/ 7
1
2
3​

Toán
T. Việt
T. Việt
7
47
48
Làm quen chữ â
Luyện viết chữ â
Ôn luyện số 1,2,3
Máy tính.
Tranh- bảng tương tác
Sáu
15/ 7
1
2
3​

T. Việt
T. Việt

49
50
Làm quen với chữ b
Tập viết chữ b
Máy tính.
Tranh- bảng tương tác







Ngày soạn: 8/7/2023

Ngày dạy: 11/7/2023 Thứ hai, ngày 11 tháng 7 năm 2023


TIẾNG VIỆT

Bài
: LÀM QUEN VỚI THANH NẶNG

NÉT XOẮN, NÉT THẮT TRÊN, NÉT THẮT GIỮA



1. Làm quen với thanh nặng


- HS đồng thanh đọc lại bảng chữ cái cùng cô 2 lượt.

- Giới thiệu thanh nặng

+ Cô cho HS xem ảnh có thanh nặng. Đây là thanh nặng

+ Cho cả lớp đọc to “thanh nặng” 3 lần

- Cô viết mẫu thanh nặng lên bảng, vừa viết vừa nói cách viết

- Cho HS viết thanh nặng vào bảng con

- Cho HS xem 1 số hình ảnh, dưới hình ảnh có những tiếng có thanh nặng để HS nhận ra thanh nặng trong các tiếng.

2. Hướng dẫn viết nét xoắn, nét thắt trên, nét thắt giữa.

* Nét xoắn
- Cấu tạo:
Nét xoắn cao hơn 2 ly một chút, rộng 1 ly.
- Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ ngang 1 ở giữa dòng kẻ dọc 1 và 2, đưa bút lên tới góc giao nhau giữa đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 2 sau đó viết xoắn 1 nét nhỏ theo chiều từ phải sang trái rồi đưa bút sang phải trên đường kẻ ngang 3, tới giữa đường kẻ dọc 2 và 3 thì dừng bút.
* Nét thắt trên
- Cấu tạo:
Nét thắt trên cao 2 ly, rộng 1 ly.
- Cách viết: Đặt bút tại góc giao đường kẻ ngang 1 và đường kẻ dọc 2, đưa bút lên hơi cong về bên trái sau đó xoắn 1 vòng xoắn nhỏ chạm vào góc giao giữa đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 2 theo chiều từ phải sang trái rồi đưa bút sang phải chạm vào đường kẻ dọc 3 tại điểm giữa đường kẻ ngang 2 và 3 thì dừng bút.
* Nét thắt giữa
- Cấu tạo:
Nét thắt giữa cao 2 ly, rộng 2,5 ly.
- Cách viết: Đặt bút tại góc giao nhau giữa đường kẻ dọc 1 và đường kẻ ngang 2, đưa bút lên sang bên phải giống cách viết nét móc hai đầu. Tuy nhiên ở nét thắt giữa thì ta xoắn 1 nét xoắn nhỏ tại góc giao giữa đường kẻ dọc 2 và đường kẻ ngang 3 sau đó kéo thẳng xuống dưới chạm đường kẻ ngang 1 rồi hất lên dừng bút trên đường kẻ ngang 2 tại giữa đường kẻ dọc 3 và 4.











3. HS tập viết bảng con.

- GV quan sát, sửa lỗi cho HS

4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.

- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.

5. Nhận xét, khen ngợi HS.




TOÁN

Bài
: SỐ 1

1. Giới thiệu số 1.

- GV treo mẫu số 1 lên bảng.

- HS quan sát, nhận xét.

+ Số 1 cao bao nhiêu ly? Rộng bao nhiêu ly? (Cao 2 ô ly, rộng 0.5 ô ly)

+ Số 1 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? (Tạo bởi 2 nét là nét xiên và nét thẳng)

2. GV hướng dẫn cách viết số 1.

+ Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Giữa đường kẻ dọc 2, 3 và giữa đường kẻ ngang 2,3 lấy điểm số 1, trên đường kẻ dọc 3 cắt đường kẻ ngang 3 lấy điểm số 2, trên đường kẻ dọc 3 cắt ngang đường kẻ ngang 1 lấy điểm số 3.

+ Nối điểm 1 đến 2 rồi từ 2 đến 3.

- HS tập vẽ bảng con.

3. GV hướng dẫn HS làm bài tập trong sách toán

4. Nhận xét, khen ngợi HS.





Ngày soạn: 9/7/2023

Ngày dạy: 12/7/2023 Thứ ba, ngày 12 tháng 7 năm 2023


TIẾNG VIỆT

Bài
: LÀM QUEN CHỮ A

TẬP VIẾT CHỮ A

1. Làm quen với chữ a

- Giới thiệu chữ a

- Cô phát âm chữ a 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp, bạn trai, bạn gái, cá nhân.

- Cô phân tích cấu tạo chữ a in thường gồm 1 nét cong kín và 1 nét sổ thẳng bên phải

- Cho HS nhắc lại cấu tạo chữ a

- Cô đọc mẫu bài luyện đọc trong vở luyện đọc và cho HS đọc theo với các hình thức khác nhau.

- Hướng dẫn HS làm nhanh bài tập trong vở luyện đọc.

2. Hướng dẫn viết chữ a

- Cấu tạo: Chữ a cao 2 ly, rộng 2,5 ly. Gồm 2 nét: nét cong kín và nét móc ngược ở bên phải.
- Cách viết:
+ Nét cong kín:
Đặt bút dưới đường kẻ ngang 3 một chút, viết nét cong kín từ phải sang trái, dừng bút ở điểm xuất phát.
+ Nét móc ngược: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ ngang 3 viết nét móc ngược ở bên phải, sát nét móc cong kín, đến góc đường kẻ ngang 2 thì dừng lại.
3. HS tập viết bảng con.

- GV quan sát, sửa lỗi cho HS

4. HS tập viết vở tập viết hoặc vở ô ly.

- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.

5. Nhận xét, khen ngợi HS.




TOÁN

Bài: LÀM QUEN VỚI SỐ 2

1. Giới thiệu số 2.


- GV treo mẫu số 2 lên bảng.

- HS quan sát, nhận xét.

+ Số 2 cao bao nhiêu ly? Rộng bao nhiêu ly? (Cao 2 ly, rộng 1 ly)

+ Số 2 được tạo bởi bao nhiêu nét? Đó là những nét nào? (Tạo bởi 2 nét là nét cong xiên và nét ngang)

2. GV hướng dẫn cách viết số 2.

+ Hướng dẫn lấy tọa độ trên bảng con: Trên đường kẻ dọc 2 tại điểm giữa dòng kẻ ngang 2,3 lấy điểm số 1. Trên đường kẻ ngang 3 tại điểm giữa đường kẻ dọc 2 và 3 lấy điểm số 2. Trên đường kẻ dọc 3 tại điểm giữa đường kẻ ngang 2 và 3 lấy điểm số 3. Tại góc giao giữa đường kẻ ngang 1 và đường kẻ dọc 2 lấy điểm số 4. Tại góc giao giữa đường kẻ ngang 1 và đường kẻ dọc 3 lấy điểm số 5.

+ Ta bắt đầu nối điểm 1,2,3,4,5 như sau: Từ điểm 1 đưa bút cong lên sang bên phải chạm điểm 2 rồi vòng xuống chạm điểm 3, kéo thẳng chéo xuống sang bên trái chạm điểm 4 rồi viết 1 nét ngang ngắn chạm điểm 5 thì dừng bút.

- HS tập vẽ bảng con.

3. GV hướng dẫn HS làm bài tập trong sách toán

4. Nhận xét, khen ngợi HS.





Ngày soạn: 10/7/2023

Ngày dạy: 13/7/2023 Thứ tư, ngày 13 tháng 7 năm 2023


TIẾNG VIỆT

Bài
: LÀM QUEN CHỮ Ă

TẬP VIẾT CHỮ Ă

1. Làm quen với chữ ă

- Giới thiệu chữ ă

- Cô phát âm chữ ă 3 lần, cho trẻ phát âm lại theo cô theo hình thức cả lớp, bạn trai, bạn gái, cá nhân.

- Cô phân tích cấu tạo chữ ă in thường gồm 1 nét cong kín và 1 nét sổ thẳng bên phải và 1 dấu mũ hình vòng cung ở phía trên.

- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ ă

- Cô cho trẻ quan sát các băng từ, hình ảnh có chữ ă để trẻ nhận ra chữ ă có trong các tiếng

