Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG KÊNH HÌNH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 19 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I / LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Bộ môn Địa lý là một trong những bộ môn khoa học cơ bản được giảng dạy trong trường trung học phổ thông hiện nay và giữ vị trí rất quan trọng trong chương trình giáo dục, góp phần giúp cho học sinh có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, bước đầu hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng tình cảm đúng đắn và làm quen với việc vận dụng những kiến thức địa lý để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu của đất nước, với xu thế của thời đại.
Do đặc điểm của việc nhận thức địa lý: không gian nghiên cứu rộng, không thể trực tiếp quan sát sự việc xảy ra, bên canh đó việc dạy và học bộ môn Địa lý không chỉ là cung cấp,nắm bắt kiến thức mà còn rèn luyện những kĩ năng địa lý: nhận biết, phân tích các mối quan hệ địa lý,các tư liệu,số liệu, lập sơ đồ, biểu đồ, bản đồ.v.v…nên việc phải sử dụng những phương pháp dạy và học tích cực trong việc dạy và học bộ môn Địa lý là điều cần thiết.
Trong tất cả các sách địa lý viết cho giáo viên (sau Cải cách giáo dục) đều nhấn mạnh phải bằng mọi cách trong quá trình giảng dạy phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, tự giác của học sinh,qua đó phát triển tối đa các thao tác tư duy. Có nhiều cách để đạt mục đích đã nêu trên, nhưng có lẽ riêng đối với bộ môn Địa lý, phương pháp trực tiếp nhất và nhanh chóng nhất là sử dụng phương pháp dạy học trực quan mà cụ thể là sử dụng hệ thống kênh hình.
Sử dụng hệ thống kênh hình là một yêu cầu quan trọng trong quá trình dạy và học môn Địa lý, vì đây là những công cụ giúp giáo viên và học sinh có khả năng nhìn bao quát các hiện tượng hay các vấn đề đang diễn ra trên một khoảng không gian rộng lớn mà không thể tri giác trực tiếp được. Nó giúp cho học sinh mở rộng, và nâng cao sự hiểu biết về địa lý, từ đó có thể xác lập các mối quan hệ giữa các hiện tượng tự nhiên, xã hội và kinh tế để tìm ra nguyên nhân, kết quả thực hiện được việc khái quát để hình thành khái niệm địa lý cả về tự nhiên, xã hội và kinh tế. Đồng thời thông qua sự trình bày của giáo viên, học sinh không chỉ lĩnh hội dễ dàng tri thức mà còn giúp học sinh học tập những thao tác mẫu của giáo viên và nhờ vậy mà dễ hình thành kỹ năng địa lý cần thiết. Điều này cần thiết cho học sinh không chỉ trong thời gian học tập ở nhà trường mà cả sau này khi tham gia công tác, lao động và sản xuất ngoài xã hội.
Hiện nay việc sử dụng kênh hình trong quá trình dạy và học địa lý chỉ đóng vai trò minh họa cho lời giảng của giáo viên,chưa được sử dụng như là nguồn chủ yếu dẫn đến kiến thức mới một phần là do học sinh chưa nắm vững kiến thức cơ bản về phương pháp xây dựng,ý nghĩa của các hệ thống quy ước ,ký hiệu…của các kênh hình và vì vậy học sinh không hình thành được kỹ năng làm việc với kênh hình.
Để có thể cải tiến quá trình dạy và học theo khuynh hướng mới:chuyển từ phương pháp truyền thống sang các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực độc lập và chủ động khai thác tri thức của học sinh,chúng ta cần nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc sử dụng hệ thống kênh hình trong giảng dạy và học tập địa lý.
Từ những lí do trên, tôi thực hiện đề tài: “ Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống kênh hình trong quá trình dạy học môn địa lý ở trường trung học phổ thông”
II/THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BỘ MÔN ĐỊA LÝ:
II.1. Thuận lợi:
Trong xã hội hiện đại ngày nay việc đổi mới nội dung dạy học đã dẫn tới việc đổi mới cả phương pháp dạy học, một trong những hướng mới của phương pháp dạy học hiện nay là khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và mạng Internet góp phần giúp giáo viên và học sinh dễ dàng thu thập tư liệu cần thiết cho quá trình dạy và học môn địa lý.
Hiện nay sách giáo khoa mới có nhiều đổi mới trong quan điểm biên soạn, hình thức trình bày, cách thể hiện nguồn kiến thức trong mối quan hệ giữa kênh hình và kênh chữ, điều này đã tạo điều kiện cho giáo viên có thể tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học.
