Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
ÔN TẬP CUỐI KÌ

Admin Yopo

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
15/8/22
Bài viết
6,065
Điểm
48
tác giả
ÔN TẬP HÓA 10 - BÀI 16: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC được soạn dưới dạng file word gồm 22 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

1709519132851.png


PHẦN II: BÀI TẬP

1. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1.
Tốc độ phản ứng là:

A. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.

B. Độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.

C. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.

D. Độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.

Câu 2. Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố sau:

(1). Nhiệt độ. (2). Nồng độ, áp suất. (3). Chất xúc tác. (4). Diện tích bề mặt.

A. (1),(3). B. (2),(4). C. (1),(2),(4). D. (1),(2),(3),(4).

Câu 3. Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

A. Nhiệt độ, áp suất. B. Tăng diện tích. C. Nồng độ. D. Xúc tác.

Câu 4. Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng là đúng với phản ứng có chất nào tham gia?

A. Chất lỏng. B. Chất rắn. C. Chất khí. D. Cả 3 đều đúng.

Câu 5. Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. đốt trong lò kín. B. xếp củi chặt khít.

C. thổi hơi nước. D. thổi không khí khô.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Tốc độ phản ứng được xác định bằng sự thay đổi lượng chất ban đầu hoặc chất sản phẩm trong một đơn vị thời gian. giây (s), phút (min), giờ (h), ngày (day),…;

B. Khi phản ứng hóa học xảy ra, lượng chất đầu tăng dần theo thời gian, trong khi lượng chất sản phẩm giảm dần theo thời gian;

C. Lượng chất có thể được biểu diễn bằng số mol, nồng độ mol khối lượng, hoặc thể tích;

D. Các phản ứng khác nhau xảy ra với tốc độ khác nhau có phản ứng xảy ra nhanh có phản ứng xảy ra chậm.

Câu 7. Cho các yếu tố sau:

(a) Nồng độ.

(b) Nhiệt độ.

(c) Chất xúc tác.

(d) Áp suất.

(e) Khối lượng chất rắn.

(f) Diện tích bề mặt chất rắn.

Có mấy yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

A. 3; B. 4; C. 5; D. 6.

Câu 8. Đại lượng nào đặc trưng cho sự nhanh chậm của phản ứng trong một khoảng thời gian?

A. Tốc độ phản ứng trong 1 ngày.

B. Tốc độ phản ứng trong 1 giờ.

C. Tốc độ phản ứng trong 1 phút.

D. Tốc độ phản ứng trung bình.

Câu 9. Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff γ có ý nghĩa gì?

A. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng nhỏ.

B. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng càng nhỏ.

C. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng mạnh.

D. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng càng mạnh.

Câu 10. Cho phản ứng hóa học. A(k) + 2B(k) + nhiệt → AB2(k). Tốc độ phản ứng sẽ tăng nếu:

A. Tăng áp suất. B. Tăng thể tích của bình phản ứng.

C. Giảm áp suất. D. Giảm nồng độ của A.

Câu 11. Tăng nhiệt độ của một hệ phản ứng sẽ dẫn đến sự va chạm có hiệu quả giữa các phân tử chất phản ứng. Tính chất của sự va chạm đó là

A. Thoạt đầu tăng, sau đó giảm dần. B. Chỉ có giảm dần.

C. Thoạt đầu giảm, sau đó tăng dần. D. Chỉ có tăng dần.
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---ÔN TẬP HÓA 10 - BÀI 16 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC.docx
    2.8 MB · Lượt xem: 2
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
36,114
Bài viết
37,583
Thành viên
139,723
Thành viên mới nhất
HAPPY SMILE

Thành viên Online

Top