- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,751
- Điểm
- 113
tác giả
KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 CÁNH DIỀU CẢ NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 251 trang. Các bạn xem và tải Kế hoạch bài dạy lịch sử 10 Cánh diều về ở dưới.
Ét uốt Haletca, trong What is History (Lịch sử là gì) có viết: Lịch sử “ là quá trình tương tác không ngừng giữa sử học và sự thật lịch sử, là cuộc đối thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khứ”
Sử học là khoa học nghiên cứu về lịch sử nhằm khôi phục lại bức tranh chân thực của lịch sử , tái hiện quá trình lịch sử, làm sống lại quá khứ, qua đó khám phá ra bản chất, quy luật của quá trình lịch sử, rút ra những kinh nghiệm và bài học lịch sử. Việc nghiên cứu những quy luật phát triển và mối quan hệ lịch sử trong quá khứ cực kỳ cần thiết cho hiện tại và tương lai, là cơ sở cho sự phát triển khách quan, đúng quy luật, tránh những sai lầm của quá khứ.
Ngày soạn 05/ 9 /2024 Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn Xí
Tiết 1, 2 Tổ chuyên môn: Lịch sử - GDKT&PL-GDQPAN-TIN HỌC
(Thời lượng 02 tiết)
Hiện thực lịch sử chỉ có một và không thể thay đổi, nhưng do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu…dẫn đến lịch sử được con người nhận thức có sự khác nhau. Làm thế nào để nhận thức đúng hiện thực lịch sử là nhiệm vụ của sử học và khoa học lịch sử.
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Học xong bài này, các em sẽ
- Trình bày được khái niệm lịch sử.
- Phân biệt được hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.
- Giải thích được khái niệm sử học.
- Trình bày được đối tượng nghiên cứu của Sử học và nêu được chức năng, nhiệm vụ của Sử học.
2. Về năng lực
- Năng lực tìm hiểu lịch sử thông qua khai thác các nguồn sử liệu để trình bày được khái niệm lịch sử, đối tượng nghiên cứu của sử học; nêu được chức năng, nhiệm vụ của sử học, ý nghĩa của một số nguyên tắc cơ bản của sử học.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua khai thác thông tin, tư liệu, quan sát hình ảnh để phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử; giải thích được khái niệm sử học.
- Năng lực giải quyết vấn đề: thông qua việc ứng dụng một số phương pháp cơ bản của sử học vào giải quyết bài tập cụ thể trong quá trình học tập.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: thông qua hoạt động nhóm, trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm học tập; giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua cách giải thích khái niệm lịch sử, lý giải được nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong nhận thức lịch sử.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục phẩm chất chăm chỉ, tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.
- Có trách nhiệm trong học tập và trung thực khi tìm hiểu về sự kiện lịch sử cần xuất phát từ bối cảnh cụ thể để nhận xét, đánh giá khách quan.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
- Máy tính, các phương tiện hỗ trợ trình chiếu, giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm
- Video Ngày 2-9-1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình.
- Video clip (hoặc hình ảnh) Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagazaki
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
a. Mục tiêu: HS nêu được ý kiến của cá nhân về thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đó kích thích HS mong muốn tìm hiểu mục tiêu của bài học.
b. Nội dung :GV hướng dẫn HS quan sát bức ảnh Xe tăng Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc lập ngày 30-4-1975 và tưởng tượng nếu là người lính trên chiếc xe tăng đó em cảm nhận được những gì thông qua các giác quan theo gợi ý của Phiếu học tập Chạm vào lịch sử
c. Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nêu được
d. Tổ chức thực hiện:
- GV chuyển giao nhiệm vụ: GV giao phiếu học tập Chạm vào lịch sử, yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ theo phiếu học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ:HS quan sát hình ảnh và đưa ra ý kiến cá nhân về sự kiện đó
- Báo cáo, thảo luận:
+ GV gọi 3-4 trình bày ý kiến của cá nhân, GV ghi lại ý kiến của HS lên bảng.
+ Trong quá trình hoạt động HS gặp khó khăn GV gợi ý để HS trình bày ý kiến cá nhân.
