- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,945
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi thcs: Biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp 6 ở trường Trung học được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Biện pháp:
“Biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp 6 ở trường Trung học cơ sở”
1. Lý do chọn biện pháp
Như chúng ta đã biết văn hóa giao tiếp và ứng xử từ lâu đã trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong nhà trường, vấn đề giao tiếp và ứng xử lại trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Nhà trường không chỉ dạy chữ mà còn dạy làm người cho các thế hệ học trò. Tuy nhiên chúng ta cũng phải thừa nhận rằng văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp học đường đang đi xuống. Học sinh hiện nay thiếu những hành vi ứng xử đẹp, thiếu tế nhị, thiếu suy nghĩ trong lời nói…Có nhiều em không có ý thức đạo đức trong việc làm và lời nói, không kiểm soát được hành vi của mình. Nguyên nhân vì đâu? Theo tôi lỗi tại các em một phần, lỗi nhiều hơn thuộc về người lớn, về cách giáo dục của gia đình trong đó nhà trường và xã hội phải sẻ chia trách nhiệm. Bởi vì con trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa ứng xử của cha mẹ, thầy cô. Mặt khác, còn do thiếu kỹ năng sống cho nên dẫn đến việc học sinh đánh nhau, phá hoại tài sản. Vậy chúng ta phải làm gì? Theo tôi trước hết cần phải giáo dục cho các em về văn hóa ứng xử nói chung và văn hóa ứng xử trong nhà trường nói riêng. Đó là lý do tôi chọn biện pháp: “Giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp 6 ở trường Trung học cơ sở Xà Phiên”.
2. Mô tả biện pháp
Trong năm học 2020 - 2021, tôi được phân công công tác chủ nhiệm ở lớp 6A2. Lớp có tổng số học sinh là 40. Qua tìm hiểu đầu năm sau khi tiếp nhận lớp, tôi nhận thấy đa số các em chưa có kỹ năng giao tiếp và văn hóa ứng xử chưa thật sự tốt với thầy cô, bạn bè và người lớn tuổi. Nhất là trong xưng hô hàng ngày, các em còn hay nói “ Mày - Tao”, cười cợt, trêu ghẹo bạn bè khi các bạn trả lời sai câu hỏi hay làm bài tập không đúng, một số bạn lại có thái độ vô lễ với giáo viên bộ môn hoặc thờ ơ, chưa tích cực khi được giao nhiệm vụ, gặp thầy cô không chào hỏi, trang phục lên lớp không đúng quy định, hay nói tục, chửi thề, ý thức thực hiện nội quy chưa cao…Chính vì những lý do đó, tôi nhận thấy rằng học sinh bây giờ còn thiếu nhiều kỹ năng sống nhất là kỹ năng trong văn hóa giao tiếp ứng xử. Và để giúp các em có kỹ năng sống, là hành trang cho các em sau này khi vào đời lập nghiệp, tránh những vấp ngã, hay những lúc ứng xử không hay trong cuộc sống. Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm sớm nhận thấy rõ vấn đề này, do đó để giáo dục các em, giúp các em hiểu và nhìn nhận lại chính bản thân mình và tự điều chỉnh tốt những hành vi của mình, tôi đã mạnh dạn từng bước thực hiện và giáo dục tốt cho các em về văn hóa ứng xử trong nhà trường, trong lớp học, qua các tiết dạy của bộ môn, ngoài ra còn kết hợp với công tác đội và các đoàn thể khác trong và ngoài trường, tổ chức sinh hoạt nội quy đầu năm, sinh hoạt chủ điểm trong tiết sinh hoạt dưới cờ, đặc biệt là tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, tiết sinh hoạt lớp. Qua đó giúp cho các em có nhiều vốn sống và kinh nghiệm, giúp các em dần đi vào quỹ đạo để điều chỉnh các hành vi của mình và có văn hóa ứng xử ngày càng văn minh hơn.
3. Cách thức, quá trình áp dụng
a. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp
Muốn giáo dục được văn hóa ứng xử trong nhà trường cần có sự chung tay giúp sức của nhiều người trong đó có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm là linh hồn của lớp, là người mẹ (người cha) thứ hai của các em đồng thời có khả năng trực tiếp giáo dục cách ứng xử của các em trong việc thực hiện tốt các nề nếp của Đội, nội quy của nhà trường. Đơn giản như việc giáo dục văn hóa ứng xử trong công tác Đội chẳng hạn như nề nếp ra vào lớp nếu được giáo viên chủ nhiệm quan tâm thì việc giáo dục văn hóa ứng xử sẽ có tác dụng hơn nhiều. Vì sao lại như vậy? Bởi người làm nên kỷ cương nề nếp, gia phong trong gia đình là ông bà, cha mẹ thì người làm nên trật tự kỷ cương của lớp ấy chính là giáo viên chủ nhiệm. Công tác Đội có tốt hay không, không phải chỉ phụ thuộc ở giáo viên Tổng phụ trách mà nó còn phụ thuộc ở vai trò trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp. Vì vậy để giáo dục tốt được văn hóa ứng xử cho học sinh, cần phải phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp.
b. Nâng cao vai trò của công tác đoàn thể, hội cha mẹ học sinh
Giáo dục văn hóa ứng xử phụ thuộc một phần tất yếu ở gia đình cũng như trong nhà trường không tránh khỏi những hành vi thiếu suy nghĩ của các em như: nói tục, chửi thề, làm hư hại của công, mâu thuẫn bạn bè…
Trong tình hình như vậy, ngoài việc giáo dục của thầy cô giáo trong nhà trường cũng rất cần sự hợp tác, cộng sự của hội cha mẹ học sinh, của Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Ban công an xã. Ngoài công tác vận động họ còn có tác động tuyên truyền và trao đổi các biện pháp về việc giáo dục con cái cho những gia đình có con chưa ngoan để họ có những kinh nghiệm trong việc giáo dục con cái.
c. Xây dựng cho học sinh những nguyên tắc chuẩn mực về văn hóa ứng xử
* Giao tiếp ứng xử giữa học sinh với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường
- Học sinh phải lễ phép, kính trọng, chào hỏi và xưng hô đúng phép tắc. Không được nói trống không, không được vô lễ, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường.
- Đảm bảo lời nói chính xác, trung thực. Không được nói dối.
- Thể hiện sự thân thiện nhưng không ngang hàng. Không được nhại lời nói, dáng dấp cử chỉ của thầy cô, của cán bộ công nhân viên hoặc của người khác.
- Khi phạm lỗi đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên phải nghiêm túc nhận lỗi và sửa chữa sai phạm.
* Giao tiếp ứng xử giữa học sinh với học sinh
- Phải dùng ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, trong sáng, thái độ vui vẻ hòa đồng, lịch sự. Không dùng ngôn ngữ thô tục, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn bè.
- Không dùng lời lẽ đùa nghịch quá trớn, không nhại lời nói hoặc dáng dấp của bạn để gây bực tức, bất bình cho bạn và có thể dẫn đến mất đoàn kết, xích mích, gây gỗ, đánh nhau.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Biện pháp:
“Biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp 6 ở trường Trung học cơ sở”
1. Lý do chọn biện pháp
Như chúng ta đã biết văn hóa giao tiếp và ứng xử từ lâu đã trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong nhà trường, vấn đề giao tiếp và ứng xử lại trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Nhà trường không chỉ dạy chữ mà còn dạy làm người cho các thế hệ học trò. Tuy nhiên chúng ta cũng phải thừa nhận rằng văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp học đường đang đi xuống. Học sinh hiện nay thiếu những hành vi ứng xử đẹp, thiếu tế nhị, thiếu suy nghĩ trong lời nói…Có nhiều em không có ý thức đạo đức trong việc làm và lời nói, không kiểm soát được hành vi của mình. Nguyên nhân vì đâu? Theo tôi lỗi tại các em một phần, lỗi nhiều hơn thuộc về người lớn, về cách giáo dục của gia đình trong đó nhà trường và xã hội phải sẻ chia trách nhiệm. Bởi vì con trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa ứng xử của cha mẹ, thầy cô. Mặt khác, còn do thiếu kỹ năng sống cho nên dẫn đến việc học sinh đánh nhau, phá hoại tài sản. Vậy chúng ta phải làm gì? Theo tôi trước hết cần phải giáo dục cho các em về văn hóa ứng xử nói chung và văn hóa ứng xử trong nhà trường nói riêng. Đó là lý do tôi chọn biện pháp: “Giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp 6 ở trường Trung học cơ sở Xà Phiên”.
