- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,060
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HỌC SINH KHUYẾT TẬT: DẠY PHÁT ÂM CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT NGÔN NGỮ LỨA TUỔI TIỂU HỌC được soạn dưới dạng file word gồm 10 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Tuy nhiên, trong thực tế còn rất nhiều trẻ em chưa được hưởng những quyền lợi đó… Vẫn còn nhiều trẻ em bị thiệt thòi, chưa được chăm sóc ,chưa được đảm bảo cuộc sống đầy đủ để phát triển bình thường về thể lực, trí tuệ và còn rất nhiều trẻ em bị khuyết tật…
Vấn đề cấp bách đặt ra là công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có đủ trình độ sư phạm để làm tốt công tác giáo dục trẻ em. Bên cạnh đó, còn một số trẻ em kém may mắn khuyết tật về ngôn ngữ gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy, phải luôn tìm ra những giải pháp thích hợp để giáo dục trẻ em với những loại tật khác nhau.
Trẻ khuyết tật về ngôn ngữ có nhiều loại tật khác nhau, từ đó dẫn đến quá trình hoạt động tâm lý cũng khác nhau. Để giáo dục trẻ khuyết tật về ngôn ngữ có hiệu quả giáo viên cần hiểu rõ những đặc điểm chức năng của từng loại tật, ảnh hưởng đến hoạt động nhận thức của trẻ.
Nhiệm vụ chủ yếu của quá trình giáo dục là “Hình thành và phát triển ngôn ngữ” đặc biệt là ngôn ngữ nói. Làm cho trẻ hiểu ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp, nên phát âm có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giúp trẻ có khả ăng phát âm đúng và chính xác
+ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Thông qua ngôn ngữ con người diễn đạt được tư tưởng, tình cảm, công cụ giao tiếp xã hội đồng thời cũng là công cụ của tư duy văn hóa và khoa học xã hội. Do đó ngôn ngữ có giá trị phổ biến, cần thiết cho tất cả mọi người. Trong nhà trường ngôn ngữ trẻ em cần được hình thành và phát triển, cũng chính là hình thành ở trẻ phương tiện để lĩnh hội một cách chính xác những kiến thức văn hóa, khoa học phổ thông được giảng dạy trong nhà trường cũng như ngoài xã hội.
+Trong việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách ở trẻ em, thông qua nội dung môn học trẻ dần dần sẽ hiểu biết về cuộc sống, con người, thiên nhiên… Từ đó đối tượng này có thể hiểu và làm theo những quy tắc xã hội đã quy định cho tất cả trẻ em và có thể tự xác định cho mình về trách nhiệm và quyền lợi trong xã hội.
Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy, được sự phân công của Ban Giám Hiệu nhà trường , tôi nhiều năm nhận công tác chủ nhiệm lớp. Sau khi nhận lớp tôi phát hiện có một số học sinh bị tật về ngôn ngữ ở các dạng khác nhau. Từ đó tôi luôn tìm tòi, học hỏi các đồng nghiệp, tôi đã áp dụng một số phương pháp nhằm giáo dục trẻ khuyết tật ngôn ngữ đạt hiệu quả. Sau khi xác định được mục tiêu giáo dục tôi chọn đề tài: “ Dạy phát âm cho học sinh khuyết tật ngôn ngữ lứa tuổi tiểu học” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
Đa số trẻ em có tật ở mức độ nhẹ đều có trí tuệ và cảm giác phát triển bình thường, giáo viên cần chú ý quan tâm, chăm sóc các em học tập, vui chơi cùng các bạn, không tách rời gia đình và bố mẹ.
Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy trên lớp, giáo viên cần chú ý nhiều hơn đến trẻ bị tật ngôn ngữ:
- DẠY PHÁT ÂM CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT NGÔN NGỮ
- LỨA TUỔI TIỂU HỌC
- TÍNH MỚI
- Lý do, mục đích nghiên cứu :
Tuy nhiên, trong thực tế còn rất nhiều trẻ em chưa được hưởng những quyền lợi đó… Vẫn còn nhiều trẻ em bị thiệt thòi, chưa được chăm sóc ,chưa được đảm bảo cuộc sống đầy đủ để phát triển bình thường về thể lực, trí tuệ và còn rất nhiều trẻ em bị khuyết tật…
Vấn đề cấp bách đặt ra là công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có đủ trình độ sư phạm để làm tốt công tác giáo dục trẻ em. Bên cạnh đó, còn một số trẻ em kém may mắn khuyết tật về ngôn ngữ gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy, phải luôn tìm ra những giải pháp thích hợp để giáo dục trẻ em với những loại tật khác nhau.
