Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
MÔN VĂN

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,426
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA TIẾT HỌC NÓI VÀ NGHE NGỮ VĂN 7 được soạn dưới dạng file word gồm 46 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
MỤC LỤC


I. ĐẶT VẤN ĐỀ.. 2


1. Lý do chọn đề tài 2


2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. 4


2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài 4


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4


2.3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 4


2.4. Phương pháp nghiên cứu. 4


3. Tính mới mẻ và kết quả đạt được của đề tài 5


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 5


1. Thực trạng. 5


2. Cơ sở lí luận và thực tiễn. 7


2.1. Cơ sở lý luận. 7


2.1.1. Năng lực giao tiếp và hợp tác ở học sinh THCS. 7


2.1.2. Tiết học Nói và nghe trong chương trình Ngữ văn 7 theo Chương trình giáo dục phổ thông môn 2018. 10


2.2 Cơ sở thực tiễn. 12


2.2.1. Về phía nhà trường: 12


2.2.2 Về phía giáo viên: 13


2.2.3. Về phía học sinh. 15

3. Biện pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh thông qua tiết học Nói và nghe Ngữ văn 7. 17

4. Thiết kế bài giảng minh họa sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh thông qua tiết học Nói và nghe Ngữ văn 7. 36

III. KẾT LUẬN: 47

PHỤ LỤC.. 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 55










I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Trong suốt chiều dài lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, giáo dục đã tồn tại, phát triển cùng với sự trường tồn dân tộc và luôn giữ vai trò quan trọng như một trụ cột cơ bản của việc xây dựng và vun đắp cho nền văn hiến lâu đời của đất nước. Trải qua các thời kỳ lịch sử đầy biến động, nền giáo dục Việt Nam đã từng phải đương đầu với âm mưu xâm lược và đồng hóa của các thế lực phong kiến, thực dân, nhưng vẫn giữ được những truyền thống tốt đẹp, tiếp thu có chọn lọc những tinh túy của các trào lưu văn minh nhân loại để hình thành một nền giáo dục đào tạo toàn dân, toàn diện, nhân bản, tiên tiến, với mục tiêu nhất quán là đào tạo con người mới, đào tạo những công dân “vừa hồng, vừa chuyên” cho nước nhà. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn nhất quán khẳng định, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển và giáo dục phải được ưu tiên, đi trước so với các lĩnh vực khác. Để đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013, “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Từ đó đến nay, công cuộc đổi mới giáo dục được tiến hành ở Việt Nam với mục tiêu là tạo ra sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân.

Trước bối cảnh đó để chuẩn bị cho quá trình đổi mới tổng thể chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thổng sau năm 2018 thì việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học là vô cùng cần thiết. Trong đó, môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ có vai trò rất quan trọng đối với việc định hướng phát triển năng lực học sinh. Bởi dạy văn là khám phá cái hay, cái đẹp từ những tác phẩm văn chương nhằm khơi dậy, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, bồi dưỡng cho các em tri thức hiểu biết và làm phong phú đời sống tâm hồn, hướng các em tới Chân - Thiện - Mĩ - những giá trị đích thực của cuộc sống.

Năm học 2022 – 2023 là năm học thứ hai học sinh cấp THCS chính thức học sách giáo khoa mới theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Trường THCS Thanh Xuân Nam nơi tôi đang công tác đã lựa chọn bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống để phục vụ cho công tác giảng dạy. Bộ cách Kết nối tri thức với cuộc sống có rất nhiều điểm mới so với bộ sách giáo khoa cũ đã sử dụng trong những năm qua. Thứ nhất, về nội dung của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Ngữ văn 7 lựa chọn kết hợp giữa trục chủ đề và trục thể loại. Trục chủ đề định hướng mục tiêu giáo dục phẩm chất, giá trị sống cho học sinh. Trục thể loại bám sát yêu cầu cần đạt về các thể loại văn bản của chương trình. Thứ hai, về cấu trúc, mạch bài học của sách triển khai theo hướng phát triển năng lực, cấu tạo đi từ hoạt động đọc đến thực hành tiếng Việt, viết, nói và nghe và các hoạt động này có mối quan hệ rất chặt chẽ. Trong mỗi bài học đều có các tiết Nói và nghe với đề tài phong phú, hấp dẫn, vừa bám sát nội dung bài học lại gắn với thực tế đời sống. Các tiết Nói và nghe trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 7 của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống chiếm thời lượng không nhỏ, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc củng cố, vận dụng kiến thức cũng như phát huy năng lực giao tiếp của học sinh.

