Khách xem bị hạn chế!

Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 2K

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,638
Điểm
113
tác giả
Giáo dục địa phương lớp 7 Sóc Trăng CHƯƠNG TRÌNH MỚI được soạn dưới dạng file word gồm 4 file trang. Các bạn xem và tải giáo dục địa phương lớp 7 sóc trăng về ở dưới.
Tiết PPCT: 1,2,3, Ngày soạn: 10 / 9 /2023

BÀI 1: MỘT SỐ PHONG TỤC, TẬP QUÁN Ở TỈNH SÓC TRĂNG

(3 tiết)





(H1, H2, H3)​



I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:


Đặc điểm phong tục, tập quán của một số dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng.

Ý nghĩa của phong tục, tập quán đã học.

2. Năng lực: Học sinh đạt được

Năng lực chung:

- Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.

- Tự chủ và tự học, biết thu thập thông tin và giải quyết vấn đề được đặt ra.

Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gởi đến người đọc;

- Biết đọc- hiểu 1 văn bản thuyết minh về 1 vấn đề ở địa phương.

2. Phẩm chất

Có thái độ tôn trọng, có hành vi giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của phong tục, tập quán trong đời sống cộng đồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học


- Sách giáo khoa, Sách giáo viên

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A0 hoặc bảng phụ. Phiếu học tập.

2. Học liệu

- Tri thức ngữ văn

- Một số video, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG : MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu
:

- Tạo hứng thú, tâm thế kết nối học sinh vào chủ đề bài học

b. Nội dung:

GV yêu cầu HS cùng theo dõi video theo đường link sau: hình ảnh Sóc Trăng và chia sẻ cảm nghĩ.

c. Sản phẩm:

Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện
Sản phẩm dự kiến
Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS theo dõi hình ảnh con người tập quán ST và chia sẻ nhận thức của mình sau khi xem những hình ảnh H1, H2.H3
- Hình ảnh dưới đây thể hiện phong tục nào? Em có hiểu biết gì về phong tục đó (Gợi ý: diễn ra vào dịp nào, ở đâu, ý nghĩa,...).
- Ngoài phong tục tập quán đó, em còn biết những phong tục tập quán nào khác ở tỉnh Sóc Trăng?

  • - Cảm xúc của HS:

  • Phong tục: xuất gia , lễ hỏi, lễ cưới,...
Thực hiện nhiệm vụ- HS theo dõi hình ảnh, hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi
GV theo dõi, quan sát HS
Báo cáo/ Thảo luận- Yêu cầu HS trình bày ý kiến cá nhân
Kết luận/ nhận định- GV nhận xét câu trả lời; chốt kiến thức, chuyển dẫn vào chủ đề bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Hoạt động: Khái quát phong tục tập quán ở tỉnh Sóc Trăng

a. Mục tiêu
:

- Hệ thống tri thức và một số yếu tố của bài.

b. Nội dung:

GV cho hs đọc- quan sát tài liệu: yêu cầu HS trình bày theo nhóm đã chuẩn bị theo phiếu học tập đã giao, để hệ thống tri thức- Khái quát phong tục tập quán ở tỉnh Sóc Trăng

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện
Sản phẩm dự kiến
Chuyển giao nhiệm vụ (1)- GV giao các câu hỏi chuẩn bị bài trước cho các nhóm theo phiếu học tập sau:
Nhóm 1Kể tên 3 dân tộc chủ yếu ở ST?
Đặc điểm văn hoá của 3 dân tộc?
Nhóm 2,3Nêu 3 nhóm phong tục ở ST?
Nhóm 4Em hiểu phong tục tập quán là gì? Nó có tác dụng gì trong cs?
(2) GV yêu cầu HS thảo luận nhóm- củng cố hệ thống tri thức đọc hiểu:
Sóc Trăng là vùng đất sinh sống, lập nghiệp lâu đời của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Quá trình sinh sống có sự giao lưu trên nhiều phương diện của đời sống, tạo nên sự gắn bó mật thiết giữa các dân tộc. Từ đó, văn hoá cũng như phong tục tập quán của các dân tộc nơi đây có sự pha trộn, đan xen, tạo nên đặc trưng riêng của tỉnh. Phong tục ở tỉnh Sóc Trăng có thể chia thành ba nhóm:
Nhóm thứ nhất, nhóm phong tục tôn giáo, tín ngưỡng như: thiếu niên đi tu, thờ cúng thần, phật, tổ tiên,...
Nhóm thứ hai, nhóm phong tục nghi lễ vòng đời: lễ đầy tháng, thôi nôi, hôn lễ, mừng thọ, tang lễ.
Nhóm thứ ba, nhóm phong tục lễ tết: lễ cúng trăng - Oóc Om Bóc của dân tộc Khmer, Trung thu của dân tộc Kinh, Hoa, lễ cúng ông bà - Bon sen Đôn Ta của dân tộc Khmer, tết Nguyên đán của dân tộc Kinh; lễ vào năm mới - Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer và cúng giao thừa trong tết Nguyên đán của dân tộc Kinh…



1/ Khái quát phong tục tập quán ở tỉnh Sóc Trăng:
Sóc Trăng là vùng đất sinh sống, lập nghiệp lâu đời của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa.

Văn hoá cũng như phong tục tập quán của các dân tộc nơi đây có sự pha trộn, đan xen, tạo nên đặc trưng riêng của tỉnh.
Phong tục ở tỉnh Sóc Trăng có thể chia thành ba nhóm:
Nhóm thứ nhất, nhóm phong tục tôn giáo, tín ngưỡng như: thiếu niên đi tu, thờ cúng thần, phật, tổ tiên,...
Nhóm thứ hai, nhóm phong tục nghi lễ vòng đời: lễ đầy tháng, thôi nôi, hôn lễ, mừng thọ, tang lễ.

Nhóm thứ ba, nhóm phong tục lễ tết: lễ cúng trăng - Oóc Om Bóc của dân tộc Khmer, Trung thu của dân tộc Kinh, Hoa, lễ cúng ông bà - Bon sen Đôn Ta của dân tộc Khmer,..
Phong tục tập quán là những giá trị văn hoá của mỗi dân tộc; là những thói quen xuất hiện trong đời sống hàng ngày, trong sản xuất và trong công việc. Phong tục tập quán là một nét đẹp văn hoá cần được bảo tồn và phát huy. Điều đó không chỉ mang ý nghĩa bảo tồn những giá trị truyền thống mà còn là cách để ghi nhớ cội nguồn của dân tộc.
Thực hiện nhiệm vụNhiệm vụ 1: Hs trình bày theo nhóm.
Nhiệm vụ 2: Hs trả lời cá nhân.
- GV theo dõi, quan sát HS
Báo cáo
Thảo luận
- Yêu cầu HS trả lời theo yêu cầu.
Kết luận
Nhận định
- GV nhận xét câu trả lời (trong quá trình hướng dẫn HS chốt đáp án trong trò chơi, giáo viên cần giải thích cho học sinh …) và chốt kiến thức.
2. Hoạt động: Một số phong tục tập quán ở tỉnh Sóc Trăng

a. Mục tiêu
:

- Hệ thống tri thức và một số yếu tố của bài.

b. Nội dung:

GV cho hs đọc- quan sát tài liệu: yêu cầu HS trình bày theo nhóm đã chuẩn bị theo phiếu học tập đã giao, để hệ thống tri thức: Một số phong tục tập quán ở tỉnh Sóc Trăng

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

  • Tổ chức thực hiện
Sản phẩm dự kiến
Chuyển giao nhiệm vụ
-Gv yêu cầu học sinh đọc- hợp tác (theo bàn):
Nhóm 1: Giới thiệu phong tục thiếu niên đi tu
Nhóm 2: Giới thiệu phong tục cưới hỏi của người Hoa, người Kinh.

Nhóm 3, 4: Giới thiệu Phong tục trong tết Nguyên đán của người Kinh

2. Một số phong tục tập quán ở tỉnh Sóc Trăng:



a. Phong tục thiếu niên đi tu:

Theo phong tục của đồng bào Khmer, vào khoảng 12 tuổi, con trai được cha mẹ gửi vào chùa tu một thời gian.


b. Phong tục cưới hỏi của người Hoa, người Kinh
Lễ dạm hỏi hay lễ ướm lời: Khi nhà gái chấp nhận thì nhà trai sẽ chọn ngày lành, tháng tốt sang nhà gái nói chuyện trao đổi về tổ chức hôn lễ.
Lễ hỏi: Lễ vật nhà trai mang sang nhà gái thường có rượu, trà, bánh, trái, quần áo tặng cô dâu, tiền,... Riêng người Hoa trong lễ hỏi còn phải kèm đầu heo. Cả hai dân tộc Hoa và Kinh đều có tục chia bánh trái, thèo lèo cho họ hàng, láng giềng như lời thông báo và chung vui.

