Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,374
Điểm
113
tác giả
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHIẾM THÍNH HỌC KÍ HIỆU
NGÔN NGỮ QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3 TẠI TRUNG TÂM NUÔI
DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT TỈNH ĐỒNG NAI được soạn dưới dạng file pdf gồm 11 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHIẾM THÍNH HỌC KÍ HIỆU
NGÔN NGỮ QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3 TẠI TRUNG TÂM NUÔI
DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT TỈNH ĐỒNG NAI
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Do trẻ khiếm thính không nghe nên không thể tiếp nhận thông tin ở bên
ngoài vào tai để trẻ hòa nhập với cuộc sống xung quanh như trẻ nghe bình thường
được đi học, đi chơi và tiếp thu những gì đang diễn ra xung quanh trẻ. Để trẻ có thể
học như những trẻ nghe bình thường thì người giáo viên cần cung cấp cho trẻ
những vốn từ thông qua cử chỉ điệu bộ, nét mặt, ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ kí
hiệu. Trong quá trình trẻ học gặp rất nhiều khó khăn nhất là về phân môn Tập đọc
do không có vốn từ, thiếu ngôn ngữ kí hiệu.
Mặt khác, trẻ không được các bậc phụ huynh trang bị máy trợ thính, mất đi
một phần tiếp nhận thông tin từ bên ngoài nên hạn chế thính giác dẫn đến các em
cần phải sử dụng thêm kí hiệu ngôn ngữ để tăng thêm vốn từ.
Là một giáo viên dạy trẻ Khuyết tật, những năm công tác và giảng dạy trẻ khiếm
thính. Tôi luôn đặt ra câu hỏi vì sao trẻ học rất khó về môn Tiếng Việt? Bởi vì
không nghe được nên trẻ không có vốn từ, trẻ không tiếp nhận được âm thanh, lời
nói, mọi thứ xung quanh trẻ, do hạn chế về nghe nên trẻ gặp rất nhiều khó khăn
trong việc học tập nhất là phân môn Tập đọc. Là một giáo viên dạy trẻ khiếm
thính, tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát
triển hết những khả năng vốn có. Chính vì điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và
sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài
giảng của mình.
Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh khiếm thính
học kí hiệu ngôn ngữ qua phân môn Tập đọc lớp 3 tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ
khuyết tật Đồng Nai” để giúp trẻ tự tin, học tốt hơn phân môn Tập đọc và có thêm
vốn từ để học tập cũng như giao tiếp với mọi người.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận.
a) Khái niệm trẻ khiếm thính (trẻ có tật về thính giác – trẻ điếc).
2
- Trong ngôn ngữ phổ thông, điếc thường được biểu hiện là mất thính giác hoàn
toàn, không nghe được chút nào cả hoặc giảm sút nhiều về thính giác, nghe không
rõ.
- Trong ngành y, điếc có nghĩa là suy giảm hoặc mất toàn bộ hay một phần sức
nghe.
- Trong Giáo dục đặc biệt, trẻ điếc hay trẻ khiếm thính là trẻ có khó khăn về nghe
và nói, trẻ không nghe được nên không thể tiếp nhận thông tin hoặc nắm thông tin
không trọn vẹn, không chính xác. Do đó sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin,
ảnh hưởng đến việc học tập và giao tiếp xã hội.
Mức độ điếc:
Mức độ nhẹ 20 – 40 dB (Điếc mức độ I)
Mức độ vừa 40 – 70 dB (Điếc mức độ II)
Mức độ nặng 70 – 90 dB (Điếc mức độ III)
Mức độ sâu trên 90 dB (Điếc mức độ IV)
b) Ảnh hưởng của sự phá hủy cơ quan phân tích thính giác đến hoạt động của
trẻ.
- Thính giác là một cơ quan vô cùng quan trọng đối với một con người, nó giúp
ta tri thức được thế giới xung quanh, cho các hoạt động thực tiễn và để phát triển
hài hòa về tâm lý và tình cảm.
- Trẻ bị mất khả năng tiếp nhận thế giới âm thanh phải sống trong môi trường
yên lặng, dẫn đến rối loạn các chức năng tâm lý, trẻ trở nên cục cằn, thô lỗ, thiếu tự
tin và lúc nào cũng cảm thấy thiếu an toàn khi tiếp xúc với cộng đồng.
