Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH CÁ BIỆT VÀ GIẢM NGUY CƠ BỎ HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH THCS. được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 19 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài :
1/ Cơ sở lý luận :
Sự nghiệp đổi mới ở nước ta đang đi vào chiều sâu và được triển khai trên quy mô lớn, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cơ chế thị trường (CCTT), nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đang phát huy tác dụng tích cực, tạo nên sự phát triển năng động và thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta. Nhưng, kinh tế thị trường (KTTT) cũng ngày càng bộc lộ những mặt trái, gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống tinh thần, sự cảm thụ văn hóa - nghệ thuật cũng như trong tâm lý - đạo đức của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Những ảnh hưởng tiêu cực đó len lỏi, thẩm thấu vào mọi quan hệ xã hội, làm sai lệch các chuẩn mực giá trị, dẫn tới sự suy thoái về đạo đức ở một bộ phận xã hội, ảnh hưởng xấu tới thế hệ trẻ.
Vậy có thể ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái đạo đức đó được không? Nhà trường, gia đình và toàn xã hội có thể chủ động trong một chương trình hành động phối hợp tích cực để thực hiện giáo dục đạo đức, để bảo vệ sự trong sạch, lành mạnh của đời sống đạo đức cho thế hệ trẻ được hay không?
Phải chăng đẩy mạnh giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông là góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN)? Như thế, giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông gắn liền với mục tiêu và nhiệm vụ chính trị, với cuộc đấu tranh ý thức hệ hiện nay.
Để đem lại câu trả lời cho vấn đề hệ trọng nêu trên, việc nghiên cứu đạo đức và giáo dục đạo đức vào lúc này đang là một đòi hỏi cấp bách, bức xúc.
Bấy lâu nay, vấn đề giáo dục đạo đức và giảm nguy cơ bỏ học cho học sinh phổ thông là đề tài nghiên cứu rất quen thuộc của khoa học sư phạm. Tuy nhiên chúng ta cần nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này.
Có thể nói, chưa bao giờ, vấn đề giáo dục đạo đức được đặt ra với tầm quan trọng, tính cấp thiết và ý nghĩa xã hội rộng lớn như lúc này. Chăm lo cho sự phát triển đạo đức và đời sống tinh thần lành mạnh của cộng đồng xã hội là chăm lo tới tiềm lực phát triển lâu bền của cả một dân tộc.
Thực hiện vấn đề giáo dục đạo đức và giảm nguy cơ bỏ học cho học sinh phổ thông tại huyện Krông Búk hiện nay được đặt ra trong điều kiện tình hình còn khó khăn: với trên 30% học sinh là DTTS, học sinh vùng sâu, xa chiếm 50%, điều kiện tiếp cân CNTT còn hạn chế, hộ nghèo vẫn còn nhiều trên địa bàn huyện…
Một trong những nhiệm vụ cấp bách của GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh và giảm nguy cơ bỏ học của học sinh được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân… ( Điều 23-Luật giáo dục).
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài :
1/ Cơ sở lý luận :
Sự nghiệp đổi mới ở nước ta đang đi vào chiều sâu và được triển khai trên quy mô lớn, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cơ chế thị trường (CCTT), nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đang phát huy tác dụng tích cực, tạo nên sự phát triển năng động và thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta. Nhưng, kinh tế thị trường (KTTT) cũng ngày càng bộc lộ những mặt trái, gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống tinh thần, sự cảm thụ văn hóa - nghệ thuật cũng như trong tâm lý - đạo đức của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Những ảnh hưởng tiêu cực đó len lỏi, thẩm thấu vào mọi quan hệ xã hội, làm sai lệch các chuẩn mực giá trị, dẫn tới sự suy thoái về đạo đức ở một bộ phận xã hội, ảnh hưởng xấu tới thế hệ trẻ.
Vậy có thể ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái đạo đức đó được không? Nhà trường, gia đình và toàn xã hội có thể chủ động trong một chương trình hành động phối hợp tích cực để thực hiện giáo dục đạo đức, để bảo vệ sự trong sạch, lành mạnh của đời sống đạo đức cho thế hệ trẻ được hay không?
Phải chăng đẩy mạnh giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông là góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN)? Như thế, giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông gắn liền với mục tiêu và nhiệm vụ chính trị, với cuộc đấu tranh ý thức hệ hiện nay.
Để đem lại câu trả lời cho vấn đề hệ trọng nêu trên, việc nghiên cứu đạo đức và giáo dục đạo đức vào lúc này đang là một đòi hỏi cấp bách, bức xúc.
Bấy lâu nay, vấn đề giáo dục đạo đức và giảm nguy cơ bỏ học cho học sinh phổ thông là đề tài nghiên cứu rất quen thuộc của khoa học sư phạm. Tuy nhiên chúng ta cần nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này.
Có thể nói, chưa bao giờ, vấn đề giáo dục đạo đức được đặt ra với tầm quan trọng, tính cấp thiết và ý nghĩa xã hội rộng lớn như lúc này. Chăm lo cho sự phát triển đạo đức và đời sống tinh thần lành mạnh của cộng đồng xã hội là chăm lo tới tiềm lực phát triển lâu bền của cả một dân tộc.
Thực hiện vấn đề giáo dục đạo đức và giảm nguy cơ bỏ học cho học sinh phổ thông tại huyện Krông Búk hiện nay được đặt ra trong điều kiện tình hình còn khó khăn: với trên 30% học sinh là DTTS, học sinh vùng sâu, xa chiếm 50%, điều kiện tiếp cân CNTT còn hạn chế, hộ nghèo vẫn còn nhiều trên địa bàn huyện…
Một trong những nhiệm vụ cấp bách của GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh và giảm nguy cơ bỏ học của học sinh được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân… ( Điều 23-Luật giáo dục).