Lễ cưới: Gồm các nghi thức như trình các mâm trầu, một số mâm sính lễ.





c. Phong tục trong tết Nguyên đán của người Kinh

Phong tục trong tết Nguyên đán của người Kinh
Tết Nguyên đán là thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Vì vậy, trước khi Tết đến, nhà nhà dọn dẹp trang hoàng nhà cửa, lau chùi bàn thờ, đi tảo mộ ông bà tổ tiên. Tết đến, người Kinh ở tỉnh Sóc Trăng có những nghi thức sau:
- Cúng rước ông bà: Vào chiều ngày 30 (hoặc 29 tết, tuỳ theo năm đó tháng chạp đủ hay thiếu), các gia đình làm mâm cỗ cúng rước ông bà về ăn tết với con cháu.
- Cúng giao thừa: thường cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới. Lễ cúng có bánh tét, bánh phồng nướng, nhang, đèn cầy, một chén nước, một chén gạo và một chén muối, một trái dừa tươi dạt mặt, mâm bánh mứt, chung trà, chung rượu,.
- Mừng tuổi: Trẻ con sau khi chúc tết ông bà, cô, dì, chú, bác thì sẽ được mừng tuổi những bao lì xì mừng năm mới.
Vào ngày mùng một Tết, con cháu về thăm ông bà, cha mẹ và đi thăm họ hàng. Người lớn thì mang theo bánh, trái cây, rượu, trà đến nhà người thờ Từ đường để cúng tổ tiên. Ngày mùng hai Tết đi thăm nhà vợ, nhà chồng, láng giềng. Sáng ngày mùng ba Tết, nhà nhà đều chuẩn bị gà cúng mùng ba. Mâm cúng có gà luộc, ba chén cháo, gạo muối, trầu cau, trà, rượu, giấy vàng bạc, bình cắm bông tươi,... Khi hoàn tất lễ cúng ở nhà, học trò đi đến chúc tết các thầy, cô.

Thực hiện nhiệm vụHS đọc tài liệu- hoạt động nhóm: theo dõi, quan sát, suy nghĩ cá nhận
G: gợi ý quan sát tài liệu
Phong tục thiếu niên đi tu
Theo phong tục của đồng bào Khmer, vào khoảng 12 tuổi, con trai được cha mẹ gửi vào chùa tu một thời gian. Thời gian đi tu của mỗi người không giống nhau, có người đi tu chỉ vài giờ, có người vài ngày, có người vài tháng, có người vài năm.
Phong tục cưới hỏi của người Hoa, người Kinh
Tại Sóc Trăng, do cùng cộng cư với nhau lâu đời và có quan hệ hôn nhân với nhau nên giữa người Kinh và người Hoa có những điểm giống nhau trong phong tục cưới hỏi. Nghi thức cưới hỏi của người Hoa và người Kinh đều được thực hiện qua các bước sau: lễ dạm hỏi (người Hoa) hay lễ ướm lời (người Kinh), lễ hỏi, lễ cưới và sau cưới.
Lễ dạm hỏi hay lễ ướm lời: Khi nhà gái chấp nhận thì nhà trai sẽ chọn ngày lành, tháng tốt sang nhà gái nói chuyện trao đổi về tổ chức hôn lễ.
Lễ hỏi: Lễ vật nhà trai mang sang nhà gái thường có rượu, trà, bánh, trái, quần áo tặng cô dâu, tiền,... Riêng người Hoa trong lễ hỏi còn phải kèm đầu heo. Cả hai dân tộc Hoa và Kinh đều có tục chia bánh trái, thèo lèo cho họ hàng, láng giềng như lời thông báo và chung vui.
Lễ cưới: Gồm các nghi thức như trình các mâm trầu, một số mâm sính lễ. Theo phong tục, các lễ vật phải là số chẵn mới tốt. Phần mâm quả được nhà trai chuẩn bị rất chu đáo, sắp xếp cầu kì được che bởi tấm vải đỏ. Trong lễ cưới thường có các nghi thức như trao trầu cho nhau (có khi thay bằng cành hoa giấy cô dâu chú rễ cài cho nhau).










