- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,796
- Điểm
- 113
tác giả
Giáo án toán lớp 9 học kì 1 BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 6 FILE trang. Các bạn xem và tải giáo án toán lớp 9 học kì 1 về ở dưới.
Bài 1. KHÁI NIỆM PHƯƠNG TRÌNH
– Nhận biết nghiệm của phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.
– Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS.
+ Tích cực phát biểu, xây dựng bài và tham gia các hoạt động nhóm;
+ Có ý thức tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập; phát huy điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu của bản thân.
+ Ôn lại các kiến thức về vẽ đồ thị hàm số .
+ Tiết 1. Phương trình bậc nhất hai ẩn
+ Tiết 2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Bài 1. KHÁI NIỆM PHƯƠNG TRÌNH
VÀ HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức, kĩ năng
– Nhận biết phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.– Nhận biết nghiệm của phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.
2. Về năng lực
– Rèn luyện các năng lực toán học, nói riêng là năng lực giao tiếp toán học và năng lực tư duy và lập luận toán học.– Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS.
3. Về phẩm chất
Góp phần giúp HS rèn luyện và phát triển các phẩm chất tốt đẹp (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm):+ Tích cực phát biểu, xây dựng bài và tham gia các hoạt động nhóm;
+ Có ý thức tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập; phát huy điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Giáo viên:
+ Giáo án, bảng phụ, máy chiếu (nếu có), phiếu học tập, …– Học sinh:
+ SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.+ Ôn lại các kiến thức về vẽ đồ thị hàm số .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bài học này dạy trong 02 tiết:+ Tiết 1. Phương trình bậc nhất hai ẩn
+ Tiết 2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Tiết 1. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động | Mục tiêu cần đạt |
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNGMục tiêu: Gợi động cơ, tạo tình huống xuất hiện trong thực tế để HS tiếp cận với khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn.Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, từ đó làm nảy sinh nhu cầu tìm hiểu về phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Tổ chức hoạt động: HS làm việc cá nhân, dưới sự hướng dẫn của GV. | ||
Tình huống mở đầu (3 phút) – GV tổ chức cho học sinh đọc bài toán và suy nghĩ về câu hỏi: Có thể giải bài toán đó theo cách tương tự như “giải bài toán bằng cách lập phương trình” được hay không?– Đặt vấn đề: Sau khi học sinh trả lời, GV có thể gợi vấn đề như sau: Thay vì gọi một ẩn là số quả cam hoặc số quả quýt thì ta có thể gọi hai ẩn số, một ẩn là số quả cam, một ẩn là số quả quýt thì sẽ thu được phương trình có dạng như thế nào? | – HS đọc và suy nghĩ về tình huống. | + Mục đích của phần này là đưa ra một bài toán thực tế có hai đại lượng chưa biết nhằm dẫn đến khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn. + Góp phần phát triển năng lực giao tiếp toán học. |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨCMục tiêu: HS nhận biết được phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn.Nội dung: HS thực hiện các HĐ1, HĐ2, từ đó nhận biết được khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn. Sản phẩm: Lời giải cho các câu hỏi trong HĐ. Tổ chức thực hiện: HS hoạt động cá nhân dưới sự hướng dẫn của GV. | ||
1. Phương trình bậc nhất hai ẩn HĐ1, HĐ2 (5 phút) – GV cho HS đọc yêu cầu của hai HĐ rồi mời HS trả lời câu hỏi; các HS khác lắng nghe và nhận xét, góp ý (nếu có); GV tổng kết rút ra khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn. – GV viết bảng hoặc trình chiếu nội dung trong Khung kiến thức. | – HS thực hiện cá nhân HĐ1 và HĐ2. HD. HĐ1: x + y = 17. HĐ2: 3y; 10x và hệ thức liên hệ là: 10x + 3y = 100. – HS ghi nội dung cần ghi nhớ. | + Thông qua HĐ1 và HĐ2, học sinh sẽ lập được các phương trình bậc nhất hai ẩn (chính là các hệ thức liên hệ giữa hai ẩn x và y). + Góp phần phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học. |
Ví dụ 1 (5 phút) – GV sử dụng bảng phụ hoặc trình chiếu nội dung Ví dụ 1 trong SGK. GV yêu cầu HS thực hiện cá nhânVí dụ 1 trong 3 phút, sau đó GV mời HS trả lời Ví dụ 1. | – HS thực hiện Ví dụ 1 và ghi bài. | + VD1 là ví dụ nhằm giúp HS nhận diện khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn. + Góp phần phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học. |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬPMục tiêu: Củng cố kĩ năng nhận dạng phương trình bậc nhất và hình thành kĩ năng biểu diễn hình học miền nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn.Nội dung: HS thực hiện các yêu cầu trong Luyện tập 1; Ví dụ 2; Ví dụ 3 và Luyện tập 2. Sản phẩm: Lời giải của HS cho các ví dụ và bài luyện tập. Tổ chức thực hiện: HS hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm, dưới sự hướng dẫn của GV. | ||
Luyện tập 1 (5 phút) – GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi trong 3 phút. GV mời hai nhóm trình bày nội dung thảo luận của nhóm mình. – GV nhận xét bài làm của các nhóm và chốt lại nội dung. | – HS hoạt động theo nhóm đôi, xung phong phát biểu trước lớp và trình bày vào vở ghi. – Các nhóm HS sẽ đưa ra nhiều phương trình, chẳng hạn như sau: Phương trình bậc nhất hai ẩn: 2x – y = 3 có một nghiệm là (2; 1). | + LT2 là hoạt động nhằm củng cố khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn. + Góp phần phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học. |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!