- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,060
- Điểm
- 113
tác giả
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THCS MÔN MĨ THUẬT WORD
I. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KHUNG PPCT CẤP THCS
1. Kế hoạch dạy học
- Trong mỗi năm học, cấp Trung học cơ sở học 35 tuần/năm thực học.
- Môn Mỹ Thuật cả năm học có 35 tiết (riêng ở lớp 9 học trong 1 học kì là 18 tiết). Thời gian 2 tuần còn lại (đối với lớp 6, 7, 8) và 1 tuần (đối với lớp 9) không bố trí tiết dạy.
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương, khả năng tiếp thu của học sinh trong từng vùng miền khác nhau, GV có thể tự điều chỉnh nội dung các bài học và các bài kiểm tra cho phù hợp (trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng).
- Ở lớp 9, theo chương trình quy định, môn Mỹ Thuật chỉ học 1 học kì. Việc dạy và kết thúc môn học trong học kì I hoặc học kì II là do các Sở GDĐT quyết định (phải phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường). Do ở lớp 9 chỉ học 1 học kì nên kết quả đánh giá, xếp loại học kì của môn học cũng chính là kết quả, đánh giá xếp loại của cả năm học.
2. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá
a) Đổi mới phương pháp dạy học:
Chương trình Giáo dục phổ thông quy định:“Mỹ Thuật là một môn văn hóa bắt buộc. Tất cả học sinh đều được học để có một trình độ văn hóa Mỹ Thuật phổ thông trong nền học vấn chung ở Tiểu học và Trung học cơ sở”.
Dạy học môn Mỹ Thuật ở giáo dục phổ thông là dạy cho tất cả học sinh với mục tiêu giáo dục thảm mỹ, chưa đặt ra mục tiêu đào tạo học sinh hoặc người làm Mỹ Thuật chuyên nghiệp. Cùng với các môn học khác, môn Mỹ Thuật góp phần hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về mặt thẩm mĩ, trang bị một số kiến thức Mỹ Thuật cơ bản, cần thiết, mang tính phổ thông với mục tiêu giáo dục toàn diện, đồng thời phát hiện những học sinh có năng khiếu, tạo điều kiện cho các em phát triển.
GV cần kết hợp một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học cùng với việc sử dụng trang thiết bị dạy học đảm bảo vừa đạt mục tiêu dạy học vừa phù hợp với đối tượng và điều kiện của từng trường.
Tăng cường rèn luyện thực hành Mỹ Thuật theo các hình thức khác nhau như: học nhóm, cá nhân, học trên lớp và trong thực tế… Đặc biệt chú trọng yêu cầu bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng, hình thành năng lực cảm thụ nghệ thuật, giáo dục tình cam hứng thú thẩm mỹ, thái độ tích cực, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý thức cố gắng vươn lên trong học tập cho học sinh.
Ngoài học tập trên lớp, GV cần tổ chức cho học sinh học tập, thực hành ở ngoài lớp học, tham quan, tìm hiểu các công trình văn hóa của địa phương, các nghệ nhân, các cơ sở sản xuất thủ công, mỹ nghệ truyền thống. Khuyến khích, động viên học sinh tự tin, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động văn hóa ở trong và ngoài nhà trường.
b) Đổi mới kiểm tra, đánh giá:
- Trong một học kì kiểm tra đánh giá 4 lần bao gồm: 2 lần KT thường xuyên, 2 lần KT định kỳ với 4 đầu điểm
- Kiểm tra kết quả học tập của học sinh chủ yếu dựa trên cơ sở thực hành Mỹ Thuật (Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ tranh, Thường thức mỹ thuật ). Hạn chế chỉ dùng hình thức kiểm tra viết, trả lời câu hỏi theo nội dung trong sách giáo khoa.
- Không nên kiểm tra lí thuyết chỉ với yêu cầu học thuộc, có thể kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm, ra đề kiểm tra cho cả lớp, theo nhóm hoặc cá nhân… kết hợp kiểm tra kiến thức cũ trước khi thực hành hoặc trong khi học bài mới.
- Hoạt động kiểm tra cần linh hoạt. GV phải căn cứ vào khả năng học tập của học sinh, điều kiện cụ thể ở từng trường, lớp và địa phương để có các hình thức kiểm tra phù hợp có hiệu quả. Kết hợp nhận xét, đánh giá kết quả học tập, trong đó có mức độ thể hiện tình cảm thẩm mỹ, thái độ tích cực, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý thức cố gắng vươn lên trong học tập của học sinh.
- Cần lưu ý rằng, điểm cao không chỉ dành cho những học sinh có năng khiếu mà cả đối với những học sinh chưa thể hiện năng khiếu nổi bật, nắm vững kiến thức nhưng kỹ thuật vẽ còn hạn chế; biết vẽ không gian bố cục, hình vẽ chưa chuẩn, màu sắc chưa đẹp nhưng nắm vững kiến thức, kĩ năng, hứng thú, tự giác, tích cực học tập thì vẫn đánh giá nhận xét hoặc cho điểm trung bình hoặc trên trung bình.
- GV cần căn cứ Tài liệu Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng môn Mỹ Thuật THCS, căn cứ mục tiêu, định hướng đổi mới dạy học của bộ môn để đưa ra những tiêu chí, nội dung kiểm tra và đánh giá cho phù hợp.
c) Tiêu chí xếp loại của một bài kiểm tra theo hình thức nhận xét kết quả học tập của học sinh:
Căn cứ theo TT26 bổ sung cho TT 58/2011/TT-BGDĐT ban hành quy chế xếp loại học sinh THCS và THPT- Điều 6. Hình thức đánh giá và kết quả các môn học sau một học kỳ, cả năm học
Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập (sau đây gọi là đánh giá bằng nhận xét) đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục.
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THCS MÔN MĨ THUẬT
I. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KHUNG PPCT CẤP THCS
1. Kế hoạch dạy học
- Trong mỗi năm học, cấp Trung học cơ sở học 35 tuần/năm thực học.
- Môn Mỹ Thuật cả năm học có 35 tiết (riêng ở lớp 9 học trong 1 học kì là 18 tiết). Thời gian 2 tuần còn lại (đối với lớp 6, 7, 8) và 1 tuần (đối với lớp 9) không bố trí tiết dạy.
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương, khả năng tiếp thu của học sinh trong từng vùng miền khác nhau, GV có thể tự điều chỉnh nội dung các bài học và các bài kiểm tra cho phù hợp (trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng).
- Ở lớp 9, theo chương trình quy định, môn Mỹ Thuật chỉ học 1 học kì. Việc dạy và kết thúc môn học trong học kì I hoặc học kì II là do các Sở GDĐT quyết định (phải phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường). Do ở lớp 9 chỉ học 1 học kì nên kết quả đánh giá, xếp loại học kì của môn học cũng chính là kết quả, đánh giá xếp loại của cả năm học.
2. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá
a) Đổi mới phương pháp dạy học:
Chương trình Giáo dục phổ thông quy định:“Mỹ Thuật là một môn văn hóa bắt buộc. Tất cả học sinh đều được học để có một trình độ văn hóa Mỹ Thuật phổ thông trong nền học vấn chung ở Tiểu học và Trung học cơ sở”.
Dạy học môn Mỹ Thuật ở giáo dục phổ thông là dạy cho tất cả học sinh với mục tiêu giáo dục thảm mỹ, chưa đặt ra mục tiêu đào tạo học sinh hoặc người làm Mỹ Thuật chuyên nghiệp. Cùng với các môn học khác, môn Mỹ Thuật góp phần hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về mặt thẩm mĩ, trang bị một số kiến thức Mỹ Thuật cơ bản, cần thiết, mang tính phổ thông với mục tiêu giáo dục toàn diện, đồng thời phát hiện những học sinh có năng khiếu, tạo điều kiện cho các em phát triển.
GV cần kết hợp một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học cùng với việc sử dụng trang thiết bị dạy học đảm bảo vừa đạt mục tiêu dạy học vừa phù hợp với đối tượng và điều kiện của từng trường.
Tăng cường rèn luyện thực hành Mỹ Thuật theo các hình thức khác nhau như: học nhóm, cá nhân, học trên lớp và trong thực tế… Đặc biệt chú trọng yêu cầu bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng, hình thành năng lực cảm thụ nghệ thuật, giáo dục tình cam hứng thú thẩm mỹ, thái độ tích cực, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý thức cố gắng vươn lên trong học tập cho học sinh.
Ngoài học tập trên lớp, GV cần tổ chức cho học sinh học tập, thực hành ở ngoài lớp học, tham quan, tìm hiểu các công trình văn hóa của địa phương, các nghệ nhân, các cơ sở sản xuất thủ công, mỹ nghệ truyền thống. Khuyến khích, động viên học sinh tự tin, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động văn hóa ở trong và ngoài nhà trường.
b) Đổi mới kiểm tra, đánh giá:
- Trong một học kì kiểm tra đánh giá 4 lần bao gồm: 2 lần KT thường xuyên, 2 lần KT định kỳ với 4 đầu điểm
- Kiểm tra kết quả học tập của học sinh chủ yếu dựa trên cơ sở thực hành Mỹ Thuật (Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ tranh, Thường thức mỹ thuật ). Hạn chế chỉ dùng hình thức kiểm tra viết, trả lời câu hỏi theo nội dung trong sách giáo khoa.
- Không nên kiểm tra lí thuyết chỉ với yêu cầu học thuộc, có thể kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm, ra đề kiểm tra cho cả lớp, theo nhóm hoặc cá nhân… kết hợp kiểm tra kiến thức cũ trước khi thực hành hoặc trong khi học bài mới.
- Hoạt động kiểm tra cần linh hoạt. GV phải căn cứ vào khả năng học tập của học sinh, điều kiện cụ thể ở từng trường, lớp và địa phương để có các hình thức kiểm tra phù hợp có hiệu quả. Kết hợp nhận xét, đánh giá kết quả học tập, trong đó có mức độ thể hiện tình cảm thẩm mỹ, thái độ tích cực, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý thức cố gắng vươn lên trong học tập của học sinh.
- Cần lưu ý rằng, điểm cao không chỉ dành cho những học sinh có năng khiếu mà cả đối với những học sinh chưa thể hiện năng khiếu nổi bật, nắm vững kiến thức nhưng kỹ thuật vẽ còn hạn chế; biết vẽ không gian bố cục, hình vẽ chưa chuẩn, màu sắc chưa đẹp nhưng nắm vững kiến thức, kĩ năng, hứng thú, tự giác, tích cực học tập thì vẫn đánh giá nhận xét hoặc cho điểm trung bình hoặc trên trung bình.
- GV cần căn cứ Tài liệu Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng môn Mỹ Thuật THCS, căn cứ mục tiêu, định hướng đổi mới dạy học của bộ môn để đưa ra những tiêu chí, nội dung kiểm tra và đánh giá cho phù hợp.
c) Tiêu chí xếp loại của một bài kiểm tra theo hình thức nhận xét kết quả học tập của học sinh:
Căn cứ theo TT26 bổ sung cho TT 58/2011/TT-BGDĐT ban hành quy chế xếp loại học sinh THCS và THPT- Điều 6. Hình thức đánh giá và kết quả các môn học sau một học kỳ, cả năm học
Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập (sau đây gọi là đánh giá bằng nhận xét) đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục.