- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,751
- Điểm
- 113
tác giả
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết học hát cho học sinh lớp 6, 7, 8 tại trường THCS được soạn dưới dạng file word gồm 6 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Tên biện pháp: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết học hát cho học sinh lớp 6, 7, 8 tại trường THCS Chu Văn An”
1. Lí do chọn biện pháp:
Hiện nay, bộ môn Nghệ thuật Âm nhạc ở trường trung học cơ sở (THCS) trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, được xây dựng đa dạng và phong phú với 6 mạch nội dung gồm: Hát, Nghe nhạc, Đọc nhạc, Nhạc cụ, Lí thuyết âm nhạc, Thường thức âm nhạc. Trong đó, học hát được coi là nội dung trọng tâm. Theo thiết kế chương trình, các bài hát ngày càng được chú trọng đến tính phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, tăng tính hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu ca hát của học sinh trong trường THCS trong thời đại 4.0. Để giúp học sinh hát tốt các bài hát, đồng thời gợi cho các em nhiều điều thú vị, hiểu được nội dung, giá trị chân thực, cái hay cái đẹp của mỗi bài hát người giáo viên cần có những phương pháp linh động trong giảng dạy cho phù hợp với đặc thù của bộ môn.
Ca hát là một hoạt động có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi con người nói chung và trẻ em nói riêng. Hình tượng, nội dung bài hát tác động rất nhiều đến cảm xúc, giúp cho việc phát triển trí tuệ, thẩm mỹ, trí tưởng tượng của các em. Thông qua những bài hát, các em có thể cảm nhận được hình tượng, những khái niệm sâu sắc về cuộc sống, về thiên nhiên con người và tất cả các mối quan hệ xã hội. Mặt khác, dạy hát ở trường THCS còn hướng tới mục đích là phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu nổi trội, các em chính là nhân tố quan trọng của phong trào văn hoá văn nghệ trong nhà trường. Mặc dù thiết kế chương trình dạy hát lớp 6,7,8 đã được xây dựng đa dạng, phong phú, nhưng trong thời gian giảng dạy vừa qua, tôi nhận thấy đa số các tiết dạy học hát được giáo viên thực hiện với sự tập trung chủ yếu là cho các em học thuộc giai điệu, lời ca của bài hát, bằng cách giáo viên đàn, hát mẫu nhiều lần, học sinh chú ý lắng nghe sau đó thực hiện theo. Như vậy, để một tiết học hát đạt hiệu quả cao, người giáo viên cần có những biện pháp giảng dạy sao cho phù hợp với đặc thù của bộ môn âm nhạc, đồng thời giúp các em học sinh cảm nhận và thể hiện được nội dung, tình cảm bằng những cảm xúc trước giai điệu đẹp, cùng tiết tấu phong phú, lời ca trong sáng, hồn nhiên với tất cả niềm say mê hứng khởi và yêu thích của mình. Vì vậy, tôi xin trình bày biện pháp: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết học hát cho học sinh lớp 6, 7, 8 tại trường THCS ”.
Tên biện pháp: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết học hát cho học sinh lớp 6, 7, 8 tại trường THCS Chu Văn An”
1. Lí do chọn biện pháp:
Hiện nay, bộ môn Nghệ thuật Âm nhạc ở trường trung học cơ sở (THCS) trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, được xây dựng đa dạng và phong phú với 6 mạch nội dung gồm: Hát, Nghe nhạc, Đọc nhạc, Nhạc cụ, Lí thuyết âm nhạc, Thường thức âm nhạc. Trong đó, học hát được coi là nội dung trọng tâm. Theo thiết kế chương trình, các bài hát ngày càng được chú trọng đến tính phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, tăng tính hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu ca hát của học sinh trong trường THCS trong thời đại 4.0. Để giúp học sinh hát tốt các bài hát, đồng thời gợi cho các em nhiều điều thú vị, hiểu được nội dung, giá trị chân thực, cái hay cái đẹp của mỗi bài hát người giáo viên cần có những phương pháp linh động trong giảng dạy cho phù hợp với đặc thù của bộ môn.
Ca hát là một hoạt động có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi con người nói chung và trẻ em nói riêng. Hình tượng, nội dung bài hát tác động rất nhiều đến cảm xúc, giúp cho việc phát triển trí tuệ, thẩm mỹ, trí tưởng tượng của các em. Thông qua những bài hát, các em có thể cảm nhận được hình tượng, những khái niệm sâu sắc về cuộc sống, về thiên nhiên con người và tất cả các mối quan hệ xã hội. Mặt khác, dạy hát ở trường THCS còn hướng tới mục đích là phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu nổi trội, các em chính là nhân tố quan trọng của phong trào văn hoá văn nghệ trong nhà trường. Mặc dù thiết kế chương trình dạy hát lớp 6,7,8 đã được xây dựng đa dạng, phong phú, nhưng trong thời gian giảng dạy vừa qua, tôi nhận thấy đa số các tiết dạy học hát được giáo viên thực hiện với sự tập trung chủ yếu là cho các em học thuộc giai điệu, lời ca của bài hát, bằng cách giáo viên đàn, hát mẫu nhiều lần, học sinh chú ý lắng nghe sau đó thực hiện theo. Như vậy, để một tiết học hát đạt hiệu quả cao, người giáo viên cần có những biện pháp giảng dạy sao cho phù hợp với đặc thù của bộ môn âm nhạc, đồng thời giúp các em học sinh cảm nhận và thể hiện được nội dung, tình cảm bằng những cảm xúc trước giai điệu đẹp, cùng tiết tấu phong phú, lời ca trong sáng, hồn nhiên với tất cả niềm say mê hứng khởi và yêu thích của mình. Vì vậy, tôi xin trình bày biện pháp: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết học hát cho học sinh lớp 6, 7, 8 tại trường THCS ”.