Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN BỘ MÔN SINH HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường phổ thông, tổ chuyên môn đóng vai trò hết sức quan trọng. Tổ chuyên môn hoạt động hiệu quả với hết chức năng và nhiệm vụ sẽ tác động rất lớn đến chất lượng, thành quả giảng dạy của bộ môn và góp phần đẩy mạnh chất lượng giảng dạy, các hoạt động giáo dục chung của toàn trường.
Đặc trưng của bộ môn Sinh học không chỉ cung cấp kiến thức mà còn giáo dục kỹ năng sống, giáo dục về môi trường, giới tính, bảo vệ sức khỏe vị thành niên…cho học sinh. Do đó, tổ chuyên môn bộ môn Sinh học có nhiều điều kiện để tổ chức những hoạt động chuyên môn đa dạng, phong phú, thiết thực và hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế tôi nhận thấy bên cạnh những trường hoạt động tổ chuyên môn mạnh, hiệu quả cao còn đa số tổ chuyên môn chưa hoạt động hết chức năng và nhiệm vụ của mình, các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn chỉ thể hiện những nội dung sơ sài, tập trung vào các vấn đề hành chính, sự vụ, ít chú ý đến các vấn đề chuyên môn hoặc là có trao đổi về chuyên môn nhưng nội dung chưa sâu, chưa có kế hoạch cụ thể, chưa thể hiện bằng biên bản, các chuyên đề chuyên môn còn ít và chưa hiệu quả.
Từ những lý do trên tôi xin trao đổi một vài kinh nghiệm qua đề tài : “Nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chuyên môn bộ môn Sinh học cấp trung học phổ thông”.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận
Vị trí, vai trò và chức năng của tổ chuyên môn
1.1.1. Vị trí của tổ chuyên môn:
Theo điều lệ trường THPT ban hành theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT, có hiệu lực ngày 15/5/2011 cơ cấu tổ chức của trường THPT gồm có:
Hội đồng trường, hội đồng thi đua và khen thưởng, hội đồng kỷ luật, hội đồng tư vấn, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các bộ phận khác (nếu có).
Các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, công đoàn, đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội.
Theo quy định tại khoản 2, điều 16 Điều lệ trường trung học về tổ chuyên môn : “Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, vật chất thiết bị thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn hoặc nhóm môn học ở từng cấp học THPT. Mỗi tổ chuyên môn có một tổ trưởng và từ 1-2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học”.
1.1.2. Vai trò và chức năng của tổ chuyên môn:
- Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường THPT. Trong trường, các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các bộ phận, nghiệp vụ khác và các tổ chức đoàn thể trong thực hiện các nhiệm vụ của tổ và các nhiệm vụ khác của chiến lược phát phiển của nhà trường để đưa nhà trường đạt được các mục tiêu đề ra.
- Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà trường, trong đó trọng tâm là hoạt động giáo dục và dạy học.
- Tổ chuyên môn là đầu mối quản lý mà Hiệu trưởng nhất thiết phải dựa vào đó để quản lý nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng cơ bản nhất vẫn là hoạt động giáo dục, dạy học và hoạt động sư phạm của giáo viên.
- Đặc biệt, tổ chuyên môn là nơi tập hợp, đoàn kết, tìm hiểu nắm vững tâm tư, tình cảm và những khó khăn trong đời sống của các giáo viên trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ giáo viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên trường trung học.
Do đó, tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch, điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giảng dạy, PPCT môn học của Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của trường, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ, đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên thuộc tổ mình quản lý.
Nhiệm vụ của tổ chuyên môn
Nhiệm vụ tổ chuyên môn quy định theo Điều lệ trường THPT ban hành theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT. Theo quy định tại khoản 2, điều 16 Điều lệ trường trung học, tổ chuyên môn có các nhiệm vụ chính sau:
- Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động chung của tổ.
- Xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân theo kế hoạch giáo dục, PPCT môn học của Bộ GD&ĐT và các kế hoạch hoạt động giáo dục khác trong năm học của nhà trường.
- Thực hiện đúng những quy định và quy chế chuyên môn.
- Thực hiện công tác theo sự phân công của cấp trên.
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ.
- Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên trong tổ theo các quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành.
- Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với các thành viên.
- Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 tuần 1 lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu.
Căn cứ theo quy định này, mỗi trường có thể quy định cụ thể hơn các nhiệm vụ của tổ chuyên môn phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ từng năm học.
Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn Theo điều 16 của Điều lệ trường trung học tổ trưởng chuyên môn có các nhiệm vụ trọng tâm:
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường phổ thông, tổ chuyên môn đóng vai trò hết sức quan trọng. Tổ chuyên môn hoạt động hiệu quả với hết chức năng và nhiệm vụ sẽ tác động rất lớn đến chất lượng, thành quả giảng dạy của bộ môn và góp phần đẩy mạnh chất lượng giảng dạy, các hoạt động giáo dục chung của toàn trường.
Đặc trưng của bộ môn Sinh học không chỉ cung cấp kiến thức mà còn giáo dục kỹ năng sống, giáo dục về môi trường, giới tính, bảo vệ sức khỏe vị thành niên…cho học sinh. Do đó, tổ chuyên môn bộ môn Sinh học có nhiều điều kiện để tổ chức những hoạt động chuyên môn đa dạng, phong phú, thiết thực và hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế tôi nhận thấy bên cạnh những trường hoạt động tổ chuyên môn mạnh, hiệu quả cao còn đa số tổ chuyên môn chưa hoạt động hết chức năng và nhiệm vụ của mình, các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn chỉ thể hiện những nội dung sơ sài, tập trung vào các vấn đề hành chính, sự vụ, ít chú ý đến các vấn đề chuyên môn hoặc là có trao đổi về chuyên môn nhưng nội dung chưa sâu, chưa có kế hoạch cụ thể, chưa thể hiện bằng biên bản, các chuyên đề chuyên môn còn ít và chưa hiệu quả.
Từ những lý do trên tôi xin trao đổi một vài kinh nghiệm qua đề tài : “Nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chuyên môn bộ môn Sinh học cấp trung học phổ thông”.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận
Vị trí, vai trò và chức năng của tổ chuyên môn
1.1.1. Vị trí của tổ chuyên môn:
Theo điều lệ trường THPT ban hành theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT, có hiệu lực ngày 15/5/2011 cơ cấu tổ chức của trường THPT gồm có:
Hội đồng trường, hội đồng thi đua và khen thưởng, hội đồng kỷ luật, hội đồng tư vấn, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các bộ phận khác (nếu có).
Các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, công đoàn, đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội.
Theo quy định tại khoản 2, điều 16 Điều lệ trường trung học về tổ chuyên môn : “Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, vật chất thiết bị thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn hoặc nhóm môn học ở từng cấp học THPT. Mỗi tổ chuyên môn có một tổ trưởng và từ 1-2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học”.
1.1.2. Vai trò và chức năng của tổ chuyên môn:
- Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường THPT. Trong trường, các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các bộ phận, nghiệp vụ khác và các tổ chức đoàn thể trong thực hiện các nhiệm vụ của tổ và các nhiệm vụ khác của chiến lược phát phiển của nhà trường để đưa nhà trường đạt được các mục tiêu đề ra.
- Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà trường, trong đó trọng tâm là hoạt động giáo dục và dạy học.
- Tổ chuyên môn là đầu mối quản lý mà Hiệu trưởng nhất thiết phải dựa vào đó để quản lý nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng cơ bản nhất vẫn là hoạt động giáo dục, dạy học và hoạt động sư phạm của giáo viên.
- Đặc biệt, tổ chuyên môn là nơi tập hợp, đoàn kết, tìm hiểu nắm vững tâm tư, tình cảm và những khó khăn trong đời sống của các giáo viên trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ giáo viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên trường trung học.
Do đó, tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch, điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giảng dạy, PPCT môn học của Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của trường, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ, đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên thuộc tổ mình quản lý.
Nhiệm vụ của tổ chuyên môn
Nhiệm vụ tổ chuyên môn quy định theo Điều lệ trường THPT ban hành theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT. Theo quy định tại khoản 2, điều 16 Điều lệ trường trung học, tổ chuyên môn có các nhiệm vụ chính sau:
- Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động chung của tổ.
- Xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân theo kế hoạch giáo dục, PPCT môn học của Bộ GD&ĐT và các kế hoạch hoạt động giáo dục khác trong năm học của nhà trường.
- Thực hiện đúng những quy định và quy chế chuyên môn.
- Thực hiện công tác theo sự phân công của cấp trên.
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ.
- Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên trong tổ theo các quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành.
- Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với các thành viên.
- Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 tuần 1 lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu.
Căn cứ theo quy định này, mỗi trường có thể quy định cụ thể hơn các nhiệm vụ của tổ chuyên môn phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ từng năm học.
Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn Theo điều 16 của Điều lệ trường trung học tổ trưởng chuyên môn có các nhiệm vụ trọng tâm: