- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,060
- Điểm
- 113
tác giả
Một số giải pháp nâng cao hứng thú học tập môn Giáo dục công dân ở trường THCS Minh Tân
Trong cuộc sống hằng ngày, khi chúng ta làm bất cứ một việc gì cũng cần đến sự nỗ lực của bản thân. Nhưng có lẽ sự nỗ lực của bản thân không thể có nếu mỗi người không tự tạo ra cho mình sự hứng thú trong công việc.
Hứng thú là một trong những tác nhân cơ bản để hoàn thành công việc cũng như niềm say mê nào đó đối với hoạt động của con người. Hứng thú thúc đẩy và kích thích của con người, đảm bảo cho hoạt động của con người có hiệu quả.
Trong học tập, việc tạo ra hứng thú có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp học sinh học tập tốt hơn. Hứng thú học tập không chỉ có tác dụng giáo dục học sinh ở mặt trí dục mà còn phát triển ở mặt đức dục.
Cùng với các môn khoa học xã hội khác, môn Giáo dục công dân góp phần phát triển ở học sinh hệ thống thái đô, cảm xúc, tình cảm, niềm tin đạo đức; hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật, tích cực tự nguyện thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm công dân; hình thành hành vi, thói quen theo các chuẩn mực đạo đức xã hội, những qui định của pháp luật và cộng đồng. Hơn nữa, môn Giáo dục công dân không những cung cấp cho những công dân tương lai những tri thức khái quát hóa mà thông qua môn học còn giúp cho học sinh hình thành và phát triển suy nghĩ, hành động phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử loài người.
Từ vị tí quan trọng trên của môn học nên là một giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân, được dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nhất là ở các lớp đổi mới phương pháp giảng dạy, bản thân có vốn kiến thức cũng như kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và cũng mong muốn đáp ứng mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta, góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện phù hợp với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì thế, tôi chọn đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao hứng thú học tập môn Giáo dục công dân ở trường THCS Minh Tân” làm đề tài nghiên cứu cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở lý luận đã nêu việc thực hiện đề tài này về cơ bản nhằm đạt được các mục tiêu sau:
Tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập ở lớp cũng như ở nhà đối với môn học,kích thích hoạt động sáng tạo, xây dựng cơ hội khám phá,ứng dụng tri thức bằng thúc đẩy hoạt động tìm hiểu thực hành,từ đó các em tích cực tham gia vào bài học hơn tránh được sự nhàm chán trong phương pháp dạy và học truyền thống.
Đảm bảo tính chính xác, khoa học, tính rõ ràng về nội dung bài học .Giáo viên dễ dàng trong truyền thụ kiến thức và nhận xét đánh giá học sinh. Học sinh nhanh chóng nắm bắt nội dung bài học,nhận biết và sửa đổi các hành vi sai trái,có nhiều cơ hội phát huy tính tích cực,nhanh chóng nắm được kiến thức tại lớp vận dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
Tiết kiệm được thời gian ,công sức và kinh phí trong việc chuẩn bị đồ dùng,giáo cụ trực quan trước khi lên lớp đồng thời bám sát yêu cầu của phương pháp dạy học đổi mới kết hợp phương pháp dạy học truyền thống phù hợp với cả 3 đối tượng học sinh và thực trạng dạy-học của nhà trường.
Vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin,tạo trực quan sinh động (với các bài có thiết kế trình chiếu Power Point) gắn với nội dung cụ thể của từng bài nhằm xây dựng yếu tố hấp dẫn lôi cuốn kích thích tư duy để học sinh nhanh chóng nắm được bài giảng,nhớ lâu,nhớ sâu nội dung bài học.
Thuận lợi,dễ dàng trong kiểm tra đánh giá khả năng nhận thức của học sinh,dự báo sớm được kết quả học tập để có biện pháp bồi dưỡng uốn nắn kịp thời đối với tất cả các đối tượng học sinh.
1. Cơ sở lí luận
Để đáp ứng mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước ta : Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học…; trong giảng dạy môn Giáo dục công dân không chỉ đơn giản là truyền thụ tri thức cho học sinh mà phải tổ chức cho học sinh hoạt động, thông qua hoạt động sẽ hình thành cho các em tình cảm, niềm tin đạo đức và hành vi pháp luật; đặc biệt hình thành thói quen đạo đức và ý thức pháp luật ở mỗi học sinh. Vì vậy cần phải tránh lối dạy thiên về lí thuyết, truyền thụ một chiều, học sinh ghi bài, không khắc sâu kiến thức, khó nhớ, học sinh không vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống.
2.Thực trạng giảng dạy bộ môn GDCD ở nhà trường.
2.1 Thực trạng chung
Như chúng ta đã biết ngành giáo dục đã trải qua rất nhiều cuộc cải cách giáo dục và đã phấn đấu thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ , đáp ứng phù hợp với yêu cầu của các giai đoạn cách mạng mới. Tuy nhiên, ngành giáo dục vẫn còn trăn trở cùng sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phương pháp giáo dục đào tạo nêu trên, tuy có được nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn học tập cũng như đời sống hằng ngày nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn. Vì sao vậy? Có rất nhiều lí do dẫn đến việc giáo dục nhân cách cho học sinh chưa đạt hiệu quả cao.
Vấn đề trước hết phải kể đến đó là xã hội, gia đình và bản thân ngành giáo dục còn chú trọng các môn khoa học nhằm nâng cao trí tuệ mà chưa chú ý nâng cao nhân cách cho học sinh, nghĩa là chỉ chú ý rèn tài mà chưa chú ý rèn đức. Biểu hiện cụ thể mà ai cũng thấy rõ là môn Giáo dục công dân chưa bao giờ được Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào môn thi tốt nghiệp hay vào cấp III dù chỉ một lần. Điều này không chỉ làm cho học sinh mà cả giáo viên chủ quan,coi là môn học phụ và chỉ ý thức được rằng miễn là dạy - học đủ bài, đúng chương trình là đạt yêu cầu.Chính môn Giáo dục công dân không được chọn vào các môn thi trong các kì thi quan trọng nên sách tham khảo,sách bài tập còn ít, đặc biệt là sách viết về phương pháp dạy học bộ môn này thì càng hạn chế.
Một vấn đề nữa là lượng thời gian dành cho bộ môn này còn ít (1 tiết / tuần ). Sách mới viết hiện nay nội dung rất phong phú, hợp với trình độ học sinh nhưng nếu giáo viên dạy bộ môn mà không có sự đầu tư,liên hệ,ứng dụng thực tiễn thì giờ học sẽ rất nhàm chán,thậm chí học sinh không chú ý lắng nghe. Thực tế đã cho thấy hầu hết học sinh không hứng thú học bộ môn này.
Thông qua việc dự giờ các lớp và tình hình giảng dạy chung tôi nhận thấy điểm hạn chế tồn tại tập trung ở phương pháp truyền thụ kiến thức của giáo viên cho học sinh. Trước hết là sự đầu tư cho giờ dạy còn hạn chế dẫn đến giờ học khô khan, không đọng lại trong tâm trí học sinh một hình ảnh hoặc một ấn tượng nào.Thứ hai vì trình độ chuyên môn về môn này của giáo viên còn hạn chế(giáo viên thường là trái ban) nên những nội dung bài dạy còn chưa sâu,chưa kĩ.
2.1 Về phía học sinh
Học sinh ở trường THCS Minh Tân hầu hết là con em vùng nông thôn thu nhập chủ yếu bằng nông nghiệp và nghề tự do .Phụ huynh học sinh chủ yếu đi lầm ăn xa để con cái ở nhà cùng ông bà nên không thể giáo dục con cái toàn diện về mọi mặt.
Đa số học sinh chưa tự giác học tập, ít tham khảo sách vở,mải chơi,một số em thì phải phụ giúp gia đình . Các em chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học nếu không được giao nhiệm vụ cụ thể . Các em ngại đi tìm tư liệu cho bài học, tiếp thu bài một cách thụ động dẫn kết quả bài học cũng như chất lượng giảng dạy bộ môn không cao. Vì vậy nếu như giáo viên không hướng dẫn cách học ở nhà, không dặn dò kỹ sau mối tiết dạy thì chắc chắn trong tiết học sau học sinh rất thụ động, chỉ tiếp thu những gì mà giáo viên truyền đạt, không tham gia tích cực các hoạt động, không nêu lên được nhận xét, ý kiến của mình về những vấn đề, những tình huống đã gặp trong cuộc sống thực tế, không đóng góp ý kiến xây dựng bài, dẫn đến tiết học không hứng thú sinh động. Với việc học tập như vậy, kéo theo tình trạng học sinh không vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống như: đã học bài “ Lễ độ”, bài “ Đoàn kết, tương trợ”, bài “ Trung thực”, bài “ Tôn trọng người khác”, bài “ Lí tưởng sống của thanh niên”…mà còn tình trạng học sinh vô lễ với thầy cô, nói tục chửi thề, gây gổ đánh nhau, lấy cắp đồ dung học tập, không biết giúp đỡ những người xung quanh, sống không có ước mơ hoài bão, không biết giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh chung…
1.Lí do chọn đề tài:
Trong cuộc sống hằng ngày, khi chúng ta làm bất cứ một việc gì cũng cần đến sự nỗ lực của bản thân. Nhưng có lẽ sự nỗ lực của bản thân không thể có nếu mỗi người không tự tạo ra cho mình sự hứng thú trong công việc.
Hứng thú là một trong những tác nhân cơ bản để hoàn thành công việc cũng như niềm say mê nào đó đối với hoạt động của con người. Hứng thú thúc đẩy và kích thích của con người, đảm bảo cho hoạt động của con người có hiệu quả.
Trong học tập, việc tạo ra hứng thú có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp học sinh học tập tốt hơn. Hứng thú học tập không chỉ có tác dụng giáo dục học sinh ở mặt trí dục mà còn phát triển ở mặt đức dục.
Cùng với các môn khoa học xã hội khác, môn Giáo dục công dân góp phần phát triển ở học sinh hệ thống thái đô, cảm xúc, tình cảm, niềm tin đạo đức; hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật, tích cực tự nguyện thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm công dân; hình thành hành vi, thói quen theo các chuẩn mực đạo đức xã hội, những qui định của pháp luật và cộng đồng. Hơn nữa, môn Giáo dục công dân không những cung cấp cho những công dân tương lai những tri thức khái quát hóa mà thông qua môn học còn giúp cho học sinh hình thành và phát triển suy nghĩ, hành động phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử loài người.
Từ vị tí quan trọng trên của môn học nên là một giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân, được dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nhất là ở các lớp đổi mới phương pháp giảng dạy, bản thân có vốn kiến thức cũng như kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và cũng mong muốn đáp ứng mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta, góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện phù hợp với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì thế, tôi chọn đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao hứng thú học tập môn Giáo dục công dân ở trường THCS Minh Tân” làm đề tài nghiên cứu cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở lý luận đã nêu việc thực hiện đề tài này về cơ bản nhằm đạt được các mục tiêu sau:
Tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập ở lớp cũng như ở nhà đối với môn học,kích thích hoạt động sáng tạo, xây dựng cơ hội khám phá,ứng dụng tri thức bằng thúc đẩy hoạt động tìm hiểu thực hành,từ đó các em tích cực tham gia vào bài học hơn tránh được sự nhàm chán trong phương pháp dạy và học truyền thống.
Đảm bảo tính chính xác, khoa học, tính rõ ràng về nội dung bài học .Giáo viên dễ dàng trong truyền thụ kiến thức và nhận xét đánh giá học sinh. Học sinh nhanh chóng nắm bắt nội dung bài học,nhận biết và sửa đổi các hành vi sai trái,có nhiều cơ hội phát huy tính tích cực,nhanh chóng nắm được kiến thức tại lớp vận dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
Tiết kiệm được thời gian ,công sức và kinh phí trong việc chuẩn bị đồ dùng,giáo cụ trực quan trước khi lên lớp đồng thời bám sát yêu cầu của phương pháp dạy học đổi mới kết hợp phương pháp dạy học truyền thống phù hợp với cả 3 đối tượng học sinh và thực trạng dạy-học của nhà trường.
Vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin,tạo trực quan sinh động (với các bài có thiết kế trình chiếu Power Point) gắn với nội dung cụ thể của từng bài nhằm xây dựng yếu tố hấp dẫn lôi cuốn kích thích tư duy để học sinh nhanh chóng nắm được bài giảng,nhớ lâu,nhớ sâu nội dung bài học.
Thuận lợi,dễ dàng trong kiểm tra đánh giá khả năng nhận thức của học sinh,dự báo sớm được kết quả học tập để có biện pháp bồi dưỡng uốn nắn kịp thời đối với tất cả các đối tượng học sinh.
PHẦN II:QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lí luận
Để đáp ứng mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước ta : Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học…; trong giảng dạy môn Giáo dục công dân không chỉ đơn giản là truyền thụ tri thức cho học sinh mà phải tổ chức cho học sinh hoạt động, thông qua hoạt động sẽ hình thành cho các em tình cảm, niềm tin đạo đức và hành vi pháp luật; đặc biệt hình thành thói quen đạo đức và ý thức pháp luật ở mỗi học sinh. Vì vậy cần phải tránh lối dạy thiên về lí thuyết, truyền thụ một chiều, học sinh ghi bài, không khắc sâu kiến thức, khó nhớ, học sinh không vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống.
2.Thực trạng giảng dạy bộ môn GDCD ở nhà trường.
