Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
RÈN KỸ NĂNG KHAI THÁC KIẾN THỨC TỪ KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÝ 6 được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I.ĐẶT VẤN ĐỀ.
Địa lý là một môn khoa học có phạm trù rộng lớn và có tính thực nghiệm. Nó không chỉ dừng lại ở việc mô tả các sự việc và hiện tượng địa lý xẩy ra trên bề mặt Trái Đất mà còn tìm cách giải thích, phân tích, so sánh, tổng hợp các yếu tố địa lý, cũng như thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Mặt khác nó còn góp phần phát hiện, khai thác, sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên thiên nhiên, môi trường một cách hợp lý nhằm góp phần tích cực vào việc xây dựng kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh nước nhà.
Để phù hợp với đặc trưng bộ môn, đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh, việc dạy học phân môn Địa lý ở các trường phổ thông muốn đạt được chất lượng cao thì đi đôi với lý thuyết, việc sử dụng đồ dùng trực quan, đặc biệt là kênh hình là một yếu tố bắt buộc và có tác dụng lớn phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập, tăng cường kỹ năng địa lý (nhận xét, phân tích, giải thích, đánh giá, so sánh, tổng hợp... các bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê ...). Qua đó, học sinh sẽ tự mình phát hiện kiến thức và khắc sâu hơn nội dung bài học. Mặt khác, nó còn giúp giáo viên tổ chức việc dạy học theo đặc trưng bộ môn có hiệu quả trong giảng dạy Địa lý ở trường trung học cơ sở nói chung và đặc biệt ở lớp 6 nói riêng. Để giúp cho các em nắm và hiểu bài, người giáo viên phải biết sử dụng tốt kênh hình. Đây là một trong những yếu tố gây hứng thú, lôi cuốn học sinh, giúp các em hiểu bài dễ dàng, ghi nhớ lôgic, không máy móc, làm cho tư duy trong các em sau này tự phân tích, giải thích khi không có giáo viên bên cạnh và trong thực tế.
I.ĐẶT VẤN ĐỀ.
Địa lý là một môn khoa học có phạm trù rộng lớn và có tính thực nghiệm. Nó không chỉ dừng lại ở việc mô tả các sự việc và hiện tượng địa lý xẩy ra trên bề mặt Trái Đất mà còn tìm cách giải thích, phân tích, so sánh, tổng hợp các yếu tố địa lý, cũng như thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Mặt khác nó còn góp phần phát hiện, khai thác, sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên thiên nhiên, môi trường một cách hợp lý nhằm góp phần tích cực vào việc xây dựng kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh nước nhà.
Để phù hợp với đặc trưng bộ môn, đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh, việc dạy học phân môn Địa lý ở các trường phổ thông muốn đạt được chất lượng cao thì đi đôi với lý thuyết, việc sử dụng đồ dùng trực quan, đặc biệt là kênh hình là một yếu tố bắt buộc và có tác dụng lớn phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập, tăng cường kỹ năng địa lý (nhận xét, phân tích, giải thích, đánh giá, so sánh, tổng hợp... các bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê ...). Qua đó, học sinh sẽ tự mình phát hiện kiến thức và khắc sâu hơn nội dung bài học. Mặt khác, nó còn giúp giáo viên tổ chức việc dạy học theo đặc trưng bộ môn có hiệu quả trong giảng dạy Địa lý ở trường trung học cơ sở nói chung và đặc biệt ở lớp 6 nói riêng. Để giúp cho các em nắm và hiểu bài, người giáo viên phải biết sử dụng tốt kênh hình. Đây là một trong những yếu tố gây hứng thú, lôi cuốn học sinh, giúp các em hiểu bài dễ dàng, ghi nhớ lôgic, không máy móc, làm cho tư duy trong các em sau này tự phân tích, giải thích khi không có giáo viên bên cạnh và trong thực tế.