Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG TRANH ẢNH, BẢN ĐỒ , CÁC HÌNH ẢNH TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ 6 THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 12 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I/ Đặt vấn đề :
Trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý nói chung, môn địa lý 6 nói riêng không thể thiếucác hình ảnh trực quan, bản đồ được, bởi lẽ các hình ảnh ,bản đồ là một phương tiện trực quan, một nguổn kiến thức địa lý quan trọng, bản đồ giống như khung cốt mà tất cả các kiến thức địa lý đều đưa vào đấy. Nhiều nhà khoa học và giảng dạy địa lý đã coi bản đồ giáo khoa là “cuốn sách thứ hai”
Để đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học, hiện nay trong nội dung chương trình SGK được thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng tạo điều kiện cho học sinh học tập tự giác, tích cực thì việc rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ đối với học sinh có ý nghĩa rất quan trọng.
Từ thực tế giảng dạy môn lịch sử và địa lý 6 tại trường THCS Tiên Yên cho thấy trong tiết học nếu giáo viên sử dụng đầy đủ các đồ dùng trực quan nhất là các hình ảnh,bản đồ thì học sinh dễ tiếp thu bài, lĩnh hội kiến thức có hiệu quả, biết vận dụng khai thác kiến thức địa lý từ bản đồ có hệ thống, ... Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu, đặc biệt là rèn luyện kĩ năng sử dụng các hình ảnh, bản đồ cho học sinh và góp phần nâng cao chất lượng, nhóm Địa Lí của chúng tôi đã chọn chuyên đề: Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử địa lý 6 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
II/ Cơ sở lý luận:
Từ kiến thức đại cương ở lớp 5, bước sang lớp 6 các em lần lượt làm quen với các hiện tượng tự nhiên trên Trái đất. Vì vậy, việc sử dụng bản đồ, các hình ảnh trực quan có ý nghĩa rất quan trọng không thể thiếu được trong giảng dạy lịch và sử Địa lý. Từ bản đồ,các hình ảnh trực quan học sinh có thể nhìn một cách bao quát những hiện tượng tự nhiên, những khu vực lãnh thổ rộng lớn, những khu vực lãnh thổ xa xôi trên bề mặt Trái Đất mà học sinh chưa bao giờ có điều kiện đi đến tận nơi để quan sát.
Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, các hình ảnh trực quan cho học sinh ở bộ môn lịch sử và địa lý nói chung, địa lý 6 nói riêng là một việc làm thường xuyên của mọi giáo viên giảng dạy địa lý ở bậc THCS, nhưng hiệu quả đạt được cao hay thấp là tùy thuộc vào kinh nghiệm – phương pháp giảng dạy của mỗi giáo viên.
Nhằm góp phần nâng cao năng lực tư duy và rèn luyện các kĩ năng thực hành bản đồ, các hình ảnh trực quan ở học sinh một cách có hiệu quả. Vì vậy, trong quá trình thực hiện chuyên đề nhóm Địa Lí của chúng tôi đã dựa trên quan điểm của Địa lý học hiện đại, những vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS do Bộ Giáo Dục và đào tạo ấn hành, tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn địa lí THCS để làm cơ sở lý luận chung cho việc nghiên cứu .
I/ Đặt vấn đề :
Trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý nói chung, môn địa lý 6 nói riêng không thể thiếucác hình ảnh trực quan, bản đồ được, bởi lẽ các hình ảnh ,bản đồ là một phương tiện trực quan, một nguổn kiến thức địa lý quan trọng, bản đồ giống như khung cốt mà tất cả các kiến thức địa lý đều đưa vào đấy. Nhiều nhà khoa học và giảng dạy địa lý đã coi bản đồ giáo khoa là “cuốn sách thứ hai”
Để đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học, hiện nay trong nội dung chương trình SGK được thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng tạo điều kiện cho học sinh học tập tự giác, tích cực thì việc rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ đối với học sinh có ý nghĩa rất quan trọng.
Từ thực tế giảng dạy môn lịch sử và địa lý 6 tại trường THCS Tiên Yên cho thấy trong tiết học nếu giáo viên sử dụng đầy đủ các đồ dùng trực quan nhất là các hình ảnh,bản đồ thì học sinh dễ tiếp thu bài, lĩnh hội kiến thức có hiệu quả, biết vận dụng khai thác kiến thức địa lý từ bản đồ có hệ thống, ... Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu, đặc biệt là rèn luyện kĩ năng sử dụng các hình ảnh, bản đồ cho học sinh và góp phần nâng cao chất lượng, nhóm Địa Lí của chúng tôi đã chọn chuyên đề: Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử địa lý 6 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
II/ Cơ sở lý luận:
Từ kiến thức đại cương ở lớp 5, bước sang lớp 6 các em lần lượt làm quen với các hiện tượng tự nhiên trên Trái đất. Vì vậy, việc sử dụng bản đồ, các hình ảnh trực quan có ý nghĩa rất quan trọng không thể thiếu được trong giảng dạy lịch và sử Địa lý. Từ bản đồ,các hình ảnh trực quan học sinh có thể nhìn một cách bao quát những hiện tượng tự nhiên, những khu vực lãnh thổ rộng lớn, những khu vực lãnh thổ xa xôi trên bề mặt Trái Đất mà học sinh chưa bao giờ có điều kiện đi đến tận nơi để quan sát.
Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, các hình ảnh trực quan cho học sinh ở bộ môn lịch sử và địa lý nói chung, địa lý 6 nói riêng là một việc làm thường xuyên của mọi giáo viên giảng dạy địa lý ở bậc THCS, nhưng hiệu quả đạt được cao hay thấp là tùy thuộc vào kinh nghiệm – phương pháp giảng dạy của mỗi giáo viên.
Nhằm góp phần nâng cao năng lực tư duy và rèn luyện các kĩ năng thực hành bản đồ, các hình ảnh trực quan ở học sinh một cách có hiệu quả. Vì vậy, trong quá trình thực hiện chuyên đề nhóm Địa Lí của chúng tôi đã dựa trên quan điểm của Địa lý học hiện đại, những vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS do Bộ Giáo Dục và đào tạo ấn hành, tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn địa lí THCS để làm cơ sở lý luận chung cho việc nghiên cứu .