Trẻ khuyết tật về ngôn ngữ có nhiều loại tật khác nhau, từ đó dẫn đến quá trình hoạt động tâm lý cũng khác nhau. Để giáo dục trẻ khuyết tật về ngôn ngữ có hiệu quả giáo viên cần hiểu rõ những đặc điểm chức năng của từng loại tật, ảnh hưởng đến hoạt động nhận thức của trẻ.
Nhiệm vụ chủ yếu của quá trình giáo dục là “Hình thành và phát triển ngôn ngữ” đặc biệt là ngôn ngữ nói. Làm cho trẻ hiểu ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp, nên phát âm có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giúp trẻ có khả ăng phát âm đúng và chính xác
- Làm cho trẻ nói đọc viết đúng Tiếng Việt, biết nói một cách chính xác, rõ ràng, sao cho trẻ có thể dùng lời nói biểu hiện suy nghĩ cho người khác hiểu.
- Nhiệm vụ cơ bản khi dạy phát âm:
- + Làm cho trẻ nói Tiếng Việt rõ ràng, là phát âm đúng các thành tố của ngôn ngữ: âm, vần, thanh,…. Ngoài ra, đối với trẻ tiểu học còn phụ thuộc vào giọng: giọng phải bình thường (không quá cao, không nói giọng mũi)
- + Làm cho trẻ nói dễ hiểu: Mục đích của phát âm là dạy trẻ dùng tiếng nói để biểu hiện tư tưởng tình cảm và suy nghĩ của mình với người khác. Vì vậy trẻ phải nói sao cho người nghe có thể hiểu được nội dung câu nói của mình. Muốn thể hiện phải đảm bảo tính phân biệt, giọng nói không đều đều, có ngữ điệu, có thanh điệu…
- + Mục đích giáo dục trẻ tiểu học khuyết tật về ngôn ngữ là làm sao phục hồi chức năng cho trẻ và giúp trẻ thích ứng với mối quan hệ của trẻ trong môi trường trẻ sinh sống, hòa nhập cùng các bạn trong trường học. Tất cả phụ thuộc vào tài năng tổ chức, phương pháp thích hợp của người giáo viên tiểu học.
+ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Thông qua ngôn ngữ con người diễn đạt được tư tưởng, tình cảm, công cụ giao tiếp xã hội đồng thời cũng là công cụ của tư duy văn hóa và khoa học xã hội. Do đó ngôn ngữ có giá trị phổ biến, cần thiết cho tất cả mọi người. Trong nhà trường ngôn ngữ trẻ em cần được hình thành và phát triển, cũng chính là hình thành ở trẻ phương tiện để lĩnh hội một cách chính xác những kiến thức văn hóa, khoa học phổ thông được giảng dạy trong nhà trường cũng như ngoài xã hội.
+Trong việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách ở trẻ em, thông qua nội dung môn học trẻ dần dần sẽ hiểu biết về cuộc sống, con người, thiên nhiên… Từ đó đối tượng này có thể hiểu và làm theo những quy tắc xã hội đã quy định cho tất cả trẻ em và có thể tự xác định cho mình về trách nhiệm và quyền lợi trong xã hội.
Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy, được sự phân công của Ban Giám Hiệu nhà trường , tôi nhiều năm nhận công tác chủ nhiệm lớp. Sau khi nhận lớp tôi phát hiện có một số học sinh bị tật về ngôn ngữ ở các dạng khác nhau. Từ đó tôi luôn tìm tòi, học hỏi các đồng nghiệp, tôi đã áp dụng một số phương pháp nhằm giáo dục trẻ khuyết tật ngôn ngữ đạt hiệu quả. Sau khi xác định được mục tiêu giáo dục tôi chọn đề tài: “ Dạy phát âm cho học sinh khuyết tật ngôn ngữ lứa tuổi tiểu học” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
- Tính mới:
- Các tật ngôn ngữ thường gặp
- Tật ngôn ngữ là gì?