- Nói đến chức năng của thính giác, chúng ta chú ý đến đặc điểm thì nhu cầu
nghe và nói của những trẻ có khó khăn về nghe.
- Thực tiễn cho ta thấy những trẻ không nghe được không nói được nhu cầu nghe
và nói của những trẻ này càng lớn. Đó là những vấn đề đặt ra cho chúng ta làm như
thế nào để trẻ điếc có thể giao tiếp với cộng đồng.
c) Tầm quan trọng của việc học đọc: Đọc là nền tảng trong việc lĩnh hội tri
thức của học sinh.
- Trong tất cả môi trường ta phải đọc.
- Đọc là sự hỗ trợ trí nhớ về ngôn ngữ.
- Đọc làm tăng lên những tần số của sự dùng ngôn ngữ.
- Đọc góp phần vào khả năng khám phá cấu trúc ngôn ngữ.
- Đọc mang lại lợi ích khi giao tiếp.
- Đọc thường mở mang kiến thức về văn hoá, kích thích sự suy nghĩ, cảm nhận và
lắng nghe.
- Đọc là phương tiện để phát triển ngôn ngữ.
3
d) Những khó khăn của trẻ điếc trong việc học đọc.
- Trí nhớ về chuỗi sự kiện ngắn.
- Thiếu sự hiểu biết về lời nói, thiếu vốn từ.
- Sự tụt hậu của: Từ ngữ, ngữ pháp, nghĩa bóng.
- Tiến trình lục tìm chậm.
- Chiến lược đọc từng từ.
- Cơ quan phát âm bị hạn chế.
- Trẻ đọc có thể hiểu từ trong câu nhưng không hiểu ý nghĩa của toàn câu.
e) Trình độ đọc hiểu của trẻ khiếm thính.
Theo khảo sát:
- Trình độ đọc hiểu của trẻ điếc thấp hơn so với trẻ bình thường cùng trang lứa.
- Sau lứa tuổi 10 thì trình độ đọc của trẻ điếc tăng ít hơn 1 mức độ trong vòng 5
năm
- Mức độ tiến bộ trung bình của một năm học là 0.2 so với trẻ bình thường.
- Điểm trung bình về đọc hiểu của trẻ điếc được khảo sát 20 tuổi bằng lớp 4,5.
Tóm lại: Những kết quả này không phản ánh khả năng trí tuệ của từng cá
nhân trẻ điếc. Đúng ra đó là kết quả của một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lĩnh hội
các kỹ năng đọc của học sinh điếc. Dù trẻ điếc có nhiều kinh nghiệm về thế giới
xung quanh khi trẻ bắt đầu học đọc, nhưng những kinh nghiệm này thường không
được liên kết với ngôn ngữ. Do không có sự liên kết với ngôn ngữ nên trẻ không
thể áp dụng những kinh nghiệm đã có trước đây với bài đọc để rút ra ý nghĩa của
từng mặt chữ.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
a) Nội dung:
Để giúp học sinh khiếm thính học ngôn ngữ tốt hơn qua phân môn Tập đọc
giáo viên cần kết hợp một số đường hướng dạy ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính.
- Đường hướng tự nhiên: Trò chuyện, thông qua giao tiếp môi trường, ngôn ngữ
toàn diện, dựa trên kinh nghiệm hoặc khái niệm.
- Đường hướng cấu trúc: Trực quan – trực tiếp, diễn giải, luyện tập, hình thức, văn
phạm, phân tích.
- Đường hướng nghe nói: Tận dụng sức nghe, lời nói, dạy nói, có thể có cử chỉ
điệu bộ, dấu tự nhiên, quan sát.
- Đường hướng tổng hợp: Điệu bộ - cử chỉ, dấu hiệu tự nhiên, dấu hiệu quy ước,
văn phạm, hình miệng, phát âm.
- Đường hướng song ngữ: Ngôn ngữ thứ nhất, ngôn ngữ thứ hai.
- Đường hướng thủ ngữ: Điệu bộ - cử chỉ, dấu hiệu tự nhiên, dấu hiệu quy ước, chữ
cái ngón tay, dấu hiệu dựa trên ngữ âm học.
4
- Đường hướng dùng lời: Điệu bộ - cử chỉ, dấu hiệu tự nhiên, lời nói.
- Đường hướng hỗn hợp: Kiểu kết hợp các đường hướng.
