- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,995
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN LỚP 2 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1. Lý do chọn đề tài
Bậc Tiểu học là bậc học quan trọng, đặt nền móng cho giáo dục phổ thông. Bởi giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học sinh học tiếp các bậc tiếp các bậc học sau.
Kể chuyện là một phân môn lí thú và hấp dẫn ở các lớp trong trường tiểu học. Tiết kể chuyện thường được các em đón nhận với tâm trạng hào hứng và thích thú. Khác với các giờ học khác: tập đọc, luyện từ và câu… ở tiết kể chuyện, giáo viên và học sinh gần như là thoát li khỏi sách giáo khoa mà được giao hoà tình cảm một cách hồn nhiên thông qua nội dung những câu chuyện được kể. Thông qua lời kể của giáo viên và lời kể của học sinh mọi người như được sống trong những giây phút hồi hộp đầy cảm xúc ngoài qui chế thông thường của một tiết lên lớp bởi không có những hiện tượng căng thẳng như quay cóp, sao chép…Gần như mối quan hệ thầy trò mới được xác lập giữa một không khí mới, không khí cổ tích, không khí của sự khích lệ, không khí của lòng vị tha rất đỗi thanh tao.
Thực tế hiện nay trong chương trình lớp 2 phân môn kể chuyện gắn bó chặt chẽ với phân môn Tập đọc ở lớp 2, nội dung tiết Kể chuyện là kể lại câu chuyện học sinh đã học trong bài tập đọc ở hai tiết mở đầu mỗi tuần.
Kể chuyện ở đây là học sinh tái hiện lại câu chuyện có sáng tạo bài đọc vừa học. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi thấy dạy học sinh kể được một câu chuyện hay, giàu cảm xúc là một kĩ năng khó của phân môn kể chuyện. Bởi vậy, hiệu quả giờ dạy kể chuyện còn rất hạn chế. Nhưng làm thế nào để dạy tốt tiết kể chuyện? Làm thế nào để gây hứng thú đối với các em? Đó là một vấn đề quan trọng được các nhà giáo dục quan tâm. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 2 bản thân tôi rất trăn trở cho chất lượng dạy tiết kể chuyện, với mục đích rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh không chỉ đọc thuộc, nhớ nội dung câu chuyện mà còn phải biết nhập vai để thể hiện được giọng kể, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, phù hợp với mỗi nhân vật trong từng đoạn chuyện, trong từng câu chuyện kể. Chính điều đó mà tôi cũng đã suy nghĩ và nghiên cứu vấn đề này: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 ở Trường Tiểu học”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu, đề xuất những biện pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 ở trường Tiểu học.
- Rút ra những kinh nghiệm dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 nhằm nâng cao
hiệu quả trong quá trình dạy môn Tiếng Việt nói chung và dạy phân môn kể
chuyện nói riêng trong trường Tiểu học.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 ở Trường Tiểu học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh và dạy học phân môn kể chuyện lớp 2.
- Tìm hiểu về thực trạng kể chuyện trong phân môn kể chuyện khối lớp 2 ở trường Tiểu học.
- Đề xuất các giải pháp giúp giáo viên áp dụng một số phương pháp vào dạy học sinh kể tốt các câu chuyện trong phân môn kể chuyện cho học sinh lớp 2 tại trường Tiểu học.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra, phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp phỏng vấn.
6. Phạm vi nghiên cứu:
* Nghiên cứu kĩ nội dung sách giáo khoa, các loại sách tham khảo Tiếng Việt lớp 2 để giáo viên nắm chắc trọng tâm chương trình môn học.
* Điều tra tình hình thực tiễn những vấn đề có liên quan đến đề tài:
+ Trao đổi với đồng nghiệp để đánh giá khả năng kể chuyện của học sinh để từ đó rút ra phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả.
+ Dự giờ giáo viên cùng khối để nắm được phương pháp giảng dạy hướng dẫn học sinh kể chuyện để rút ra bài học kinh nghiệm quý báu.
+ Đề xuất một số giải pháp về hướng dẫn học sinh kể chuyện trong phân môn Kể chuyện.Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cùng với kết quả nghiên cứu của đề tài.
1. Cơ sở lí luận
1.1. Căn cứ vào mục tiêu của giáo dục Tiểu học
Trong Mục 2 Điều 23 của Luật Giáo dục có quy định mục tiêu của giáo dục Tiểu học như sau: “Giáo dục Tiểu học nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở.”
1.2. Căn cứ vào mục tiêu của môn học
Môn Tiếng Việt hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong cả môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc học Tiếng Việt, các em được rèn luyện các thao tác tư duy, bồi dưỡng cho các em những tư tưởng, tình cảm trong sáng lành mạnh, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tiếng Việt còn được coi là bộ môn công cụ giúp các em tiếp thu tri thức ở các bộ môn khoa học khác thông qua con đường nghe - nói - đọc - viết.
Đặc biệt hơn môn Tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh hệ thống từ ngữ và kỹ năng sử dụng từ ngữ để diễn đạt chính xác bởi từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Vốn từ của học sinh phong phú và nắm chắc được nghĩa của từ thì giúp các em trình bày tư tưởng tình cảm trong sáng, đặc sắc. Vì điều kiện hàng đầu để phát triển ngôn ngữ chính là số lượng từ học sinh nắm được cho nên ở Tiểu học từ ngữ không chỉ được dạy ở phân môn Luyện từ và câu mà còn được dạy ở các phân môn như: Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả, Tập viết và các môn khác như Toán, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức,…
1.3. Căn cứ vào quan điểm biên soạn sách giáo khoa Tiếng Việt 2
1. 3.1. Quan điểm giao tiếp
Để thực hiện mục tiêu “Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng sử dụng Tiếng Việt” để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, cũng như sách Tiếng Việt lớp 1, 3, 4, 5 sách giáo khoa Tiếng Việt 2 lấy nguyên tắc giao tiếp làm định hướng cơ bản.
Quan điểm dạy giao tiếp được thể hiện trên cả 2 phương diện: Nội dung và phương pháp dạy học. Về nội dung, thông qua các môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn, Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 tạo ra những môi trường giao tiếp có chọn lọc để học sinh mở rộng vốn từ theo định hướng, trang bị những tri thức và phát triển các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp. Về phương pháp dạy học, các kỹ năng nói trên được dạy thông qua nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên.
1.3.2. Quan điểm tích hợp
Tích hợp là tổng hợp một đơn vị học, thậm chí một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kỹ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian cho người học. Có thể thực hiện tích hợp theo chiều ngang và tích hợp theo chiều dọc.
1.3.3. Quan điểm tích cực hoá hoạt động của học sinh
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa là đổi mới phương pháp dạy và học: Chuyển từ phương pháp truyền thụ sang phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó thầy giáo (cô giáo) đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và phát triển.
1.4. Căn cứ vào mục tiêu của phân môn Kể chuyện
- Phân môn Kể chuyện trang bị kiến thức và rèn luyện các kỹ năng kể cho học sinh.
- Góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lôgic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mỹ hoàn thành nhân cách cho học sinh.
2. Thực trạng giảng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 ở Trường Tiểu học
2.1. Đặc điểm chung của trường nơi tôi công tác
a. Thuận lợi
Là trường Tiểu học thuộc Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Vì thế, trang thiết bị dạy học của Trường tương đối đầy đủ đáp ứng cho nhu cầu dạy học và các hoạt động giáo dục toàn diện. Đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao. Công tác xã hội hoá giáo dục đang ngày càng được đẩy mạnh ở địa phương, đặc biệt là sự quan tâm của các bậc phụ huynh, các cấp chính quyền và Phòng giáo dục và Đào tạo luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao tới công tác giáo dục của nhà trường.
Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học. Các tổ chuyên môn là môi trường tốt để giáo viên học hỏi và nâng cao tay nghề.
Cha mẹ học sinh của trường cơ bản là nông dân, là những người có trình độ chưa thật cao nhưng họ đều mong muốn con em được phát triển toàn diện, năng động và tự tin.
b. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên, nhà trường cũng gặp không ít những khó khăn:
- Học sinh có nhiều nhóm đối tượng, mặt bằng dân trí không đồng đều. Một bộ phận phụ huynh có nhận thức về giáo dục còn hạn chế nên phó mặc việc học hành của con em mình cho nhà trường, trăm sự nhờ thầy cô.