- Trẻ em trước khi đến trường có khả năng nắm được ý nghĩa của từ vựng thông dụng, phát âm đúng, nói năng tương đối mạch lạc, dễ dàng. Tuy nhiên, trong thực tế chúng ta gặp không ít trẻ em có biểu hiện ngôn ngữ không bình thường.
- Đến tuổi 5-6 mà trẻ nói không rõ ràng, ấp úng, phát âm ngọng, vốn từ rất ít, không diễn đạt được ý mình muốn nói.
- Bất kỳ ngôn ngữ nào cũng được tạo thành bởi: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.Trong quá trình sử dụng một hình thức ngôn ngữ nào đó chẳng hạn: nghe, nói, đọc, viết mà ở bất cứ trẻ nào xuất hiện những khiếm khuyết nào đó về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp có tính chất kéo dài, thường xuyên trong khi giác quan và trí lực tương đối bình thường thì trẻ đã bị khuyết tật về ngôn ngữ.
- Các dạng tật trẻ thường mắc phải
- + Tật nói ngọng: Còn gọi là tật phát âm sai, khá phổ biến ở mẫu giáo và bậc tiểu học, trẻ phát âm không đúng với ngữ âm chuẩn mà lỗi phát âm đó không thuộc về phương ngữ
- Các biểu hiện của tật nói ngọng:
- -Thiếu phụ âm đầu hoặc thay thế phụ âm khác “cô giáo” nói thành “ô áo”
- - Bỏ sót âm đệm: “làm toán” nói thành “làm tán”
- - Thay nguyên âm đôi thành nguyên âm đơn: “cúp điện” nói thành “cúp đện” hoặc “cúp địn”
- - Thanh hỏi chuyển thành thanh nặng: “tủ” nói thành “tụ”…..
- - Thanh ngã chuyển thành thanh sắc: “cái mũi” nói thành “cái múi”
- Nguyên nhân dẫn đến tật nói ngọng thường do có những khuyết tật hay dị dạng ở cơ quan nào đó trong bộ máy phát âm, cũng có trường hợp ngôn ngữ không bình thường, hoặc thiếu sự quan tâm rèn luyện ngay từ lúc biết nói…
- + Tật nói lắp (nói cà lăm)
- Thường gặp ở trẻ từ 3-5 tuổi. thường lặp đi lặp lại nhiều lần một câu hay một tiếng, hoặc một âm đứng đầu: “anh” nói thành: “a-a-a … anh”. Lời nói của trẻ thường bị ngắt quãng, xuất hiện nhiều chỗ nghỉ không hợp lý, nói ngắt ngứ làm cho lời nói thiếu lưu loát. Trường hợp nặng, khi trẻ nói bình thường xuất hiện những cơn co giật ở các cơ quan tham gia phát âm.
- Nguyên nhân dẫn đến nói lắp là do có thể thần kinh quá căng thẳng dẫn đến suy nhược trung tâm điều khiển âm điệu, nhịp điệu, lời nói ở vỏ não hoặc do trẻ bị tổn thương tâm lý cũng có thể do trẻ bắt chước người nói lắp
- + Trẻ khó khăn về đọc
- Đối với trẻ bị khuyết tật ngôn ngữ ở mức độ nặng do rối loạn về ngữ âm, vốn từ quá ít và sai phạm về ngữ pháp… nên gặp khó khăn về đọc, thường có những biểu hiện sau đây:
- • Đọc sai hoặc đọc nhầm lẫn giữa các chữ cái và thanh điệu.