2.1 Thực trạng chung
Như chúng ta đã biết ngành giáo dục đã trải qua rất nhiều cuộc cải cách giáo dục và đã phấn đấu thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ , đáp ứng phù hợp với yêu cầu của các giai đoạn cách mạng mới. Tuy nhiên, ngành giáo dục vẫn còn trăn trở cùng sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phương pháp giáo dục đào tạo nêu trên, tuy có được nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn học tập cũng như đời sống hằng ngày nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn. Vì sao vậy? Có rất nhiều lí do dẫn đến việc giáo dục nhân cách cho học sinh chưa đạt hiệu quả cao.
Vấn đề trước hết phải kể đến đó là xã hội, gia đình và bản thân ngành giáo dục còn chú trọng các môn khoa học nhằm nâng cao trí tuệ mà chưa chú ý nâng cao nhân cách cho học sinh, nghĩa là chỉ chú ý rèn tài mà chưa chú ý rèn đức. Biểu hiện cụ thể mà ai cũng thấy rõ là môn Giáo dục công dân chưa bao giờ được Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào môn thi tốt nghiệp hay vào cấp III dù chỉ một lần. Điều này không chỉ làm cho học sinh mà cả giáo viên chủ quan,coi là môn học phụ và chỉ ý thức được rằng miễn là dạy - học đủ bài, đúng chương trình là đạt yêu cầu.Chính môn Giáo dục công dân không được chọn vào các môn thi trong các kì thi quan trọng nên sách tham khảo,sách bài tập còn ít, đặc biệt là sách viết về phương pháp dạy học bộ môn này thì càng hạn chế.
Một vấn đề nữa là lượng thời gian dành cho bộ môn này còn ít (1 tiết / tuần ). Sách mới viết hiện nay nội dung rất phong phú, hợp với trình độ học sinh nhưng nếu giáo viên dạy bộ môn mà không có sự đầu tư,liên hệ,ứng dụng thực tiễn thì giờ học sẽ rất nhàm chán,thậm chí học sinh không chú ý lắng nghe. Thực tế đã cho thấy hầu hết học sinh không hứng thú học bộ môn này.
Thông qua việc dự giờ các lớp và tình hình giảng dạy chung tôi nhận thấy điểm hạn chế tồn tại tập trung ở phương pháp truyền thụ kiến thức của giáo viên cho học sinh. Trước hết là sự đầu tư cho giờ dạy còn hạn chế dẫn đến giờ học khô khan, không đọng lại trong tâm trí học sinh một hình ảnh hoặc một ấn tượng nào.Thứ hai vì trình độ chuyên môn về môn này của giáo viên còn hạn chế(giáo viên thường là trái ban) nên những nội dung bài dạy còn chưa sâu,chưa kĩ.
2.1 Về phía học sinh
Học sinh ở trường THCS Minh Tân hầu hết là con em vùng nông thôn thu nhập chủ yếu bằng nông nghiệp và nghề tự do .Phụ huynh học sinh chủ yếu đi lầm ăn xa để con cái ở nhà cùng ông bà nên không thể giáo dục con cái toàn diện về mọi mặt.
Đa số học sinh chưa tự giác học tập, ít tham khảo sách vở,mải chơi,một số em thì phải phụ giúp gia đình . Các em chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học nếu không được giao nhiệm vụ cụ thể . Các em ngại đi tìm tư liệu cho bài học, tiếp thu bài một cách thụ động dẫn kết quả bài học cũng như chất lượng giảng dạy bộ môn không cao. Vì vậy nếu như giáo viên không hướng dẫn cách học ở nhà, không dặn dò kỹ sau mối tiết dạy thì chắc chắn trong tiết học sau học sinh rất thụ động, chỉ tiếp thu những gì mà giáo viên truyền đạt, không tham gia tích cực các hoạt động, không nêu lên được nhận xét, ý kiến của mình về những vấn đề, những tình huống đã gặp trong cuộc sống thực tế, không đóng góp ý kiến xây dựng bài, dẫn đến tiết học không hứng thú sinh động. Với việc học tập như vậy, kéo theo tình trạng học sinh không vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống như: đã học bài “ Lễ độ”, bài “ Đoàn kết, tương trợ”, bài “ Trung thực”, bài “ Tôn trọng người khác”, bài “ Lí tưởng sống của thanh niên”…mà còn tình trạng học sinh vô lễ với thầy cô, nói tục chửi thề, gây gổ đánh nhau, lấy cắp đồ dung học tập, không biết giúp đỡ những người xung quanh, sống không có ước mơ hoài bão, không biết giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh chung…