- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,794
- Điểm
- 113
tác giả
WORD Giáo án lịch sử 12 cánh diều HỌC KÌ 1 NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 284 trang. Các bạn xem và tải giáo án lịch sử 12 cánh diều về ở dưới.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Sau bài học này, giúp HS:
1. Về kiến thức
- Nêu được bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành Liên hợp quốc; Trình bày được mục tiêu và nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc
- Nêu được vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hoà bình, an ninh quốc tế.
- Trình bày được vai trò của Liên hợp quốc trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân; trong việc bảo đảm quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội
2. Về năng lực
* Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của bản thân và tự nhận công việc phù hợp, tương tác tốt với các bạn cùng nhóm.
*Năng lực riêng:
- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về quá trình thành lập Liên hợp quốc.
3. Về phẩm chất
Trách nhiệm: Tự hào về vai trò và đóng góp của Việt Nam trong quá trình hoạt động của Liên hợp quốc và có ý thức sẵn sàng đóng góp sự nghiệp chung của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên.
- KHBD soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
- Các kênh hình (phóng to).
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh
- SGK
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Một số vấn đề cơ bản về Liên hợp quốc
a. Mục tiêu: - Nêu được bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành Liên hợp quốc; Trình bày được mục tiêu và nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc;
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
BÀI 1: LIÊN HỢP QUỐC ( T1)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Sau bài học này, giúp HS:
1. Về kiến thức
- Nêu được bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành Liên hợp quốc; Trình bày được mục tiêu và nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc
- Nêu được vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hoà bình, an ninh quốc tế.
- Trình bày được vai trò của Liên hợp quốc trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân; trong việc bảo đảm quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội
2. Về năng lực
* Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của bản thân và tự nhận công việc phù hợp, tương tác tốt với các bạn cùng nhóm.
*Năng lực riêng:
- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về quá trình thành lập Liên hợp quốc.
3. Về phẩm chất
Trách nhiệm: Tự hào về vai trò và đóng góp của Việt Nam trong quá trình hoạt động của Liên hợp quốc và có ý thức sẵn sàng đóng góp sự nghiệp chung của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên.
- KHBD soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
- Các kênh hình (phóng to).
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh
- SGK
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Giúp HS Khơi dậy hứng thú học tập cho HS, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập. b) Nội dung: GV: Giao nhiệm vụ cho HS HS quan sát hình ảnh, hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi của GV c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV cho HS xem 1 số hình ảnh và đặt câu hỏi ? Đây là tổ chức quốc tế nào? - HS trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.
|
1. Một số vấn đề cơ bản về Liên hợp quốc
a. Mục tiêu: - Nêu được bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành Liên hợp quốc; Trình bày được mục tiêu và nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc;
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động dạy – học | Sản phẩm dự kiến | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Nhiệm vụ 1: Bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành GV cho HS xem video về lịch sử hình thành Liên Hợp quốc, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và làm bài tập ? Đọc thông tin tư liệu SGK, hình 2 và đoạn video sau. Hoàn thành bài tập về bối cảnh ra đời và quá trình hình thành của Liên hợp quốc
Nhiệm vụ 2: Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập ? Tìm từ khóa về Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc Vòng 1. Dựa vào vòng xoay kí tự tìm các từ khoá nói về mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc Vòng xoay kí tự Phiếu học tập
Vòng 2: Sắp xếp các từ khoá vào các lĩnh vực tương ứng thể hiện về mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc
B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS trả lời HS: Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK. GV cung cấp 1 số hình ảnh tư liệu Nhiệm vụ 1 Nhiệm vụ 2 B3: Báo cáo kết quả hoạt động. GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời câu hỏi của GV. Dự kiến sản phẩm Nhiệm vụ 1
Trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới có sự chuyển biến quan trọng, ưu thế trên chiến trường thuộc về phe Đồng minh chống phát xít. Các nước trong phe Đồng minh nhận thấy vấn đề cấp bách là cần phải thiết lập một tổ chức quốc tế có vai trò thực sự trong việc duy trì hoà bình, an ninh thế giới sau khi Chiến tranh thế giới kết thúc Nhiệm vụ 2 Vòng 1:
B4: Kết luận, nhận định (GV) GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | 1. Một số vấn đề cơ bản về Liên hợp quốc a. Bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành – Chiến tranh thế giới thứ 2 bước vào giai đoạn cuối, các nước Đồng minh nhận thấy cần phải hợp tác để tiêu diệt phát xít và kết thúc chiến tranh. – Các nước nhận thấy cần một tổ chức quốc tế nhằm duy trì hòa bình trật tự thế giới sau chiến tranh. – Quá trình hình thành Liên hợp quốc kéo dài 1941 đến năm 1945. Ngày 24/10/1945, Liên hợp quốc chính thức được thành lập. b. Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động Mục tiêu Hiến chương Liên hợp quốc xác định mục tiêu của tổ chức là: – Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. - Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng, quyền tự quyết dân tộc. - Hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân đạo, bảo đảm quyền con người và những quyền tự do cơ bản. - Là trung tâm điều hoà hoạt động của các quốc gia vì những mục tiêu chung. Nguyên tắc hoạt động - Bình đẳng về chủ quyền của tất cả các quốc gia. - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia. - Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình. - Từ bỏ đe doạ bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. - Không can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của các nước. - Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế. |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!