- • Đọc thiếu một số tiếng, từ trong một câu, có khi bỏ sót cả một dòng
- • Đọc nhưng không hiểu hoặc hiểu sai lệch những từ, ngữ câu, đoạn văn hay cả bài đọc
- • Những sai phạm về chữ viết thường lặp lại và thể hiện trong lúc đọc
- •Trẻ đọc không chính xác không rõ ràng mạch lạc và thiếu diễn cảm
- + Trẻ khó khăn về viết
- So với những học sinh cùng độ tuổi, trẻ khuyết tật ngôn ngữ gặp nhiều khó khăn về viết. Trẻ thường có những biểu hiện về viết sai:
- •Viết sai do phát âm sai: “nóng” viết thành “ngóng” “toán” - “tán”…
- •Sai do chưa nắm được luật chính tả: “nhà ga” – “nhà gha” …
- •Sai do nhầm lẫn giữa các chữ cái có nét chữ gần giống: “n” – “u”, “d” – “đ”, “p” – “q”…
- •Viết sai do phát âm của địa phương: “nón” – “lón”, “rô” – “gô”, “trời” – “chời”…
- •Viết sai do không nắm vững cấu trúc ngữ pháp: “; “chim hót véo von” – “chim véo von”…
- Một số phương pháp dạy phát âm
- Năng lực, nhu cầu, mục tiêu giáo dục trẻ khuyết tật về ngôn ngữ:
- Trẻ khuyết tật ngôn ngữ có những khó khăn và năng lực:
- •Khó khăn: khuyết về ngữ âm, vốn từ nghèo, sai về ngữ pháp, khó khăn khi đọc, viết, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng giao tiếp của ngôn ngữ, hạn chế đáng kể các mặt hoạt động vui chơi, học tập nhất là môn Tiếng Việt.
- •Năng lực: trẻ có khả năng nghe, nhận thức, hiểu và tiếp thu được bài ở trên lớp. Trẻ khuyết tật ngôn ngữ có cơ quan thính giác, thị giác, xúc giác, phát triển bình thường. Vì vậy trẻ có thể dựa vào các cơ quan đó để bù trừ cho chức năng ngôn ngữ bị khiếm khuyết và lĩnh hội kiến thức, khi khắc phục những khiếm khuyết ngôn ngữ thì tâm lý của trẻ trở nên bình thường như những trẻ khác.
- Giáo viên cần tìm hiểu, đánh giá khả năng và nhu cầu của trẻ:
- • Phát hiện những mặt mạnh của trẻ để phát huy, cũng như mặt yếu để khắc phục và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- • Xây dựng mục tiêu và có kế hoạch giáo dục.
- • Có những phương pháp thích hợp, phù hợp với khả năng và nhu cầu cần đáp ứng của trẻ.
- • Để theo dõi sự tiến bộ về các mặt: học tập, vui chơi, lao động, hành vi ứng xử, giao tiếp… qua từng giai đoạn chăm sóc, giáo dục và rèn luyện trẻ.
- Mục tiêu giáo dục trẻ khuyết tật ngôn ngữ:
- • Căn cứ vào kết quả tìm hiểu khả năng đánh giá thực trạng ngôn ngữ của trẻ gồm các mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, học đọc, học viết…
- • Căn cứ vào điều kiện thực hiện mục tiêu, đặc biệt là môi trường giáo dục, gia đình, nhà trường xã hội.
- • Căn cứ vào mục tiêu lớp học, cấp học, môn học đặc biệt là môn Tiếng Việt.
- - Hì̀nh thành kỹ năng phát âm đúng các âm vị mà trẻ phát âm sai, trừ một số âm vị và thanh điệu khó
- - Rèn luyện kỹ năng đọc đúng các tiếng, từ, câu, đoạn và bài văn ngắn, hiểu nghĩa từ thường dùng.
- - Rèn luyện các thao tác viết đúng chữ cái và chữ số
- Phương pháp dạy phát âm cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ
- Phương pháp sửa tật phát âm
- • Luyện thở: Luyện thở nhằm hình thành kỹ năng hô hấp đúng, đặc biệt có cơ sở sinh lý cho việc phát âm đúng và nói đúng. Vì vậy luyện thở rất cần trong quá trình giáo dục và sửa tật ngôn ngữ cho trẻ.
- Người giáo viên tiểu học cần hướng dẫn cho học sinh thực hiện các động tác thể dục hô hấp dưới hình thức trò chơi
- Làm các động tác thở bình thường theo trình tự tăng dần thời gian hay nhịp
- Hít vào 2 giây, nghỉ 1 giây, thở ra 2 giây.
- Hít vào 3 giây, nghỉ 2 giây, thở ra 3 giây.