Phong tục trong tết Nguyên đán của người Kinh
Tết Nguyên đán là thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Người Kinh ở các vùng miền khác cũng như ở tỉnh Sóc Trăng có quan niệm vào ngày tết mọi thứ đều phải mới. Vì vậy, trước khi Tết đến, nhà nhà dọn dẹp trang hoàng nhà cửa, lau chùi bàn thờ, đi tảo mộ ông bà tổ tiên. Tết đến, người Kinh ở tỉnh Sóc Trăng có những nghi thức sau:
Cúng rước ông bà: Vào chiều ngày 3G (hoặc 29 tết, tuỳ theo năm đó tháng chạp đủ hay thiếu), các gia đình làm mâm cỗ cúng rước ông bà về ăn tết với con cháu. Mỗi gia đình làm các món ăn khác nhau nhưng không thể thiếu bánh tét và thịt heo kho rệu. Cúng xong, các thành viên trong gia đình quây quần bên mâm cơm tất niên.
Cúng giao thừa: Người Kinh ở tỉnh Sóc Trăng thường cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới. Lễ cúng có bánh tét, bánh phồng nướng, nhang, đèn cầy, một chén nước, một chén gạo và một chén muối, một trái dừa tươi dạt mặt, mâm bánh mứt, chung trà, chung rượu,.
Mừng tuổi: Trẻ con sau khi chúc tết ông bà, cô, dì, chú, bác thì sẽ được mừng tuổi những bao lì xì mừng năm mới.
Vào ngày mùng một Tết, con cháu về thăm ông bà, cha mẹ và đi thăm họ hàng. Người lớn thì mang theo bánh, trái cây, rượu, trà đến nhà người thờ Từ đường để cúng tổ tiên. Ngày mùng hai Tết đi thăm nhà vợ, nhà chồng, láng giềng. Sáng ngày mùng ba Tết, nhà nhà đều chuẩn bị gà cúng mùng ba. Mâm cúng có gà luộc, ba chén cháo, gạo muối, trầu cau, trà, rượu, giấy vàng bạc, bình cắm bông tươi,... Khi hoàn tất lễ cúng ở nhà, học trò đi đến chúc tết các thầy, cô.




Báo cáo/ Thảo luậnGV mời đại diện HS trả lời
Đánh giá- phản biện
Kết luận/ Nhận định- Gv ghi nhận những câu trả lời thể hiện cảm nhận của các em
-GV nhận xét câu trả lời của học sinh. Dựa tren kết quả trình bày của các em để hướng dẫn học sinh một số lưu ý
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

.1 Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học.

.2 Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

.3 Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

.4 Tổ chức thực hiện:



HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Hoàn thành phiếu học tập:
So sánh điểm giống nhau và khác nhau trong phong tục cưới hỏi của người Kinh và người Hoa ở tỉnh Sóc Trăng.

- GV chuyển giao nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ
- Gv quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức hoạt động: thu sản phẩm, đọc lướt sản phẩm
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, bổ sung những điều học sinh chưa chắn chắn

*LUYỆN TẬP:
Điểm giống nhau và khác nhau trong phong tục cưới hỏi của người Kinh và người Hoa ở tỉnh Sóc Trăng.

Nghi thức cưới hỏi của người Hoa và người Kinh đều được thực hiện qua các bước sau: lễ dạm hỏi (người Hoa) hay lễ ướm lời (người Kinh), lễ hỏi, lễ cưới và sau cưới.
Sính lễ của người Kinh ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay cũng thấy có đùi heo giống như tục lệ của người Hoa.
Khác: Về trang phục cưới, do chịu ảnh hưởng phương Tây nên cô dâu người Kinh mặc đầm màu trắng và bên cạnh đó còn mặc áo dài truyền thống màu rực rỡ như hồng, đỏ,... Với người Hoa, chú rể mặc veston, cô dâu mặc váy, áo có hình long, phụng hoặc sườn xám gấm đỏ khi bái tổ tiên. Cô dâu có khi đội mũ cài hai chim phụng. Trong tiệc cưới, cô dâu mặc váy dạ hội màu vàng hoặc màu hồng.




D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  • Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  • Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
  • Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  • Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Hoàn thành sơ đồ: Chia sẻ một số việc nên làm để bảo tồn và phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc ở Sóc Trăng.
Hs: Hoàn thành sơ đồ


Viết một đoạn văn (khoảng 7-10 câu): Giới thiệu (thuyết minh) với các bạn một phong tục, tập quán của dân tộc em hoặc của dân tộc khác ở Sóc Trăng.
(Bs: Nghe hoặc hát1 bài hát về ST)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ , hoàn thành 1 nhiệm vụ, viết tích cực
- Gv quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức hoạt động: thu sản phẩm, đọc lướt sản phẩm
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, bổ sung những điều học sinh chưa chắn chắn

Gợi ý: 1.


