Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,485
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 4 MÔN VĂN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt văn miêu tả

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN



1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt văn

miêu tả


2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phân môn Tập làm văn lớp 4

3. Tác giả:

Họ và tên: Nữ

Ngày tháng/năm sinh:

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm

Chức vụ, đơn vị công tác:

Điện thoại:

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

Trường Tiểu học , xã , huyện , tỉnh Hải Dương

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:

Trường Tiểu học, xã, huyện, tỉnh Hải Dương

6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên, học sinh...

7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2019 - 2020.



TÁC GIẢ
( Kí, ghi rõ họ tên)




XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN












TÓM TẮT SÁNG KIẾN



Trong trường Tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học cơ bản nhất, là tiền đề, là cơ sở tiếp thu các môn học khác.

Trong đó, Môn Tiếng Việt có các phân môn: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học có vị trí, tầm quan trọng rất lớn, nó góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tốt các môn học khác. Mà trong phân môn Tập làm văn thì văn miêu tả là thể loại văn có vai trò quan trọng trong chương trình Tập làm văn ở bậc Tiểu học. Như chúng ta đã biết trong đời sống, muốn mọi người cùng nhận ra những điều mình thấy, đã sống…chúng ta phải miêu tả. Trong văn học, các truyện ngắn, truyện dài, các bài ký, tùy bút…thường được xây dựng trên nhiều đoạn văn miêu tả. Ngay cả khi viết văn nghị luận, hay viết thư, nhiều lúc người ta cũng đan chen vào những đoạn miêu tả.

Để phát triển đúng năng lực học văn cho học sinh học văn miêu tả, chúng ta cần nghiên cứu tìm tòi các biện pháp nhằm giúp các em học tốt văn miêu tả, đặc biệt là đối với các em học sinh lớp 4.

















MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

1.1 Cơ sở lí luận


Giáo dục – đào tạo là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều quan tâm. Tương lai của mỗi quốc gia cần có những người chủ xứng đáng, để có những công dân tốt thì ngày hôm nay chúng ta phải có trách nhiệm dạy dỗ, hướng dẫn trẻ em đi đúng hướng.

Trong Cương lĩnh của Đảng ta đã viết: "Con người là trung tâm của chiến lược phát triển.” Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI ghi rõ: “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức.” Bước sang thế kỷ 21, nền kinh tế trí thức và phát triển khoa học công nghệ như vũ bão thì trình độ dân trí, trình độ nhân lực là vấn đề sống còn để phát triển của mỗi quốc gia. Ngay cả việc hội nhập với thế giới hiện nay nếu không có trình độ nhân lực thì mục đích hội nhập cũng có thể sẽ bị đảo ngược.

Trong trường Tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học cơ bản nhất, là tiền đề, là cơ sở tiếp thu các môn học khác. Dạy học Tiếng Việt phải hướng học sinh yêu Tiếng Việt nhằm hình thành ở các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, khả năng rung cảm trước cái đẹp, trước những buồn vui, yêu, ghét của con người, hình thành ở các em thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tiếng Việt là một môn học có vị trí quan trọng trong chương trình Tiểu học. Đây là môn học vừa có vai trò trang bị cho học sinh công cụ ngôn ngữ, vừa là môn học thuộc khoa học Xã hội và Nhân văn có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học về Tiếng Việt, những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học sinh tự hoàn thiện nhân cách của mình ở phương diện ngôn ngữ và văn hoá. Với nhiệm vụ của môn học cộng cụ, học sinh cần học tốt môn học này để có cơ sở học tốt những môn học khác.

1.2. Cơ sở thực tiễn

Trong trường Tiểu học, Môn Tiếng Việt có các phân môn: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học có vị trí, tầm quan trọng rất lớn, nó góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tốt các môn học khác. Nếu như các phân môn khác của Tiếng Việt cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức kĩ năng thì phân môn Tập làm văn tạo điều kiện cho các em thể hiện các kiến thức, rèn luyện kĩ năng đó một cách linh hoạt thực tế và có hệ thống hơn. Học các tiết Tập làm văn học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình của các nhà văn tên tuổi. Khi phân tích đề Tập làm văn, học sinh lại có dịp hướng tới cái chân, cái thiện, cái mĩ được định hướng trong các đề bài. Khi quan sát trong miêu tả, học sinh được rèn luyện cách nhìn đối tượng trong quan hệ gần gũi giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên...Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người của trẻ nảy nở, tâm hồn tình cảm của trẻ thêm phong phú. Đó là nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp trong trẻ.

Trong phân môn Tập làm văn thì văn miêu tả là thể loại văn có vai trò quan trọng trong chương trình Tập làm văn ở bậc Tiểu học. Như chúng ta đã biết trong đời sống, muốn mọi người cùng nhận ra những điều mình thấy, đã sống…chúng ta phải miêu tả. Trong văn học, các truyện ngắn, truyện dài, các bài ký, tùy bút…thường được xây dựng trên nhiều đoạn văn miêu tả. Ngay cả khi viết văn nghị luận, hay viết thư, nhiều lúc người ta cũng đan chen vào những đoạn miêu tả. Vậy ta có thể khẳng định rằng: “ Thể loại văn miêu tả chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong sáng tác cũng như trong đời sống sinh hoạt của con người”. Học các tiết Tập làm văn miêu tả học sinh có điều kiện để gần gũi với thiên nhiên và yêu thiên nhiên hơn từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp xung quanh mình.

Phân môn Tập làm văn ở chương trình mới có rất nhiều thay đổi nhằm tích cực

hoá hoạt động của học sinh, lấy nguyên tắc giao tiếp làm định hướng cơ bản, tạo ra một trường giao tiếp có chọn lọc để học sinh tự thực hành và khám phá tri thức. Hiện nay trong các nhà trường Tiểu học,việc dạy phân môn Tập làm văn đã có nhiều tiến bộ, đã có nhiều đổi mới theo hướng tích cực hơn. Song bên cạnh đó cũng còn không ít tồn tại, thiếu sót. Việc dạy học thụ động, đối phó còn có tính chất tràn lan, việc chú trọng tìm ra cách dạy - cách học hợp lý nhằm để phát triển đúng năng lực học văn cho học sinh là còn quá yếu.

Chính từ những lí do ở trên mà tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt văn miêu tả”.

2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.

2.1. Mục đích nghiên cứu


- Nghiên cứu đề tài, tôi muốn có một cái nhìn tổng quát về sự đổi mới nội dung và phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn cụ thể là thể loại văn miêu tả ở lớp 4. Từ đó định hướng và tìm các biện pháp dạy thể loại văn miêu tả cho học sinh lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh sao cho phù hợp với từng đối tượng.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy Tập làm văn thể loại văn miêu tả ở lớp 4 ở một số mặt như: những điểm mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy tập làm văn ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4

+ Tìm hiểu thực trạng học Tập làm văn hiện nay của học sinh lớp 4 trong trường Tiểu học mà tôi đang dạy.

+ Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng dạy và học Tập làm văn hiện nay trong trường Tiểu học mà tôi đang dạy.

+ Từ nguyên nhân và thực trạng học Tập làm văn của học sinh lớp 4 tôi suy nghĩ tìm ra những biện pháp khắc phục giúp các em học tốt hơn phân môn Tập làm văn thể loại văn miêu tả.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nghiên cứu tài liệu:


- Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo về thực hiện chương trình dạy học, sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học.

3.2. Điều tra khảo sát

3.3. Thực nghiệm dạy học.














































CHƯƠNG I

THỰC TRẠNG DẠY- HỌC TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ LỚP 4-5



1. THỰC TRẠNG


Kiến thức Tập làm văn ở Tiểu học tập trung nhiều trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 với nhiều kiểu bài như: Viết thư, Trao đổi ý kiến, Tóm tắt tin tức, Kể chuyện, Miêu tả… Trong đó khó nhất với học sinh là văn miêu tả. Điều này thể hiện ở chỗ những bài làm văn miêu tả của học sinh còn nhiều hạn chế. Trong thực tế ta thấy những bài văn của các em thường ngắn ngủn, kém hình ảnh, diễn đạt yếu… Qua quá trình giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh tôi nhận thấy trong quá trình học tập, năng lực viết văn của các em còn có rất nhiều hạn chế, cụ thể :

+ Bài làm của các em quá khô khan, lời văn hết sức thô, việc liên kết các từ ngữ thành câu; câu thành đoạn còn quá vụng về và lủng củng.

+ Một số em có bài văn viết có vẻ trôi chảy, nhưng kiểm tra kĩ thì những bài văn đó hầu như các em vay mượn, sao chép gần như hoàn toàn từ cơ sở của các bài văn mẫu…

+ Có nhiều bài viết của học sinh không thể chấp nhận được khi thấy các em sử dụng vốn từ hết sức thiếu chính xác, nghèo nàn về vốn từ.

Viết một bài văn của thể loại văn miêu tả mà nội dung hết sức sáo rỗng, câu từ hết sức đơn sơ không được trau chuốt. Quá trình làm bài các em không biết dùng nghệ thuật so sánh, nhân hoá, liên tưởng.... để làm nổi bật đối tượng nên bài văn khô khan, miêu tả sự vật còn mang tính liệt kê, cách viết ít sáng tạo. Học sinh chưa biết chọn đặc điểm cốt lõi của sự vật để làm nổi bật sự vật đó… Chúng ta cùng đọc một số lỗi trong văn miêu tả của học sinh:

+ Lỗi câu không đủ thành phần: Trên dòng sông quê hương.

+ Lỗi câu thừa thành phần, lặp lại thành phần không cần thiết: Cặp sách đối với em là người bạn thân thiết của em.

+ Lỗi câu có nội dung trùng lặp với câu khác trong văn bản: Mèo con luôn rình bắt chuột nên các chú chuột không dán bén mảng đến bao thóc. Em rất yêu mèo con vì chú luôn rình bắt chuột cho nhà em.