- Tập hít vào sâu, chậm thở ra từ từ qua mũi
- Thở ra chậm và đều
- Thở ra qua miệng với cường độ lớn
- Tập hít vào nhanh, kéo dài kết hợp phát âm “x”
- Chơi các trò chơi: Thổi bong bóng bay, thổi chong chóng, thổi thuyền giấy trên nước…
- • Luyện giọng
- Dạy kết hợp các phụ âm vang với các nguyên âm dài:
- La – lo – lô – lu – lư
- Na – no – nô – nu – nư
- Ma – mo – mô – mu – mư
- Dạy kết hợp các phụ âm vang và phụ âm kêu với các nguyên âm
- La – đa, lo – đo, lô – đô, lu – đu, lư – đư .
- Na – ba, nô – bô, nu – bu, …
- Luyện tiếng rồi câu:
- a … ba, a – ba, a, ba đã về!
- • Luyện bộ máy phát âm.
- Luyện môi:
- + Dùng hai đầu ngón tay bóp nhẹ vào từng vành môi
- + Tập đẩy hai môi về phía trước tạo thành một hình tròn
- + Tập vành môi về hai phía tạo thành nụ cười
- + Bắt chước động tác “trẻ phun mưa”
- + Bắt chước động tác gọi gà “bập – bập – bập”
- + Tập phát âm o, ô, u, b, ph, v kéo dài
- • Luyện cằm, hàm:
- + Xoa, vuốt cằm, hàm dưới.
- + Đưa cằm ra trước, sang phải, trái
- + Bắt chước động tác nhai
- + Tập phát âm a, á, ã kéo dài
- Luyện lưỡi:
- + Dùng 2 đầu ngón tay bóp nhẹ lưỡi
- + Dùng thìa nhỏ ấn nhẹ bề mặt của lưỡi
- + Dùng răng cửa măm nhẹ đầu và thân lưỡi
- + Tập phát âm: x, d, đ, t, l, n, k, g, nh
- Vận động thanh quản:
- + Xoa vuốt và làm rung thanh quản bằng cách dùng các đầu ngón tay xoa vuốt nhẹ nhàng bề mặt trước cổ
- + Bắt chước tiếng hót hoặc tiếng kêu các con vật
- Tiếng gà gáy: ò – ó – o…
- Tiếng vịt kêu: cạc – cạc – cạc…
- Tiếng chim gáy: cúc – cù – cu
- + Tập phát âm a, ă, â, u, o, ô, ơ, e ,ê, i, ư kéo dài.
- Phương pháp sữa lỗi phát âm phụ âm đầu:
- - Làm cho trẻ phát âm đúng âm vị, trong hệ thống âm vị Tiếng Việt, người giáo viên cần căn cứ vào vị trí cấu âm, phương thức tạo âm để hình thành kỹ năng phát âm đúng từng âm vị cho trẻ.
- Ví dụ: vị trí cấu âm “t” và “đ” là đầu lưỡi – lợi (khi phát âm đầu lưỡi sẽ tỳ vào chân răng hàm trên) phương thức tạo âm của chúng là phụ âm miệng, tắc và có tiếng ồn.
- - Khi dạy cần xác định để tạo ra âm vị đó đòi hỏi những thao tác vận động nào. Từ đó vận dụng những thao tác và việc cấu âm cho âm vị mới cần được hình thành, sau đó cũng cố kỹ năng phát âm âm vị đó bằng cách luyện phát âm âm vị trong các tiếng, từ, câu.
- - Khi trẻ phát âm đúng được các âm vị có cấu âm và phương thức phát âm gần nhau thì dạy trẻ phân biệt các cặp âm vị đó.
- Phương pháp đọc, viết:
- Tập đọc và chính tả là hai phân môn chính của môn Tiếng Việt ở tiểu học, chúng có mối quan hệ mật thiết và bổ sung cho nhau
- Yêu cầu dạy tập đọc là dạy học sinh đọc chính xác, rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm.
- Yêu cầu dạy chính tả là dạy học sinh viết đúng, viết đẹp, viết nhanh và biết cách trình bày.