Quan điểm xây dựng Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể trong giai đoạn hiện nay đã nêu rõ: “Chương trình GDPT bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục (GD) với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; …. thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức GD, phát huy tính chủ động với tiềm năng của mỗi học sinh (HS)”. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tiếp cận theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; do đó giáo viên cần chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Giao tiếp và hợp tác là năng lực không thể thiếu của mỗi con người. Giao tiếp và hợp tác tạo nên sự tích cực trong hoạt động xã hội, trong việc hình thành và phát triển nhân cách, tạo lập các mối quan hệ và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Nhờ có kỹ năng giao tiếp và hợp tác mà con người có thể chung sống và hòa nhập trong một xã hội không ngừng phát triển. Có thể nói kỹ năng giao tiếp và hợp tác có vai trò quan trọng trong việc phát triển về tâm sinh lý của các em học sinh. Rèn luyện, phát huy năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp các em tự tin trong học tập, tự chủ trong quan hệ xã hội, mạnh dạn và tự tin trong khi tham gia hoạt động giáo dục và hoạt động tập thể. Chính vì vậy, việc phát huy năng lực giao tiếp và hợp tác trong các tiết Nói và nghe theo chương trình SGK mới lại càng có ý nghĩa thiết thực, quan trọng hơn bao giờ hết.

Chính vì những lý do trên tôi lựa chọn đề tài: Biện pháp nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh thông qua tiết học Nói và nghe Ngữ văn 7.

2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Năng lực giao tiếp và hợp tác chiếm giữ một vị trí đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh THCS. Học sinh THCS luôn hào hứng, thích thú trong việc thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, quan điểm của mình thông qua giao tiếp và hợp tác. Tuy nhiên các em còn chưa hiểu rõ mục đích, cách thức trong việc thực hiện quá trình giao tiếp và hợp tác, điều đó khiến cho hoạt động giao tiếp chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Thông qua đề tài nghiên cứu, người viết muốn hình thành, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác ở học sinh THCS, giúp định hướng cho các em cách trình bày quan điểm, suy nghĩ cá nhân, cách lắng nghe, lĩnh hội, phản biện trong giao tiếp, đặc biệt cách hợp tác trong hoạt động nhóm thông qua các tiết Nói và nghe của môn Ngữ văn 7.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác, tổ chức hoạt động dạy và học trong các tiết Nói và nghe Ngữ văn 7 đồng thời đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho HS.

2.3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh thông qua các tiết học Nói và nghe môn Ngữ văn 7 của học sinh ở trường THCS từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phương pháp khảo sát thực tiễn

- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp so sánh đối chiếu

3. Tính mới mẻ và kết quả đạt được của đề tài

Đề tài trình bày có hệ thống, khoa học các giải pháp, hỗ trợ cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả các tiết học Nói và nghe trong chương trình Ngữ văn 7 nhằm nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh THCS.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

1. Thực trạng

Giáo dục đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển liên tục của cá nhân và xã hội. Giáo dục có sứ mệnh, không chỉ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội về dân trí, nhân lực, nhân tài, mà chính là phát triển nhân cách cho mỗi cá nhân. Theo UNESCO, giáo dục phải được tổ chức xoay quanh bốn loại hình cơ bản mà trong một cuộc đời mỗi con người, chúng sẽ là những trụ cột của kiến thức: “Học để biết-Học để làm-Học để cùng chung sống-Học để khẳng định bản thân mình”. Cả bốn con đường kiến thức này là một thể thống nhất, bởi vì có rất nhiều mối quan hệ liên hệ và tác động giữa chúng với nhau.​

Ở nước ta, mục tiêu giáo dục đã và đang thay đổi lấy con người, với tư cách là sản phẩm của giáo dục, vừa trở thành động lực, vừa trở thành mục tiêu của sự phát triển kinh tế-xã hội. Yêu cầu phát triển nhân cách người học đã được đề cao.

Phát triển nhân cách người học là phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học để người học trở thành chủ thể trong việc kiến tạo đời sống của bản thân cũng như trong đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Yêu cầu này buộc giáo dục phải chuyển từ mô hình tiếp cận nội dung sang mô hình tiếp cận năng lực.

Những năm gần đây, nền giáo dục Việt Nam thực hiện bước chuyển đổi rất tích cực từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Chính vì vậy, yêu cầu của đổi mới giáo dục là phải thực hiện thành công việc chuyển đổi từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Đồng thời cũng chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề; coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập thường xuyên với kiểm tra đánh giá định kì, cuối kì nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học.

Cũng trong thời gian qua, đội ngũ giáo viên chúng ta đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã thu được những thành công nhất định. Đây là điều quan trọng làm tiền đề để chúng ta tiến tới việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của người học. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp tại trường, chúng tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực tự học của học sinh chưa nhiều. Dạy học còn nặng về truyền thụ kiến thức, giáo dục về kĩ năng chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa thật sự khách quan (chủ yếu là tái hiện kiến thức). Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn.

Để nắm bắt được tình hình học tập cũng như số học sinh yêu thích môn Ngữ văn và có năng khiếu học môn này, tôi đã tiến hành điều tra thực tế. Kết quả cụ thể như sau:

Vào ngày 24/09/2022 tôi đã tiến hành khảo sát kết quả học tập của các em bằng bài kiểm tra Nói và nghe môn Ngữ văn để đánh giá nền tảng sơ bộ và kết quả cụ thể như sau:

- Thời gian khảo sát: 60 phút

- Tổng số học sinh lớp 7A5: 44 học sinh

Điểm dưới 5Điểm 5- 6,5Điểm 6,5-8Điểm 8-10
SL%SL%SL%SL%
818.191125.02045.45511.36

Qua bảng số liệu tôi nhận thấy khả năng học tập và tiếp nhận kiến thức của các em còn chưa đạt yêu cầu. Tỉ lệ điểm dưới 6.5 còn cao chiếm 45.45%. Từ đó có thể nhận thấy khả năng học tập và kiến thức nền tảng để học tập môn Ngữ văn của các em bị hổng rất nhiều và cần cải thiện nhiều hơn. Điều này có thể lý giải là do các em đã học online trong một thời gian dài và liên tục gián đoạn giữa trực tuyến và trực tiếp do tình hình dịch bệnh đặc biệt là dịch bệnh ở thủ đô rất phức tạp (từ năm học 2019 – 2020; 2020 – 2021, 2021 - 2022) dẫn đến kết quả không đạt được những tiêu chuẩn ban đầu. Tuy nhiên, đây là kết quả để có cái nhìn tổng quát chứ không phải là kết quả để đánh giá phiến diện lực học của từng học sinh vì không thể sử dụng một bài kiểm tra để kiểm chứng cả quá trình các em đã nỗ lực.

2. Cơ sở lí luận và thực tiễn.

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Năng lực giao tiếp và hợp tác ở học sinh THCS

2.1.1.1. Khái niệm năng lực

Năng lực có nguồn gốc tiếng Latinh “Competentia”, có nghĩa là gặp gỡ. Khái niệm năng lực đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới và có mặt trong nhiềulĩnh vực nghiên cứu khác nhau: Tâm lý học, Triết học, Xã hội học, Giáo dụchọc, Kinh tế học… Năng lực có một số từ đồng nghĩa hoặc nhiều nghĩa tươngđồng như: “Khả năng” (ability); “Năng khiếu” (aptitude); “hiệu suất”(efficiency); “Hiệu quả” (effectiveness) và “Kỹ năng” (Skill). Vì các định nghĩa khoa học cho khái niệm năng lực rất đa dạng nên không thể xác định được một định nghĩa tập trung đơn lẻ. Tuy nhiên vẫn có thể giải thích và phát triển khái niệm năng lực theo những mục đích khoa học và thực tiễn.

2.1.1.2. Năng lực giao tiếp

Giao tiếp là một quá trình trong đó các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ thông tin, cảm xúc với nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Theo cách quan niệm này, giao tiếp không đơn thuần là một hành vi đơn lẻ mà nó nằm trongmột chuỗi các tư duy hay hành vi mang tính hệ thống trong bản thân các bên tham gia giao tiếp hoặc giữa họ với nhau. Thành phần các bên tham gia vào quátrình giao tiếp có thể rất đa dạng nếu xét giao tiếp theo nghĩa rộng. Tuy nhiên, giao tiếp mà chúng ta nói ở đây giới hạn vào con người với tư cách là các bên tham gia giao tiếp.

Phương tiện giao tiếp là tất cả yếu tố được dùng để thể hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng, mối quan hệ và những tâm lý khác trong một cuộc giao tiếp. Phương tiện giao tiếp gồm hai nhóm: ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

- Những yếu tố có liện quan đến ngôn ngữ gồm:

+ Nội dung: Nghĩa của từ, lời nói.

+ Tính chất: Ngữ điệu, nhịp điệu, âm điệu

- Những biểu hiện của nhóm phi ngôn ngữ gồm: Diện mạo, nét mặt, nụ cười, ánh mắt, cử chỉ, tư thế, không gian giao tiếp, hành vi.

Đối tượng giao tiếp là đối tượng mà chúng ta thực hiện việc giao tiếp. Chúng ta có thể phân loại đối tượng giao tiếp thành một số nhóm như sau:

- Nhóm đối tượng giao tiếp chia theo độ tuổi và đặc điểm tâm lý cơ bản.

- Nhóm đối tượng giao tiếp theo nghề nghiệp.

- Nhóm đối tượng giao tiếp đặc trưng bởi khí chất tâm lý.

- Nhóm đối tượng giao tiếp theo giới tính.

Để giao tiếp tốt, ứng xử khéo léo trong cuộc sống cũng như công việc và xã hội chúng ta cần lưu ý những điểm sau:

- Lắng nghe tích cực

- Điều chỉnh phong cách nói chuyện với từng người nghe

- Sự thân thiện

- Sự tự tin

- Sẵn sàng phản hồi và đặt câu hỏi


1706327570410.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---SKKN môn Ngữ Văn 7.docx
    40.8 MB · Lượt xem: 4
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    kho sáng kiến kinh nghiệm môn văn thpt một số sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn thpt sáng kiến kinh nghiệm của văn phòng sáng kiến kinh nghiệm giúp trẻ học tốt môn văn học sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 môn văn sáng kiến kinh nghiệm môn anh văn thcs sáng kiến kinh nghiệm môn anh văn thpt sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 11 violet sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 6 violet sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 8 sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 9 sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 9 hay sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 9 violet sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn lớp 10 sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn lớp 11 sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn lớp 12 sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn thcs sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn thpt sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn thpt mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn thpt violet sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn violet sáng kiến kinh nghiệm môn tập làm văn sáng kiến kinh nghiệm môn tập làm văn lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm môn tập làm văn lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm môn tập làm văn lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn tập làm văn lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm môn văn sáng kiến kinh nghiệm môn văn 12 sáng kiến kinh nghiệm môn văn 2019 sáng kiến kinh nghiệm môn văn 6 sáng kiến kinh nghiệm môn văn 7 sáng kiến kinh nghiệm môn văn 8 sáng kiến kinh nghiệm môn văn 9 sáng kiến kinh nghiệm môn văn học sáng kiến kinh nghiệm môn văn học mầm non sáng kiến kinh nghiệm môn văn lớp 8 sáng kiến kinh nghiệm môn văn thcs sáng kiến kinh nghiệm môn văn thcs mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn văn thpt sáng kiến kinh nghiệm môn văn thpt 2018 sáng kiến kinh nghiệm môn văn thpt violet sáng kiến kinh nghiệm môn văn trung học cơ sở sáng kiến kinh nghiệm thcs môn ngữ văn 6 violet sáng kiến kinh nghiệm thcs môn ngữ văn 8 violet sáng kiến kinh nghiệm văn sáng kiến kinh nghiệm văn phòng sáng kiến kinh nghiệm văn thpt thư viện sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 8 viết sáng kiến kinh nghiệm môn văn
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,415
    Bài viết
    37,884
    Thành viên
    141,123
    Thành viên mới nhất
    ngmittt
    Top