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
I / LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Bộ môn Địa lý là một trong những bộ môn khoa học cơ bản được giảng dạy trong trường trung học phổ thông hiện nay và giữ vị trí rất quan trọng trong chương trình giáo dục, góp phần giúp cho học sinh có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, bước đầu hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng tình cảm đúng đắn và làm quen với việc vận dụng những kiến thức địa lý để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu của đất nước, với xu thế của thời đại.
Do đặc điểm của việc nhận thức địa lý: không gian nghiên cứu rộng, không thể trực tiếp quan sát sự việc xảy ra, bên canh đó việc dạy và học bộ môn Địa lý không chỉ là cung cấp,nắm bắt kiến thức mà còn rèn luyện những kĩ năng địa lý: nhận biết, phân tích các mối quan hệ địa lý,các tư liệu,số liệu, lập sơ đồ, biểu đồ, bản đồ.v.v…nên việc phải sử dụng những phương pháp dạy và học tích cực trong việc dạy và học bộ môn Địa lý là điều cần thiết.
Trong tất cả các sách địa lý viết cho giáo viên (sau Cải cách giáo dục) đều nhấn mạnh phải bằng mọi cách trong quá trình giảng dạy phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, tự giác của học sinh,qua đó phát triển tối đa các thao tác tư duy. Có nhiều cách để đạt mục đích đã nêu trên, nhưng có lẽ riêng đối với bộ môn Địa lý, phương pháp trực tiếp nhất và nhanh chóng nhất là sử dụng phương pháp dạy học trực quan mà cụ thể là sử dụng hệ thống kênh hình.
Sử dụng hệ thống kênh hình là một yêu cầu quan trọng trong quá trình dạy và học môn Địa lý, vì đây là những công cụ giúp giáo viên và học sinh có khả năng nhìn bao quát các hiện tượng hay các vấn đề đang diễn ra trên một khoảng không gian rộng lớn mà không thể tri giác trực tiếp được. Nó giúp cho học sinh mở rộng, và nâng cao sự hiểu biết về địa lý, từ đó có thể xác lập các mối quan hệ giữa các hiện tượng tự nhiên, xã hội và kinh tế để tìm ra nguyên nhân, kết quả thực hiện được việc khái quát để hình thành khái niệm địa lý cả về tự nhiên, xã hội và kinh tế. Đồng thời thông qua sự trình bày của giáo viên, học sinh không chỉ lĩnh hội dễ dàng tri thức mà còn giúp học sinh học tập những thao tác mẫu của giáo viên và nhờ vậy mà dễ hình thành kỹ năng địa lý cần thiết. Điều này cần thiết cho học sinh không chỉ trong thời gian học tập ở nhà trường mà cả sau này khi tham gia công tác, lao động và sản xuất ngoài xã hội.
Hiện nay việc sử dụng kênh hình trong quá trình dạy và học địa lý chỉ đóng vai trò minh họa cho lời giảng của giáo viên,chưa được sử dụng như là nguồn chủ yếu dẫn đến kiến thức mới một phần là do học sinh chưa nắm vững kiến thức cơ bản về phương pháp xây dựng,ý nghĩa của các hệ thống quy ước ,ký hiệu…của các kênh hình và vì vậy học sinh không hình thành được kỹ năng làm việc với kênh hình.
Để có thể cải tiến quá trình dạy và học theo khuynh hướng mới:chuyển từ phương pháp truyền thống sang các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực độc lập và chủ động khai thác tri thức của học sinh,chúng ta cần nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc sử dụng hệ thống kênh hình trong giảng dạy và học tập địa lý.
Từ những lí do trên, tôi thực hiện đề tài: “ Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống kênh hình trong quá trình dạy học môn địa lý ở trường trung học phổ thông”
II/THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BỘ MÔN ĐỊA LÝ:
II.1. Thuận lợi:
Trong xã hội hiện đại ngày nay việc đổi mới nội dung dạy học đã dẫn tới việc đổi mới cả phương pháp dạy học, một trong những hướng mới của phương pháp dạy học hiện nay là khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và mạng Internet góp phần giúp giáo viên và học sinh dễ dàng thu thập tư liệu cần thiết cho quá trình dạy và học môn địa lý.
Hiện nay sách giáo khoa mới có nhiều đổi mới trong quan điểm biên soạn, hình thức trình bày, cách thể hiện nguồn kiến thức trong mối quan hệ giữa kênh hình và kênh chữ, điều này đã tạo điều kiện cho giáo viên có thể tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học.