2. Hướng dẫn viết chữ ă
1687433890761.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---giao an he lop la len 1.zip
    1.3 MB · Lượt xem: 2
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án dạy trẻ mầm non rửa tay giáo án dạy đàn organ cho trẻ mầm non giáo án mầm non giáo án mầm non 2 tuổi giáo án mầm non 2-3 tuổi giáo án mầm non 2021 giáo án mầm non 2022 giáo án mầm non 3 giáo an mầm non 3 tuổi giáo án mầm non 3 tuổi chủ de thực vật giáo án mầm non 3 tuổi chủ đề nghề nghiệp giáo án mầm non 3 tuổi trọn bộ giáo án mầm non 4 tuổi chủ đề bản thân giáo án mầm non 4 tuổi chủ đề gia đình giáo án mầm non 4 tuổi trọn bộ violet giáo án mầm non 4-5 tuổi giáo án mầm non 5-6 tuổi giáo án mầm non ai ngoan sẽ được thưởng giáo án mầm non bài thơ ai dậy sớm giáo án mầm non bài thơ bó hoa tặng cô giáo án mầm non bài thơ ông mặt trời giáo án mầm non bài thơ trăng sáng giáo án mầm non bài thơ về quê giáo án mầm non bằng powerpoint giáo án mầm non bảo vệ môi trường giáo án mầm non bật liên tục về phía trước giáo án mầm non bật tại chỗ giáo án mầm non bò chui qua cổng giáo án mầm non bò có mang vật trên lưng giáo án mầm non bỏ rác đúng nơi quy định giáo án mầm non các mùa trong năm giáo án mầm non cắt dán dây xúc xích giáo án mầm non cắt dán hàng rào giáo án mầm non chủ đề an toàn giao thông giáo án mầm non chủ đề bản thân giáo án mầm non chủ đề gia đình giáo án mầm non chủ đề giao thông giáo án mầm non chủ đề mùa hè giáo án mầm non chủ đề phương tiện giao thông giáo án mầm non chủ đề thực vật giáo án mầm non chủ đề trung thu giáo án mầm non chủ đề trường mầm non giáo án mầm non dạy hát em yêu cây xanh giáo án mầm non dạy hát mùa hè đến giáo án mầm non dạy hát đường và chân giáo án mầm non dạy trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể giáo án mầm non dạy trẻ kỹ năng sống giáo án mầm non gấp giấy giáo án mầm non gấp thuyền giấy giáo án mầm non ghép đôi giáo án mầm non giữ gìn vệ sinh môi trường giáo án mầm non hát tạm biệt búp bê giáo án mầm non hình học giáo án mầm non kể chuyện ai ngoan sẽ được thưởng giáo án mầm non kể chuyện cho trẻ nghe giáo án mầm non kể chuyện sự tích hồ gươm giáo án mầm non khám phá môi trường xung quanh giáo án mầm non khám phá mùa hè giáo án mầm non khám phá quả cam giáo án mầm non khám phá về gió giáo án mầm non kỹ năng sống giáo án mầm non là gì giáo án mầm non làm quen chữ cái a ă â giáo án mầm non làm quen chữ cái e ê giáo án mầm non làm quen chữ cái g y giáo án mầm non làm quen chữ cái s x giáo án mầm non làm quen chữ cái u ư giáo án mầm non làm quen với toán giáo án mầm non lấy trẻ làm trung tâm giáo án mầm non lịch sự nơi công cộng giáo án mầm non lớp 3 tuổi trọn bộ giáo án mầm non lớp chồi giáo án mầm non lớp ghép 3 độ tuổi giáo án mầm non lớp mầm giáo án mầm non lớp nhà trẻ giáo án mầm non mới nhất giáo án mầm non môn âm nhạc giáo án mầm non môn múa giáo án mầm non môn toán 5-6 tuổi giáo án mầm non montessori giáo án mầm non nặn bánh trung thu giáo án mầm non ném trúng đích thẳng đứng giáo án mầm non ném xa bằng 1 tay giáo án mầm non ném xa bằng 2 tay giáo án mầm non nghề bác sĩ giáo án mầm non nghe hát anh phi công ơi giáo án mầm non nghe hát tia nắng hạt mưa giáo án mầm non nhà trẻ giáo án mầm non nhà trẻ 24-36 tháng giáo án mầm non nhận biết hình tròn hình vuông giáo án mầm non ôn chữ cái o ô ơ giáo án mầm non online giáo án mầm non phát triển ngôn ngữ cho trẻ giáo án mầm non powerpoint giáo án mầm non quan sát thời tiết giáo án mầm non rùa và thỏ giáo án mầm non sáng tạo giáo án mầm non sắp xếp theo quy tắc giáo án mầm non so sánh nhiều hơn ít hơn giáo án mầm non sự biến đổi của màu sắc giáo án mầm non sự kỳ diệu của nước giáo án mầm non sự phát triển của cây giáo án mầm non sự tích hồ gươm giáo án mầm non tách gộp trong phạm vi 5 giáo án mầm non tết trung thu giáo án mầm non tháng 6 giáo án mầm non tháng 8 giáo án mầm non tháng 9 giáo án mầm non thể dục bật xa 20-25cm giáo án mầm non theo chủ đề giáo án mầm non theo phương pháp montessori giáo án mầm non thơ ai dậy sớm giáo án mầm non thơ mưa giáo án mầm non tích hợp giáo dục môi trường giáo án mầm non tích hợp theo chủ de giáo án mầm non tiếng anh giáo án mầm non truyện chàng rùa giáo án mầm non truyện giọt nước tí xíu giáo án mầm non truyện gói hạt kỳ diệu giáo án mầm non về an toàn giao thông giáo án mầm non về bảo vệ môi trường giáo án mầm non về covid giáo án mầm non về kỹ năng sống giáo án mầm non vẽ mưa giáo án mầm non vẽ quả cam giáo án mầm non vẽ trang trí cái đĩa giáo án mầm non vẽ trường tiểu học giáo án mầm non vẽ đèn ông sao giáo án mầm non violet giáo án mầm non đo the tích giáo án steam mầm non hay nhất giáo án thơ mầm non hay nhất những giáo án mầm non hay nhất
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,152
    Bài viết
    37,621
    Thành viên
    139,855
    Thành viên mới nhất
    nguyenhuaquynhnga

    Thành viên Online

    Top