- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,995
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2021 - 2022: Giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh trường PTDTNT qua công tác chủ nhiệm
1 Lý do chọn đề tài
1.1. Ngay từ những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, nhiệm vụ trọng tâm của toàn dân ta là đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta biết rằng, công nghiệp hóa và hiện đại hóa không phải là mục đích tự thân, mà là một phương thức có tính phổ biến để thực hiện mục tiêu của mỗi quốc gia. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta tiến triển trước bối cảnh xu thế toàn cầu hóa về nhiều mặt đang gia tăng. Xu thế đó là khách quan, chúng ta không thể tách mình ra khỏi dòng chảy toàn cầu hóa, mà phải chuẩn bị cho mình đầy đủ những năng lực nội sinh cần thiết để chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Muốn vậy, trước hết vừa phải giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, vừa phải tiếp thu được những tinh hoa của văn hóa nhân loại. Vì thế, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII trình trước Đại hội IX đã nhấn mạnh việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo có vai trò rất lớn trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Đó là chiếc cầu nối giữa quá khứ - hiện tại - tương lai, góp phần tạo nên những giá trị bền vững vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại.
1.2. Trường THPT DTNT N’Trang Lơng là một ngôi trường chuyên biệt được thành lập ngay từ khi tách tỉnh năm 2004, có trọng trách đào tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số cho tỉnh Đắk Nông. Ngôi trường là nơi hội tụ của con em 15 dân tộc khác nhau trong toàn tỉnh, mỗi dân tộc mang một bản sắc văn hóa khác nhau. Các em hội tụ về đây không chỉ để thực hiện khát vọng con chữ, tìm cánh cửa lập thân lập nghiệp, góp phần xây dựng quê hương mà quan trọng hơn, trong suốt ba năm chung sống, cùng ăn ở, học tập chính là cơ hội để các em rèn luyện kỹ năng sống, bồi đắp những hiểu biết không chỉ về dân tộc mình mà còn hiểu thêm về văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau. Đây chính là nguồn tri thức vô giá không có trường lớp nào có thể đào tạo được mà chỉ có quá trình chung sống, san sẻ mới có cơ hội tiếp cận. Cho nên, đối với một giáo viên giảng dạy ở
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1. Ngay từ những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, nhiệm vụ trọng tâm của toàn dân ta là đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta biết rằng, công nghiệp hóa và hiện đại hóa không phải là mục đích tự thân, mà là một phương thức có tính phổ biến để thực hiện mục tiêu của mỗi quốc gia. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta tiến triển trước bối cảnh xu thế toàn cầu hóa về nhiều mặt đang gia tăng. Xu thế đó là khách quan, chúng ta không thể tách mình ra khỏi dòng chảy toàn cầu hóa, mà phải chuẩn bị cho mình đầy đủ những năng lực nội sinh cần thiết để chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Muốn vậy, trước hết vừa phải giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, vừa phải tiếp thu được những tinh hoa của văn hóa nhân loại. Vì thế, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII trình trước Đại hội IX đã nhấn mạnh việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo có vai trò rất lớn trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Đó là chiếc cầu nối giữa quá khứ - hiện tại - tương lai, góp phần tạo nên những giá trị bền vững vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại.
1.2. Trường THPT DTNT N’Trang Lơng là một ngôi trường chuyên biệt được thành lập ngay từ khi tách tỉnh năm 2004, có trọng trách đào tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số cho tỉnh Đắk Nông. Ngôi trường là nơi hội tụ của con em 15 dân tộc khác nhau trong toàn tỉnh, mỗi dân tộc mang một bản sắc văn hóa khác nhau. Các em hội tụ về đây không chỉ để thực hiện khát vọng con chữ, tìm cánh cửa lập thân lập nghiệp, góp phần xây dựng quê hương mà quan trọng hơn, trong suốt ba năm chung sống, cùng ăn ở, học tập chính là cơ hội để các em rèn luyện kỹ năng sống, bồi đắp những hiểu biết không chỉ về dân tộc mình mà còn hiểu thêm về văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau. Đây chính là nguồn tri thức vô giá không có trường lớp nào có thể đào tạo được mà chỉ có quá trình chung sống, san sẻ mới có cơ hội tiếp cận. Cho nên, đối với một giáo viên giảng dạy ở