Địa phương có nhiều đối tượng là người nhập cư đến thuê trọ sinh sống, nghề nghiệp không ổn định nên cuộc sống còn nhiều khó khăn, rất nhiều học sinh bố mẹ đi làm ăn xa, ở với ông bà già yếu, không có sự quan tâm của gia đình nên việc học tập của các em còn chểnh mảng.
2.2. Thực trạng của việc dạy- học phân môn Kể chuyện lớp 2 trường Tiểu học
2.2.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của phân môn Kể chuyện lớp 2
Thông qua việc dự giờ - thăm lớp, qua trao đổi với các bạn đồng nghiệp tôi nhận thấy rằng đa số giáo viên dạy phân môn kể chuyện còn có những tồn tại như: việc chuẩn bị các đồ dùng dạy học thường xuyên để minh hoạ cho câu chuyện thêm sinh động còn hạn chế, chưa có tranh phóng to minh họa các bài kể chuyện, giáo viên sử dụng tranh thì cũng chỉ dùng tranh phô tô ở trong sách giáo khoa, hay vẫn còn tình trạng đề cao vai trò trung tâm của người thầy mà chưa thực sự chú trọng tới vai trò trung tâm của trò trong việc lĩnh hội tri thức. Phương pháp dạy “Kể chuyện” chưa phong phú, chưa có sự đổi mới rõ rệt. Do đó, học sinh tiếp thu và lĩnh hội tri thức một cách thụ động, ghi nhớ một cách máy móc. Hình thức tổ chức hoạt động học tập còn đơn điệu, nghèo nàn chưa gây hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên chưa quan tâm hết đến các đối tượng học sinh. Chính vì điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình nhận thức và sự phát triển tư duy của học sinh.
2.2.2. Đối với việc dạy phân môn Kể chuyện lớp 2
Trường tôi đã thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo sự chỉ đạo của Sở Giáo dục Hà Nội và Phòng Giáo dục & Đào tạo. Đối với môn Tiếng Việt, nhà trường đã tổ chức chuyên đề dạy kể chuyện theo tinh thần đổi mới. Như vậy, đa số giáo viên trong trường đều đã nắm được phương pháp dạy kể chuyện. Tuy nhiên điều đó mới chỉ được thể hiện trên giáo án, trong các tiết dạy hội giảng hay dự giờ. Thực tế việc dạy kể chuyện vẫn còn những tồn tại:
- Một số giáo viên còn xem nhẹ tiết kể chuyện nên đã dành ít thời gian cho nội dung này.
- Các câu chuyện kể lớp 2 lại là những câu chuyện đã được học trong giờ tập đọc trước. Do đó giáo viên thường nghĩ rằng học sinh đã nhớ được cốt truyện nên cho học sinh đọc lại một cách qua loa nội dung bài tập đọc đó rồi cho hoạc sinh tự kể lại câu chuyện theo nhóm hoặc kể trước lớp một cách đơn điệu. Sau đó yêu cầu học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện.
2.2.3. Đối với học sinh trong quá trình học tập phân môn Kể chuyện lớp 2
- Như chúng ta đã biết, các câu chuyện kể trong tiết kể chuyện lớp 2 là những câu chuyện trong bài tập đọc đầu tuần chứ không phải là những câu chuyện mới lạ được biên soạn thành sách truyện đọc riêng như trước. Chính điều này đã giúp học sinh có nhiều thuận lợi trong việc nhớ và thuộc nội dung câu chuyện nhưng lại hạn chế về sự hứng thú, sự hào hứng chờ đợi và kể chuyện bởi những câu chuyện kể này đã biết.
- Khi kể chuyện trong nhóm, trước lớp, một số em chưa nhớ nội dung truyện còn ngại ngùng không dám bộc lộ khả năng của mình.
Từ cơ sở khoa học và thực tiễn, để khắc phục thực trạng tôi đã tập trung hơn, tiến hành khảo sát học sinh lớp khối 2 tại thời điểm đầu học kỳ I năm học 2017-2018 với kết quả như sau:
2.3. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan
- Do một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến con cái.
- Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy của phân môn còn đơn sơ. Việc tiếp cận với phương tiện hiện đại và đưa phương tiện hiện đại vào dạy học của một số giáo viên còn chậm.
b. Nguyên nhân chủ quan
Một số giáo viên chưa thấy hết được tầm quan trọng của mỗi phương pháp dạy học, chưa khai thác hết mặt mạnh, khắc phục những tồn tại của mỗi phương pháp. Do đó, việc lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học chưa linh hoạt, chưa đạt hiệu quả cao.
3. Một số biện pháp
Trước những thực trạng nêu trên, tôi cũng đã nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp tổ chức có hiệu quả. Tôi xin trình bày một số biện pháp như sau:
3.1. Cung cấp, mở rộng và nhân vốn từ ngữ cho học sinh
a. Mục tiêu
Cung cấp vốn từ giúp học sinh có vốn từ phong phú, để học sinh tự tin trong giao tiếp, khi kể chuyện các em có khả năng diễn đạt được trí tưởng tượng của mình trong từng câu chuyện kể.
b. Nội dung và cách thức thực hiện
Với lứa tuổi của các em học sinh lớp 2, vốn từ của các em còn nghèo nàn, việc sử dụng từ ngữ trong giao tiếp còn nhiều hạn chế. Vì vậy, tôi đã cung cấp vốn từ cho học sinh giúp các em lựa chọn, phân tích để sử dụng từ ngữ cho hợp lý. Khi dạy Luyện từ và câu tôi đã chú trọng mở rộng vốn từ cho học sinh, bằng cách cho các em thi nhau tìm những từ ngữ thuộc chủ đề, chủ điểm các em đang học. Khi học sinh không tìm được từ nhiều, tôi đã nêu câu hỏi gợi mở để các em hiểu và dễ dàng tìm được.
Bên cạnh đó, tôi đã giới thiệu, cung cấp thêm các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa phù hợp với chủ đề các em học.
- Chú trọng nhân vốn từ của học sinh.
- Chú trọng cách dùng từ đặt câu của học sinh.
- Tăng cường, củng cố, mở rộng kiến thức cho học sinh.
Đồng thời trong quá trình giảng dạy, tôi thường liên hệ những nội dung kiến thức có liên quan đến các chủ đề học tập trong các phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu và phân môn Tập làm văn, để cung cấp thêm vốn hiểu biết, vốn từ ngữ về sự vật, hiện tượng xoay quanh các chủ đề để học sinh có kiến thức, không bỡ ngỡ khi gặp những đề bài mới chưa được luyện tập trên lớp.
3.2. Tổ chức một số trò chơi trong giờ kể chuyện.
Để tiết kể chuyện của học sinh có hiệu quả cần phải thường xuyên thay đổi phương pháp và hình thức học tập tạo cho học sinh niềm vui cùng sự hứng thú trong khi kể chuyện. Chính vì thế, trong các giờ kể chuyện tôi thường sử dụng một số trò chơi sau:
3.2.1. Thi kể chuyện truyền điện.
a. Mục tiêu
Mục đích của hình thức này là tôi rèn cho học sinh kĩ năng kể đúng, kể đủ ý và mạch lạc từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý của đoạn hoặc tranh minh hoạ. Học sinh biết phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các bạn để kể cho hấp dẫn và liền mạch.
b. Cách chơi như sau
b.1. Kể chuyện truyền điện theo tranh
* Chuẩn bị
- 2 nhóm học sinh tham gia cuộc thi (số học sinh bằng nhau).
- Bộ tranh vẽ minh hoạ từng đoạn của câu chuyện (tranh vẽ trên khổ giấy A3)
* Luật chơi
- Giáo viên treo bộ tranh minh hoạ cho từng đoạn của câu chuyện.
- Hai đội lên "bắt thăm" hoặc "oẳn tù tì" để chọn đội kể trước.
- Giáo viên mời học sinh 1 của 1 đội (xung phong) đứng lên kể đoạn 1 của câu chuyện theo nội dung của tranh số 1. Sau khi học sinh 1 kể xong em đó có quyền chỉ định học sinh số 2 của đội mình kể tiếp đoạn 2 của câu chuyện theo nội dung tranh số 2. Nếu học sinh số 2 kể được đoạn 2 thì bạn lại có quyền chỉ định tiếp học sinh 3 của đội mình kể tiếp đoạn 3 của câu chuyện. Nếu học sinh số 2 không kể được đoạn 2 thì cả lớp đếm từ "một đến năm". Nếu vẫn không kể được thì học sinh 1 chỉ định bạn học sinh số 3 của đội mình kể tiếp đoạn 2…Cứ như thế cho đến khi kể xong câu chuyện. Bạn học sinh số 2 coi là bị điện giật.
