Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 261

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
Kế hoạch bài dạy lớp 5 theo công văn 3799 môn địa lí được soạn dưới dạng file word gồm 19 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
ĐỊA LÍ:


TIẾT 1 : VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA​

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam:

+ Trên bán đảo đông dương, thuộc khu vực Đông Nam á. Việt Nam vừa có đất liền, vừa có biển, đảo và quần đảo.

+ Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.

- Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam: khoảng 330000km2.

- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ ( lược đồ ).

- GDQP&AN: Giới thiệu bản đồ Việt Nam và khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam

.II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam

- Quả Địa cầu

- Lược đồ trống.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động 1: (2-3’): Khởi động: HS đọc bài thơ: “Việt Nam thân yêu”

Hoạt động 2: (22-23 phút) Khám phá:

a) Tìm hiểu vị trí địa lí giới hạn

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1-làm BT 1,2 để trả lời câu hỏi trong SGK

- HS xung phong lên bảng chỉ vị trí của nước ta trên bản đồ và trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.

- GV bổ sung: đất nước ta gồm có đất liền, biển, đảo và quần đảo, ngoài ra còn có vùng trời bao trùm lãnh thổ nước ta

- GV gọi một số HS lên bảng chỉ vị trí địa lí của nước ta trên quả Địa cầu.Lưu ý HS cách sử dụng quả địa cầu.

- GV đặt câu hỏi: vị trí của nước ta có thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác?

*GV chốt: Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam á. Nước ta là một bộ phận của Châu á, có vùng biển thông với đại dương nên có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu với các nước bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không.

b) Tìm hiểu về hình dạng, diện tích

Bước 1:

- HS đọc SGK, quan sát hình 2 rồi TL nhóm 2 theo câu hỏi ở lệnh 2, làm BT 3

- Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi.

- HS khác bổ sung

- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.

Bước 2:

- HS quan sát bảng số liệu, làm BT 4 để trả lời lệnh 3. Lớp Nxét, bổ sung.

*GV chốt: Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc - Nam với đường bờ biển cong như hình chữ S. Chiều dài từ Bắc vào Nam khoảng 1650 km và nơi hẹp nhất chưa đầy 50 km.

Hoạt động 3: (5-7 phút ) Trò chơi: Tìm địa danh.

- HS quan sát lại lược đồ H.1

- Gv treo lượcđồ trống trên bảng và nêu tên tròchơi, cáchchơi, thời gian chơi.

- GVchỉ vào địa danh nào HS xung phong nêu tên địa danh đó. Trả lời đúng mỗi địa danh được 10 điểm. HS nào được nhiều điểm sẽ được tuyên dương.

- GV đánh giá, nhận xét và củng cố toàn bài.

* Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: ( 2-3’ )

* Hoạt động dạy lồng ghép GDQP&AN:

- GV cho HS quan sát, chỉ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- HS nêu hiểu biết của em về hai quần đảo này.

- GV khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam

- GV nhận xét giờ học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

....................................................................................................................................................................................................................................................................



ĐỊA LÍ

TIẾT 2: ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN​

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được đặc điểm chính của địa hình: phần đất liền của Việt Nam 3/4 diện tích là đồi núi và 1/4 diện tích là đồng bằng.

*HS HTT biết khu vực có núi và một số dãy núi có hướng núi tây bắc - đông nam, cánh cung.

a- Nêu tên một số loại khoáng sản chính của Việt nam: Than, sắt, A-pa-tít, dầu mỏ, khí tự nhiên,…

- Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ (lược đồ): Dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn; đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng Nam bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Chỉ được một số khoáng sản chính trên bản đồ (lược đồ): than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, A-pa-tít ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía Nam.

* Than, dầu mỏ, khí tự nhiên- là nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước.

- Sơ lược một số nét về tình hình khai thác than, dầu mỏ, khí tự nhiên của nước ta hiện nay.

- Ảnh hưởng của việc khai thác than, dầu mỏ đối với môi trường.

- Khai thác và sử dụng một cách hợp lí khoáng sản nói chung, trong đó có than, dầu mỏ, khí đốt.

- Biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Nêu được vai trò thiên nhiên đối với con người. Trình bày một số vấn đề về môi trường. Đề xuất biện pháp xây dựng thế giới xanh – sạch – đẹp.

- Năng lực:

+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.

+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.

- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường: HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, Lược đồ một số khoáng sản Việt Nam, tranh trong sách giáo khoa.

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động Khởi động (2-3 phút )

- 2 học sinh trả bài với câu hỏi sau :

+ Chỉ vị trí địa lí nước ta trên lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á + Phấn đất liền nước ta giáp với những nước nào ?Diện tích lãnh thổ là bao nhiêu ki- lô- mét ?

- Học sinh trả bài, lớp nhận xét, bổ sung,giáo viên nhận xét ghi điểm

- Giới thiệu bài

Hoạt động Khám phá, Luyện tập

1: (8-10 phút) Tìm hiểu về địa hình Việt Nam

- Giáo viên treo Bản đồ địa lí Việt Nam để học sinh quan sát và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời lần lượt các câu hỏi sau :

+ Chỉ vùng núi và vùng đồng bằng nước ta ?

+ So sánh diện tích của vùng đồi núi với vùng đồng bằng của nước ta ?

+ Nêu tên và chỉ trên lược đồ các dãy núi ở nước ta. Trong các dãy núi đó, những dãy núi nào có hướng tây bắc-đông nam, những dãy núi nào có hình cánh cung ?

+ Nêu tên và chỉ trên lược đồ các đồng bằng và cao nguyên nước ta ?

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

1701531145724.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN--ĐỊA LÍ SOẠN THEO CV 3799 DIA 5.doc
    144 KB · Lượt xem: 1
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án lịch sử địa lý lớp 5 cả năm giáo án môn lịch sử và địa lý lớp 5 giáo án môn lịch sử địa lý lớp 5 giáo án môn địa lý lớp 5 giáo án môn địa lý lớp 5 bài 3 giáo án môn địa lý lớp 9 bài 5 giáo án địa lí 5 bài đất và rừng giáo án địa lí lớp 5 giáo án địa lí lớp 5 phát triển năng lực giáo án địa lí lớp 5 theo công văn 2345 giáo án địa lí lớp 5 violet giáo án địa lý 5 giáo án địa lý 5 bài 1 giáo án địa lý 5 bài 12 giáo án địa lý 5 bài 20 châu âu giáo án địa lý 5 bài 6 giáo án địa lý 5 bài 9 giáo án địa lý 5 bài châu á giáo án địa lý 5 bài châu á tiếp theo giáo án địa lý 5 bài châu âu giáo án địa lý 5 bài giao thông vận tải giáo án địa lý 5 bài nông nghiệp giáo án địa lý châu phi lớp 5 giáo án địa lý lớp 4 bài 5 tây nguyên giáo án địa lý lớp 5 bài 1 giáo án địa lý lớp 5 bài 10 nông nghiệp giáo án địa lý lớp 5 bài 12 giáo án địa lý lớp 5 bài 2 giáo án địa lý lớp 5 bài 4 sông ngòi giáo án địa lý lớp 5 bài châu á giáo án địa lý lớp 5 bài đất và rừng giáo án địa lý lớp 5 cả năm giáo án địa lý lớp 5 châu phi tiếp theo giáo án địa lý lớp 5 vnen giáo án địa lý địa phương lớp 5 giáo án điện tử môn địa lý lớp 5
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,114
    Bài viết
    37,583
    Thành viên
    139,731
    Thành viên mới nhất
    thanhloankim

    Thành viên Online

    Top