2. Mô tả biện pháp
Trong năm học 2020 - 2021, tôi được phân công công tác chủ nhiệm ở lớp 6A2. Lớp có tổng số học sinh là 40. Qua tìm hiểu đầu năm sau khi tiếp nhận lớp, tôi nhận thấy đa số các em chưa có kỹ năng giao tiếp và văn hóa ứng xử chưa thật sự tốt với thầy cô, bạn bè và người lớn tuổi. Nhất là trong xưng hô hàng ngày, các em còn hay nói “ Mày - Tao”, cười cợt, trêu ghẹo bạn bè khi các bạn trả lời sai câu hỏi hay làm bài tập không đúng, một số bạn lại có thái độ vô lễ với giáo viên bộ môn hoặc thờ ơ, chưa tích cực khi được giao nhiệm vụ, gặp thầy cô không chào hỏi, trang phục lên lớp không đúng quy định, hay nói tục, chửi thề, ý thức thực hiện nội quy chưa cao…Chính vì những lý do đó, tôi nhận thấy rằng học sinh bây giờ còn thiếu nhiều kỹ năng sống nhất là kỹ năng trong văn hóa giao tiếp ứng xử. Và để giúp các em có kỹ năng sống, là hành trang cho các em sau này khi vào đời lập nghiệp, tránh những vấp ngã, hay những lúc ứng xử không hay trong cuộc sống. Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm sớm nhận thấy rõ vấn đề này, do đó để giáo dục các em, giúp các em hiểu và nhìn nhận lại chính bản thân mình và tự điều chỉnh tốt những hành vi của mình, tôi đã mạnh dạn từng bước thực hiện và giáo dục tốt cho các em về văn hóa ứng xử trong nhà trường, trong lớp học, qua các tiết dạy của bộ môn, ngoài ra còn kết hợp với công tác đội và các đoàn thể khác trong và ngoài trường, tổ chức sinh hoạt nội quy đầu năm, sinh hoạt chủ điểm trong tiết sinh hoạt dưới cờ, đặc biệt là tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, tiết sinh hoạt lớp. Qua đó giúp cho các em có nhiều vốn sống và kinh nghiệm, giúp các em dần đi vào quỹ đạo để điều chỉnh các hành vi của mình và có văn hóa ứng xử ngày càng văn minh hơn.
3. Cách thức, quá trình áp dụng
a. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp
Muốn giáo dục được văn hóa ứng xử trong nhà trường cần có sự chung tay giúp sức của nhiều người trong đó có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm là linh hồn của lớp, là người mẹ (người cha) thứ hai của các em đồng thời có khả năng trực tiếp giáo dục cách ứng xử của các em trong việc thực hiện tốt các nề nếp của Đội, nội quy của nhà trường. Đơn giản như việc giáo dục văn hóa ứng xử trong công tác Đội chẳng hạn như nề nếp ra vào lớp nếu được giáo viên chủ nhiệm quan tâm thì việc giáo dục văn hóa ứng xử sẽ có tác dụng hơn nhiều. Vì sao lại như vậy? Bởi người làm nên kỷ cương nề nếp, gia phong trong gia đình là ông bà, cha mẹ thì người làm nên trật tự kỷ cương của lớp ấy chính là giáo viên chủ nhiệm. Công tác Đội có tốt hay không, không phải chỉ phụ thuộc ở giáo viên Tổng phụ trách mà nó còn phụ thuộc ở vai trò trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp. Vì vậy để giáo dục tốt được văn hóa ứng xử cho học sinh, cần phải phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp.
b. Nâng cao vai trò của công tác đoàn thể, hội cha mẹ học sinh
Giáo dục văn hóa ứng xử phụ thuộc một phần tất yếu ở gia đình cũng như trong nhà trường không tránh khỏi những hành vi thiếu suy nghĩ của các em như: nói tục, chửi thề, làm hư hại của công, mâu thuẫn bạn bè…
Trong tình hình như vậy, ngoài việc giáo dục của thầy cô giáo trong nhà trường cũng rất cần sự hợp tác, cộng sự của hội cha mẹ học sinh, của Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Ban công an xã. Ngoài công tác vận động họ còn có tác động tuyên truyền và trao đổi các biện pháp về việc giáo dục con cái cho những gia đình có con chưa ngoan để họ có những kinh nghiệm trong việc giáo dục con cái.
c. Xây dựng cho học sinh những nguyên tắc chuẩn mực về văn hóa ứng xử
* Giao tiếp ứng xử giữa học sinh với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường
- Học sinh phải lễ phép, kính trọng, chào hỏi và xưng hô đúng phép tắc. Không được nói trống không, không được vô lễ, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường.
- Đảm bảo lời nói chính xác, trung thực. Không được nói dối.
- Thể hiện sự thân thiện nhưng không ngang hàng. Không được nhại lời nói, dáng dấp cử chỉ của thầy cô, của cán bộ công nhân viên hoặc của người khác.
- Khi phạm lỗi đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên phải nghiêm túc nhận lỗi và sửa chữa sai phạm.
* Giao tiếp ứng xử giữa học sinh với học sinh
- Phải dùng ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, trong sáng, thái độ vui vẻ hòa đồng, lịch sự. Không dùng ngôn ngữ thô tục, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn bè.
- Không dùng lời lẽ đùa nghịch quá trớn, không nhại lời nói hoặc dáng dấp của bạn để gây bực tức, bất bình cho bạn và có thể dẫn đến mất đoàn kết, xích mích, gây gỗ, đánh nhau.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!