Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Một số biện pháp phòng chống đuối nước trong học sinh. được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 17 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
A. MỞ ĐẦU:
I. Lí do chọn đề tài:
Tai nạn thương tích trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng trên toàn thế giới. Sự phát triển kinh tế và xã hội nhanh chóng ở Việt Nam nhất là ở Đồng Nai gần đây đã góp phần làm cho vấn đề tai nạn thương tích ngày càng nghiêm trọng, như là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong và tàn tật, nhất là ở trẻ em.
Tai nạn thương tích trẻ em ở Việt Nam:
Chỉ riêng trong năm 2007 đã có 7,894 trẻ em và người chưa thành niên tuổi từ 0-19 bị tử vong do tai nạn thương tích (TNTT). Những nguyên nhân tai nạn chủ yếu gây tử vong ở Việt Nam gồm đuối nước, tai nạn giao thông, ngộ độc, ngã, bỏng và động vật cắn. Những nguyên nhân tai nạn thương tích không gây tử vong gồm ngã, tai nạn giao thông, động vật cắn, vật sắc nhọn và bỏng. Cũng giống như những nước có thu nhập thấp và trung bình khác, những yếu tố quan trọng liên quan đến khả năng xảy ra tai nạn thương tích là tuổi, giới tính, môi trường nguy hiểm, tình trạng kinh tế xã hội, yếu tố thường có mối liên hệ với nhận thức hạn chế về nguy cơ và giám sát đối với trẻ; và tình trạng được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, điển hình là dịch vụ cấp cứu và chăm sóc trước viện. Bằng chứng ở các nước cho thấy tất cả các loại tai nạn thương tích trẻ em đều có thể phòng chống. Chiến lược can thiệp cần dựa trên sự kết hợp của nhiều biện pháp như giáo dục và đào tạo, pháp luật và thực thi, thay đổi môi trường, tăng cường sử dụng sản phẩm và thiết bị an toàn. Đây được coi là chiến lược thành công trong việc giảm thiểu gánh nặng do tai nạn thương tích ở trẻ em.
a. Tình hình về tai nạn thương tích:
Năm 2011 tại 55 tỉnh/thành phố có 1.247.209 trường hợp mắc tai nạn thương tích với tỉ suất là 1.645/100.000 người, tăng 0,16% so với năm 2010. Nhóm tuổi 15-19 có tỉ suất mắc TNTT cao nhất là 2.402/100.000 người; tiếp theo là nhóm 20-60 tuổi với tỉ suất 1.840/100.000; thấp nhất là nhóm 0-4 với tỉ suất 949/100.000 người. Tổn thương chi có tỉ lệ mắc cao nhất 33,52%. Địa điểm tai nạn: Tỉ lệ mắc TNTT trên đường đi chiếm tỉ lệ cao nhất (44,27%), chiếm tỉ lệ cao thứ hai là tai nạn thương tích tại nhà với 23,65%. TNTT tại trường học có tỉ lệ mắc thấp nhất (3,39%).
b. Tình hình tử vong
Thống kê tử vong do tai nạn thương tích tại cộng đồng của năm trước được thu thập bắt đầu từ ngày 01/01 của năm tiếp theo qua sổ A6/YTCS theo Quyết định số 25/QĐ-BYT ngày 22/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế
Số liệu ghi nhận được trong năm 2010 cho thấy toàn quốc có 36.869 trường hợp tử vong do TNTT, chiếm từ 10,84% tổng số tử vong nói chung. So với năm 2009, số tử vong năm 2010 tăng 6,8%. Tỷ suất tử vong trung bình một năm do TNTT trong giai đoạn 2005-2010 là 44,3/100.000 dân.
Nam giới có nguy cơ tử vong do TNTT cao hơn nữ giới 3 lần. Nguyên nhân tử vong chính là TNGT (17,91/100.00 dân), tiếp đến là đuối nước (7,12/100.00) và tự tử (4,78/100.000). Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai sau tai nạn giao thông, chiếm 10% tổng số tử vong nói chung.
A. MỞ ĐẦU:
I. Lí do chọn đề tài:
Tai nạn thương tích trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng trên toàn thế giới. Sự phát triển kinh tế và xã hội nhanh chóng ở Việt Nam nhất là ở Đồng Nai gần đây đã góp phần làm cho vấn đề tai nạn thương tích ngày càng nghiêm trọng, như là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong và tàn tật, nhất là ở trẻ em.
