- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,995
- Điểm
- 113
tác giả
Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giảng dạy các bài thuộc chủ đề đạo đức môn Giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở Minh
Môn Giáo dục công dân ở trường THCS là môn học thay thế cho môn Chính trị - Đạo đức trước đây.Đặc điểm của nó là bao quát các kiến thức về đạo đức học và pháp luật ...Tất nhiên, các kiến thức của nó không quá phức tạp,đòi hỏi tư duy cao. Nó cung cấp những tri thức cơ bản về quan hệ xử sự trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em...), quan hệ ứng xử với hàng xóm, quan hệ cộng đồng xã hội.Đồng thời môn học này còn cung cấp những hiểu biết về các qui tắc,quy định của pháp luật như quyền lao động,quyền công dân... Đặc điểm chương trình là kết cấu đồng tâm với các lớp của các cấp học cao hơn.
Như vậy, môn Giáo dục công dân có vị trí rất quan trọng, nó kết hợp với các môn học khác có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Song môn học này giáo dục với tính chất cụ thể nhất. Nội dung các bài học đã trực tiếp xây dựng nên nền tảng tư tưởng,tình cảm đạo đức, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với gia đình , học đường và cộng đồng xã hội. Vì thế giáo viên dạy bộ môn này cần phải thấy rõ và đánh giá đúng được vị trí, tầm quan trọng của môn học.
Trước đây, bộ môn Giáo dục công dân không được coi trọng ở trường phổ thông, người dạy thường trái ban, hoặc giáo viên chủ nhiệm lớp nào thì dạy bộ môn Giáo dục công dân lớp đó hoặc là các đồng chí hiệu trưởng hiệu phó giảng dạy. Vì vậy, giáo viên dạy bộ môn này chưa có sự đầu tư trong bài dạy. Nội dung bài dạy đơn điệu, sơ sài. Thậm chí giờ dạy chỉ qua loa, chiếu lệ để giáo viên còn giải quyết việc khác.
Hiện nay, bộ môn Giáo dục công dân đã được chỉ đạo cải tiến về phương pháp dạy học cùng những kỳ thi giáo viên giỏi qua từng cấp. Qua những đợt hội giảng, thi giáo viên giỏi các cấp hay những đợt thanh tra chuyên môn, giáo viên được cọ sát, học hỏi rất nhiều. Song nếu chỉ qua những đợt thi đó thì chưa đủ mà giáo viên còn phải tìm tòi, sáng tạo phương pháp dạy học mới để phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học đồng thời khêu gợi niềm say mê, háo hức của học sinh với bộ môn giáo dục nhân cách này. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giảng dạy các bài thuộc chủ đề đạo đức môn Giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở Minh Tân"
Trên cơ sở lý luận đã nêu việc thực hiện đề tài này về cơ bản nhằm đạt được các mục tiêu sau:
Tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập ở lớp cũng như ở nhà đối với môn học,kích thích hoạt động sáng tạo, xây dựng cơ hội khám phá,ứng dụng tri thức bằng thúc đẩy hoạt động tìm hiểu thực hành,từ đó các em tích cực tham gia vào bài học hơn tránh được sự nhàm chán trong phương pháp dạy và học truyền thống.
Đảm bảo tính chính xác, khoa học, tính rõ ràng về nội dung bài học .Giáo viên dễ dàng trong truyền thụ kiến thức và nhận xét đánh giá học sinh. Học sinh nhanh chóng nắm bắt nội dung bài học,nhận biết và sửa đổi các hành vi sai trái,có nhiều cơ hội phát huy tính tích cực,nhanh chóng nắm được kiến thức tại lớp vận dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
Tiết kiệm được thời gian ,công sức và kinh phí trong việc chuẩn bị đồ dùng,giáo cụ trực quan trước khi lên lớp đồng thời bám sát yêu cầu của phương pháp dạy học đổi mới kết hợp phương pháp dạy học truyền thống phù hợp với cả 3 đối tượng học sinh và thực trạng dạy-học của nhà trường.
Vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin,tạo trực quan sinh động (với các bài có thiết kế trình chiếu Power Point) gắn với nội dung cụ thể của từng bài nhằm xây dựng yếu tố hấp dẫn lôi cuốn kích thích tư duy để học sinh nhanh chóng nắm được bài giảng,nhớ lâu,nhớ sâu nội dung bài học.
Thuận lợi,dễ dàng trong kiểm tra đánh giá khả năng nhận thức của học sinh,dự báo sớm được kết quả học tập để có biện pháp bồi dưỡng uốn nắn kịp thời đối với tất cả các đối tượng học sinh.
Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học là vấn đề mà bất kì giáo viên nào khi lên lớp cũng đều mong muốn mình có thể làm tốt ,song thực tế không phải ai cũng thành công. Bằng chứng cho thấy,có những giáo viên khi lên lớp,học sinh rất thích học,nhưng cũng có những giáo viên khi lên lớp học sinh không có hứng thú với giờ học,môn học,gây ra mất trật tự.Theo tôi để tạo được hứng thú trong giờ học giáo dục công dân giáo viên phải nắm vững các bước sau:
1: Giáo viên phải hiểu được yêu cầu và nội dung của công tác giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức cho học sinh :
Ở đây, giáo dục tư tưởng đạo đức và ý thức chính trị cho học sinh phải trên cơ sở của chương trình, kiến thức của môn học. Mức độ giáo dục học sinh trung học cơ sở là phải phù hợp với trình độ, lứa tuổi. Yêu cầu cụ thể như sau:
* Công tác giáo dục tư tưởng đạo dức, chính trị phải phù hợp với trình độ kiến thức của chương trình học:
Đặc điểm kiến thức của học kỳ I trong chuong trình giáo dục công dân cấp trung học cơ sở về đạo đức là rất giản đơn như khái niệm về khoan dung, lễ độ, trung thực... những kiến thức này thường phải gắn với thực tế để minh hoạ, giảng giải và mức độ xây dựng tình cảm cho học sinh nhẹ nhàng,tự nhiên trên cơ sở của việc giảng giải.
* Công tác giáo dục phải phù hợp với đối tượng lứa tuổi :
Hầu hết học sinh trung học cơ sở còn nhỏ tuổi.Việc hiểu các khái niệm còn trực tiếp,cảm tính cho nên đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp giáo dục thích hợp.Việc giáo dục ý thức chính trị cũng như giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh phải trên cơ sở ý nghĩa rút ra của mỗi khái niệm và kiến thức bài giảng. Từ đó để học sinh cảm nhận và tự nâng lên thành nhận thức và ý thức của bản thân. Tránh những lí thuyết chung chung, tránh những lời hô hào phải thế này, thế kia.
* Công tác giáo dục tư tuởng đạo đức cho học sinh phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu thự tiễn của xã hội hiện nay:
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lí do chọn đề tài:
1.Lí do chọn đề tài:
Môn Giáo dục công dân ở trường THCS là môn học thay thế cho môn Chính trị - Đạo đức trước đây.Đặc điểm của nó là bao quát các kiến thức về đạo đức học và pháp luật ...Tất nhiên, các kiến thức của nó không quá phức tạp,đòi hỏi tư duy cao. Nó cung cấp những tri thức cơ bản về quan hệ xử sự trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em...), quan hệ ứng xử với hàng xóm, quan hệ cộng đồng xã hội.Đồng thời môn học này còn cung cấp những hiểu biết về các qui tắc,quy định của pháp luật như quyền lao động,quyền công dân... Đặc điểm chương trình là kết cấu đồng tâm với các lớp của các cấp học cao hơn.
Như vậy, môn Giáo dục công dân có vị trí rất quan trọng, nó kết hợp với các môn học khác có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Song môn học này giáo dục với tính chất cụ thể nhất. Nội dung các bài học đã trực tiếp xây dựng nên nền tảng tư tưởng,tình cảm đạo đức, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với gia đình , học đường và cộng đồng xã hội. Vì thế giáo viên dạy bộ môn này cần phải thấy rõ và đánh giá đúng được vị trí, tầm quan trọng của môn học.
Trước đây, bộ môn Giáo dục công dân không được coi trọng ở trường phổ thông, người dạy thường trái ban, hoặc giáo viên chủ nhiệm lớp nào thì dạy bộ môn Giáo dục công dân lớp đó hoặc là các đồng chí hiệu trưởng hiệu phó giảng dạy. Vì vậy, giáo viên dạy bộ môn này chưa có sự đầu tư trong bài dạy. Nội dung bài dạy đơn điệu, sơ sài. Thậm chí giờ dạy chỉ qua loa, chiếu lệ để giáo viên còn giải quyết việc khác.
