Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC CỦA GVCN được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 8 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Học sinh - thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Như chúng ta đã biết, con người làm chủ tương lai của thế kỷ XXI trong sự hoà nhập với cộng đồng thế giới không thể là con người thụ động, đơn giản chỉ biết vâng lời, rập khuôn một cách máy móc mà thực sự phải là con người biết làm chủ mình, phải năng động sáng tạo, biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích cộng đồng. Một lớp người tương lai như vậy sẽ không thể hình thành nếu chúng ta không biết tạo cơ hội để học sinh tập dượt, rèn luyện tính tự giác, tự năng động, tự sáng tạo ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.
Ở trường phổ thông nói chung và PTTH nói riêng giáo viên chủ nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọngtrong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Đạo đức là một lĩnh vực của ý thức xã hội, là một mặt trong hoạt động xã hội của con người, thực hiện chức năng hết sức quan trọng là điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đạo đức của học sinh vừa mang ý thức hệ xã hội, vừa phải phù hợp với với các qui định chuẩn mực của xã hội, đồng thời phải phù hợp với những qui định của nhà trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
Đối với học sinh PTTH ở độ tuổi mà tâm sinh lý lứa tuổi phát triển mạnh, các em có nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu tìm hiểu, thích đua đòi ăn chơi, thích khẳng định mình. Trong khi đó các hiểu biết về kiến thức xã hội, về gia đình, pháp luật còn rất hạn chế do đó các em chưa có trách nhiệm với hành vi của mình nên dễ dẫn đến vi phạm nội qui nhà trường, vi phạm pháp luật.
Trên thực tế cho thấy có nhiều quan niệm sai lầm trong nhận thức về nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp nên giáo viên chưa làm hết vai trò của mình đối với học sinh, làm chưa đúng với các qui chế về quản lí giáo dục qui định và thậm chí có cả những phương pháp lỗi thời. Có những giáo viên quá dễ dãi, buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm với nhiệm vụ được giao để học sinh tự do vi phạm, làm suy giảm đạo đức của học sinh.
Là giáo viên chủ nhiệm lớp trong thời kì mở cửa của đất nước, để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Trước những thực tế xảy ra ở trường phổ thông tôi đã suy nghĩ và quyết định chọn chuyên đề “Phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực” nhằm nêu ra một số biện pháp để hội đồng sư phạm nhà trường tham khảo, góp ý nhằm giúp cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong thời kì hiện đại của đất nước.
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Học sinh - thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Như chúng ta đã biết, con người làm chủ tương lai của thế kỷ XXI trong sự hoà nhập với cộng đồng thế giới không thể là con người thụ động, đơn giản chỉ biết vâng lời, rập khuôn một cách máy móc mà thực sự phải là con người biết làm chủ mình, phải năng động sáng tạo, biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích cộng đồng. Một lớp người tương lai như vậy sẽ không thể hình thành nếu chúng ta không biết tạo cơ hội để học sinh tập dượt, rèn luyện tính tự giác, tự năng động, tự sáng tạo ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.
Ở trường phổ thông nói chung và PTTH nói riêng giáo viên chủ nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọngtrong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Đạo đức là một lĩnh vực của ý thức xã hội, là một mặt trong hoạt động xã hội của con người, thực hiện chức năng hết sức quan trọng là điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đạo đức của học sinh vừa mang ý thức hệ xã hội, vừa phải phù hợp với với các qui định chuẩn mực của xã hội, đồng thời phải phù hợp với những qui định của nhà trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
Đối với học sinh PTTH ở độ tuổi mà tâm sinh lý lứa tuổi phát triển mạnh, các em có nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu tìm hiểu, thích đua đòi ăn chơi, thích khẳng định mình. Trong khi đó các hiểu biết về kiến thức xã hội, về gia đình, pháp luật còn rất hạn chế do đó các em chưa có trách nhiệm với hành vi của mình nên dễ dẫn đến vi phạm nội qui nhà trường, vi phạm pháp luật.
Trên thực tế cho thấy có nhiều quan niệm sai lầm trong nhận thức về nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp nên giáo viên chưa làm hết vai trò của mình đối với học sinh, làm chưa đúng với các qui chế về quản lí giáo dục qui định và thậm chí có cả những phương pháp lỗi thời. Có những giáo viên quá dễ dãi, buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm với nhiệm vụ được giao để học sinh tự do vi phạm, làm suy giảm đạo đức của học sinh.
Là giáo viên chủ nhiệm lớp trong thời kì mở cửa của đất nước, để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Trước những thực tế xảy ra ở trường phổ thông tôi đã suy nghĩ và quyết định chọn chuyên đề “Phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực” nhằm nêu ra một số biện pháp để hội đồng sư phạm nhà trường tham khảo, góp ý nhằm giúp cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong thời kì hiện đại của đất nước.