+ Lỗi câu không phân định được thành phần: Em phải giữ gìn chiếc bút chì đặt vào hộp.

+ Lỗi câu sai nghĩa: Mẹ đẹp huy hoàng ai cũng thích.

+ Lỗi không dùng dấu câu( trong từng câu hoặc cả bài viết của học sinh không có dấu chấm, dấu phấy.)

+ Lỗi dùng từ không phù hợp: Món quà tuy nhỏ nhen nhưng em rất quý.

+ Lỗi sai lạc chủ đề.

Như vậy, ta thấy, khi viết bài văn học sinh tiểu học thường mắc rất nhiều lỗi( chỉ có học sinh giỏi mới có khả năng hạn chế những lỗi trên). Đọc bài văn miêu tả của các em, ta còn thấy sự khô khan nghèo cảm xúc, bài văn như một bảng liệt kê các chi tiết của đối tượng miêu tả, đôi khi bịa đặt không căn cứ.

2. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG TRÊN :

Qua quá trình nhìn nhận thực trạng trên với trách nhiệm của những người giáo viên trực tiếp đứng trên bục giảng, tôi không tránh khỏi những băn khoăn và lo lắng. Chính vì vậy mà nhiều câu hỏi và tình huống đặt ra cho tôi là làm thế nào để giúp các em học tốt môn tập làm văn nói chung và phần Tập làm văn miêu tả nói riêng?

Từ nhận thức đó tôi thấy hướng giải quyết là cần phải tìm hiểu kĩ nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, sau đó cùng nhau xây dựng biện pháp khắc phục và sau một thời gian tìm hiểu tôi đã tìm ra được một số nguyên nhân chính dẫn đến việc học chậm môn Tập làm văn nói chung và phần Tập làm văn miêu tả nói riêng của học sinh đó là:

2.1.Về học sinh :

* Nguyên nhân thứ nhất:


Các em chưa hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả, chưa phân biệt được sự

khác biệt giữa văn miêu tả với các kiểu bài văn khác, đôi khi các em còn nhầm sang kể lại những gì mà các em thấy xung quanh mình.

* Nguyên nhân thứ hai:

Khả năng quan sát và lựa chọn hình ảnh để quan sát và miêu tả của các em chưa tinh tế. Các em chưa biết cách quan sát, chưa biết cách lựa chọn các chi tiết để quan sát. Đứng trước một đối tượng cần miêu tả, các em chỉ biết liệt kê các chi tiết mà các em thấy chứ chưa có sự lựa chọn những chi tiết nổi bật để viết.

* Nguyên nhân thứ ba:

Nhìn chung các em chưa có phương pháp làm bài, việc nhận diện từng thể loại tập làm văn chưa cụ thể. Cấu trúc bài viết của mỗi thể loại các em nắm chưa vững, còn mập mờ dẫn đến các em làm bài chưa hay.

* Nguyên nhân thứ tư:

Trong quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy rằng vốn từ ngữ của đại đa số học sinh còn nghèo so với yêu cầu cần đạt của từng khối lớp mà các em đang theo học. Chính vì vậy mà các em thiếu hẳn đi một yếu tố quan trọng nhất khi làm Tập làm văn: đó là dùng từ đặt câu. Kĩ năng lựa chọn từ ngữ, dùng từ đặt câu, viết đoạn, kĩ năng diễn đạt...còn rất hạn chế. Các em chưa biết cách sắp xếp ý khi viết bài, bố cục thiếu rõ ràng. Từ đó chúng ta thấy ngay việc học tập các môn học và đặc biệt là các phân môn trong môn Tiếng Việt chưa được các em chú trọng ( Chứng tỏ các em đã thiếu hụt trầm trọng về kiến thức của phân môn chính tả, luyện từ và câu, tập đọc…)

* Nguyên nhân thứ năm:

Học sinh không có thói quen sử dụng các biện pháp tu từ, biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá.... Khả năng giao cảm với đối tượng miêu tả còn hạn chế, cảm xúc tình cảm không tự nhiên còn gượng ép.

* Nguyên nhân thứ sáu:

Trong tiết trả bài, học sinh chưa tự sửa lỗi và sửa lỗi chưa kĩ càng.

* Nguyên nhân thứ bẩy :

Với đối tượng học sinh của trường tôi hầu hết toàn bộ là con em nông thôn, việc tiếp xúc với thế giới xung quanh tuy nhiều nhưng việc quan sát và cách quan sát thực tế về các sự vật, hiện tượng cần miêu tả chưa được chú trọng, nếu có thì các em cũng chưa biết quan sát. Thực tế qua một số bài viết đã phản ánh rất rõ, các em quan sát chưa có trọng tâm, có chủ đích mà còn tràn lan, các em chưa biết chọn nét tiêu biểu, nổi bật để quan sát, miêu tả. Mặt khác do điều kiện kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn, các điều kiện phục vụ cho công tác học tập của các em còn quá thiếu thốn vì vậy mà ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em.

2.2. Về giáo viên :

Nhìn chung với vai trò là người giáo viên cũng như do nhu cầu đòi hỏi của sự phát triển chung của ngành, của xã hội nhiều đồng chí giáo viên đã hết sức lo lắng, có trách nhiệm, tâm huyết với nghề nghiệp. Họ luôn không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, luôn tìm hiểu đổi mới phương pháp và hình thức dạy học để đưa chất lượng dạy học ngày một được nâng cao. Song bên cạnh đó cũng không ít giáo viên còn chưa chuyên tâm với công việc, giảng dạy còn hời hợt vì vậy hiệu quả chưa cao.

Đặc biệt còn có một số giáo viên do trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm có hạn nên cũng chưa tìm ra hướng dạy - học thích hợp để nâng cao hiệu quả dạy học Tập làm văn, cụ thể là phần Tập làm văn miêu tả mà tôi đề cập trong phần viết này.

Với cách nhìn nhận đó tôi thấy rằng những nguyên nhân tồn tại của hầu hết các giáo viên khi dạy dạng bài Tập làm văn miêu tả là :

* Nguyên nhân thứ nhất :

+ Quá trình soạn giảng và lên lớp chưa được chú trọng đầu tư thích đáng. Cách xây dựng thiết kế bài dạy của giáo viên hết sức đơn điệu, khô khan chưa mở rộng, đào sâu kiến thức, chưa đa dạng trong cách viết đoạn mở bài, thân bài hay kết luận.

+ Giảng dạy rập khuôn theo hướng dẫn, thiết kế mẫu có sẵn, cho dù những nội dung chưa phù hợp với đối tượng học sinh và với từng vùng miền.

+ Giáo viên dạy học sinh theo lối học tủ, thuộc từng câu, từng đoạn, một bài mẫu nào đó với cách học máy móc, học vẹt…

+ Cách nhìn nhận về từng tiết dạy như : viết đoạn mở bài - thân bài - kết bài , lập dàn ý, làm viết hay tiết trả bài của giáo viên chưa rõ ràng, còn qua loa đại khái cho xong nhiệm vụ, chứ chưa được đầu tư một cách thực sự, chưa được nghiên cứu một cách cụ thể chi tiết để cung cấp cho học sinh một cách đúng mực.

* Nguyên nhân thứ hai :

Vẫn biết rằng các môn học khác cũng như các phân môn như :Tập đọc; Luyện từ và câu; Chính tả… trong môn Tiếng Việt là cơ sở, là nền tảng cho việc học tốt cho môn Tập làm văn thế nhưng hầu hết các giáo viên chưa chú ý đến điều này dẫn đến quá trình làm bài của học sinh không có vốn từ, cơ sở lý luận trong cách viết dẫn đến bài viết sáo rỗng, khô khan.

* Nguyên nhân thứ ba :

Tôi nhận thấy quá trình dạy học tập làm văn nói chung và phần văn miêu tả nói riêng thì tiết trả bài cũng hết sức quan trọng, bởi qua tiết trả bài người giáo viên có thể giúp học sinh hoàn chỉnh bài viết của mình một cách tốt nhất. Vì trong tiết trả bài các em được chữa các lỗi mắc phải như : lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, liên kết câu, đoạn …Được nghe và cảm nhận cách viết qua bài viết tiêu biểu của các bạn. Tuy vậy giáo viên vẫn chủ quan về tiết trả bài, không chú trọng, chữa bài qua loa và sơ sài.

2.3. Về phía phụ huynh học sinh :

Nhìn chung phong trào khuyến học đã khơi dậy được phong trào học tập hết sức lớn rộng trong cộng đồng dân cư. Song bên cạnh đó cón có rất nhiều phụ huynh nhận thức còn quá kém, mơ hồ trong việc học tập của con em mình. Chính vì thế mà chưa có sự đầu tư rõ ràng, cụ thể. Nhiều phụ huynh còn phó mặc con cái của mình cho nhà trường như hình thức khoán trắng.

CHƯƠNG II

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY – HỌC

TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ Ở LỚP 4

Đứng trước thực trạng và một kết quả đáng lo ngại đó, cũng từ những nguyên nhân cơ bản đã nêu ở trên, với quan điểm nhất quán tôi theo phương châm dạy học đúng theo câu nói của cổ nhân xưa “ Trong bụng chưa có ba vạn quyển sách, trong mắt chưa có núi sông kì lạ của thiên hạ thì chưa học được văn”, mặt khác qua quá trình dạy tôi đã xây dựng biện pháp nâng cao chất lượng việc dạy - học Tập làm văn phần văn miêu tả ở lớp 4 - 5 cụ thể như sau:

I. CÁC BIỆN PHÁP DẠY – HỌC TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ Ở LỚP 4

1. BIỆN PHÁP THỨ NHẤT: Giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả.

1.1. Khái niệm:
Giáo viên cần giúp học sinh hiểu: Miêu tả là một thể loại văn bản mà trong đó người viết dùng ngôn ngữ có tính chất nghệ thuật của mình để tái hiện, sao chụp lại hình ảnh chân dung của đối tượng miêu tả với những đặc điểm nổi bật cả về hình thức bên ngoài lẫn những phẩm chất bên trong nhằm giúp người đọc có những hiểu biết và rung cảm, cảm nhận về đối tượng đó như được trực tiếp tiếp xúc với đối tượng thông qua các giác quan của mình. Tả là dùng ngôn ngữ để ghi lại một cảnh, một người, một sự vật, sự việc.....làm cho người đọc như trông thấy cảnh ấy, người ấy, vật ấy, sự việc ấy được tái hiện lại, nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người. Việc miêu tả rất giống với công việc của người hoạ sĩ. Nhưng người hoạ sĩ dùng đường nét và màu sắc để làm công cụ thì người viết văn miêu tả phải dùng ngôn ngữ để diễn tả.

1.2. Đặc điểm của văn miêu tả: Bài văn miêu tả được xây dựng trên những cơ sở những hình ảnh, những ấn tượng về đối tượng mà người viết thu lượm, cảm nhận được thông qua các giác quan trực tiếp của mình. Bài văn miêu tả là thể loại văn bản mang tính chất nghệ thuật cao, mang tính sáng tạo, tính cá thể của người viết. Ngôn ngữ trong văn miêu tả là thứ ngôn ngữ nghệ thuật giàu sức gợi tả, gợi cảm và là thứ ngôn ngữ của những biện pháp tu từ. Tả là mô phỏng, là tô vẽ, là so sánh ví von, nhân hoá bằng hình ảnh... chứ không phải là kể lể.

+ Với học sinh tiểu học, mỗi bài tập làm văn là sản phẩm của từng cá nhân các em trước một đề tài. Sản phẩm này ít nhiều mang dấu ấn riêng của từng em trong cách suy nghĩ, cách tả, cách diễn đạt... Thái độ đúng đắn của giáo viên là tôn trọng sự độc lập, sự suy nghĩ sáng tạo đó nếu nó không biểu lộ những lệch lạc. Nhà văn Phạm Hổ nói nói “ Cái riêng, cái mới trong văn miêu tả phải gắn với cái chân thật”. Văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng, không ngăn cản sự sáng tạo của người viết nhưng như vậy không có nghĩa là cho phép người viết “bịa” một cách tuỳ ý. Để tả đúng, tả hay thì phải tả chân thật, giáo viên cần uốn nắn để học sinh tránh thái độ giả tạo, giả dối, bệnh công thức sáo rỗng.

2. BIỆN PHÁP THỨ HAI: Làm giàu vốn từ và bổ trợ kiến thức tập làm văn cho học sinh qua các môn học.

Xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể, chi tiết cho các môn học đặc biệt các phân môn trong môn học Tiếng Việt, tích hợp kiến thức theo mục tiêu yêu cầu cần đạt của môn học đồng thời theo hướng bổ trợ kiến thức cho phân môn Tập làm văn đặc biệt là phần Tập làm văn miêu tả. Tập trung cụ thể hoá nội dung từng tiết dạy của các môn học theo hướng đảm bảo tốt các yêu cầu cần đạt cho học sinh theo đúng khối lớp mình phụ trách. Trên cơ sở đó tôi xác định rõ những nội dung nào của môn học nào góp phần bổ trợ đắc lực cho phân môn Tập làm văn để có hướng tích hợp yêu cầu học sinh nắm rõ những nội dung cần thiết đó. Theo ý chủ quan của tôi thì phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu góp phần thiết thực nhất cho học sinh khi vận dụng vào làm văn.

2.1. Phân môn Tập đọc

Phân môn Tập đọc có tác dụng lớn trong việc dạy Tập làm văn miêu tả. Khi đọc và cảm nhận một bài tập đọc hay đặc biệt bài tập đọc lại là một bài văn miêu tả, các em sẽ biết rung cảm trước vẻ đẹp của ngôn từ được sử dụng trong bài. Hơn nữa, trong quá trình phân tích tìm hiểu bài, các em nắm được nghệ thuật miêu tả, cách dùng từ đặt câu của tác giả. Để từ đó các em vận dụng vào khi viết văn. Khi dạy tập đọc là một bài văn miêu tả, tôi thường yêu cầu các em tự chia đoạn sau đó tìm nội dung chính của từng đoạn để từ đó hướng các em tới cách viết đoạn của một bài văn cụ thể mà các em chọn. Khi đọc bài, tôi yêu cầu học sinh đọc diễn cảm để cảm nhận tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài là gì? Từ đó tôi hướng cho các em: viết hay chưa đủ, viết phải có cảm xúc, có tình cảm gắn với đối tượng được tả. Nếu bài văn tô vẽ đẹp nhưng cảm xúc nghèo nàn thì không khác gì đứng trước một cảnh đẹp không có hồn. Ngoài ra, trong phần tìm hiểu bài ngoài các câu hỏi trong sách giáo, tôi thường đặt thêm câu hỏi:

+Bài văn tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả nào?

+Nghệ thuật miêu tả ấy có tác dụng gì trong bài văn?

+ Bài văn được miêu tả theo trình tự nào?

+ Em thích tiết nào nhất trong bài văn?

+ Tác giả quan sát sự vật bằng các giác quan nào?

Ví dụ 1: Khi dạy bài tập đọc “Quang cảnh làng mạc ngày mùa’, tôi hướng dẫn học sinh học tập cách sử dụng từ ngữ miêu tả màu sắc của tác giả (dùng từ đồng nghĩa); học cách quan sát cảnh vật thiên nhiên bằng tất cả các giác quan; tả cảnh theo trình tự không gian...

Ví dụ 2: Khi dạy bài tập đọc “ Mùa thảo quả”, tôi không chỉ dừng lại ở việc dạy tập đọc, mà cái cao hơn ở đây là phải hướng học sinh tìm ra được bài văn trên được viết theo thể loại nào ? Trình tự miêu tả là gì ? Nhận ra được nét đặc sắc trong cách miêu tả của tác giả ( Ví dụ : Cách dùng từ thơm được lặp lại nhiều lần của tác giả chẳng hạn… ). Bài văn đã được vận dụng vốn sống thực tế nào của người viết? Bài viết nhìn nhận sự vật, hiện tượng bằng những giác quan nào? Từ đó có thể hỏi học sinh “Em đã học được những gì trong cách miêu tả của tác giả ?”

2.2 Phân môn Kể chuyện

Trong chương trình Tiểu học mới, phân môn kể chuyện được chia làm 3 dạng bài:

Kể chuyện theo tranh; Kể chuyện đã nghe, đã đọc; Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Dạng nào cũng yêu cầu học sinh phải diễn đạt trôi chảy ngôn từ mà các em đã có, đặt biệt là dạng bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Mục đích dạy Kể chuyện là rèn kĩ năng nói cho học sinh mà để có được văn bản để nói thì học sinh phải chuẩn bị, phải viết được ra những điều mình đã thấy, đã chứng kiến. Việc kể chuyện đòi hỏi học sinh phải diễn đạt gẫy gọn, thành câu, dùng từ chính xác. Nhất là dạng bài kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia lại đòi hỏi các em phải có sự quan sát, ghi nhớ các sự kiện xảy ra để viết thành bài sau đó kể lại. Việc làm này rất có ích khi các em vận dụng nó vào việc làm văn của mình. Kể chuyện cũng như làm văn phải biết lựa chọn chi tiết đặc sắc, chi tiết đắt giá, lựa chọn câu từ hình ảnh phù hợp; phải biết lựa chọn các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá đúng lúc, đúng chỗ; phải biết gắn tình cảm của mình vào trong câu chuyện được kể thì câu chuyện mới hấp dẫn người nghe;

Ví dụ: Khi dạy tiết Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, tôi hướng dẫn học sinh: đọc kĩ đề bài, gạch chân các từ ngữ quan trọng ở đề bài, xây dựng dàn ý, cách dùng từ đặt câu, lựa chọn hình ảnh phù hợp với từng đề bài.

2.3. Phân môn Luyện từ và câu.

Phân môn Luyện từ và câu đóng góp phần không nhỏ vào quá trình học Tập làm văn của học sinh. Ở phân môn này học sinh được cung cấp và làm giàu vốn từ của mình.Qua các bài học ở sách giáo khoa các em hiểu biết về loại từ, từ loại, về từ đồng nghĩa, trái nghĩa....Từ đó, rất đơn giản các em hiểu khi nào thì đặt câu với từ" bát ngát", khi nào thì sử dụng từ " thênh thang" trong viết văn.Trong các bài học về Luyện từ và câu phần hệ thống hóa và mở rộng vốn từ ở các chủ đề, khi hiểu nghĩa của các từ ngữ, học sinh cần phải học thuộc và nắm vững các từ thuộc từng chủ đề để sau này vận dụng các từ ngữ đó vào viết tập làm văn ( đây là dạng bài cung cấp và làm giàu vốn từ nhất cho học sinh )

Ví dụ 1: Khi dạy bài Mở rộng vốn từ: "Thiên nhiên" sau khi cung cấp vốn

từ cho học sinh, tôi yêu cầu học sinh nhớ và thuộc các từ miêu tả không gian, sông

nước....để các em vận dụng vào viết văn miêu tả cảnh thiên nhiên nơi em ở.

Ví dụ 2: Hay khi dạy bài Luyện từ và câu Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ, tôi lưu ý học sinh khi viết đoạn văn cần sử dụng linh hoạt các cách liên kết câu khi nào dùng cách lặp từ ngữ, khi nào dùng thay thế từ ngữ để đoạn văn hay hơn. Hay khi làm bài văn miêu tả tránh lặp lại từ thì dùng các từ ngữ thay thế cho phù hợp.

- Mặt khác dạng bài tập dùng từ đặt câu, viết đoạn theo chủ đề cần được chú trọng trong từng tiết luyện từ và câu, bởi đây chính là cơ sở để hình thành cách viết văn cho học sinh sau này.

