Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
HIỆU TRƯỞNG CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM PHỐI HỢP VỚI CHA MẸ HỌC SINH TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 16 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngành giáo dục – đào tạo là ngành chịu trách nhiệm chính trong việc đào tạo thế hệ trẻ có trình độ, có năng lực để lĩnh hội những tri thức khoa học, làm chủ bản thân, làm chủ xã hội. Nhà trường là nơi thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và hình thành nhân cách cho học sinh. Trọng trách của nhà trường là trang bị cho học sinh có tri thức, có đạo đức, có kỹ năng sống, được phát triển nhân cách nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước.
Trong thời kỳ bùng nổ thông tin, nhiều điểm Internet, quán nhậu, caraôkê…, xuất hiện xung quanh trường. Sự thiếu gương mẫu của người lớn trong cách cư xử, cách sống…, đã làm cho nhiều học sinh coi thường những tiêu chuẩn về đạo đức như bất hiếu với cha mẹ, hỗn hào với thầy cô, khinh bạch người lớn tuổi, lừa đảo bạn bè, còn bản thân thì đua đòi, ăn chơi, lười học, thậm chí còn vi phạm pháp luật. Trường THPT Xuân Thọ là một ngôi trường vùng sâu, vùng xa các em học sinh hầu hết là con em nông dân nghèo, phụ huynh phải đi làm cả ngày ngoài đồng, phó mặc con em cho nhà trường. Đầu vào lớp 10 thấp chất lương không đều, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo viên, học tập giảm sút, chán học, dẫn đến bỏ học…
Qua thực tiễn công tác và những năm làm công tác giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp, đúc kết kinh nghiệm của bản thân và từ đồng nghiệp, tôi nhận thấy vai trò của giáo viên chủ nhiệm, là cầu nối của việc kết hợp 3 môi trường giáo dục GĐ-NT-XH, nhất là khi nhận nhiệm vụ làm phó hiệu trưởng phụ trách về nế nếp của học sinh, tôi cáng thấy rõ sự cần thiết của việc chỉ đạo GVCN phối hợp với cha mẹ học sinh (CMHS), đó là giải pháp chiến lược cho công tác quản lý của nhà trường nhằm góp phần đưa chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường được nâng lên.
Trong thực tế cho thấy GVCN hợp tác tốt với CMHS sẽ tạo môi trường thuận lợi, thống nhất trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Mỗi khi học sinh có đủ điều kiện để học tập, vui chơi thì tất nhiên kết quả học tập sẽ cao hơn. Việc phối hợp tốt giữa GVCN và CMHS góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy- giáo dục của nhà trường, nhưng trong thực tế không phải GVCN nào cũng phối hợp tốt với CMHS, đã có nhiều trường hợp do thiếu quản lý, thiếu quan tâm, thiếu mối lên hệ giữa nhà trường và gia đình dẫn đến ngày càng nhiều học sinh cá biệt, lười học, mê chơi, chán học và bỏ học…
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh”, để có điều kiện phân tích và tìm ra các giải pháp cho công tác chỉ đạo GVCN phối hợp với CMHS nhằm huy động có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động của nhà trường, tạo điều kiện cho tất cả học sinh luôn được nâng niu, giúp đỡ, hoàn thành sự nghiệp giáo dục của nhà trường.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngành giáo dục – đào tạo là ngành chịu trách nhiệm chính trong việc đào tạo thế hệ trẻ có trình độ, có năng lực để lĩnh hội những tri thức khoa học, làm chủ bản thân, làm chủ xã hội. Nhà trường là nơi thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và hình thành nhân cách cho học sinh. Trọng trách của nhà trường là trang bị cho học sinh có tri thức, có đạo đức, có kỹ năng sống, được phát triển nhân cách nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước.
Trong thời kỳ bùng nổ thông tin, nhiều điểm Internet, quán nhậu, caraôkê…, xuất hiện xung quanh trường. Sự thiếu gương mẫu của người lớn trong cách cư xử, cách sống…, đã làm cho nhiều học sinh coi thường những tiêu chuẩn về đạo đức như bất hiếu với cha mẹ, hỗn hào với thầy cô, khinh bạch người lớn tuổi, lừa đảo bạn bè, còn bản thân thì đua đòi, ăn chơi, lười học, thậm chí còn vi phạm pháp luật. Trường THPT Xuân Thọ là một ngôi trường vùng sâu, vùng xa các em học sinh hầu hết là con em nông dân nghèo, phụ huynh phải đi làm cả ngày ngoài đồng, phó mặc con em cho nhà trường. Đầu vào lớp 10 thấp chất lương không đều, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo viên, học tập giảm sút, chán học, dẫn đến bỏ học…
Qua thực tiễn công tác và những năm làm công tác giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp, đúc kết kinh nghiệm của bản thân và từ đồng nghiệp, tôi nhận thấy vai trò của giáo viên chủ nhiệm, là cầu nối của việc kết hợp 3 môi trường giáo dục GĐ-NT-XH, nhất là khi nhận nhiệm vụ làm phó hiệu trưởng phụ trách về nế nếp của học sinh, tôi cáng thấy rõ sự cần thiết của việc chỉ đạo GVCN phối hợp với cha mẹ học sinh (CMHS), đó là giải pháp chiến lược cho công tác quản lý của nhà trường nhằm góp phần đưa chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường được nâng lên.
Trong thực tế cho thấy GVCN hợp tác tốt với CMHS sẽ tạo môi trường thuận lợi, thống nhất trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Mỗi khi học sinh có đủ điều kiện để học tập, vui chơi thì tất nhiên kết quả học tập sẽ cao hơn. Việc phối hợp tốt giữa GVCN và CMHS góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy- giáo dục của nhà trường, nhưng trong thực tế không phải GVCN nào cũng phối hợp tốt với CMHS, đã có nhiều trường hợp do thiếu quản lý, thiếu quan tâm, thiếu mối lên hệ giữa nhà trường và gia đình dẫn đến ngày càng nhiều học sinh cá biệt, lười học, mê chơi, chán học và bỏ học…
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh”, để có điều kiện phân tích và tìm ra các giải pháp cho công tác chỉ đạo GVCN phối hợp với CMHS nhằm huy động có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động của nhà trường, tạo điều kiện cho tất cả học sinh luôn được nâng niu, giúp đỡ, hoàn thành sự nghiệp giáo dục của nhà trường.