- Để rèn luyện kỹ năng đọc viết đúng và khắc phục lỗi về đọc và viết còn có một số biện pháp sau:
- + Phát hiện đầy đủ và phân tích các lỗi đọc sai, viết sai theo nguyên nhân để tìm biện pháp khắc phục cụ thể với mỗi loại
- + Luyện nghe và phân biệt các âm thanh ngôn ngữ
- + Luyện trí nhớ và thị giác kết hợp thính giác
- + Luyện phân biệt các âm vị, tiếng từ có âm thanh gần giống nhau.
- + Luyện phát âm đúng các âm vị có tiếng từ câu
- + Dạy trẻ nhận biết các chữ cái và học thuộc lòng
- + Dạy trẻ nhận biết các chữ cái có nét gần giống nhau.
- + Luyện tập kỹ năng cầm bút và thao tác viết từng chữ cái.
- + Đặc biệt sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp tìm hiểu những đặc điểm tâm sinh lý để khắc phục những trở ngại cho việc sửa tật và phát huy những đặc điểm tâm lý thuận lợi.
- + Sử dụng những câu thông dụng ngắn và đúng để trả lời cho những tình huống.
- + Dùng những câu đúng để miêu tả những điều đã thấy, những tranh đã xem, những từ đã nghe
- + Học thuộc lòng những mẫu câu, đoạn văn, thơ hay với ngữ điệu đúng. Từ bắt chước bị động chuyển sang bắt chước chủ động.
- + Trường hợp học sinh nói lắp ngại đi học, rồi bỏ học. Giáo viên tìm hiểu mọi cách gần gũi khuyên nhủ, khuyến khích động viên em đi học
- + Trường hợp trẻ nói lắp ngại không muốn chơi trò chơi giáo viên nên giúp em tích cực hoạt động và có thói quen nhìn thẳng với người đối thoại với mình.
- PHẠM VI ẢNH HƯỞNG
Đa số trẻ em có tật ở mức độ nhẹ đều có trí tuệ và cảm giác phát triển bình thường, giáo viên cần chú ý quan tâm, chăm sóc các em học tập, vui chơi cùng các bạn, không tách rời gia đình và bố mẹ.
Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy trên lớp, giáo viên cần chú ý nhiều hơn đến trẻ bị tật ngôn ngữ:
- Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý, thuận tiện
- Bố trí những em khá giỏi thường hay giúp đỡ bạn ngồi kế bên để có điều kiện giúp đỡ
- Khi giao nhiệm vụ cho học sinh khuyết tật cần tính đến sức học của em đó, để các em có khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
- Trong quá trình giáo dục trẻ khuyết tật, ngoài tiết dạy chung, giáo viên cần chú ý giúp đỡ thêm nhằm phục hồi chức năng cho trẻ.
- Giáo viên phải gần gũi, thường xuyên liên hệ gia đình học sinh, động viên phụ huynh quan tâm đến con em mình để các em có thời gian học ở nhà thích nghi với thời gian học ở lớp.
- Tổ chức đổi mới nhiều hình thức học tập, vui chơi giải trí bổ ích nhằm gây hứng thú học tập cho các em.
- Sáng kiến: “ Dạy phát âm cho học sinh khuyết tật ngôn ngữ lứa tuổi tiểu học” áp dụng được cho tất cả học sinh lứa tuổi tiểu hoc.
- HIỆU QUẢ XÃ HỘI
- “ Dạy phát âm cho học sinh khuyết tật ngôn ngữ lứa tuổi tiểu học” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Nhằm phục hồi các chức năng ngôn ngữ cho trẻ em để các em không gặp khó khăn trong hoạt động giao tiếp, vui chơi, học tập, hòa nhập vào cộng đồng. Đó là việc làm hết sức cần thiết và cũng là nhiệm vụ quan trọng trong ngành giáo dục, của các giáo viên tiểu học và các bậc cha mẹ có con em bị khuyết tật về ngôn ngữ.
- Qua nhiều năm giảng dạy, học sinh khuyết tật về ngôn ngữ ở lớp tôi đã có những chuyển biến tích cực. Các em mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp, phát âm. Hòa nhập với các bạn trong mọi hoạt động, sinh hoạt. Nhìn những gương mặt, nụ cười rạng rỡ của các em tôi cảm thấy ấm lòng hơn, như được tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục sự nghiệp trồng người.
- *********
- DẠY PHÁT ÂM CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT NGÔN NGỮ
- LỨA TUỔI TIỂU HỌC