Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU - CHI CÁC LỚP LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH ĐỒNG NAI. được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 15 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Liên kết đào tạo là một mô hình trong giáo dục nhằm tạo cơ hội học tập cho toàn xã hội. Nhờ cách làm này, nhiều người ở vùng sâu, vùng xa; nhiều người bận làm việc, không có thời gian … cũng có cơ hội học tập lên cao. Liên kết đào tạo không phải là một hình thức mới trong ngành giáo dục và nó đang ngày càng phát triển do nhu cầu học tập của các cá nhân đang ngày càng cao. Không chỉ có liên kết đào tạo ở các ngành nghề hấp dẫn như tài chính, kế toán, ngoại ngữ, loại hình liên kết đào tạo còn mở rộng cho khối kỹ thuật, thậm chí phát triển nhanh ở cả lĩnh vực dạy nghề.
Có 02 loại hình liên kết đào tạo là : Liên kết đào tạo trong nước và liên kết đào tạo với nước ngoài.
Ở đây, xin nêu đặc thù của loại hình liên kết đào tạo trong nước là loại hình liên kết đào tạo giữa các trường Đại học, Cao đẳng với các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trung tâm hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề các tỉnh chính là những đối tác, vệ tinh cho các trường này. Loại liên kết đào tạo này là sự hợp tác giữa các bên để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Các Trung tâm giáo dục thường xuyên trong liên kết đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học.
Nghị quyết lần IV Ban chấp hành Trung ương khoá VII năm 1992 đã xác định : “ Nhiều năm trước đây, đầu tư cho giáo dục chủ yếu được coi là đầu tư cho phúc lợi xã hội. Ngày nay đầu tư cho giáo dục là đầu tư để phát triển con người, phát triển xã hội”. Phải xem giáo dục vừa là phúc lợi xã hội, vừa là khu vực kinh tế dịch vụ nên hoạt động tài chính trong giáo dục phải được coi là hoạt động đầu tư cho phát triển.
Các nhà trường, cơ quan giáo dục dù hoạt động trong hệ thống nào đều do nhà nước thống nhất quản lý nên đều phải tuân thủ các quy định về quản lý tài chính do nhà nước ban hành.
Do vậy, tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu- chi các lớp liên kết đào tạo tại Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Tỉnh Đồng Nai”.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Liên kết đào tạo là một mô hình trong giáo dục nhằm tạo cơ hội học tập cho toàn xã hội. Nhờ cách làm này, nhiều người ở vùng sâu, vùng xa; nhiều người bận làm việc, không có thời gian … cũng có cơ hội học tập lên cao. Liên kết đào tạo không phải là một hình thức mới trong ngành giáo dục và nó đang ngày càng phát triển do nhu cầu học tập của các cá nhân đang ngày càng cao. Không chỉ có liên kết đào tạo ở các ngành nghề hấp dẫn như tài chính, kế toán, ngoại ngữ, loại hình liên kết đào tạo còn mở rộng cho khối kỹ thuật, thậm chí phát triển nhanh ở cả lĩnh vực dạy nghề.
Có 02 loại hình liên kết đào tạo là : Liên kết đào tạo trong nước và liên kết đào tạo với nước ngoài.
Ở đây, xin nêu đặc thù của loại hình liên kết đào tạo trong nước là loại hình liên kết đào tạo giữa các trường Đại học, Cao đẳng với các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trung tâm hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề các tỉnh chính là những đối tác, vệ tinh cho các trường này. Loại liên kết đào tạo này là sự hợp tác giữa các bên để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Các Trung tâm giáo dục thường xuyên trong liên kết đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học.
Nghị quyết lần IV Ban chấp hành Trung ương khoá VII năm 1992 đã xác định : “ Nhiều năm trước đây, đầu tư cho giáo dục chủ yếu được coi là đầu tư cho phúc lợi xã hội. Ngày nay đầu tư cho giáo dục là đầu tư để phát triển con người, phát triển xã hội”. Phải xem giáo dục vừa là phúc lợi xã hội, vừa là khu vực kinh tế dịch vụ nên hoạt động tài chính trong giáo dục phải được coi là hoạt động đầu tư cho phát triển.
Các nhà trường, cơ quan giáo dục dù hoạt động trong hệ thống nào đều do nhà nước thống nhất quản lý nên đều phải tuân thủ các quy định về quản lý tài chính do nhà nước ban hành.
Do vậy, tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu- chi các lớp liên kết đào tạo tại Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Tỉnh Đồng Nai”.