+ Tiến hành tương tự với đội số 2.
* Cách đánh giá
- Đội có nhiều người bị điện giật là đội thua cuộc.
- Giáo viên tuyên dương đội thắng cuộc.
- Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp nhận xét thêm về cách kể, sự sáng tạo khi kể hay cách thể hiện ngôn ngữ…của đội thắng cuộc để khắc sâu về cách thể hiện nội dung câu chuyện. Giáo viên ghi điểm thưởng cho đội thắng cuộc hoặc có những phần thưởng nho nhỏ do giáo viên chuẩn bị trước.
* Ví dụ minh hoạ
DẠY BÀI: CHIẾC BÚT MỰC (Tiếng việt 2 - tập 1)
Chuẩn bị
- Hai nhóm tham gia cuộc chơi (có số người bằng nhau).
- Bộ tranh gồm 4 tranh:
+ Tranh 1: Cô giáo gọi Lan lên bàn lấy mực.
+ Tranh 2: Lan khóc vì quên bút ở nhà.
+ Tranh 3: Mai đưa bút của mình cho Lan mượn.
+ Tranh 4: Cô giáo cho Mai viết bút mực, cô đưa bút của mình cho Mai mượn.
Phổ biến luật chơi: (Như hướng dẫn phần trên).
Tiến hành:
Hai nhóm “Oẳn tù tì” xem đội nào giành phần kể trước
Giáo viên gọi một học sinh xung phong kể theo tranh số 1, em học sinh 1 kể xong tranh 1 thì chỉ định 1 bạn khác trong nhóm - học sinh 2 kể tiếp theo tranh số 2…nếu học sinh 2 kể đúng và hay lại có quyền chỉ định tiếp học sinh 3 kể theo tranh số 3…cứ như thế cho đến tranh số 4.
Trường hợp nếu học sinh được chỉ định mà chưa kể được thì học sinh cả lớp đếm từ "một" đến "năm" mà bạn đó vẫn kể được thì học sinh đã kể được đoạn truyện trước đó có quyền chỉ bạn khác kể.
Tiến hành tương tự với nhóm thứ 2.
Đánh giá
Sau lần chơi thứ nhất nếu nhóm nào có nhiều bạn bị điện giật thì nhóm đó thua cuộc.
Số thời gian còn lại cho nhóm học sinh khác tham gia cuộc chơi.
b.2. Kể chuyện truyền điện theo ý, theo đoạn
Chuẩn bị
- Đối với hình thức kể chuyện truyền điện theo ý, giáo viên chuẩn bị kế hoạch thật cụ thể để điều khiển cuộc chơi. Căn cứ vào nội dung câu chuyện giáo viên chia ra làm các đoạn nhằm giúp các em dễ kể và lôi cuốn được nhiều học sinh chơi.
- Một bảng phụ ghi ý của từng đoạn để học sinh tiện theo dõi.
Luật chơi và cách đánh giá: (Giống phần trên).
Ví dụ minh hoạ
DẠY BÀI: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN (Tiếng Việt 2-tập 2)
Chuẩn bị
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (các nhóm có số lượng người như nhau, lực học tương đương nhau).
- Bảng phụ ghi ý của từng đoạn.
+ Đoạn 1: Chú Chồn kiêu ngạo.
+ Đoạn 2: Trí khôn của Chồn..
+ Đoạn 3: Trí khôn của Gà Rừng.
+ Đoạn 4: Cuộc gặp gỡ của đôi bạn.
- Giáo viên phổ biến luật (giống phần trên)
Tiến hành
Bốn học sinh đại diện 4 nhóm "oẳn tù tì" để chọn đội kể trước.
Đại diện (1 học sinh khác) nhóm A kể trước theo ý của đoạn 1. Sau khi kể xong bạn sẽ "truyền điện" thật nhanh chỉ một bạn nhóm B kể. Bạn được chỉ định phải đứng dậy nhanh kể tiếp đoạn 2 (dựa vào ý ghi trên bảng) của truyện. Nếu bạn kể đúng thì được chỉ định ngay một bạn khác của nhóm A kể tiếp đoạn thứ ba. Cứ như thế cho đến hết câu chuyện.
Cụ thể
Học sinh A1 kể: Ở khu rừng nọ, có một đôi bạn chơi rất thân với nhau. Tuy thế, Chồn vẫn ngầm coi thường bạn.
Học sinh A2 kể: Một buổi sáng đẹp trời đôi bạn rủ nhau đi dạo chơi trên cánh đồng …
Trường hợp học sinh được chỉ định mà không kể tiếp được cả lớp đếm từ "một -> năm". Bạn vẫn không kể được thì phải đứng yên (điện giật) và học sinh kể đúng đoạn trước lại có quyền chỉ định một người khác của nhóm bạn lên kể.
Cụ thể là: Trong câu chuyện trên, học sinh A1 (kể được) -> học sinh B1 (không kể được) -> học sinh A1 chỉ định tiếp học sinh B2 (kể được) -> học sinh A2…
Đánh giá
Kết thúc cuộc chơi, nhóm nào có nhiều học sinh phải đứng (điện giật) thì nhóm đó thua cuộc.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Bậc Tiểu học là bậc học quan trọng, đặt nền móng cho giáo dục phổ thông. Bởi giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học sinh học tiếp các bậc tiếp các bậc học sau.
Kể chuyện là một phân môn lí thú và hấp dẫn ở các lớp trong trường tiểu học. Tiết kể chuyện thường được các em đón nhận với tâm trạng hào hứng và thích thú. Khác với các giờ học khác: tập đọc, luyện từ và câu… ở tiết kể chuyện, giáo viên và học sinh gần như là thoát li khỏi sách giáo khoa mà được giao hoà tình cảm một cách hồn nhiên thông qua nội dung những câu chuyện được kể. Thông qua lời kể của giáo viên và lời kể của học sinh mọi người như được sống trong những giây phút hồi hộp đầy cảm xúc ngoài qui chế thông thường của một tiết lên lớp bởi không có những hiện tượng căng thẳng như quay cóp, sao chép…Gần như mối quan hệ thầy trò mới được xác lập giữa một không khí mới, không khí cổ tích, không khí của sự khích lệ, không khí của lòng vị tha rất đỗi thanh tao.
Thực tế hiện nay trong chương trình lớp 2 phân môn kể chuyện gắn bó chặt chẽ với phân môn Tập đọc ở lớp 2, nội dung tiết Kể chuyện là kể lại câu chuyện học sinh đã học trong bài tập đọc ở hai tiết mở đầu mỗi tuần.
Kể chuyện ở đây là học sinh tái hiện lại câu chuyện có sáng tạo bài đọc vừa học. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi thấy dạy học sinh kể được một câu chuyện hay, giàu cảm xúc là một kĩ năng khó của phân môn kể chuyện. Bởi vậy, hiệu quả giờ dạy kể chuyện còn rất hạn chế. Nhưng làm thế nào để dạy tốt tiết kể chuyện? Làm thế nào để gây hứng thú đối với các em? Đó là một vấn đề quan trọng được các nhà giáo dục quan tâm. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 2 bản thân tôi rất trăn trở cho chất lượng dạy tiết kể chuyện, với mục đích rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh không chỉ đọc thuộc, nhớ nội dung câu chuyện mà còn phải biết nhập vai để thể hiện được giọng kể, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, phù hợp với mỗi nhân vật trong từng đoạn chuyện, trong từng câu chuyện kể. Chính điều đó mà tôi cũng đã suy nghĩ và nghiên cứu vấn đề này: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 ở Trường Tiểu học”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu, đề xuất những biện pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 ở trường Tiểu học.
- Rút ra những kinh nghiệm dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 nhằm nâng cao
hiệu quả trong quá trình dạy môn Tiếng Việt nói chung và dạy phân môn kể
chuyện nói riêng trong trường Tiểu học.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 ở Trường Tiểu học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh và dạy học phân môn kể chuyện lớp 2.
- Tìm hiểu về thực trạng kể chuyện trong phân môn kể chuyện khối lớp 2 ở trường Tiểu học.
- Đề xuất các giải pháp giúp giáo viên áp dụng một số phương pháp vào dạy học sinh kể tốt các câu chuyện trong phân môn kể chuyện cho học sinh lớp 2 tại trường Tiểu học.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra, phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp phỏng vấn.
6. Phạm vi nghiên cứu:
* Nghiên cứu kĩ nội dung sách giáo khoa, các loại sách tham khảo Tiếng Việt lớp 2 để giáo viên nắm chắc trọng tâm chương trình môn học.
* Điều tra tình hình thực tiễn những vấn đề có liên quan đến đề tài:
+ Trao đổi với đồng nghiệp để đánh giá khả năng kể chuyện của học sinh để từ đó rút ra phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả.
+ Dự giờ giáo viên cùng khối để nắm được phương pháp giảng dạy hướng dẫn học sinh kể chuyện để rút ra bài học kinh nghiệm quý báu.
+ Đề xuất một số giải pháp về hướng dẫn học sinh kể chuyện trong phân môn Kể chuyện.Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cùng với kết quả nghiên cứu của đề tài.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
1.1. Căn cứ vào mục tiêu của giáo dục Tiểu học
Trong Mục 2 Điều 23 của Luật Giáo dục có quy định mục tiêu của giáo dục Tiểu học như sau: “Giáo dục Tiểu học nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở.”
1.2. Căn cứ vào mục tiêu của môn học
Môn Tiếng Việt hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong cả môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc học Tiếng Việt, các em được rèn luyện các thao tác tư duy, bồi dưỡng cho các em những tư tưởng, tình cảm trong sáng lành mạnh, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tiếng Việt còn được coi là bộ môn công cụ giúp các em tiếp thu tri thức ở các bộ môn khoa học khác thông qua con đường nghe - nói - đọc - viết.
Đặc biệt hơn môn Tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh hệ thống từ ngữ và kỹ năng sử dụng từ ngữ để diễn đạt chính xác bởi từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Vốn từ của học sinh phong phú và nắm chắc được nghĩa của từ thì giúp các em trình bày tư tưởng tình cảm trong sáng, đặc sắc. Vì điều kiện hàng đầu để phát triển ngôn ngữ chính là số lượng từ học sinh nắm được cho nên ở Tiểu học từ ngữ không chỉ được dạy ở phân môn Luyện từ và câu mà còn được dạy ở các phân môn như: Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả, Tập viết và các môn khác như Toán, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức,…
1.3. Căn cứ vào quan điểm biên soạn sách giáo khoa Tiếng Việt 2
1. 3.1. Quan điểm giao tiếp
Để thực hiện mục tiêu “Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng sử dụng Tiếng Việt” để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, cũng như sách Tiếng Việt lớp 1, 3, 4, 5 sách giáo khoa Tiếng Việt 2 lấy nguyên tắc giao tiếp làm định hướng cơ bản.
Quan điểm dạy giao tiếp được thể hiện trên cả 2 phương diện: Nội dung và phương pháp dạy học. Về nội dung, thông qua các môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn, Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 tạo ra những môi trường giao tiếp có chọn lọc để học sinh mở rộng vốn từ theo định hướng, trang bị những tri thức và phát triển các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp. Về phương pháp dạy học, các kỹ năng nói trên được dạy thông qua nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên.
1.3.2. Quan điểm tích hợp
Tích hợp là tổng hợp một đơn vị học, thậm chí một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kỹ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian cho người học. Có thể thực hiện tích hợp theo chiều ngang và tích hợp theo chiều dọc.
1.3.3. Quan điểm tích cực hoá hoạt động của học sinh
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa là đổi mới phương pháp dạy và học: Chuyển từ phương pháp truyền thụ sang phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó thầy giáo (cô giáo) đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và phát triển.
1.4. Căn cứ vào mục tiêu của phân môn Kể chuyện
- Phân môn Kể chuyện trang bị kiến thức và rèn luyện các kỹ năng kể cho học sinh.
- Góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lôgic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mỹ hoàn thành nhân cách cho học sinh.