Hiện nay, bộ môn Giáo dục công dân đã được chỉ đạo cải tiến về phương pháp dạy học cùng những kỳ thi giáo viên giỏi qua từng cấp. Qua những đợt hội giảng, thi giáo viên giỏi các cấp hay những đợt thanh tra chuyên môn, giáo viên được cọ sát, học hỏi rất nhiều. Song nếu chỉ qua những đợt thi đó thì chưa đủ mà giáo viên còn phải tìm tòi, sáng tạo phương pháp dạy học mới để phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học đồng thời khêu gợi niềm say mê, háo hức của học sinh với bộ môn giáo dục nhân cách này. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giảng dạy các bài thuộc chủ đề đạo đức môn Giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở Minh Tân"
2.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở lý luận đã nêu việc thực hiện đề tài này về cơ bản nhằm đạt được các mục tiêu sau:
Tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập ở lớp cũng như ở nhà đối với môn học,kích thích hoạt động sáng tạo, xây dựng cơ hội khám phá,ứng dụng tri thức bằng thúc đẩy hoạt động tìm hiểu thực hành,từ đó các em tích cực tham gia vào bài học hơn tránh được sự nhàm chán trong phương pháp dạy và học truyền thống.
Đảm bảo tính chính xác, khoa học, tính rõ ràng về nội dung bài học .Giáo viên dễ dàng trong truyền thụ kiến thức và nhận xét đánh giá học sinh. Học sinh nhanh chóng nắm bắt nội dung bài học,nhận biết và sửa đổi các hành vi sai trái,có nhiều cơ hội phát huy tính tích cực,nhanh chóng nắm được kiến thức tại lớp vận dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
Tiết kiệm được thời gian ,công sức và kinh phí trong việc chuẩn bị đồ dùng,giáo cụ trực quan trước khi lên lớp đồng thời bám sát yêu cầu của phương pháp dạy học đổi mới kết hợp phương pháp dạy học truyền thống phù hợp với cả 3 đối tượng học sinh và thực trạng dạy-học của nhà trường.
Vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin,tạo trực quan sinh động (với các bài có thiết kế trình chiếu Power Point) gắn với nội dung cụ thể của từng bài nhằm xây dựng yếu tố hấp dẫn lôi cuốn kích thích tư duy để học sinh nhanh chóng nắm được bài giảng,nhớ lâu,nhớ sâu nội dung bài học.
Thuận lợi,dễ dàng trong kiểm tra đánh giá khả năng nhận thức của học sinh,dự báo sớm được kết quả học tập để có biện pháp bồi dưỡng uốn nắn kịp thời đối với tất cả các đối tượng học sinh.
PHẦN II:QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SÁNG KIẾN
I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học là vấn đề mà bất kì giáo viên nào khi lên lớp cũng đều mong muốn mình có thể làm tốt ,song thực tế không phải ai cũng thành công. Bằng chứng cho thấy,có những giáo viên khi lên lớp,học sinh rất thích học,nhưng cũng có những giáo viên khi lên lớp học sinh không có hứng thú với giờ học,môn học,gây ra mất trật tự.Theo tôi để tạo được hứng thú trong giờ học giáo dục công dân giáo viên phải nắm vững các bước sau:
1: Giáo viên phải hiểu được yêu cầu và nội dung của công tác giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức cho học sinh :
Ở đây, giáo dục tư tưởng đạo đức và ý thức chính trị cho học sinh phải trên cơ sở của chương trình, kiến thức của môn học. Mức độ giáo dục học sinh trung học cơ sở là phải phù hợp với trình độ, lứa tuổi. Yêu cầu cụ thể như sau:
* Công tác giáo dục tư tưởng đạo dức, chính trị phải phù hợp với trình độ kiến thức của chương trình học:
Đặc điểm kiến thức của học kỳ I trong chuong trình giáo dục công dân cấp trung học cơ sở về đạo đức là rất giản đơn như khái niệm về khoan dung, lễ độ, trung thực... những kiến thức này thường phải gắn với thực tế để minh hoạ, giảng giải và mức độ xây dựng tình cảm cho học sinh nhẹ nhàng,tự nhiên trên cơ sở của việc giảng giải.
* Công tác giáo dục phải phù hợp với đối tượng lứa tuổi :
Hầu hết học sinh trung học cơ sở còn nhỏ tuổi.Việc hiểu các khái niệm còn trực tiếp,cảm tính cho nên đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp giáo dục thích hợp.Việc giáo dục ý thức chính trị cũng như giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh phải trên cơ sở ý nghĩa rút ra của mỗi khái niệm và kiến thức bài giảng. Từ đó để học sinh cảm nhận và tự nâng lên thành nhận thức và ý thức của bản thân. Tránh những lí thuyết chung chung, tránh những lời hô hào phải thế này, thế kia.
* Công tác giáo dục tư tuởng đạo đức cho học sinh phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu thự tiễn của xã hội hiện nay: