Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ ở trường THPT tỉnh Đồng Nai được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 16 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Kiểm tra nội bộ trường học là một việc rất quan trọng, vừa là điều tra, xem xét kết quả của một quá trình, một sự việc đã kết thúc, vừa chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho chu trình quản lý chỉ đạo tiếp theo. Chúng ta cũng biết rằng: Kiểm tra đảm bảo được thực thi quyền lực quản lý của những người lãnh đạo. Nhờ kiểm tra, nhà quản lý có thể kiểm soát được những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thành công của tổ chức. Điều này rất quan trọng vì mất quyền kiểm soát, đồng nghĩa với nhà quản lý bị vô hiệu hóa, nhà trường có thể lái theo hướng không mong muốn. Kiểm tra nhằm có tác động thích hợp.
Kiểm tra nội bộ trường THPT là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý, đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp Hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý nhà trường.
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, để đạt được mục đích "tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện", góp phần nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài thì Nhà nước phải phát huy mọi tiềm lực sẵn có đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế về GD&ĐT. Chính vì vậy, Nhà nước ta đã thực hiện chính sách xã hội hoá hoạt động GD&ĐT nhằm mở rộng phạm vi các chủ thể tham gia vào lĩnh vực này. Không chỉ có các tổ chức, cá nhân trong nước mà còn có các tổ chức, cá nhân nước ngoài; không chỉ có các cơ sở GD&ĐT mà các cơ sở khác không phải là cơ sở GD&ĐT nhưng có hoạt động GD&ĐT cũng được tham gia vào hoạt động GD&ĐT trong một phạm vi nhất định. Tuy nhiên, khi các chủ thể hợp pháp tham gia các hoạt động GD&ĐT phải bảo đảm nguyên tắc không được xâm hại lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân. Để thực hiện được điều này, cần phải tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực GD&ĐT trong đó có hoạt động thanh tra, kiểm tra. Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục cơ quan quản lý nhà nước có thể đánh giá thực trạng hoạt động GD&ĐT, phát hiện, điều chỉnh, xử lý kịp thời các sai phạm trong lĩnh vực GD&ĐT, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm cải tiến cơ chế quản lý, hoàn thiện chu trình quản lý mới phù hợp và có hiệu quả hơn. Ngoài ra, hoạt động thanh tra giáo dục còn giúp các tổ chức và cá nhân có hoạt động trong hoặc liên quan đến lĩnh vực GD&ĐT hạn chế được các vi phạm, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân khác, bởi vì “Các bộ, ngành, các cấp nhất định phải có cơ quan thanh tra của mình để theo dõi công tác ngay từ đầu, kịp thời uốn nắn, sửa chữa sai lầm, thiếu sót có thể xảy ra, đồng thời phải trực tiếp chỉ đạo cơ quan thanh tra của mình (trích phát biểu của chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi nói chuyện tại Hội nghị cán bộ Thanh tra toàn Miền Bắc tháng 02 năm 1961).Kiểm tra nội bộ trường học là một việc rất quan trọng, vừa là điều tra, xem xét kết quả của một quá trình, một sự việc đã kết thúc, vừa chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho chu trình quản lý chỉ đạo tiếp theo. Chúng ta cũng biết rằng: Kiểm tra đảm bảo được thực thi quyền lực quản lý của những người lãnh đạo. Nhờ kiểm tra, nhà quản lý có thể kiểm soát được những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thành công của tổ chức. Điều này rất quan trọng vì mất quyền kiểm soát, đồng nghĩa với nhà quản lý bị vô hiệu hóa, nhà trường có thể lái theo hướng không mong muốn. Kiểm tra nhằm có tác động thích hợp.
Kiểm tra nội bộ trường THPT là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý, đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp Hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý nhà trường.