- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,995
- Điểm
- 113
tác giả
Ngân hàng câu hỏi vật lý 12 NĂM 2022 - 2023 : ngân hàng trắc nghiệm vật lý 12 có đáp an
Ngân hàng câu hỏi vật lí lớp 12 được phân chia thành nhiều chủ đề như: dao động cơ học, con lắc lò xo, dòng điện xoay chiều, dòng điện xoay chiều trong các loại đoạn mạch điện, dòng điện xoay chiều trong mạch R, L, C…. và ngân hàng câu hỏi vật lí này được viết dưới dạng word gồm 29 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Câu 1: Dao động là:
A. Chuyển động thẳng đều có giới hạn trong một đoạn thẳng.
B. Chuyển động qua lại một vị trí cố định và có giới hạn trong không gian.
C. Chuyển động quanh một vị trí cố định và cách vị trí cố định một đoạn không đổi.
D. Chuyển động thẳng biến đổi đều có giới hạn trong một đoạn thẳng.
Câu 2: Chuyển động nào sau đây là dao động tuần hoàn:
A. Chuyển động của con lắc đồng hồ. B. Dao động của lá cây dưới tác dụng của gió.
C. Chuyển động quay đều của cánh quạt ở quạt máy. D. Dao động của các phao nổi trên mặt biển.
Câu 3: Tần số của một dao động tuần hoàn là:
A. Số lần vật đi qua vị trí cân bằng trong một giây.
B. Số dao động thực hiện được trong một khoảng thời gian xác định.
C. Số chu kì thực hiện được trong một khoảng thời gian cho trước.
D. Nghịch đảo của chu kì.
Câu 4: Một dao động tuần hoàn thực hiện được 120 dao động trong 1 phút. Chu kì và tần số của dao động là:
A. T = 60s; f = 120 Hz B. T = 2s; f = 0,5 Hz
C. T = 0,5 s; f = 2 Hz D. T = 0,5s; f = 4 Hz
Câu 5: Trong phương trình dao động điều hòa , rad là đơn vị của đại lượng
A. Biên độ A. B. Pha ban đầu C. Tần số góc D. Chu kì dao động T.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về dao động điều hòa:
A. Dao động điều hòa là dao động tuần hoàn.
B. Biên độ của dao động là giá trị cực đại của li độ.
C. Vận tốc biến thiên cùng tần số với li độ
D. Dao động điều hòa có quỹ đạo là đường hình sin.
Câu 7: F là hợp lực tác dụng vào vật làm vật dao động điều hòa. Chọn phát biểu đúng.
A. F luôn luôn ngược hướng với li độ. B. F luôn luôn cùng chiều với vận tốc.
C. F là một lực không đổi. D. F là lực có độ lớn thay đổi và chiều không đổi.
Câu 8: Một vật dao động điều hòa dưới tác dụng của hợp lực F. Chọn phát biểu sai:
A. F có chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.
B. F bằng không khi vận tốc của dao động bằng không.
C. F biến thiên điều hòa cùng tần số với vận tốc của dao động.
D. F biến thiên điều hòa cùng chu kì với li độ của dao động.
Câu 9: Một vật dao động điều hòa, khi vật chuyển động từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì
A. Vật có chuyển động nhanh dần đều. B. Vật có chuyển động chậm dần đều.
C. Gia tốc cùng hướng với chuyển động. D. Gia tốc a có độ lớn tăng dần.
Câu 10: Trong phương trình của dao động điều hòa, rad/s là đơn vị của đại lượng:
A. Biên độ. B. Tần số. C. Tần số góc. D. Pha ban đầu.
Câu 11: Phương trình của li độ, vận tốc và gia tốc của một dao động điều hòa có đại lượng nào sau đây bằng nhau?
A. Giá trị cực đại. B. Tần số. C. Pha. D. Pha ban đầu.
Câu 12: Một vật đang dao động điều hòa, khi vật đi qua vị trí cân bằng thì:
A. Độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không. B. Độ lớn gia tốc cực đại và vận tốc bằng không.
C. Độ lớn gia tốc cực đại và vận tốc khác không. D. Độ lớn gia tốc và vận tốc cực đại.
Câu 13: Điều nào sau đây sai về gia tốc của dao động điều hòa:
A. Biến thiên cùng tần số với li độ x. B. Luôn luôn cùng chiều với chuyển động.
C. Bằng không khi hợp lực tác dụng bằng không. D. Là một hàm hình sin theo thời gian.
Câu 14: Trong dao động điều hòa theo phương ngang của chất điểm, chất điểm đổi chiều chuyển động khi