Tai nạn thương tích trẻ em ở Việt Nam:
Chỉ riêng trong năm 2007 đã có 7,894 trẻ em và người chưa thành niên tuổi từ 0-19 bị tử vong do tai nạn thương tích (TNTT). Những nguyên nhân tai nạn chủ yếu gây tử vong ở Việt Nam gồm đuối nước, tai nạn giao thông, ngộ độc, ngã, bỏng và động vật cắn. Những nguyên nhân tai nạn thương tích không gây tử vong gồm ngã, tai nạn giao thông, động vật cắn, vật sắc nhọn và bỏng. Cũng giống như những nước có thu nhập thấp và trung bình khác, những yếu tố quan trọng liên quan đến khả năng xảy ra tai nạn thương tích là tuổi, giới tính, môi trường nguy hiểm, tình trạng kinh tế xã hội, yếu tố thường có mối liên hệ với nhận thức hạn chế về nguy cơ và giám sát đối với trẻ; và tình trạng được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, điển hình là dịch vụ cấp cứu và chăm sóc trước viện. Bằng chứng ở các nước cho thấy tất cả các loại tai nạn thương tích trẻ em đều có thể phòng chống. Chiến lược can thiệp cần dựa trên sự kết hợp của nhiều biện pháp như giáo dục và đào tạo, pháp luật và thực thi, thay đổi môi trường, tăng cường sử dụng sản phẩm và thiết bị an toàn. Đây được coi là chiến lược thành công trong việc giảm thiểu gánh nặng do tai nạn thương tích ở trẻ em.
a. Tình hình về tai nạn thương tích:
Năm 2011 tại 55 tỉnh/thành phố có 1.247.209 trường hợp mắc tai nạn thương tích với tỉ suất là 1.645/100.000 người, tăng 0,16% so với năm 2010. Nhóm tuổi 15-19 có tỉ suất mắc TNTT cao nhất là 2.402/100.000 người; tiếp theo là nhóm 20-60 tuổi với tỉ suất 1.840/100.000; thấp nhất là nhóm 0-4 với tỉ suất 949/100.000 người. Tổn thương chi có tỉ lệ mắc cao nhất 33,52%. Địa điểm tai nạn: Tỉ lệ mắc TNTT trên đường đi chiếm tỉ lệ cao nhất (44,27%), chiếm tỉ lệ cao thứ hai là tai nạn thương tích tại nhà với 23,65%. TNTT tại trường học có tỉ lệ mắc thấp nhất (3,39%).
So sánh tình hình tai nạn thương tích năm 2010 với năm 2011
( theo báo cáo định kỳ của Bộ Y tế)
( theo báo cáo định kỳ của Bộ Y tế)
TT | Nội dung | Năm 2010 | Năm 2011 | Tăng/Giảm +/- (%) |
1 | Số mắc TNTT chung | 1.064.386 | 1.142.873 | +7,37% |
3 | Số mắc tai nạn giao thông | 409.913 | 463.212 | +13% |
Thống kê tử vong do tai nạn thương tích tại cộng đồng của năm trước được thu thập bắt đầu từ ngày 01/01 của năm tiếp theo qua sổ A6/YTCS theo Quyết định số 25/QĐ-BYT ngày 22/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế
Số liệu ghi nhận được trong năm 2010 cho thấy toàn quốc có 36.869 trường hợp tử vong do TNTT, chiếm từ 10,84% tổng số tử vong nói chung. So với năm 2009, số tử vong năm 2010 tăng 6,8%. Tỷ suất tử vong trung bình một năm do TNTT trong giai đoạn 2005-2010 là 44,3/100.000 dân.
Nam giới có nguy cơ tử vong do TNTT cao hơn nữ giới 3 lần. Nguyên nhân tử vong chính là TNGT (17,91/100.00 dân), tiếp đến là đuối nước (7,12/100.00) và tự tử (4,78/100.000). Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai sau tai nạn giao thông, chiếm 10% tổng số tử vong nói chung.
Biểu đồ: Tỷ suất tử vong do tai nạn thương tích theo nguyên nhân năm 2010