Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀO BÀI DẠY MÔN HÓA HỌC được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là nhân lực con người với mặt bằng dân trí được nâng cao. Với nền kinh tế tri thức trong xã hội hiện nay, đòi hỏi con người muốn tồn tại đều phải học, học suốt đời. Từ đó thấy được nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn: Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học viên mà còn phải giúp học viên vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng.
Hóa học là một trong những môn khoa học tự nhiên, và là môn học vừa thực nghiệm vừa lý thuyết. Bộ môn Hoá học giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học viên.
Mục tiêu của việc học hóa học là ngoài những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà học viên cần đạt được, còn giúp cho học viên hiểu biết những ứng dụng của hóa học trong thực tế, cũng như phát huy tính sáng tạo đưa những ứng dụng phục vụ cho đời sống con người và quan trọng hơn nữa là hình thành những kỹ năng vận dụng và sử dụng kiến thức một cách độc lập, nhận diện thế giới quan một cách đúng đắn và hoàn chỉnh, đánh giá các sự việc, hiện tượng mới khi gặp trong học tập, trong cuộc sống, trong lao động và trong quan hệ với mọi người.
Để đạt được những yêu cầu trên, trách nhiệm đặt ra cho mỗi giáo viên dạy môn hóa học, cũng như giáo viên dạy các môn khoa học khác. Cần có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy - học; một trong những yếu tố rất quan trọng để quyết định chất lượng dạy - học đó là “Phương pháp giảng dạy”. Người giáo viên cần sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Một trong những phương pháp nhằm tạo hứng thú, lôi cuốn học viên tham gia vào các bài học hóa học là giúp học viên liên hệ kiến thức thực tế vào bài học, học viên sẽ hứng thú hơn với những kiến thức gần gũi, thiết thực với đời sống, và khi biết kiến thức đã học được đào sâu, mở rộng một cách sinh động phong phú học viên sẽ hứng thú say mê, yêu thích môn học này.
II/CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Bộ môn Hoá học giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học viên. Hoá học là sự khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo đưa những ứng dụng phục vụ cho đời sống con người.
Trước tình hình chung hiện nay, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống ngày càng được phát triển và mở rộng. Ngành hóa học là một trong những ngành có nhiều ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. Nó phục vụ cho nhiều chuyên ngành khác phát triển.
Nhiệm vụ của người giáo viên giảng dạy Hoá học ngoài những hiểu biết về hoá học, người dạy phải hiểu được yêu cầu của người học để cung cấp thông tin, định hướng mục tiêu học tập, tổ chức, hướng dẫn người học chủ động tư duy, nhận thức, thực hành, sáng tạo trong quá trình tiếp nhận tri thức. Giáo viên phải biết sử dụng sự thông hiểu và kiến thức đang có ở học viên làm điểm xuất phát của việc học, dạy cho học viên biết cách học. Phương pháp giảng dạy phù hợp, tính tích cực của học viên phát huy trong giờ dạy là các yếu tố quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy.
Liên hệ kiến thức thực tế vào bài dạy hóa học giúp học viên hiểu biết đúng đắn về những hiện tượng trong tự nhiên tránh việc mê tín dị đoan, có thể vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống thường ngày, những kiến thức đó có tác dụng rất lớn kích thích tính chủ động, sáng tạo, các em sẽ có hứng thú trong học tập, kết quả học tập được nâng cao.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là nhân lực con người với mặt bằng dân trí được nâng cao. Với nền kinh tế tri thức trong xã hội hiện nay, đòi hỏi con người muốn tồn tại đều phải học, học suốt đời. Từ đó thấy được nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn: Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học viên mà còn phải giúp học viên vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng.
Hóa học là một trong những môn khoa học tự nhiên, và là môn học vừa thực nghiệm vừa lý thuyết. Bộ môn Hoá học giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học viên.
Mục tiêu của việc học hóa học là ngoài những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà học viên cần đạt được, còn giúp cho học viên hiểu biết những ứng dụng của hóa học trong thực tế, cũng như phát huy tính sáng tạo đưa những ứng dụng phục vụ cho đời sống con người và quan trọng hơn nữa là hình thành những kỹ năng vận dụng và sử dụng kiến thức một cách độc lập, nhận diện thế giới quan một cách đúng đắn và hoàn chỉnh, đánh giá các sự việc, hiện tượng mới khi gặp trong học tập, trong cuộc sống, trong lao động và trong quan hệ với mọi người.
Để đạt được những yêu cầu trên, trách nhiệm đặt ra cho mỗi giáo viên dạy môn hóa học, cũng như giáo viên dạy các môn khoa học khác. Cần có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy - học; một trong những yếu tố rất quan trọng để quyết định chất lượng dạy - học đó là “Phương pháp giảng dạy”. Người giáo viên cần sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Một trong những phương pháp nhằm tạo hứng thú, lôi cuốn học viên tham gia vào các bài học hóa học là giúp học viên liên hệ kiến thức thực tế vào bài học, học viên sẽ hứng thú hơn với những kiến thức gần gũi, thiết thực với đời sống, và khi biết kiến thức đã học được đào sâu, mở rộng một cách sinh động phong phú học viên sẽ hứng thú say mê, yêu thích môn học này.
II/CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Bộ môn Hoá học giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học viên. Hoá học là sự khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo đưa những ứng dụng phục vụ cho đời sống con người.
Trước tình hình chung hiện nay, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống ngày càng được phát triển và mở rộng. Ngành hóa học là một trong những ngành có nhiều ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. Nó phục vụ cho nhiều chuyên ngành khác phát triển.
Nhiệm vụ của người giáo viên giảng dạy Hoá học ngoài những hiểu biết về hoá học, người dạy phải hiểu được yêu cầu của người học để cung cấp thông tin, định hướng mục tiêu học tập, tổ chức, hướng dẫn người học chủ động tư duy, nhận thức, thực hành, sáng tạo trong quá trình tiếp nhận tri thức. Giáo viên phải biết sử dụng sự thông hiểu và kiến thức đang có ở học viên làm điểm xuất phát của việc học, dạy cho học viên biết cách học. Phương pháp giảng dạy phù hợp, tính tích cực của học viên phát huy trong giờ dạy là các yếu tố quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy.
Liên hệ kiến thức thực tế vào bài dạy hóa học giúp học viên hiểu biết đúng đắn về những hiện tượng trong tự nhiên tránh việc mê tín dị đoan, có thể vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống thường ngày, những kiến thức đó có tác dụng rất lớn kích thích tính chủ động, sáng tạo, các em sẽ có hứng thú trong học tập, kết quả học tập được nâng cao.