- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,995
- Điểm
- 113
tác giả
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HÁT DÂN CA CHO HỌC SINH KHỐI 4, 5 KHỐI TIỂU HỌC được soạn dưới dạng file word gồm 12 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Lý do chọn biện pháp
Âm nhạc là 1 môn nghệ thuật mà ở đó các em không chỉ đơn thuần được biểu diễn ca hát, nghe hát, vui chơi mà thông qua các bài hát giúp các em hiểu về thiên nhiên, cuộc sống con người và cảnh vật xung quanh cũng như truyền thống của dân tộc mình. Môn Âm nhạc giúp các em hướng tới cái đẹp, góp phần giáo dục các em trở thành những người có đạo đức. Giúp các em bớt mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng, cụ thể là qua các bài hát, các làn điệu dân ca của các vùng miền giúp cho tâm hồn thơ ngây của của các em bay cao bay xa để các em có thể phát triển một cách toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ. Thông qua lời bài hát giúp các em hiểu về quê hương đất nước của mình, đặc biệt là qua các làn điệu dân ca mượt mà đã làm cho cảnh vật và con người như hòa quyện với nhau, để tạo lên những bức tranh sinh động hấp dẫn về con người và thiên nhiên, lôi cuốn phát triển trí tưởng tượng của các em. Ngay từ thủa nhỏ các em đã được nghe bà, mẹ hát các làn điệu dân ca du dương ngọt ngào giúp cho các em luôn trong sáng và hướng tới cái đẹp của cuộc sống. Giáo dục âm nhạc ở trường Tiểu học là hoạt động mang tính nghệ thuật, thông qua hoạt động này các em được giáo dục tình cảm đạo đức và thẩm mĩ giúp trẻ phát triển năng khiếu góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho các em. Đặc biệt khi nghe các làn điệu dân ca và bằng những hoạt động hấp dẫn các em sẽ cảm nhận phần nào văn hóa nghệ thuật dân gian, từ đó khơi gợi ở các em tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc. Do vậy mà việc dạy hát dân ca cho học sinh trong trường Tiểu học là rất quan trọng và cần thiết.
Cơ sở lý luận:
Giáo dục âm nhạc là loại hình được xem như là phương tiện để thực hiện các hoạt động giáo dục ở các em một cách có hiệu quả. Giáo dục âm nhạc ở trường tiểu học được thực hiện thông qua các hoạt động (Ca hát, Vận động, Trò chơi âm nhạc) trọng tâm là “Ca khúc” nhạc và lời của bài hát gắn quyện với nhau tạo thành 1 tác phẩm âm nhạc, nội dung và các lời ca của bài hát phản ánh các khía cạnh giáo dục tình cảm đạo đức trong sáng, giúp các em nhận biết về tình yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ca ngợi những hình ảnh đẹp, phê phán những thói hư tật xấu và còn mang tính chất giáo dục về thẩm mĩ, các em cảm nhận được những cái hay cái đẹp của con người và thiên nhiên, giúp các em phát triển về thể lực khi vận động nhảy múa theo nhịp điệu âm nhạc sẽ tạo cho các em sự dẻo dai, gúp cơ thể phát triển cân đối, khỏe mạnh, sử dụng các nhạc cụ để gõ đệm theo bài hát, và chơi các trò chơi âm nhạc sẽ giúp cho các em phát triển năng khiếu. Đặc biệt khi nghe các làn điệu dân ca và bằng những hoạt động hấp dẫn các em sẽ cảm nhận phần nào văn hóa nghệ thuật dân gian, từ đó khơi gợi ở các em tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc.
Trong chương trình Âm nhạc ở Tiểu học. Học hát là nội dung trọng tâm, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 5, đây cũng là phân môn được học sinh yêu thích nhất. Phân môn học hát có ba dạng là: Bài hát thiếu nhi Việt Nam, dân ca và các bài hát nước ngoài.
Khả năng Âm nhạc của học sinh Tiểu học có sự phát triển rõ rệt, mỗi lớp thuowngf có những em năng khiếu Âm nhạc rất tốt nhưng bên cạnh đó một số em năng khiếu còn hạn chế. Cũng có học sinh năng khiếu ở mặt này nhưng lại yếu ở mặt khác. VD: Hát đúng cao độ nhưng lại chưa vững về trường độ, có khả năng gõ đệm tốt nhưng lại yếu về vận động theo nhạc
Cơ sở thực tiễn
+ Đối với học sinh:
- Hát chưa chính xác còn sai về cao độ, tiết tấu, chưa thể hiện đúng chất dân ca.
- Lúng túng khi nhận biết và phân biệt các thể loại dân ca của các vùng miền.
- Một số học sinh chưa tự tin, mạnh dạn khi học hát, biểu diễn bài hát.