2
. Phong tục trong tết Nguyên đán của người Kinh
Tết Nguyên đán là thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Người Kinh ở các vùng miền khác cũng như ở tỉnh Sóc Trăng có quan niệm vào ngày tết mọi thứ đều phải mới. Vì vậy, trước khi Tết đến, nhà nhà dọn dẹp trang hoàng nhà cửa, lau chùi bàn thờ, đi tảo mộ ông bà tổ tiên. Tết đến, người Kinh ở tỉnh Sóc Trăng có những nghi thức sau:
Cúng rước ông bà: Vào chiều ngày 30 (hoặc 29 tết, tuỳ theo năm đó tháng chạp đủ hay thiếu), các gia đình làm mâm cỗ cúng rước ông bà về ăn tết với con cháu. Mỗi gia đình làm các món ăn khác nhau nhưng không thể thiếu bánh tét và thịt heo kho rệu. Cúng xong, các thành viên trong gia đình quây quần bên mâm cơm tất niên.



1688914459046.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---GDĐP SÓC TRĂNG.zip
    1.4 MB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    dạy giáo dục địa phương lớp 6 file giáo dục địa phương lớp 6 file sách giáo dục địa phương lớp 6 giao duc dia phuong o tieu hoc giáo dục địa phương giáo dục địa phương 6 giáo dục địa phương 6 bài 1 giáo dục địa phương 6 cánh diều giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương 6 chủ đề 3 giáo dục địa phương 6 chủ đề 4 giáo dục địa phương 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương an giang giáo dục địa phương an giang lớp 6 giáo dục địa phương bắc giang giáo dục địa phương bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương bạc liêu giáo dục địa phương bắc ninh giáo dục địa phương bình dương lớp 6 giáo dục địa phương bình phước giáo dục địa phương bình định giáo dục địa phương cà mau giáo dục địa phương cấp tiểu học giáo dục địa phương cho học sinh giáo dục địa phương gia lai lớp 8 giáo dục địa phương hà nam giáo dục địa phương hà nội giáo dục địa phương hà tĩnh giáo dục địa phương hà tỉnh lớp 6 giáo dục địa phương hải phòng giáo dục địa phương hưng yên giáo dục địa phương hưng yên lớp 6 giáo dục địa phương là gì giáo dục địa phương là môn gì giáo dục địa phương là sách gì giáo dục địa phương lớp 1 giáo dục địa phương lớp 1 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 12 giáo dục địa phương lớp 2 giáo dục địa phương lớp 2 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 3 giáo dục địa phương lớp 6 bắc kạn giáo dục địa phương lớp 6 bài 1 giáo dục địa phương lớp 6 binh dinh giáo dục địa phương lớp 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương lớp 6 chủ đề 1 giáo dục địa phương lớp 6 hà nội giáo dục địa phương lớp 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương lớp 6 khánh hòa giáo dục địa phương lớp 6 kì 2 giáo dục địa phương lớp 6 kiên giang giáo dục địa phương lớp 6 kon tum giáo dục địa phương lớp 6 mới giáo dục địa phương lớp 6 pdf giáo dục địa phương lớp 6 phú thọ giáo dục địa phương lớp 6 quảng bình giáo dục địa phương lớp 6 quảng nam giáo dục địa phương lớp 6 quảng ngãi giáo dục địa phương lớp 8 giáo dục địa phương môn âm nhạc thcs giáo dục địa phương môn gdcd giáo dục địa phương môn mĩ thuật giáo dục địa phương môn văn giáo dục địa phương môn đạo đức giáo dục địa phương nam định giáo dục địa phương nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương ngữ văn 7 giáo dục địa phương ngữ văn lớp 6 giáo dục địa phương phú thọ giáo dục địa phương quảng nam giáo dục địa phương sóc trăng giáo dục địa phương sơn la giáo dục địa phương thái bình giáo dục địa phương thái nguyên giáo dục địa phương thành phố hồ chí minh giao duc dia phuong lop 6 giáo dục địa phương tiền giang giáo dục địa phương tiếng anh là gì giáo dục địa phương tỉnh bà rịa vũng tàu giáo dục địa phương tỉnh bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh bình định lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh hải dương lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh ninh bình lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh quảng trị giáo dục địa phương tuyên quang giáo dục địa phương vĩnh phúc giáo dục địa phương đồng nai nội dung giáo dục địa phương nội dung giáo dục địa phương ở tiểu học olm.vn lớp 6 giáo dục địa phương ppct giáo dục địa phương lớp 6 sách giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo sách giáo dục địa phương gia lai lớp 6 sách giáo dục địa phương lớp 6 online sách giáo dục địa phương online sách giáo dục địa phương quảng ngãi tài liệu giáo dục địa phương cấp tiểu học tóm tắt giáo dục địa phương 6 filetype pdf xa hoi hoa giao duc o dia phuong
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,629
    Bài viết
    38,094
    Thành viên
    142,358
    Thành viên mới nhất
    kimhien
    Top