- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,060
- Điểm
- 113
tác giả
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO CƠ HỘI CHO TRẺ CÓ BIỂU HIỆN TĂNG ĐỘNG HÒA NHẬP VỚI MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC
Một số kĩ năng tạo cơ hội cho trẻ có biểu hiện tăng động hội nhập với môi trường giáo dục
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Học sinh bậc Tiểu học là nền tảng cho hệ thống giáo dục, đặt cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đối với học sinh Tiểu học, hoạt động trong nhà trường là chủ đạo, nhà trường là nơi tổ chức các hoạt động chuyên biệt, là nơi giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục của bậc Tiểu học. Bởi vậy nhà trường là nơi diễn ra cuộc sống của trẻ, là nơi trẻ bộc lộ khả năng, năng lực, nhân cách một cách đầy đủ, rõ ràng nhất.
Để đảm bảo được nhiệm vụ trồng người, mỗi giáo viên phải có nhiệm vụ đào tạo nên những con người có đức, có tài cho xã hội. Bởi thế nhiệm vụ của mỗi người giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức về tự nhiên, xã hội mà còn phải xây dựng và hình thành cho các em ý thức tự chủ, tinh thần trách nhiệm cao ngay từ nhỏ… Người giáo viên vừa dạy chữ, vừa dạy cách làm người cho trẻ.
Đối với học sinh Tiểu học, việc được đến trường học không phải chỉ là nhu cầu được học mà còn là niềm vui nữa. Ở trường, các con được học, được vui chơi, được gặp gỡ các bạn, cô giáo. Đến trường không chỉ để học các con chữ mà các con còn được học cách tự lập làm việc, học tập, có ý thức với sự việc và với mọi người xung quanh mình. Song, nhiều trẻ em có biểu hiện tăng động thì lại rất sợ phải đến trường, với các con mắc bệnh có hội chứng tăng vận động, giảm chú ý cũng là một sự thiệt thòi cho bản thân và cho gia đình, đã vậy mà còn không được đến trường vui đùa cùng các bạn thì thiệt thòi cho các con biết bao nhiêu.
Hiện nay trẻ có biểu hiện tăng động là một vấn đề nóng trên toàn thế giới. Ở Việt Nam cũng không loại trừ điều đó. Việc giáo dục học sinh có biểu hiện tăng động là điều rất quan trọng và cần thiết. Trước nay, việc cải thiện tình trạng cho học sinh có biểu hiện tăng động chỉ có thể thông qua con đường giáo dục hòa nhập và được xem đó là một hoạt động trị liệu tốt nhất.
Từ ý tưởng và suy nghĩ đó, tôi mạnh dạn trình bày nội dung “Một số biện pháp tạo cơ hội cho trẻ có biểu hiện tăng động hòa nhập với môi trường giáo dục.” mà tôi đã tích luỹ được. Hy vọng được sự chia sẻ, tham gia đóng góp chân thành từ các thầy giáo, cô giáo và các cấp lãnh đạo để những kinh nghiệm này được hoàn thiện và áp dụng hiệu quả.
Một số kĩ năng tạo cơ hội cho trẻ có biểu hiện tăng động hội nhập với môi trường giáo dục
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Học sinh bậc Tiểu học là nền tảng cho hệ thống giáo dục, đặt cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đối với học sinh Tiểu học, hoạt động trong nhà trường là chủ đạo, nhà trường là nơi tổ chức các hoạt động chuyên biệt, là nơi giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục của bậc Tiểu học. Bởi vậy nhà trường là nơi diễn ra cuộc sống của trẻ, là nơi trẻ bộc lộ khả năng, năng lực, nhân cách một cách đầy đủ, rõ ràng nhất.
Để đảm bảo được nhiệm vụ trồng người, mỗi giáo viên phải có nhiệm vụ đào tạo nên những con người có đức, có tài cho xã hội. Bởi thế nhiệm vụ của mỗi người giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức về tự nhiên, xã hội mà còn phải xây dựng và hình thành cho các em ý thức tự chủ, tinh thần trách nhiệm cao ngay từ nhỏ… Người giáo viên vừa dạy chữ, vừa dạy cách làm người cho trẻ.
Đối với học sinh Tiểu học, việc được đến trường học không phải chỉ là nhu cầu được học mà còn là niềm vui nữa. Ở trường, các con được học, được vui chơi, được gặp gỡ các bạn, cô giáo. Đến trường không chỉ để học các con chữ mà các con còn được học cách tự lập làm việc, học tập, có ý thức với sự việc và với mọi người xung quanh mình. Song, nhiều trẻ em có biểu hiện tăng động thì lại rất sợ phải đến trường, với các con mắc bệnh có hội chứng tăng vận động, giảm chú ý cũng là một sự thiệt thòi cho bản thân và cho gia đình, đã vậy mà còn không được đến trường vui đùa cùng các bạn thì thiệt thòi cho các con biết bao nhiêu.
Hiện nay trẻ có biểu hiện tăng động là một vấn đề nóng trên toàn thế giới. Ở Việt Nam cũng không loại trừ điều đó. Việc giáo dục học sinh có biểu hiện tăng động là điều rất quan trọng và cần thiết. Trước nay, việc cải thiện tình trạng cho học sinh có biểu hiện tăng động chỉ có thể thông qua con đường giáo dục hòa nhập và được xem đó là một hoạt động trị liệu tốt nhất.
Từ ý tưởng và suy nghĩ đó, tôi mạnh dạn trình bày nội dung “Một số biện pháp tạo cơ hội cho trẻ có biểu hiện tăng động hòa nhập với môi trường giáo dục.” mà tôi đã tích luỹ được. Hy vọng được sự chia sẻ, tham gia đóng góp chân thành từ các thầy giáo, cô giáo và các cấp lãnh đạo để những kinh nghiệm này được hoàn thiện và áp dụng hiệu quả.