Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Một số phương pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong giờ dạy lịch sử được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 23 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
A ĐẶT VẤN ĐỀ.
Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ, phần lớn là những gì ta không tận mắt nhìn thấy, tai nghe. Đặc thù học tập môn lịch sử của bậc trung học cơ sở là các em phải tiếp cận với nhiều sự kiện lịch sử, với những vị anh hùng, những danh nhân lịch sử vĩ đại không chỉ của dân tộc mà cả của thế giới từ cổ đến cận đại, hiện đại. Khi học lịch sử yêu cầu các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội dung bài học một cách chính xác, đầy đủ. Bởi vậy khi học, buộc các em phải cần cù, chịu khó lĩnh hội kiến thức thì mới thực sự đạt được kết quả cao. Vì thế bộ môn lịch sử khó gây được hứng thú học tập ở các em.
Bên cạnh đó một số em học sinh còn cho rằng đây là một môn học phụ nên các em chưa có ý thức để học tập tốt bộ môn. Hơn nữa một số giáo viên chưa tạo ra được cảm xúc, rung động cho học sinh trước những sự kiện, hiện tượng lịch sử. Vì vậy tác dụng giáo dục của bộ môn bị hạn chế.
Từ kết quả này lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp thôi thúc tôi phải làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, việc làm đầu tiên là nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp vì lịch sử là môn học rất thiết thực đối với mỗi người và xã hội. Nó góp phần giáo dục đạo đức và nhận thức cho học sinh, hình thành nhân cách con người. Dạy lịch sử, học sinh tìm hiểu quá khứ, biết tôn trọng quá khứ để có thái độ đúng đắn với cuộc sống hiện tại và tương lai.
CƠ SỞ Lí LUẬN
Trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ hiện nay của xu thế toàn cầu hoá, các nước trên thế giới và Việt Nam đều hướng đến việc cải cách giáo dục để thích ứng với hoàn cảnh mới.
Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX của Đảngcũng nêu rõ “ Để đáp ứng êu cầu về con người và nguồn lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiên đại hoá, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm ngoại khoá, làm chủ kiến thức tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”.
Quán triệt đường lối đổi mới của Đảng, nghành giáo dục và đào tạo xác định nhiệm vụ trọng tâmlà tiến hành đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó, chủ trương đổi mới phương pháp dạy học được ghi trong Luật giáo dục năm 2005 : “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh ”.
A ĐẶT VẤN ĐỀ.
Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ, phần lớn là những gì ta không tận mắt nhìn thấy, tai nghe. Đặc thù học tập môn lịch sử của bậc trung học cơ sở là các em phải tiếp cận với nhiều sự kiện lịch sử, với những vị anh hùng, những danh nhân lịch sử vĩ đại không chỉ của dân tộc mà cả của thế giới từ cổ đến cận đại, hiện đại. Khi học lịch sử yêu cầu các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội dung bài học một cách chính xác, đầy đủ. Bởi vậy khi học, buộc các em phải cần cù, chịu khó lĩnh hội kiến thức thì mới thực sự đạt được kết quả cao. Vì thế bộ môn lịch sử khó gây được hứng thú học tập ở các em.
Bên cạnh đó một số em học sinh còn cho rằng đây là một môn học phụ nên các em chưa có ý thức để học tập tốt bộ môn. Hơn nữa một số giáo viên chưa tạo ra được cảm xúc, rung động cho học sinh trước những sự kiện, hiện tượng lịch sử. Vì vậy tác dụng giáo dục của bộ môn bị hạn chế.
Từ kết quả này lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp thôi thúc tôi phải làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, việc làm đầu tiên là nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp vì lịch sử là môn học rất thiết thực đối với mỗi người và xã hội. Nó góp phần giáo dục đạo đức và nhận thức cho học sinh, hình thành nhân cách con người. Dạy lịch sử, học sinh tìm hiểu quá khứ, biết tôn trọng quá khứ để có thái độ đúng đắn với cuộc sống hiện tại và tương lai.
CƠ SỞ Lí LUẬN
Trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ hiện nay của xu thế toàn cầu hoá, các nước trên thế giới và Việt Nam đều hướng đến việc cải cách giáo dục để thích ứng với hoàn cảnh mới.
Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX của Đảngcũng nêu rõ “ Để đáp ứng êu cầu về con người và nguồn lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiên đại hoá, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm ngoại khoá, làm chủ kiến thức tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”.
Quán triệt đường lối đổi mới của Đảng, nghành giáo dục và đào tạo xác định nhiệm vụ trọng tâmlà tiến hành đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó, chủ trương đổi mới phương pháp dạy học được ghi trong Luật giáo dục năm 2005 : “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh ”.