- Kết luận, nhận định: Lịch sử là một dòng chảy liên tục theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại, diễn ra một lần và không lặp lại. Lịch sử được hậu thế nhận thức dựa vào những mảnh vỡ của sự kiện (Tức sử liệu) và bị chi phối bởi quan điểm chủ quan của con người. Vậy Lịch sử là gì? Hiện thức lịch sử và lịch sử được con người nhận thức là gì và liên quan đến những yếu tố cơ bản nào?
1. Lịch sử, hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức (35 phút)
a. Mục tiêu:
- HS nêu được khái niệm lịch sử, những yếu tố cơ bản của lịch sử; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. Giải thích được khái niệm Sử học.
- HS phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
- Phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
b. Nội dung:
* Hoạt động 1.a. (25 phút) HS đọc thông tin SGK, quan sát các hình 1, hoàn thành phiếu học tập số 1 - 5W 1H
* Hoạt động 1.b. (10 phút) So sánh điểm khác nhau giữa hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức? Phân biệt được hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức từ những ví dụ cụ thể.
c. Sản phẩm mong đợi từ hoạt động:
* Hoạt động 1.a. HS hoạt động nhóm, thảo luận hoàn thành phiếu học tập theo mẫu 5 W1H, trả lời được các khái niệm lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
- HS hoàn thiện sản phẩm như sau:
- Hoạt động 1.b. HS thảo luận cặp đôi hoàn thành bảng so sánh:
1. Điểm giống và khác nhau giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
2. a và c là Hiện thực lịch sử; b và d là Nhận thức lịch sử.
d. Tổ chức thực hiện:
* Hoạt động 1.a. Hoàn thành nhiệm vụ theo phiếu học tập 5W1H, trả lời câu hỏi theo yêu cầu
- GV chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu HS đọc thông tin SGK và 2 quan sát các hình 1.1, 1.2, thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ theo phiếu học tập số 1.
1. Từ Hình 1 SGK, hãy hoàn thành nhiệm vụ sau
- When: (Thời gian nào)
- Where: (Diễn ra ở đâu)
- What: (Nội dung cơ bản)
- Who: (Gắn với quốc gia nào)
- Why: (Tại sao cùng một sự kiện lịch sử nhưng có nhiều quan điểm, nhận thức khác nhau)
- How: (Sự kiện được bình luận nhận thức như thế nào)
2. Trình bày khái niệm lịch sử, phân biệt hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức
- HS thực hiện nhiệm vụ:
+ HS hình thành nhóm, đọc thông tin SGK và quan sát hình 1, sử dụng Kỹ thuật khăn trải bàn HS để thực hiện nhiệm vụ GV giao.
- Báo cáo thảo luận: GV gọi đại diện nhóm 1, 3 trả lời,. GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận nhận định: GV nhận xét, kết luận hướng dẫn HS ghi bài như mục sản phẩm. GV có thể lấy một ví dụ để minh họa
* Hoạt động 1.b. So sánh hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử, phân biệt qua ví dụ cụ thể.
- GV chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS hình thành cặp đôi, thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ:
1. So sánh điểm giống và khác nhau giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?.
2. Cho các nội dung sau, hãy phân biệt sự kiện nào là hiện thực lịch sử, sự kiện nào là nhận thức lịch sử.
a. Những mũi tên đồng tìm thấy ở Cổ Loa (1959).
b. Truyện Nỏ thần – Tô Hoài.
c. Bãi cọc trên sông Bạch Đằng (Chiến thắng Bạch Đằng – 938)
d. “Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu” – Ngô Thì Sĩ
- HS thực hiện nhiệm vụ: HS hình thành cặp đôi để thực hiện nhiệm vụ GV đã giao.
- Báo cáo thảo luận: GV gọi đại diện 1-2 nhóm trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận nhận định: GV nhận xét, đánh giá hoàn thiện sản phẩm của học sinh. Giáo viên mở rộng: ngoài sự kiện Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản và Cách mạng tháng Tám 1945 của Việt Nam, chúng ta còn gặp nhiều sự kiện có những quan điểm, nhận thức khác nhau: VD: sự kiện Cách mạng tháng Mười Nga (1917), Chiến tranh lạnh (1947-1989)…cùng một hiện thực lịch sử nhưng có thể có những nhận thức khác nhau là do có nhiều yếu tố chi phối, như: mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, năng lực nhận thức của mỗi người, phương pháp nghiên cứu…
Tiết 2.
2. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của sử học (35 phút)
a. Mục tiêu:
- Trình bày được đối tượng của Sử học. Nêu được chức năng, nhiệm vụ của Sử học.
b. Nội dung:
* Hoạt động 2.a. (25 phút) HS đọc thông tin tư liệu và quan sát hình 3, 4, sơ đồ Hình 5 để thực hiện nhiệm vụ sau
1. Trình bày đối tượng nghiên cứu của sử học. Cho ví dụ cụ thể.
2. Nêu chức năng và nhiệm vụ của sử học. Cho ví dụ cụ thể.
* Hoạt động 2.b. (10 phút) Đàm thoại. đọc bài tựa sách Đại Việt sử ký, Phạm Công Trứ. SGK Cánh Diều Tr. 6 và thực hiện nhiệm vụ: Câu hoặc đoạn văn nào nêu rõ nhiệm vụ của sử học?
c. Sản phẩm mong đợi từ hoạt động:
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Ét uốt Haletca, trong What is History (Lịch sử là gì) có viết: Lịch sử “ là quá trình tương tác không ngừng giữa sử học và sự thật lịch sử, là cuộc đối thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khứ”
Sử học là khoa học nghiên cứu về lịch sử nhằm khôi phục lại bức tranh chân thực của lịch sử , tái hiện quá trình lịch sử, làm sống lại quá khứ, qua đó khám phá ra bản chất, quy luật của quá trình lịch sử, rút ra những kinh nghiệm và bài học lịch sử. Việc nghiên cứu những quy luật phát triển và mối quan hệ lịch sử trong quá khứ cực kỳ cần thiết cho hiện tại và tương lai, là cơ sở cho sự phát triển khách quan, đúng quy luật, tránh những sai lầm của quá khứ.
Ngày soạn 05/ 9 /2024 Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn Xí
Tiết 1, 2 Tổ chuyên môn: Lịch sử - GDKT&PL-GDQPAN-TIN HỌC
(Thời lượng 02 tiết)
Hiện thực lịch sử chỉ có một và không thể thay đổi, nhưng do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu…dẫn đến lịch sử được con người nhận thức có sự khác nhau. Làm thế nào để nhận thức đúng hiện thực lịch sử là nhiệm vụ của sử học và khoa học lịch sử.
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Học xong bài này, các em sẽ
- Trình bày được khái niệm lịch sử.
- Phân biệt được hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.
- Giải thích được khái niệm sử học.
- Trình bày được đối tượng nghiên cứu của Sử học và nêu được chức năng, nhiệm vụ của Sử học.
2. Về năng lực
- Năng lực tìm hiểu lịch sử thông qua khai thác các nguồn sử liệu để trình bày được khái niệm lịch sử, đối tượng nghiên cứu của sử học; nêu được chức năng, nhiệm vụ của sử học, ý nghĩa của một số nguyên tắc cơ bản của sử học.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua khai thác thông tin, tư liệu, quan sát hình ảnh để phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử; giải thích được khái niệm sử học.
- Năng lực giải quyết vấn đề: thông qua việc ứng dụng một số phương pháp cơ bản của sử học vào giải quyết bài tập cụ thể trong quá trình học tập.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: thông qua hoạt động nhóm, trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm học tập; giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua cách giải thích khái niệm lịch sử, lý giải được nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong nhận thức lịch sử.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục phẩm chất chăm chỉ, tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.
- Có trách nhiệm trong học tập và trung thực khi tìm hiểu về sự kiện lịch sử cần xuất phát từ bối cảnh cụ thể để nhận xét, đánh giá khách quan.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
- Máy tính, các phương tiện hỗ trợ trình chiếu, giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm
- Video Ngày 2-9-1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình.
