MÔN ĐỊA LÝ

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
85,995
Điểm
113
tác giả
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ 8,9 THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 149 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018

ĐỊA LÍ 8,9

LỊCH SỬ 8,9


1. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ 8 CHƯƠNG TRÌNH MỚI

Chuyên đề: ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ VIỆT NAM

Nội dung: ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ


Câu 1. Hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam. Những thuận lợi của vị trí địa lí nước ta trong việc giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

- Phần đất liền Việt Nam có vị trí: theo chiếu bắc - nam từ 23°23“B đến 8°34'B, theo chiều đông - tây từ 109°24'Ð đến 102°09“Ð; tiếp giáp với 3 quốc gia: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.

- Vùng biển kéo dài tới khoảng vĩ độ 6°50'B và từ khoảng kinh độ 101°Ð đến trên 117°520Ð tại Biển Đông.

- Nước ta nằm ở vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc; trong khu vực châu Á gió mùa; nơi tiếp giáp giữa đất liền và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.

- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

* Những thuận lợi của vị trí địa lí nước ta trong việc giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.



=> Vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

Câu 2. Cho biết các quốc gia và biển tiếp giáp với phần đất liền của Việt Nam. Mô tả hình dạng lãnh thổ phần đất liền của nước ta. Giải thích vì sao thiên nhiên nước ta có nhiều đặc điểm khác với một số nước cùng vĩ độ ở Tây Á.

- Nước ta nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương.

- Phần đất liền nước ta trải dài, có hình chữ S, hẹp ngang, đường bờ biển dài 3260km và uốn khúc theo nhiều hướng.

- Giải thích



Câu 3. Hãy phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm khí hậu, sinh vật và đất ở nước ta.

Vị trí địa lí quy định kiểu khí hậu nhiệt đới ấm gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển và phân hoá đa dạng:

- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

+ Khí hậu: Có 2 mùa rõ rệt do nằm hoàn toàn trong đới nóng của bán cầu Bắc.

+ Sinh vật và đất: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit.

+ Là nơi hội tụ của nhiều luồng động, thực vật => Thành phần loài sinh vật phong phú.

+ Vùng biển nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, có nhiệt độ bề mặt nước biển cao, các dòng biển di chuyển theo mùa, sinh vật biển phong phú, đa dạng.

- Thiên nhiên phân hóa đa dạng



Câu 4. Vẽ sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tới đặc điểm tự nhiên Việt Nam.







Chuyên đề: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH, KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

Nội dung: ĐỊA HÌNH VIỆT NAM

Câu 1. Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta? Xác định vị trí một số dãy núi có hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung trên bản đồ. Lấy ví dụ thể hiện tác động của con người đến địa hình nước ta.

* Đặc điểm chung của địa hình

a) Địa hình đồi núi chiếm ưu thế

-
Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích phần đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

- Đồi núi nước ta chạy dài 1 400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Nhiều vùng núi lan ra sát biển hoặc bị biển nhấn chìm thành các quần đảo (như vùng biển Hạ Long, Quảng Ninh trong vịnh Bắc Bộ).

- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích phần đất liền và chia thành nhiều khu vực; điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung, bị đồi núi ngăn cách thành nhiều đồng bằng nhỏ.

b) Địa hình có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung

- Hướng tây bắc - đông nam điển hình là các dãy núi: Con Voi, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc,...

- Hướng vòng cung thể hiện rõ nét nhất ở vùng núi Đông Bắc.

c) Địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt

- Lãnh thổ nước ta đã được tạo lập từ cách đây hàng chục triệu năm. Trải qua quá trình địa chất lâu dài, các vùng núi bị ngoại lực bào mòn, phá huỷ tạo nên những bề mặt san bằng, thấp và thoải.

- Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc địa hình lớn kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa. Trong đó, lại có các bậc địa hình nhỏ như các bề mặt san bằng, các cao nguyên xếp tầng, các bậc thềm sông, thềm biển,…

1724035639249.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--BOI DUONG HSG LICH SU, DIA LI 8,9 CT 2018.docx
    3.2 MB · Lượt tải : 4
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    các chuyên đề địa lí 9 chuyên de bồi dưỡng hsg địa 9 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi địa 9 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi địa lý 9 chuyên đề vẽ biểu đồ địa lí 9 chuyên đề địa chuyên đề địa 10 kết nối tri thức chuyên đề địa 8 chuyên đề địa 9 chuyên đề địa hình việt nam chuyên đề địa lí chuyên đề địa lí 10 cánh diều trang 9 chuyên đề địa lí 9 chuyên đề địa lí dân cư lớp 9 chuyên đề địa lý chuyên địa 9 đề chuyên anh lớp 9 đề chuyên địa đề chuyên địa lớp 10 đề chuyên địa lớp 10 2021 đề chuyên địa lớp 9 đề chuyên địa vào 10 đề thi chuyên anh lớp 9 có đáp án
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top