- Kỹ năng vận động theo nhạc của học sinh còn hạn chế.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HÁT DÂN CA CHO HỌC SINH KHỐI 4, 5”
Lý do chọn biện pháp
Âm nhạc là 1 môn nghệ thuật mà ở đó các em không chỉ đơn thuần được biểu diễn ca hát, nghe hát, vui chơi mà thông qua các bài hát giúp các em hiểu về thiên nhiên, cuộc sống con người và cảnh vật xung quanh cũng như truyền thống của dân tộc mình. Môn Âm nhạc giúp các em hướng tới cái đẹp, góp phần giáo dục các em trở thành những người có đạo đức. Giúp các em bớt mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng, cụ thể là qua các bài hát, các làn điệu dân ca của các vùng miền giúp cho tâm hồn thơ ngây của của các em bay cao bay xa để các em có thể phát triển một cách toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ. Thông qua lời bài hát giúp các em hiểu về quê hương đất nước của mình, đặc biệt là qua các làn điệu dân ca mượt mà đã làm cho cảnh vật và con người như hòa quyện với nhau, để tạo lên những bức tranh sinh động hấp dẫn về con người và thiên nhiên, lôi cuốn phát triển trí tưởng tượng của các em. Ngay từ thủa nhỏ các em đã được nghe bà, mẹ hát các làn điệu dân ca du dương ngọt ngào giúp cho các em luôn trong sáng và hướng tới cái đẹp của cuộc sống. Giáo dục âm nhạc ở trường Tiểu học là hoạt động mang tính nghệ thuật, thông qua hoạt động này các em được giáo dục tình cảm đạo đức và thẩm mĩ giúp trẻ phát triển năng khiếu góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho các em. Đặc biệt khi nghe các làn điệu dân ca và bằng những hoạt động hấp dẫn các em sẽ cảm nhận phần nào văn hóa nghệ thuật dân gian, từ đó khơi gợi ở các em tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc. Do vậy mà việc dạy hát dân ca cho học sinh trong trường Tiểu học là rất quan trọng và cần thiết.
Cơ sở lý luận:
Giáo dục âm nhạc là loại hình được xem như là phương tiện để thực hiện các hoạt động giáo dục ở các em một cách có hiệu quả. Giáo dục âm nhạc ở trường tiểu học được thực hiện thông qua các hoạt động (Ca hát, Vận động, Trò chơi âm nhạc) trọng tâm là “Ca khúc” nhạc và lời của bài hát gắn quyện với nhau tạo thành 1 tác phẩm âm nhạc, nội dung và các lời ca của bài hát phản ánh các khía cạnh giáo dục tình cảm đạo đức trong sáng, giúp các em nhận biết về tình yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ca ngợi những hình ảnh đẹp, phê phán những thói hư tật xấu và còn mang tính chất giáo dục về thẩm mĩ, các em cảm nhận được những cái hay cái đẹp của con người và thiên nhiên, giúp các em phát triển về thể lực khi vận động nhảy múa theo nhịp điệu âm nhạc sẽ tạo cho các em sự dẻo dai, gúp cơ thể phát triển cân đối, khỏe mạnh, sử dụng các nhạc cụ để gõ đệm theo bài hát, và chơi các trò chơi âm nhạc sẽ giúp cho các em phát triển năng khiếu. Đặc biệt khi nghe các làn điệu dân ca và bằng những hoạt động hấp dẫn các em sẽ cảm nhận phần nào văn hóa nghệ thuật dân gian, từ đó khơi gợi ở các em tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc.
Trong chương trình Âm nhạc ở Tiểu học. Học hát là nội dung trọng tâm, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 5, đây cũng là phân môn được học sinh yêu thích nhất. Phân môn học hát có ba dạng là: Bài hát thiếu nhi Việt Nam, dân ca và các bài hát nước ngoài.
Khả năng Âm nhạc của học sinh Tiểu học có sự phát triển rõ rệt, mỗi lớp thuowngf có những em năng khiếu Âm nhạc rất tốt nhưng bên cạnh đó một số em năng khiếu còn hạn chế. Cũng có học sinh năng khiếu ở mặt này nhưng lại yếu ở mặt khác. VD: Hát đúng cao độ nhưng lại chưa vững về trường độ, có khả năng gõ đệm tốt nhưng lại yếu về vận động theo nhạc
Cơ sở thực tiễn
+ Đối với học sinh:
- Hát chưa chính xác còn sai về cao độ, tiết tấu, chưa thể hiện đúng chất dân ca.
- Lúng túng khi nhận biết và phân biệt các thể loại dân ca của các vùng miền.
- Một số học sinh chưa tự tin, mạnh dạn khi học hát, biểu diễn bài hát.
- Kỹ năng vận động theo nhạc của học sinh còn hạn chế.