Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,060
Điểm
113
tác giả
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC HÓA HỌC, KHỐI LỚP 12 (Năm học 2024 – 2025)

1634908096619.png


TRƯỜNG THPT ….. TỔ: HÓA HỌCCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN


MÔN HÓA HỌC, KHỐI LỚP 12



(Năm học 2024 – 2025)


I. Đặc điểm tình hình


1. Số lớp:
10 ; Số học sinh: 400.


2. Tình hình đội ngũ:


Số giáo viên:
7


Trình độ đào tạo: Đại học: 4 ; Trên đại học: 3


Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Tốt: 5; khá: 2


3. Thiết bị dạy học:


STTThiết bị dạy họcSố lượngCác bài thí nghiệm/thực hànhGhi chú
1Bộ dụng cụ điều chế este Bộ dụng cụ điều chế xà phòng. 05 bộ 05 bộEster – LipidĐã đủ
2– Tranh ảnh về vai trò của glucose, tinh bột trong cuộc sống. – Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, đèn cồn, video thí nghiệm . . .05 cái Mỗi thí nghiệm 05 bộCarbohydrateĐã đủ
3Tranh ảnh về vai trò của amino acid trong cuộc sống. Dụng cụ: 5 ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ, giá để ống nghiệm, Kẹp sắt, đèn cồn, bật lửa.05 cái 05 bộHợp chất chứa nitrogenChưa đầy đủ cần mua thêm 05 tranh
4Bộ dụng cụ: Kẹp sắt, đèn cồn, bật lửa.05 bộPolymerĐã đủ
5Pin điện hoá05 bộPin điện và điện phânĐã đủ
6Các bộ dụng cụ điện phân dung dịch copper(II) sulfate và dung dịch sodium chloride; pin điện hoá05 bộĐại cương về kim loạiCòn thiếu 03 bộ
7Video một số thí nghiệm kim loại kiềm, kiềm thổ tương tác với nước. Bộ dụng cụ: 5 ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, giá đỡ…01 cái 05 bộNguyên tố nhóm IA và nhóm IIAĐã đủ
8Bảng cấu hình electron kim loại/ ion kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất; bảng màu sắc của một số hợp chất của kim loại chuyển tiếp.05 cáiSơ lược về dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất và phức chấtCòn thiếu 05 cái

4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập (Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòng bộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)


STTTên phòngSố lượngPhạm vi và nội dung sử dụngGhi chú
1Phòng thực hành bộ môn hoá học1Dạy các bài thực hành
2Phòng máy1Dạy chuyên đề “ Thực hành Hoá học và ứng dụng công nghệ thông tin”
3Phòng bộ môn1Họp tổ chuyên môn, phòng tự học của học sinh đội tuyển
4Phòng kho1Chứa dụng cụ và hoá chất

II. Kế hoạch dạy học


1. Phân phối chương trình môn Hóa học lớp 12



Cả năm: 35 tuần (70 tiết). Học kì 1: 18 tuần (36 tiết) . Học kì 2: 17 tuần (34 tiết)


STTBài học (1)Số tiết (2)Yêu cầu cần đạt (3)
1Ôn tập2– Hệ thống hoá kiến thức các chương hoá học hoá học hữu cơ – Rèn kĩ năng dựa vào cấu tạo của chất để suy ra tính chất và ứng dụng của chất và ngược lại
ESTER – LIPID (5 tiết)
2Este2– Nêu được khái niệm về lipid, chất béo, acid béo, đặc điểm cấu tạo phân tử ester. – Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên một số ester đơn giản (số nguyên tử C trong phân tử ≤ 5) và thường gặp. Trình bày được phương pháp điều chế ester và ứng dụng của một số ester.Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí và tính chất hoá học cơ bản của ester (phản ứng thuỷ phân) và của chất béo (phản ứng hydrogen hoá chất béo lỏng, phản ứng oxi hoá chất béo bởi oxygen không khí).
3Chất béo2Trình bày được ứng dụng của chất béo và acid béo (omega-3 và omega-6).
Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng xà phòng hoá chất béo.
Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp1Nêu được khái niệm, đặc điểm về cấu tạo và tính chất chất giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa tự nhiên, tổng hợp.Trình bày được một số phương pháp sản xuất xà phòng, phương pháp chủ yếu sản xuất chất giặt rửa tổng hợp. – Trình bày được cách sử dụng hợp lí, an toàn xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp trong đời sống.
CARBOHYDRATE (5 tiết)
4Glucose – Fructose1– Nêu được khái niệm, cách phân loại carbohydrate, trạng thái tự nhiên của glucose, fructose. – Viết được công thức cấu tạo dạng mạch hở, dạng mạch vòng và gọi được tên của một số carbohydrate: glucose và fructose. – Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của glucose và fructose (phản ứng với copper(II) hydroxide, nước bromine, thuốc thử Tollens, phản ứng lên men của glucose, phản ứng riêng của nhóm –OH hemiacetal khi glucose ở dạng mạch vòng). – Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng của glucose (với copper(II) hydroxide, nước bromine, thuốc thử Tollens);
5Saccharose và Maltose1– Nêu được khái niệm, cách phân loại carbohydrate, trạng thái tự nhiên của saccharose, maltose. – Viết được công thức cấu tạo dạng mạch hở, dạng mạch vòng và gọi được tên của một số carbohydrate: saccharose, maltose. – Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của saccharose (phản ứng với copper(II) hydroxide, phản ứng thuỷ phân). – Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng của saccharose (phản ứng với copper(II) hydroxide); – Mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của saccharose,
6Tinh bột và Cellulose2– Viết được công thức cấu tạo dạng mạch hở, dạng mạch vòng và gọi được tên của một số carbohydrate: tinh bột và cellulose. – Nêu được khái niệm, cách phân loại carbohydrate, trạng thái tự nhiên của tinh bột và cellulose. – Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của tinh bột (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với iodine); của cellulose (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với nitric acid và với nước Schweizer (Svayde). – Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng của của tinh bột (phản ứng thuỷ phân, phản ứng của hồ tinh bột với iodine); của cellulose (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với nitric acid và tan trong nước Schweizer). Mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của tinh bột và cellulose. – Trình bày được sự chuyển hoá tinh bột trong cơ thể, sự tạo thành tinh bột trong cây xanh và ứng dụng của một số carbohydrate.
HỢP CHẤT CHỨA NITROGEN (7 tiết)
7 Amine (Amin)2Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên một số amine theo danh pháp thế, danh pháp gốc – chức (số nguyên tử C trong phân tử ≤ 5), tên thông thường của một số amine hay gặp.
Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí của amine (trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khả năng hoà tan).
Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của amine: tính chất của nhóm –NH2 (tính base (với quỳ tím, với HCl, với FeCl3), phản ứng với nitrous acid (axit nitrơ), phản ứng thế ở nhân thơm (với nước bromine) của aniline (anilin), phản ứng tạo phức của methylamine (hoặc ethylamine) với Cu(OH)2. – Trình bày được ứng dụng của amine (ứng dụng của diamine và aniline); các phương pháp điều chế amine (khử hợp chất nitro và thế nguyên tử H trong phân tử ammonia).
Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng của dung dịch methylamine (hoặc ethylamine) với quỳ tím (chất chỉ thị), với HCl, với iron(III) chloride (FeCl3), với copper(II) hydroxide (Cu(OH)2); phản ứng của aniline với nước bromine; mô tả được các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của amine.
8Amino acid (amino axit), peptide (peptit) và protein3Nêu được khái niệm về amino acid, amino acid thiên nhiên, amino acid trong cơ thể; gọi được tên một số amino acid thông dụng, đặc điểm cấu tạo phân tử của amino acid.
Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí của amino acid (trạng thái, nhiệt độ sôi, khả năng hoà tan).
Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của amino acid (tính lưỡng tính, phản ứng ester hoá; phản ứng trùng ngưng của ε- và ω-amino acid).
– Nêu được khả năng di chuyển của amino acid trong điện trường ở các giá trị pH khác nhau (tính chất điện di).
Nêu được khái niệm peptide và viết được cấu tạo của peptide.
Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của peptide (phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu biuret).
Thực hiện được thí nghiệm phản ứng màu biuret của peptide.
9Protein và enzyme (enzim2Nêu được khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất vật lí của protein.
Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của protein (phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của protein với nitric acid và copper(II) hydroxide; sự đông tụ bởi nhiệt, bởi acid, kiềm và muối kim loại nặng).
Thực hiện được thí nghiệm về phản ứng đông tụ của protein: đun nóng lòng trắng trứng hoặc tác dụng của acid, kiềm với lòng trắng trứng; phản ứng của lòng trắng trứng với nitric acid; mô tả các hiện tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hoá học của protein.
Nêu được vai trò của protein đối với sự sống; vai trò của enzyme trong phản ứng sinh hoá và ứng dụng của enzyme trong công nghệ sinh học.
KIỂM TRA GIỮA KÌ 1
POLYMER (6 Tiết)
10Đại cương về polymer2Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên của một số polymer thường gặp (polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), polybutadiene, polyisoprene, poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF), capron, nylon- 6,6).
Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, tính chất cơ học) và tính chất hoá học (phản ứng cắt mạch (tinh bột, cellulose, polyamide, polystyrene), tăng mạch (lưu hoá cao su), giữ nguyên mạch của một số polymer).
Trình bày được phương pháp trùng hợp, trùng ngưng để tổng hợp một số polymer thường gặp.
11Chất dẻo và vật liệu composite1Nêu được khái niệm về chất dẻo.
Trình bày được thành phần phân tử và phản ứng điều chế polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), polybutadiene, polyisoprene, poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF).
Trình bày được ứng dụng của chất dẻo và tác hại của việc lạm dụng chất dẻo trong đời sống và sản xuất. Nêu được một số biện pháp để hạn chế sử dụng một số loại chất dẻo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ con người.
Nêu được khái niệm về composite.
Trình bày được ứng dụng của một số loại composite.
121Nêu được khái niệm và phân loại về tơ.
Trình bày được cấu tạo, tính chất và ứng dụng một số tơ tự nhiên (bông, sợi, len lông cừu, tơ tằm,…), tơ nhân tạo (tơ tổng hợp như nylon-6,6; capron; nitron hay olon,… và tơ bán tổng hợp như visco, cellulose acetate,…).
Cao su2– Nêu được khái niệm cao su, cao su thiên nhiên, cao su nhân tạo.
– Nêu được bản chất và ý nghĩa của quá trình lưu hoá cao su.
– Trình bày được đặc điểm cấu tạo, tính chất, ứng dụng của cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N, chloroprene).
– Trình bày được phản ứng điều chế cao su tổng hợp (cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N, chloroprene).
Nêu được bản chất và ý nghĩa của quá trình lưu hoá cao su.
PIN ĐIỆN VÀ ĐIỆN PHÂN (12 tiết)
13Thế điện cực và nguồn điện hoá học7– Mô tả được cặp oxi hoá – khử kim loại. – Sử dụng bảng giá trị thế điện cực chuẩn để: So sánh được tính khử, tính oxi hoá giữa các cặp oxi hoá – khử; Dự đoán được chiều hướng xảy ra phản ứng giữa hai cặp oxi hoá – khử; Tính được sức điện động của pin điện hoá tạo bởi hai cặp oxi hoá – khử. – Lắp ráp được pin đơn giản (Pin đơn giản: 2 thanh kim loại khác nhau cắm vào quả chanh, lọ nước muối…) và đo được sức điện động của pin.
– Nêu được giá trị thế điện cực chuẩn là đại lượng đánh giá khả năng khử giữa các dạng khử, khả năng oxi hoá giữa các dạng oxi hoá trong điều kiện chuẩn. – Nêu được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của pin Galvani, ưu nhược điểm chính một số loại pin khác như acquy (accu), pin nhiên liệu; pin mặt trời…
– Sử dụng bảng giá trị thế điện cực chuẩn để: So sánh được tính khử, tính oxi hoá giữa các cặp oxi hoá – khử; Dự đoán được chiều hướng xảy ra phản ứng giữa hai cặp oxi hoá – khử; Tính được sức điện động của pin điện hoá tạo bởi hai cặp oxi hoá – khử. – Nêu được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của pin Galvani, ưu nhược điểm chính một số loại pin khác như acquy (accu), pin nhiên liệu; pin mặt trời… – Lắp ráp được pin đơn giản (Pin đơn giản: 2 thanh kim loại khác nhau cắm vào quả chanh, lọ nước muối…) và đo được sức điện động của pin.
14Điện phân5– Trình bày được nguyên tắc (thứ tự) điện phân dung dịch, điện phân nóng chảy. – Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm điện phân dung dịch copper(II) sulfate, dung dịch sodium chloride (tự chế tạo nước Javel để tẩy rửa). – Nêu được ứng dụng của một số hiện tượng điện phân trong thực tiễn (mạ điện, tinh chế
kim loại). – Trình bày được giai đoạn điện phân aluminium oxide trong sản xuất nhôm (aluminium),
tinh luyện đồng (copper) bằng phương pháp điện phân, mạ điện.
KIỂM TRA CUỐI KÌ 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI (10 tiết)
15Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại2– Trình bày được đặc điểm cấu tạo của nguyên tử kim loại và tinh thể kim loại. – Nêu được đặc điểm của liên kết kim loại.
16Tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại 3– Giải thích được một số tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính ánh kim). – Trình bày được ứng dụng từ tính chất vật lí chung và riêng của kim loại. – Sử dụng bảng giá trị thế điện cực chuẩn của một số cặp oxi hoá – khử phổ biến của ion kim loại/ kim loại (có bổ sung thế điện cực chuẩn các cặp: H2O/OH– + 1/2H2; 2H+/H2;
ke-hoach-day-hoc-cua-to-chuyen-mon-mon-hoc-hoa-hoc-khoi-lop-12-nam-hoc-2022-2023
+ 4H+/ SO2 + 2H2O) để giải thích được các trường hợp kim loại phản ứng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng và đặc; nước; dung dịch muối. – Trình bày được phản ứng của kim loại với phi kim (chlorine, oxygen, lưu huỳnh) và viết được các phương trình hoá học. – Thực hiện được một số thí nghiệm của kim loại tác dụng với phi kim, acid (HCl, H2SO4), muối.
17Quặng, mỏ kim loại trong tự nhiên và các phương pháp tách kim loại2– Nêu được khái quát trạng thái tự nhiên của kim loại và một số quặng, mỏ kim loại phổ biến. – Trình bày và giải thích được phương pháp tách kim loại hoạt động mạnh như sodium, magnesium, nhôm (aluminium); Phương pháp tách kim loại hoạt động trung bình như kẽm (zinc), sắt (iron); Phương pháp tách kim loại kém hoạt động như đồng (copper). – Trình bày được nhu cầu và thực tiễn tái chế kim loại phổ biến sắt, nhôm, đồng…
18Hợp kim1– Trình bày được khái niệm hợp kim và việc sử dụng phổ biến hợp kim. – Trình bày được một số tính chất của hợp kim so với kim loại thành phần. – Nêu được thành phần, tính chất và ứng dụng một số hợp kim quan trọng của sắt và nhôm (gang, thép, dural,…).
19Sự ăn mòn kim loại2– Nêu được khái niệm ăn mòn kim loại từ sự biến đổi của một số kim loại, hợp kim trong tự nhiên. – Trình bày được các dạng ăn mòn kim loại và các phương pháp chống ăn mòn kim loại. – Thực hiện được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm ăn mòn điện hoá đối với sắt và
thí nghiệm bảo vệ sắt bằng phương pháp điện hoá, mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích và nhận xét.
NGUYÊN TỐ NHÓM IA VÀ NHÓM IIA (9 tiết)
Nguyên tố nhóm IA
20Đơn chất2– Nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IA. – Nêu được xu hướng biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của kim loại nhóm IA. – Giải thích được nguyên nhân khối lượng riêng nhỏ và độ cứng thấp của kim loại nhóm IA. – Giải thích được nguyên nhân kim loại nhóm IA có tính khử mạnh hơn so với các nhóm kim loại khác. – Thông qua mô tả thí nghiệm (hoặc quan sát qua video), nêu được mức độ phản ứng tăng dần từ lithium, sodium, potassium khi chúng phản ứng với nước, chlorine và oxygen. – Trình bày được cách bảo quản kim loại nhóm IA. – Giải thích được trạng thái tồn tại của nguyên tố nhóm IA trong tự nhiên.
21Một số ứng dụng
và quá trình liên quan đến hợp chất nhóm IA