A. Lực tác dụng đổi chiều. B. Lực tác dụng bằng không
C. Lực tác dụng có độ lớn cực đại. D. Lực tác dụng có độ lớn cực tiểu.
Ngân hàng câu hỏi vật lí lớp 12 được phân chia thành nhiều chủ đề như: dao động cơ học, con lắc lò xo, dòng điện xoay chiều, dòng điện xoay chiều trong các loại đoạn mạch điện, dòng điện xoay chiều trong mạch R, L, C…. và ngân hàng câu hỏi vật lí này được viết dưới dạng word gồm 29 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 12
DAO ĐỘNG CƠ HỌC
DAO ĐỘNG CƠ HỌC
Câu 1: Dao động là:
A. Chuyển động thẳng đều có giới hạn trong một đoạn thẳng.
B. Chuyển động qua lại một vị trí cố định và có giới hạn trong không gian.
C. Chuyển động quanh một vị trí cố định và cách vị trí cố định một đoạn không đổi.
D. Chuyển động thẳng biến đổi đều có giới hạn trong một đoạn thẳng.
Câu 2: Chuyển động nào sau đây là dao động tuần hoàn:
A. Chuyển động của con lắc đồng hồ. B. Dao động của lá cây dưới tác dụng của gió.
C. Chuyển động quay đều của cánh quạt ở quạt máy. D. Dao động của các phao nổi trên mặt biển.
Câu 3: Tần số của một dao động tuần hoàn là:
A. Số lần vật đi qua vị trí cân bằng trong một giây.
B. Số dao động thực hiện được trong một khoảng thời gian xác định.
C. Số chu kì thực hiện được trong một khoảng thời gian cho trước.
D. Nghịch đảo của chu kì.
Câu 4: Một dao động tuần hoàn thực hiện được 120 dao động trong 1 phút. Chu kì và tần số của dao động là:
A. T = 60s; f = 120 Hz B. T = 2s; f = 0,5 Hz
C. T = 0,5 s; f = 2 Hz D. T = 0,5s; f = 4 Hz
Câu 5: Trong phương trình dao động điều hòa , rad là đơn vị của đại lượng
A. Biên độ A. B. Pha ban đầu C. Tần số góc D. Chu kì dao động T.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về dao động điều hòa:
A. Dao động điều hòa là dao động tuần hoàn.
B. Biên độ của dao động là giá trị cực đại của li độ.
C. Vận tốc biến thiên cùng tần số với li độ
D. Dao động điều hòa có quỹ đạo là đường hình sin.
Câu 7: F là hợp lực tác dụng vào vật làm vật dao động điều hòa. Chọn phát biểu đúng.
A. F luôn luôn ngược hướng với li độ. B. F luôn luôn cùng chiều với vận tốc.
C. F là một lực không đổi. D. F là lực có độ lớn thay đổi và chiều không đổi.
Câu 8: Một vật dao động điều hòa dưới tác dụng của hợp lực F. Chọn phát biểu sai:
A. F có chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.
B. F bằng không khi vận tốc của dao động bằng không.
C. F biến thiên điều hòa cùng tần số với vận tốc của dao động.
D. F biến thiên điều hòa cùng chu kì với li độ của dao động.
Câu 9: Một vật dao động điều hòa, khi vật chuyển động từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì
A. Vật có chuyển động nhanh dần đều. B. Vật có chuyển động chậm dần đều.
C. Gia tốc cùng hướng với chuyển động. D. Gia tốc a có độ lớn tăng dần.
Câu 10: Trong phương trình của dao động điều hòa, rad/s là đơn vị của đại lượng:
A. Biên độ. B. Tần số. C. Tần số góc. D. Pha ban đầu.
Câu 11: Phương trình của li độ, vận tốc và gia tốc của một dao động điều hòa có đại lượng nào sau đây bằng nhau?
A. Giá trị cực đại. B. Tần số. C. Pha. D. Pha ban đầu.
Câu 12: Một vật đang dao động điều hòa, khi vật đi qua vị trí cân bằng thì:
A. Độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không. B. Độ lớn gia tốc cực đại và vận tốc bằng không.
C. Độ lớn gia tốc cực đại và vận tốc khác không. D. Độ lớn gia tốc và vận tốc cực đại.
Câu 13: Điều nào sau đây sai về gia tốc của dao động điều hòa:
A. Biến thiên cùng tần số với li độ x. B. Luôn luôn cùng chiều với chuyển động.
C. Bằng không khi hợp lực tác dụng bằng không. D. Là một hàm hình sin theo thời gian.
Câu 14: Trong dao động điều hòa theo phương ngang của chất điểm, chất điểm đổi chiều chuyển động khi
A. Lực tác dụng đổi chiều. B. Lực tác dụng bằng không
C. Lực tác dụng có độ lớn cực đại. D. Lực tác dụng có độ lớn cực tiểu.