Phương pháp trực quan làm mẫu: Là phương pháp đặc thù cho học sinh khiếm
thính. Khi giáo viên dùng hình ảnh hoặc làm mẫu thì học sinh dễ dàng nắm bắt
những cử chỉ nét mặt, điệu bộ và kí hiệu (học sinh tiếp nhận qua thị giác).
Phương pháp dùng từ (giảng giải, chỉ dẫn...) hướng đến ý thức của trẻ. Đối với
trẻ, lời nói cụ thể và có hình ảnh của giáo viên là một trong những phương tiện
nhận thức đặc biệt gần gũi, dễ hiểu.
Phương pháp hợp tác nhóm:
- Gv có thể cho 2 học sinh thảo luận đọc nhóm đôi, một bạn đọc một bạn dò bài
cho bạn kia và ngược lại. Nếu bạn đọc sai thì bạn kia có thể giúp bạn sửa sai ( hoặc
giáo viên sẽ giúp trẻ sửa sai).
Phương pháp đóng vai:
- Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ.
- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh.
- Tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo của học sinh .
- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực.
- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
- Gv có thể hướng dẫn học sinh đọc theo vai.
Ví dụ: Bài « Cuộc chạy đua trong rừng »
Ngựa cha: Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại móng.
Ngựa con: Cha yên tâm đi.
Khi đọc giáo viên cho một học sinh đóng vai ngựa cha, một học sinh đóng vai
ngựa con.
Để giúp cho học sinh nắm được nội dung của bài học ngoài những phương
pháp nêu trên tôi có thêm một số biện pháp sử dụng ngôn ngữ kí hiệu để đọc bài.
* Có 2 cách để hướng dẫn học sinh đọc bài bằng ngôn ngữ kí hiệu.
Cách 1:
Có thể dạy cho học sinh đọc theo ý nghĩa, cấu trúc của Tiếng Việt.
Ví dụ: Một mái nhà chung
Đọc: Một mái nhà chung
Chủ ngữ + động từ + túc từ + số lượng +…
5
Một mái nhà chung
Một mái nhà chung
Cách 2:
Đọc theo cấu trúc đặc điểm của người điếc.
Ví dụ: Bạn tên kí hiệu gì?
Tiếng Việt: Tên kí hiệu của bạn là gì?
Ví dụ: Một mái nhà chung
Đọc: Mái nhà chung một
Mái nhà chung một
Vì vậy: Trong quá trình dạy học sinh tôi thấy rằng việc đọc theo cấu trúc
của người điếc áp dụng đọc vào bài thơ thì học sinh dễ đọc hơn do câu thơ ngắn
còn khi áp dụng vào bài văn khi học sinh đọc không biết cách đổi động từ, bổ ngữ,
số lượng ra cuối câu vì câu quá dài nên học sinh hay còn bị nhầm lẫn. Chính vì vậy
tôi phải linh động sử dụng cách đọc cho học sinh tuỳ vào từng bài, từng đối tượng
học sinh để tôi có phương pháp, hình thức dạy phù hợp để các em nắm bắt nhanh
nhất.
C + V + WHO ( túc từ, bổ ngữ, số lượng, trạng ngữ,….)
6
Tiến trình đọc:
* Đọc bài thơ:
Ví dụ: Bài « Một mái nhà chung »
+ Luyện đọc
- Gv chuẩn bị bài tập đọc viết vào giấy Ao.
Hoặc chuẩn bị bài bằng giáo án điện tử.
Một mái nhà chung
Mái nhà của chim
Lợp nghìn lá biếc
Mái nhà của cá
Sóng xanh rập rình.
Mái nhà của dím
Sâu trong lòng đất
Mái nhà của ốc
Tròn vo bên mình…
* Gv đọc mẫu: Gv đọc mẫu bài Tập đọc trước một lần bằng giao tiếp tổng hợp, học
sinh chú ý.
- Gv yêu cầu học sinh đọc từng câu thơ, mỗi em đọc từng dòng thơ lần lượt đến hết
bài. Gv chú ý sửa sai cho học sinh.
Ví dụ: Một mái nhà chung
Mái nhà của chim/…
- Gv yêu cầu học sinh đọc khổ thơ. Lần lượt từng học sinh đọc từng khổ thơ. Chú ý
ngắt nghỉ câu cho đúng.
Ví dụ: Mái nhà của chim/
Lợp nghìn lá biếc/
Mái nhà của cá/
Sóng xanh rập rình//…
- Gv yêu cầu học sinh đọc toàn bài thơ.
- Gv chú ý chỉnh sửa cho học sinh.
- Hs đọc thầm bài một lượt.
- GV cho học sinh đọc nhóm, học sinh thi đọc nhóm.
+ Giải thích từ ngữ cho học sinh.
- Gv cho học sinh gạch từ khó.
- Học sinh thực hiện gạch từ khó.
- Gv yêu cầu học sinh đọc từ khó bằng ngôn ngữ kí hiệu, sau đó giải thích từ có
tranh ảnh minh hoạ cho từ đó.
7
Ví dụ: Mái nhà của chim Mái nhà của dím
Lợp nghìn lá biếc Sâu trong lòng đất
* Tìm hiểu bài:
- Gv cho học sinh đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi tuỳ hình thức mà giáo viên lựa
chọn như sau:
+ Trả lời cá nhân.
+ Trả lời bằng cách làm nhóm ( nhóm đôi, nhóm ba, nhóm bốn), sau đó viết câu
trả lời vào bảng phụ hoặc giấy Ao.
+ Trả lời trắc nghiệm (giáo viên có thể đưa câu trắc nghiệm cho học sinh chọn
phương án nào đúng nhất).
* Đọc bài văn:
Ví dụ: Bài « Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, nhà ảo thuật,…. »
* Gv đọc mẫu: Gv đọc mẫu bài Tập đọc trước một lần bằng giao tiếp tổng hợp, học
sinh chú ý.
- Gv yêu cầu học sinh đọc từng câu văn, mỗi em đọc từng câu lần lượt đến hết bài.
Gv chú ý sửa sai cho học sinh.
Ví dụ: Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có
sức khoẻ mới làm thành công.
- Giáo viên gọi 2-3 khá học sinh đọc lại toàn bài.
- HS đọc toàn bài, giáo viên chỉnh sửa sai cho học sinh.
- Gv cho học sinh đọc thầm.
- Gv chia nhóm đôi cho học sinh đọc. Gv quan sát học sinh đọc và sửa sai cho từng
nhóm.
- Gv cho từng nhóm lên thi đọc.
8
* Đọc cá nhân.
* Đọc nhóm đôi.
+ Giải thích từ ngữ cho học sinh.
- Gv cho học sinh gạch từ khó.
- Gv cho học sinh đọc từ khó bằng ngôn ngữ kí hiệu, sau đó giải thích từ có tranh
ảnh minh hoạ cho từ đó.
* Tìm hiểu bài:
- Gv cho học sinh đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi tuỳ hình thức mà giáo viên lựa
chọn như sau:
+ Trả lời cá nhân.
+ Trả lời bằng cách làm nhóm ( nhóm đôi, nhóm ba, nhóm bốn), sau đó viết câu
trả lời vào bảng phụ hoặc giấy Ao.
+ Trả lời trắc nghiệm (giáo viên có thể đưa câu trắc nghiệm cho học sinh chọn
phương án nào đúng nhất).
9
b) Biện pháp thực hiện giải pháp của đề tài.
Để trẻ có thể đọc tốt hơn giáo viên cần phải áp dụng mọi biện pháp, hình thức để
dạy cho trẻ như sau:
- Cho trẻ đọc nhiều sách (những cuốn sách có tranh ảnh minh hoạ, sách thiếu
nhi,….)
- Cần cung cấp thêm vốn từ cho trẻ (trong khi chơi, khi học, khi trò chuyện giao
tiếp ta đều có thể cung cấp vốn từ cho trẻ).
- Cho trẻ tự tìm tòi và khám phá trước khi giáo viên giải thích nghĩa của từ (khi trẻ
đọc xong những từ đó giáo viên có thể hỏi trẻ và trẻ sẽ suy nghĩ để trả lời).
- Cho trẻ lặp lại những từ mà trẻ hay sai.
- Cho trẻ luyện tập phát âm và thực hành kí hiệu nhiều.
- Những từ trừu tượng mà trẻ không hiểu nên lấy ví dụ thực tế kèm theo hình ảnh
giải thích cho trẻ hiểu.
- Giáo viên nên dạy cho trẻ cách dịch nguyên câu, đọc nguyên câu.
- Cho trẻ đóng vai, xây dựng tình huống để trẻ giải quyết, giúp trẻ hiểu nghĩa của
từ hoặc câu đó (trong bài Tập đọc có vai giáo viên cho các em đóng theo vai các
nhân vật trong bài đọc).
- Cho trẻ nhận ra lỗi sai và yêu cầu trẻ sửa sai.
Ví dụ: Khi trẻ đọc xong giáo viên hỏi trẻ lại từ mà giáo viên thấy nghi ngờ và yêu
cầu trẻ đọc lại từ đó.
- Khuyến khích trẻ khi trẻ làm tốt.
Tóm lại: Muốn học sinh nắm bài nhanh và đạt hiệu quả tốt khi sử dụng ngôn
ngữ kí hiệu thì người giáo viên cần phải linh hoạt trong quá trình giảng dạy, làm
sao thu hút được học sinh tham gia, thay đổi mọi hình thức để cho tiết dạy sinh
động và đạt kết quả tốt.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau đây là bảng thống kê mà tôi đã làm trước khi thực hiện biện pháp sử
dụng ngôn ngữ kí hiệu dạy phân môn Tập đọc lớp 3. Bảng dưới đây cho thấy được
khả năng hiện tại của học sinh.
Tổng học sinh: 8/3 Không đeo máy: 7/2 Đọc hiểu câu: 2/2
Đeo máy: 1/1 Đọc hiểu từng từ: 6/1
Bảng khảo sát đầu năm:
Học sinh Đeo máy Không đeo
máy
Đọc hiểu câu Đọc hiểu từng từ
8/3 nữ 1/1 7/2 2/2 6/1
% 12.5% 87.5% 25% 75%
10
Qua bảng thống kê cho thấy học sinh đeo máy rất ít nên ảnh hưởng đến
việc tiếp nhận thông tin, nhận biết những vật xung quanh trẻ bị hạn chế, do vậy
việc học tập của trẻ gặp rất nhiều khó khăn. Học sinh đeo máy chỉ chiếm 12.5%,
học sinh không đeo máy lại chiếm 87.5%, việc này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
học tập của học sinh. Chính vì vậy khả năng vốn từ ít, nên việc đọc hiểu câu chiếm
25%, còn hiểu từ thì lại chiếm tới 75%.
Sau một năm vận dụng các biện pháp trên vào quá trình dạy ngôn ngữ kí hiệu
qua phân môn Tập đọc lớp 3 tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật, kết quả nhận
thấy như sau: Qua đó cho thấy học sinh có sự tiến bộ rất nhiều, học sinh có thêm
vốn từ và đọc bài tốt hơn, nhớ kí hiệu khá chính xác.
Kết quả kiểm tra cuối HKII sau khi thực hiện biện pháp để nâng cao chất
lượng:
Học sinh Đeo máy Không đeo
máy
Đọc hiểu câu Đọc hiểu từng
từ
8/3 nữ 1/1 7/2 5/2 3/1
% 12.5% 87.5% 62.5% 37.5%
Từ bảng số liệu trên ta thấy được khi sử dụng biện pháp trên đã mang lại hiệu
quả khá tốt. Khả năng hiểu của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt, khả năng nắm bắt
ngôn ngữ kí hiệu tốt hơn. Học sinh đã nắm bài tốt hơn các em đọc hiểu câu chiếm
62.5% so với đầu năm khi chưa áp dụng biện pháp. Giáo dục cho trẻ khiếm thính
học là một công việc không đơn giản, muốn đạt được những kết quả như mong
muốn cần phải có những phương tiện, phương pháp phù hợp và đúng đắn với từng
đối tượng học sinh, đặc biệt là sự nỗ lực của học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên phải
linh hoạt trong quá trình dạy học luôn tìm tòi, sáng tạo làm sao đem lại cho học
sinh những giờ học thật thú vị và hấp dẫn, tạo không khí vui tươi thoải mái nhưng
mang lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên đây mới chỉ là cách nhìn chủ quan của tôi trên một đối tượng học
sinh nhất định chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế cần được góp ý bổ sung
khắc phục.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Để thực hiện tốt tiết dạy tại Trung tâm thông qua việc thực hiện các biện
pháp trên đã phần nào đạt được một số kết quả như đã nêu. Bản thân xin có một số
đề xuất sau:
11
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên hướng dẫn cụ thể từng bước khi học sinh đọc.
- Thực hiện tốt công tác chuyên môn, tham mưu để có sự quan tâm, động viên kịp
thời và chỉ đạo sâu sát của Ban giám đốc.
- Động viên các em tích cực học tập, khuyến khích động viên học sinh kịp thời.
- Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có sự giúp đỡ theo yêu cầu của nhà
trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.
- Giáo viên không ngừng học hỏi, tham khảo tài liệu, tham quan học tập, sáng tạo
trong phương pháp giảng dạy.
- Luôn tìm tòi sáng tạo, kết hợp linh hoạt các biện pháp, phương pháp, hình thức
tổ cho phong phú, lôi cuốn học sinh, phát huy tính sáng tạo, tích cực của học sinh.
* Đối với nhà trường:
- Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn để trao đổi,
học hỏi kinh nghiệm.
* Đối với gia đình và cộng đồng:
- Kết hợp chặt chẽ với giáo viên và nhà trường.
- Quan tâm hỗ trợ đúng mức về mọi mặt cho sự tiến bộ của học sinh.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng « Phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính » - Nguyễn Thanh Thu
Thuỷ.
2. Trần Thị Thiệp,Thanh thính học trong giáo dục, Khoa Giáo dục Đặc biệt,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
3. Trang web: Tài liệu hợp tác nhóm tiểu học.
4. Trang web: Một số phương pháp dạy học sinh tiểu học.
Biên hòa, ngày 10 tháng 5 năm 2012
Người viết sáng kiến
Lưu Thị Ngần
1692850840680.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHIẾM THÍNH HỌC KÍ HIỆU.pdf
    694.5 KB · Lượt xem: 1
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 khiếm thị bẩm sinh khiếm thị khác mù khiếm thị là gì kho sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 một số sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 sáng kiến khiếm thị sáng kiến kinh nghiệm bàn tay nặn bột lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm chính tả lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 3 violet sáng kiến kinh nghiệm dạy phép chia lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm dạy phép nhân lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm dạy tập làm văn lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm iso sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 giải toán có lời văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 hay sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 hay nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 mới nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn chính tả sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn chính tả violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn tiếng việt sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn tiếng việt violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn toán violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2018 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2018 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2019 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 tập làm văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 tuổi mầm non sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 vnen sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 vnen violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3-4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp mẫu giáo 3 tuổi sáng kiến kinh nghiệm luyện từ và câu lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm mầm non lớp 3 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật thcs sáng kiến kinh nghiệm môn tạo hình lớp 3 tuổi sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm môn the dục lớp 3 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tin học lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm mỹ thuật sáng kiến kinh nghiệm ôn thi vào 10 môn văn sáng kiến kinh nghiệm phép chia lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm rèn chữ viết lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc cho hs lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm thể dục sáng kiến kinh nghiệm thể dục thcs sáng kiến kinh nghiệm thể dục thpt sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên dạy giỏi sáng kiến kinh nghiệm thi gvcn giỏi sáng kiến kinh nghiệm thi tổng phụ trách đội giỏi sáng kiến kinh nghiệm thi đua khen thưởng sáng kiến kinh nghiệm thpt sáng kiến kinh nghiệm thpt môn tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm thpt violet sáng kiến kinh nghiệm thủ quỹ sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh 6 thí điểm sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh thcs sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh thpt sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tin học lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm trạm y tế sáng kiến kinh nghiệm trò chơi toán học lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm trong thi đua khen thưởng sáng kiến kinh nghiệm tự nhiên xã hội lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm về thí nghiệm hóa học sáng kiến kinh nghiệm về thi đua khen thưởng sáng kiến kinh nghiệm y tế sáng kiến kinh nghiệm y tế cơ sở sáng kiến kinh nghiệm y tế trường học sáng kiến môn thể dục sáng kiến thi gvcn giỏi sáng kiến thi đua cơ sở sáng kiến thi đua khen thưởng sáng kiến trong công tác thi đua khen thưởng sáng kiến trong thi công xây dựng sáng kiến trong thi đua khen thưởng sáng kiến đổi mới công tác thi đua khen thưởng đề tài sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh lớp 3
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,362
    Bài viết
    37,831
    Thành viên
    140,744
    Thành viên mới nhất
    hươngly889

    Thành viên Online

    Top