- Video clip (hoặc hình ảnh) Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagazaki
HOẠT ĐỘNG 1. MỞ ĐẦU (5 phút) |
a. Mục tiêu: HS nêu được ý kiến của cá nhân về thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đó kích thích HS mong muốn tìm hiểu mục tiêu của bài học.
b. Nội dung :GV hướng dẫn HS quan sát bức ảnh Xe tăng Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc lập ngày 30-4-1975 và tưởng tượng nếu là người lính trên chiếc xe tăng đó em cảm nhận được những gì thông qua các giác quan theo gợi ý của Phiếu học tập Chạm vào lịch sử
c. Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nêu được
d. Tổ chức thực hiện:
- GV chuyển giao nhiệm vụ: GV giao phiếu học tập Chạm vào lịch sử, yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ theo phiếu học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ:HS quan sát hình ảnh và đưa ra ý kiến cá nhân về sự kiện đó
- Báo cáo, thảo luận:
+ GV gọi 3-4 trình bày ý kiến của cá nhân, GV ghi lại ý kiến của HS lên bảng.
+ Trong quá trình hoạt động HS gặp khó khăn GV gợi ý để HS trình bày ý kiến cá nhân.
- Kết luận, nhận định: Lịch sử là một dòng chảy liên tục theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại, diễn ra một lần và không lặp lại. Lịch sử được hậu thế nhận thức dựa vào những mảnh vỡ của sự kiện (Tức sử liệu) và bị chi phối bởi quan điểm chủ quan của con người. Vậy Lịch sử là gì? Hiện thức lịch sử và lịch sử được con người nhận thức là gì và liên quan đến những yếu tố cơ bản nào?
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. (70 phút) |
Tiết 1
1. Lịch sử, hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức (35 phút)
a. Mục tiêu:
- HS nêu được khái niệm lịch sử, những yếu tố cơ bản của lịch sử; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. Giải thích được khái niệm Sử học.
- HS phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
- Phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
b. Nội dung:
* Hoạt động 1.a. (25 phút) HS đọc thông tin SGK, quan sát các hình 1, hoàn thành phiếu học tập số 1 - 5W 1H
* Hoạt động 1.b. (10 phút) So sánh điểm khác nhau giữa hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức? Phân biệt được hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức từ những ví dụ cụ thể.
c. Sản phẩm mong đợi từ hoạt động:
* Hoạt động 1.a. HS hoạt động nhóm, thảo luận hoàn thành phiếu học tập theo mẫu 5 W1H, trả lời được các khái niệm lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
- HS hoàn thiện sản phẩm như sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Từ Hình 1.1 SGK, hãy hoàn thành nhiệm vụ sau - When: (Thời gian nào) Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản vào ngày 6 và 9-8-1945. - Where: (Diễn ra ở đâu) Những địa phương của Nhật Bản bị Mĩ ném bom nguyên tử là Hiroshima và Nagasaki - What: (Nội dung cơ bản) Video clip cho chúng ta biết lịch sử là một dòng chảy liên tục theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại, diễn ra một lần và không lặp lại - Who: (Gắn với quốc gia nào) Nhật Bản - Why: (Tại sao cùng một sự kiện lịch sử nhưng có nhiều quan điểm, nhận thức khác nhau) là do quan điểm chủ quan của con người - How: (Sự kiện được bình luận nhận thức như thế nào)
|
a. Lịch sử - Khái niệm lịch sử có thể hiểu theo ba nghĩa chính: + Thứ nhất, lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người. + Thứ hai, lịch sử là những nhận thức, hiểu biết của con người về quá khứ được phản ảnh qua những câu chuyện kể hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ. + Thứ ba, lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển và suy vong của nó. - Lịch sử có hai yếu tố cơ bản là hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức. b. Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức - Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người - Lịch sử được con người nhận thức: là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những suy nghĩ và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức những sự kiện, hiện tượng đã diễn ra). |
- Hoạt động 1.b. HS thảo luận cặp đôi hoàn thành bảng so sánh:
1. Điểm giống và khác nhau giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Hiện thực lịch sử | Lịch sử được con người nhận thức | |
Giống nhau | - Đề cập đến quá khứ | |
Khác nhau | - Hiện thực lịch sử có trước. - Duy nhất, không thay đổi. - Mang tính khách quan | - Nhận thức lịch sử có sau. - Đa dạng, phong phú và thay đổi theo thời gian. - Vừa khách quan, vừa chủ quan |
d. Tổ chức thực hiện:
* Hoạt động 1.a. Hoàn thành nhiệm vụ theo phiếu học tập 5W1H, trả lời câu hỏi theo yêu cầu
- GV chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu HS đọc thông tin SGK và 2 quan sát các hình 1.1, 1.2, thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ theo phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Từ Hình 1 SGK, hãy hoàn thành nhiệm vụ sau
- When: (Thời gian nào)
- Where: (Diễn ra ở đâu)
- What: (Nội dung cơ bản)
- Who: (Gắn với quốc gia nào)
- Why: (Tại sao cùng một sự kiện lịch sử nhưng có nhiều quan điểm, nhận thức khác nhau)
- How: (Sự kiện được bình luận nhận thức như thế nào)
2. Trình bày khái niệm lịch sử, phân biệt hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức
- HS thực hiện nhiệm vụ:
+ HS hình thành nhóm, đọc thông tin SGK và quan sát hình 1, sử dụng Kỹ thuật khăn trải bàn HS để thực hiện nhiệm vụ GV giao.
- Báo cáo thảo luận: GV gọi đại diện nhóm 1, 3 trả lời,. GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận nhận định: GV nhận xét, kết luận hướng dẫn HS ghi bài như mục sản phẩm. GV có thể lấy một ví dụ để minh họa
* Hoạt động 1.b. So sánh hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử, phân biệt qua ví dụ cụ thể.
- GV chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS hình thành cặp đôi, thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ:
1. So sánh điểm giống và khác nhau giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?.
2. Cho các nội dung sau, hãy phân biệt sự kiện nào là hiện thực lịch sử, sự kiện nào là nhận thức lịch sử.
a. Những mũi tên đồng tìm thấy ở Cổ Loa (1959).
b. Truyện Nỏ thần – Tô Hoài.
c. Bãi cọc trên sông Bạch Đằng (Chiến thắng Bạch Đằng – 938)
d. “Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu” – Ngô Thì Sĩ
- HS thực hiện nhiệm vụ: HS hình thành cặp đôi để thực hiện nhiệm vụ GV đã giao.
- Báo cáo thảo luận: GV gọi đại diện 1-2 nhóm trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận nhận định: GV nhận xét, đánh giá hoàn thiện sản phẩm của học sinh. Giáo viên mở rộng: ngoài sự kiện Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản và Cách mạng tháng Tám 1945 của Việt Nam, chúng ta còn gặp nhiều sự kiện có những quan điểm, nhận thức khác nhau: VD: sự kiện Cách mạng tháng Mười Nga (1917), Chiến tranh lạnh (1947-1989)…cùng một hiện thực lịch sử nhưng có thể có những nhận thức khác nhau là do có nhiều yếu tố chi phối, như: mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, năng lực nhận thức của mỗi người, phương pháp nghiên cứu…
Tiết 2.
2. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của sử học (35 phút)
a. Mục tiêu:
- Trình bày được đối tượng của Sử học. Nêu được chức năng, nhiệm vụ của Sử học.
b. Nội dung:
* Hoạt động 2.a. (25 phút) HS đọc thông tin tư liệu và quan sát hình 3, 4, sơ đồ Hình 5 để thực hiện nhiệm vụ sau
1. Trình bày đối tượng nghiên cứu của sử học. Cho ví dụ cụ thể.
2. Nêu chức năng và nhiệm vụ của sử học. Cho ví dụ cụ thể.
* Hoạt động 2.b. (10 phút) Đàm thoại. đọc bài tựa sách Đại Việt sử ký, Phạm Công Trứ. SGK Cánh Diều Tr. 6 và thực hiện nhiệm vụ: Câu hoặc đoạn văn nào nêu rõ nhiệm vụ của sử học?
c. Sản phẩm mong đợi từ hoạt động:
THẦY CÔ TẢI NHÉ!