2– Nêu được khả năng tan trong nước của các hợp chất nhóm IA. – Thực hiện được thí nghiệm (hoặc qua quan sát video thí nghiệm) phân biệt các ion Li+, Na+, K+ bằng màu ngọn lửa. – Tìm hiểu và trình bày được ứng dụng của sodium chloride. – Trình bày được quá trình điện phân dung dịch sodium chloride và các sản phẩm cơ bản của công nghiệp chlorine – kiềm. – Giải thích được các ứng dụng phổ biến của sodium hydrogen carbonate (natri hiđrocacbonat), sodium carbonate (natri cacbonat) và phương pháp Solvay sản xuất soda.
Nguyên tố nhóm IIA
22Đơn chất1– Nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IIA. – Nêu các đại lượng vật lí cơ bản của kim loại nhóm IIA (bán kính nguyên tử, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng). – Giải thích được nguyên nhân tính kim loại tăng dần từ trên xuống dưới trong cùng nhóm của kim loại nhóm IIA tạo M2+ (dựa vào bán kính nguyên tử, điện tích hạt nhân). – Trình bày được phản ứng của kim loại IIA với oxygen. Nhận biết được đơn chất và các hợp chất của Ca2+, Sr2+, Ba2+ dựa vào màu ngọn lửa. – Nêu được mức độ tương tác của kim loại IIA với nước. Chứng minh được xu hướng tăng hoặc giảm dần mức độ các phản ứng dựa vào tính kiềm của dung dịch thu được cùng với độ tan của các hydroxide nhóm IIA.
23Tính chất cơ bản
của một số loại hợp chất
nhóm IIA
2– Nêu được tương tác giữa muối carbonate với nước và với acid loãng. – Viết được phương trình hoá học sự phân huỷ nhiệt của muối carbonate và muối nitrate. – Giải thích được quy luật biến đổi độ bền nhiệt của muối carbonate, muối nitrate theo biến thiên enthalpy phản ứng. – Nêu được khả năng tan trong nước của các muối carbonate, sulfate, nitrate nhóm IIA. – Thực hiện được thí nghiệm so sánh định tính độ tan giữa calcium sulfate và barium sulfate từ phản ứng của calcium chloride, barium chloride với dung dịch copper(II) sulfate. – Sử dụng được bảng tính tan, độ tan của muối và hydroxide. – Thực hiện được thí nghiệm kiểm tra sự có mặt từng ion riêng biệt Ca2+, Ba2+,
ke-hoach-day-hoc-cua-to-chuyen-mon-mon-hoc-hoa-hoc-khoi-lop-12-nam-hoc-2022-2023
ke-hoach-day-hoc-cua-to-chuyen-mon-mon-hoc-hoa-hoc-khoi-lop-12-nam-hoc-2022-2023
trong dung dịch.
KIỂM TRA GIỮA KÌ 2
24Một số ứng dụng1– Tìm hiểu và trình bày được ứng dụng của kim loại dạng nguyên chất, hợp kim; ứng dụng của đá vôi, vôi, nước vôi, thạch cao, khoáng vật apatite,… dựa trên một số tính chất hoá học và vật lí của chúng; vai trò một số hợp chất của calcium trong cơ thể con người.
25Nước cứng và làm mềm nước cứng2– Nêu được khái niệm nước cứng, phân loại nước cứng. – Trình bày được tác hại của nước cứng. – Đề xuất được cơ sở các phương pháp làm mềm nước cứng.
SƠ LƯỢC VỀ DÃY KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP THỨ NHẤT VÀ PHỨC CHẤT (10 tiết)
Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất6Nêu được đặc điểm cấu hình electron của nguyên tử kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất (từ Sc đến Cu).Nêu được sự khác biệt các số liệu về nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, độ dẫn điện, độ cứng,… giữa một số kim loại chuyển tiếp so với kim loại họ s.Nêu được xu hướng có nhiều số oxi hoá của nguyên tố chuyển tiếp. – Nêu được các trạng thái oxi hoá phổ biến, cấu hình electron, đặc tính có màu của một số ion kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất.
Trình bày được một số tính chất vật lí của kim loại chuyển tiếp (nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, độ dẫn điện và dẫn nhiệt, độ cứng) và ứng dụng của kim loại chuyển tiếp ứng từ các tính chất đó.
Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm xác định hàm lượng muối Fe(II) bằng dung dịch thuốc tím. Thực hiện được thí nghiệm kiểm tra sự có mặt từng ion riêng biệt: Cu2+, Fe3+.
Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch4– Nêu được nguyên tử trung tâm; phối tử; liên kết cho nhận giữa nguyên tử trung tâm và phối tử trong phức chất. – Nêu được một số dạng hình học của phức chất (tứ diện, vuông phẳng, bát diện).
Trình bày được một số dấu hiệu của phản ứng tạo phức chất trong dung dịch (đổi màu, kết tủa, hoà tan…). Trình bày được sự hình thành phức chất aqua của ion kim loại chuyển tiếp và H2O trong dung dịch nước.
– Mô tả được phản ứng thay thế phối tử của phức chất bởi một số phối tử đơn giản trong dung dịch nước. – Thực hiện được một số thí nghiệm tạo phức chất của một ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch với một số phối tử đơn giản khác nhau (ví dụ: sự tạo phức của dung dịch Cu(II) với NH3, OH–, Cl,…). – Nêu được một số ứng dụng của phức chất.
KIỂM TRA CUỐI KÌ 2

2. Chuyên đề học tập (35 tiết)


STTChuyên đề (1)Số tiết (2)Yêu cầu cần đạt (3)
Chuyên đề 12.1: CƠ CHẾ PHẢN ỨNG TRONG HOÁ HỌC HỮU CƠ ( 10 tiết)
1Khái niệm về cơ chế phản ứng2– Nêu được khái niệm về cơ chế phản ứng.
2Các kiểu phân cắt
liên kết cộng hoá trị và các tiểu phân trung gian
3– Trình bày được cách phân cắt đồng li liên kết cộng hoá trị tạo thành gốc tự do, cách phân cắt dị li tạo liên kết cộng hoá trị tạo thành carbocation và carbanion. – Nêu được vai trò, ảnh hưởng của gốc tự do trong cơ thể con người, độ bền tương đối của các gốc tự do, các carbocation và carbanion.
3Một số cơ chế phản ứng trong hoá học hữu cơ5– Nêu được khái niệm về tác nhân electrophile và nucleophile. – Trình bày được một số cơ chế phản ứng trong hoá học hữu cơ: Cơ chế thế gốc SR (vào carbon no của alkane), cơ chế cộng electrophile AE (vào nối đôi C=C của alkene), cơ chế thế electrophile SE2Ar (vào nhân thơm), cơ chế thế nucleophile SN1, SN2 (phản ứng thuỷ phân dẫn xuất halogen), cơ chế cộng nucleophile AN (vào hợp chất carbonyl). – Giải thích được sự tạo thành sản phẩm và hướng của một số phản ứng (Cơ chế thế gốc SR vào carbon no của alkane và cơ chế cộng electrophile AE vào nối đôi C=C của alkene theo quy tắc cộng Markovnikov).
Chuyên đề 12.2: TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HOÁ HỌC VÔ CƠ (15 điểm)
4Tìm hiểu quy trình thủ công tái chế kim loại hoặc tìm hiểu một số ngành nghề liên quan đến hoá học tại địa phương5– Trình bày được ý nghĩa của quá trình tái chế kim loại nói chung. – Trình bày được quy trình tái chế kim loại (nhôm, sắt, đồng,…) của các nước tiên tiến và của Việt Nam. – Trình bày được tác động môi trường của quy trình tái chế thủ công.
5Tìm hiểu công nghiệp silicate5– Nêu được thành phần hoá học và tính chất cơ bản của thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng. – Trình bày được phương pháp sản xuất các loại vật liệu trên từ nguồn nguyên liệu có trong
tự nhiên nói chung và trong tự nhiên Việt Nam nói riêng.
6Xử lí nước sinh hoạt5– Trình bày được các vật liệu và hoá chất thông dụng có thể được sử dụng như than trong xử lí nước (hoặc than hoạt tính); cát, đá, sỏi; các loại phèn, PAC (poly aluminium chloride),… – Thực hiện được thí nghiệm xử lí làm giảm độ đục và màu của mẫu nước sinh hoạt. – Nêu được một số hoá chất xử lí sinh học đối với nước sinh hoạt.
Chuyên đề 12.3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHỨC CHẤT (10 tiết)
7Một số khái niệm
cơ bản về phức chất
3– Phân tích được các thành phần của các phân tử phức chất phổ biến, gồm: nhân trung tâm (cation, nguyên tử trung hoà) và phối tử (anion, phân tử trung hoà), số phối trí của nhân trung tâm, dung lượng phối trí của phối tử.
8Liên kết và cấu tạo
của phức chất
4– Trình bày được sự hình thành liên kết trong phức chất theo thuyết Liên kết hoá trị áp dụng cho phức chất tứ diện và phức chất bát diện. – Biểu diễn được dạng hình học của một số phức chất đơn giản. – Viết được một số loại đồng phân cơ bản phức chất: đồng phân cis, trans, đồng phân ion hoá, đồng phân liên kết.
9Vai trò và ứng dụng
của phức chất
3– Nêu được vai trò của một số phức chất sinh học: chlorophyll, heme B, vitamin B12,… – Nêu được ứng dụng của phức chất trong tự nhiên, y học, đời sống và sản xuất, hoá học.

3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ


Bài kiểm tra, đánh giáThời gian (1)Thời điểm (2)Yêu cầu cần đạt (3)Hình thức (4)
Giữa Học kỳ 145 phútTuần 9:1. Về kiến thức: – Kiểm tra đánh giá khả năng lĩnh hội, vận dụng kiến thức của HS cả học kì I: este, lipit, amin,amino axit và protein, polime. 2. Về năng lực: a. Năng lực chung: HS hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc làm bài kiểm tra b. Năng lực hóa học – Giải bài tập hóa học; làm bài tập một cách độc lập, logic, khoa học. 3. Về phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệmViết trên giấy Tỷ lệ: 70% TN – 30% TL
Cuối Học kỳ 145 phútTuần 16 . Về kiến thức: – Kiểm tra đánh giá khả năng lĩnh hội, vận dụng kiến thức của HS cả học kì I: este, lipit, amin,amino axit và protein, polime. 2. Về năng lực: a. Năng lực chung: HS hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc làm bài kiểm tra b. Năng lực hóa học – Giải bài tập hóa học; làm bài tập một cách độc lập, logic, khoa học. 3. Về phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệmViết trên giấy Tỷ lệ: 70% TN – 30% TL
Giữa Học kỳ 245 phútTuần 27 1. Về kiến thức: – Kiểm tra đánh giá khả năng lĩnh hội, vận dụng kiến thức của HS giữa học kì II: Đại cương về kim loại, kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm 2. Về năng lực: a. Năng lực chung: HS hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc làm bài kiểm tra b. Năng lực hóa học – Giải bài tập hóa học; làm bài tập một cách độc lập, logic, khoa học. – Học sinh biết làm câu hỏi, bài tập liên quan hiện tượng thực tiễn 3. Về phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệmViết trên giấy Tỷ lệ: 70% TN – 30% TL
Cuối Học kỳ 245 phútTuần 33 1. Về kiến thức: – Kiểm tra đánh giá khả năng lĩnh hội, vận dụng kiến thức của HS cuối học kì II: Đại cương về kim loại, kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm, sắt, crom và hợp chất của chúng. 2. Về năng lực: a. Năng lực chung: HS hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc làm bài kiểm tra b. Năng lực hóa học – Giải bài tập hóa học; làm bài tập một cách độc lập, logic, khoa học. – Học sinh biết làm câu hỏi, bài tập liên quan hiện tượng thực tiễn 3. Về phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệmViết trên giấy Tỷ lệ: 70% TN – 30% TL

III. Các nội dung khác :


1. Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn
:


– Sinh hoạt chuyên môn của tổ theo định kì hằng tháng, mỗi tháng sinh hoạt tổ 2 lần.


– Kế hoạch seminar tổ chuyên môn: Hoá học với vấn đề biến đổi khí hậu


– Kế hoạch tham gia sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường:


Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.


2. Bồi dưỡng học sinh giỏi:


– Kế hoạch và phân công bồi dưỡng HS giỏi môn Hóa học.


3. Phụ đạo học sinh yếu, kém


– Kế hoạch và phân công phụ đạo HS yếu, kém môn Hóa học. (KH riêng kèm theo)


4. Hướng dẫn HS tham gia nghiên cứu khoa học kĩ thuật


– Kế hoạch và phân công hướng dẫn HS tham gia nghiên cứu khoa học kĩ thuật. (KH riêng)


5. Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục chung của các khối lớp


– Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm (KH riêng)


– Kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học STEM (KH riêng)


TỔ TRƯỞNG (Ký và ghi rõ họ tên)……, ngày 14 tháng 09 năm 2021 HIỆU TRƯỞNG (Ký và ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC 2: KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MINH HỌA


TRƯỜNG THPT A TỔ: HÓA HỌCCỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN


(Năm học 2024 – 2025)


  1. Khối lớp: 12 ; Số học sinh: 600

STTChủ đề (1)Yêu cầu cần đạt (2)Số tiết (3)Thời điểm (4)Địa điểm (5)Chủ trì (6)Phối hợp (7)Điều kiện thực hiện (8)
1Dự án: Chế tạo tủ hút mini dùng trong quá trình biểu diễn thí nghiệm trên lớp để loại bỏ khí độc trong lớp học góp phần bảo vệ môi trường và sức khoe học sinh– Trình bày được các nguy cơ ô nhiễm khi tiến hành các thí nghiệm biễu diễn trên lớp – Xử lí được khí thải của các thí nghiệm biễu diễn trên lớp như NO, NO2, SO2, H2S, NH3. – Nêu được các nguyên tắc để loại bỏ các chí độc gây ô nhiễm môi trường: các khí có tính axit như SO2, NO2, H2S cho sục qua dung dịch có tính kiềm, các khí có tính bazơ như NH3 cho sục qua dung dịch axit, than hoạt tính có khả năng hấp phụ bề mặt tốt có thể loại bỏ các chất đọc hại trong khí thải nói chung. – Trình bày được cấu trúc của tủ hút mi ni. – Chế tạo được tủ hút mini. – Hình minh hoạ: 4 tiếtTháng 4/2022Phòng thực hành bộ môn Hóa họcGiáo viên trực tiếp giảng dạy.Học sinh các lớp 12.Giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học và tất cả học sinh các lớp 12 chuẩn bị các dụng cụ, hóa chất, vật liệu liên quan theo bản thiết kế của tủ hút mini do giáo viên trực tiếp giảng dạy và nhóm học sinh phụ trách thiết kế đưa ra.

2. Khối lớp: 11; Số học sinh: …………….


STTChủ đề (1)Yêu cầu cần đạt (2)Số tiết (3)Thời điểm (4)Địa điểm (5)Chủ trì (6)Phối hợp (7)Điều kiện thực hiện (8)
1……………….……..……………………………………………………

2. Khối lớp: 10; Số học sinh: …………….


STTChủ đề (1)Yêu cầu cần đạt (2)Số tiết (3)Thời điểm (4)Địa điểm (5)Chủ trì (6)Phối hợp (7)Điều kiện thực hiện (8)
1……………….……..……………………………………………………

TỔ TRƯỞNG (Ký và ghi rõ họ tên)Hà Tĩnh, ngày 14 tháng 09 năm 2021 HIỆU TRƯỞNG (Ký và ghi rõ họ tên)
 

DOWNLOAD FILE

  • nk-2023-2024-kh-dh-mon-hoa-12-cn.pdf
    394.8 KB · Lượt tải : 1
Sửa lần cuối:
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

TƯ VẤN NHANH
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Top