Ví dụ: Khi dạy bài Luyện tập về từ đồng nghĩa có bài tập: “ Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, hãy viết một đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật mà em yêu thích. Trong đó chú ý sử dụng từ đồng nghĩa”. Ở bài tập này tôi hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn, cách dùng từ đặt câu. Đoạn văn ở đây có thể là viết về cánh đồng với nhiều màu vàng khác nhau, có thể là cảnh trời mùa thu với sắc xanh ngắt của trời, xanh tươi của cây cối…Từ đó học sinh vận dụng cách viết vào tiết Tập làm văn tả cảnh.

- Ngoài ra các dạng bài tập điền từ vào chỗ chấm; tìm từ lạc trong nhóm từ; sửa từ chưa chính xác trong các câu; sửa lỗi liên kết câu; tìm từ giàu hình ảnh, sinh động để biểu đạt các sự vật, hiện tượng (đối tượng miêu tả) học sinh cần đề cập tới trong bài…Các dạng bài tập này tôi thường cho HS làm vào một số tiết học tăng buổi.

*Lưu ý : Việc làm giàu vốn từ cho học sinh bằng các hoạt động dạy học nói trên thì giáo viên không chỉ yêu cầu sáo rỗng với học sinh là các em cần học thuộc vốn từ đã học mà cần giúp học sinh biết sử dụng "sổ tay vốn từ", hình thành thói quen khi gặp “ từ hay ” là ghi ngay vào sổ và thường xuyên đọc sách, báo thiếu nhi, sách những bài văn chọn lọc dành cho học sinh Tiểu học…Đồng thời có kế hoạch kiểm tra hàng tháng, biểu dương những học sinh có sổ tay tích lũy được nhiều từ mới.

Việc hình thành thói quen đọc sách, báo cho học sinh tôi tiến hành vào các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ bằng phương pháp thi đua giữa các nhóm, tổ học tập. Tổ chức vào một số tiết học tăng buổi với các dạng bài tập làm quen và sử dụng từ để đặt câu.

3. BIỆN PHÁP THỨ BA: Hướng dẫn học sinh phân tích đề

Phân tích đề bài là một việc làm quan trọng khi làm văn miêu tả. Có tìm hiểu đề bài kĩ, các em mới xác định đúng thể loại văn, xác định đúng yêu cầu của đề bài từ đó làm bài tốt hơn. Khi phân tích đề bài, tôi thường hỏi các em: " Bài viết theo thể loại gì? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết cho ai? Thái độ cần được bộc lộ qua bài viết như thế nào?". Trên thực tế, học sinh rất hay bị lệch khi xác định yêu cầu của đề. Ví dụ với đề bài: "Một buổi sớm đến trường, em bỗng nghe tiếng ve kêu râm ran hoặc nhìn thấy những chùm hoa phượng đỏ. Em hãy tả lại cảnh đó và nêu lên cảm xúc của em khi nhìn thấy mùa hè". Khi gặp đề bài này hầu như các em khi chưa xác định được yêu cầu của đề đều chỉ tả cây hoa phượng như vậy các em lạc sang văn tả cây cối mà không hiểu đây là bài văn tả cảnh. Hoặc khi làm đúng thể loại văn tả cảnh nhưng các em lại không bộc lộ được cảm xúc của mình khi viết. Vì vậy, hướng dần học sinh phân tích yêu cầu của đề là việc làm đầu tiên khi các em tìm ý cho bài văn của mình.

Để kích thích học sinh có hứng thú với viết văn và viết có cảm xúc, hình ảnh, tôi thường chọn những đề Tập làm văn được diễn đạt giàu hình ảnh. Ví dụ các đề bài sau được diễn đạt giàu hình ảnh và cảm xúc hơn đề bài gốc:

" Hãy viết bài văn tả cảnh đẹp quê hương".

Đề 1:

" Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng.

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông".

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Dựa vào những hình ảnh trong đoạn thơ trên, em hãy chọn để tả một trong các cảnh đẹp sau:

+ Cánh đồng quê vào một buổi chiều hè với những cánh diều biếc lơ lửng trên nền trời trong xanh.

+ Dòng sông hiền hoà với những con đò khua nước êm trôi.

+ Con đường rợp bóng hàng cây với những cánh bướm rập rờn theo bước chân em tới trường.

Đề 2: Tuổi thơ em gắn liền với những cảnh đẹp quê hương. Dòng sông với những cánh buồm nâu rập rờn trong nắng sớm. Cánh đồng xanh mướt thẳng cánh cò bay. Cánh đồng lúa chín như một biển vàng nhấp nhô gợn sóng. Con đường làng thân thuộc in dấu chân quen. Đêm trăng đẹp với những điệu hò......Em hãy tả lại một trong những cảnh đẹp đó.

Đề bài:" Cảnh buổi sáng khi mặt trời mới mọc ở đâu cũng đẹp. Đó là khi mặt trời còn bẽn lén núp sau sườn núi, những tia nắng dịu dàng đã bắt đầu xuyên thủng màn sương bao phủ núi đồi. Đó là những buổi hừng đông với những tia nắng hồng nhảy nhót trên mặt biển. Đó là tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp phố phường....Và gần gũi thân thiết hơn là cảnh buổi sáng bắt đầu ở nơi em ở. Hãy tả lại buổi sáng trên quê hương em". Diễn đạt giàu cảm xúc và hình ảnh hơn đề: " Hãy tả một buổi sáng trên quê hương em".

Kinh nghiệm cho thấy, khi tôi lựa chọn những đề Tập làm văn giàu hình ảnh và giàu cảm xúc như trên, học sinh rất hứng thú và có em còn lựa chọn đề bài cho chính phần mở bài của bài văn.

4. BIỆN PHÁP THỨ TƯ: Luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, tìm ý của sự vật, hiện tượng nhằm bồi dưỡng vốn sống thực tế cho các em.

Hiện nay trong trường học, chúng ta dạy Tập làm văn thường thiên về dạy kĩ thuật làm bài mà không cung cấp các chất liệu sống, tạo nên nội dung viết. Thường giáo viên ra một đề bài và hướng dẫn kĩ thuật làm bài. Còn học sinh thì gắng đọc thật nhiều bài văn mẫu, xào xáo lại, thậm chí có em còn bê nguyên bài văn của người khác vào bài của mình.. Em nào khéo xào xáo thì được xem là viết văn khá. Khi thấy một học sinh ngồi trước một đề văn hàng 15 - 20 phút chưa viết được ta thường cho rằng em đó không có nội dung, không có gì để nói, không có gì để viết. Nguyên nhân của tình trạng học sinh không có gì để viết là do học sinh thiếu hụt vốn sống, vốn cảm xúc. Cũng vì vậy, có rất nhiều bài tập tiếng Việt học sinh không làm được vì thiếu vốn sống, chưa có kĩ năng quan sát thực tế xung quanh.Chính vì vậy phải đặt vấn đề hướng dẫn học sinh kĩ năng quan sát, tìm ý để bồi dưỡng vốn sống thực tế cho học sinh.

Khi dạy học về Tập làm văn miêu tả thì chúng ta cần coi trọng việc tổ chức cho các em quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả. Đây là một công việc thuộc về nguyên tắc. Tất nhiên chúng ta hướng dẫn học sinh quan sát thực tế nhưng không cản trở trí tưởng tượng phong phú của các em. Nhưng trí tưởng tượng của các em dù bay bổng đến đâu vẫn phải có cơ sở, bắt nguồn từ thực tế đời sống. Một em học sinh vùng núi xa xôi chưa từng thấy chiếc cặp bao giờ thì không thể tả đúng chiếc cặp và có cảm xúc với nó; cũng không thể tả “cây chuối đang có buồng", “cây bàng đang thay lá" khi chưa hề thấy chúng lần nào.Các em cũng không thể gây xúc động cho ai khi phải tả “con lợn nhà em" trong khi nhà chưa nuôi lợn bao giờ. Chính vì vậy cần tổ chức tốt quá trình quan sát, tham quan thực tế cho học sinh. Chỉ trên cơ sở có sự thu nhận trực tiếp các nhận xét, ấn tượng, cảm xúc của mình các em mới bắt tay vào làm bài.

Có thể nói đây là một trong những quan điểm quan trọng nhất của phương pháp dạy - học văn miêu tả. Để thực hiện yêu cầu trên, chúng ta phải bảo đảm dạy tốt các tiết luyện tập quan sát, bảo đảm ra các đề nói đến các đối tượng miêu tả các em có khả năng tiếp xúc trực tiếp, giúp các em có điều kiện, cơ hội chuẩn bị quan sát tốt trước khi làm bài. Đồng thời chúng ta phải chú ý rèn luyện cho các em có được các kĩ năng quan sát cần thiết. Khi quan sát để miêu tả giáo viên cần lưu ý

1646300881445.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM-SKKN văn miêu tả 4+5.doc
    227.5 KB · Lượt xem: 21
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cáo sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 kho sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 một số sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm dạy hình học lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm dạy kể chuyện lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm dạy môn tập đọc lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm dạy tập đọc nhạc lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm giải toán điển hình lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm khoa học lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm lịch sử lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3-4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 hay sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 hay nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 mới nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 mới nhất violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn chính tả sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn chính tả violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn khoa học sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tập làm văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tiếng việt sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tiếng việt violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn toán năm 2018 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn toán violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2018 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2019 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2020 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 tiểu học sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 tuổi mầm non sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 về công tác chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 vnen sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 đạt giải cấp tỉnh sáng kiến kinh nghiệm luyện từ và câu lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm mầm non lớp 3 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm mở rộng vốn từ lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn kĩ thuật lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn kỹ thuật lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn the dục lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tin học lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm thể dục lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm tiếng việt lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 môn toán sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm toán 4 sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm về chính tả lớp 4
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,474
    Bài viết
    37,943
    Thành viên
    141,437
    Thành viên mới nhất
    Thu Gấm

    Thành viên Online

    Top