2. Thực trạng giảng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 ở Trường Tiểu học
2.1. Đặc điểm chung của trường nơi tôi công tác
a. Thuận lợi
Là trường Tiểu học thuộc Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Vì thế, trang thiết bị dạy học của Trường tương đối đầy đủ đáp ứng cho nhu cầu dạy học và các hoạt động giáo dục toàn diện. Đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao. Công tác xã hội hoá giáo dục đang ngày càng được đẩy mạnh ở địa phương, đặc biệt là sự quan tâm của các bậc phụ huynh, các cấp chính quyền và Phòng giáo dục và Đào tạo luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao tới công tác giáo dục của nhà trường.
Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học. Các tổ chuyên môn là môi trường tốt để giáo viên học hỏi và nâng cao tay nghề.
Cha mẹ học sinh của trường cơ bản là nông dân, là những người có trình độ chưa thật cao nhưng họ đều mong muốn con em được phát triển toàn diện, năng động và tự tin.
b. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên, nhà trường cũng gặp không ít những khó khăn:
- Học sinh có nhiều nhóm đối tượng, mặt bằng dân trí không đồng đều. Một bộ phận phụ huynh có nhận thức về giáo dục còn hạn chế nên phó mặc việc học hành của con em mình cho nhà trường, trăm sự nhờ thầy cô.
Địa phương có nhiều đối tượng là người nhập cư đến thuê trọ sinh sống, nghề nghiệp không ổn định nên cuộc sống còn nhiều khó khăn, rất nhiều học sinh bố mẹ đi làm ăn xa, ở với ông bà già yếu, không có sự quan tâm của gia đình nên việc học tập của các em còn chểnh mảng.
2.2. Thực trạng của việc dạy- học phân môn Kể chuyện lớp 2 trường Tiểu học
2.2.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của phân môn Kể chuyện lớp 2
Thông qua việc dự giờ - thăm lớp, qua trao đổi với các bạn đồng nghiệp tôi nhận thấy rằng đa số giáo viên dạy phân môn kể chuyện còn có những tồn tại như: việc chuẩn bị các đồ dùng dạy học thường xuyên để minh hoạ cho câu chuyện thêm sinh động còn hạn chế, chưa có tranh phóng to minh họa các bài kể chuyện, giáo viên sử dụng tranh thì cũng chỉ dùng tranh phô tô ở trong sách giáo khoa, hay vẫn còn tình trạng đề cao vai trò trung tâm của người thầy mà chưa thực sự chú trọng tới vai trò trung tâm của trò trong việc lĩnh hội tri thức. Phương pháp dạy “Kể chuyện” chưa phong phú, chưa có sự đổi mới rõ rệt. Do đó, học sinh tiếp thu và lĩnh hội tri thức một cách thụ động, ghi nhớ một cách máy móc. Hình thức tổ chức hoạt động học tập còn đơn điệu, nghèo nàn chưa gây hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên chưa quan tâm hết đến các đối tượng học sinh. Chính vì điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình nhận thức và sự phát triển tư duy của học sinh.
2.2.2. Đối với việc dạy phân môn Kể chuyện lớp 2
Trường tôi đã thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo sự chỉ đạo của Sở Giáo dục Hà Nội và Phòng Giáo dục & Đào tạo. Đối với môn Tiếng Việt, nhà trường đã tổ chức chuyên đề dạy kể chuyện theo tinh thần đổi mới. Như vậy, đa số giáo viên trong trường đều đã nắm được phương pháp dạy kể chuyện. Tuy nhiên điều đó mới chỉ được thể hiện trên giáo án, trong các tiết dạy hội giảng hay dự giờ. Thực tế việc dạy kể chuyện vẫn còn những tồn tại:
- Một số giáo viên còn xem nhẹ tiết kể chuyện nên đã dành ít thời gian cho nội dung này.
- Các câu chuyện kể lớp 2 lại là những câu chuyện đã được học trong giờ tập đọc trước. Do đó giáo viên thường nghĩ rằng học sinh đã nhớ được cốt truyện nên cho học sinh đọc lại một cách qua loa nội dung bài tập đọc đó rồi cho hoạc sinh tự kể lại câu chuyện theo nhóm hoặc kể trước lớp một cách đơn điệu. Sau đó yêu cầu học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện.
2.2.3. Đối với học sinh trong quá trình học tập phân môn Kể chuyện lớp 2
- Như chúng ta đã biết, các câu chuyện kể trong tiết kể chuyện lớp 2 là những câu chuyện trong bài tập đọc đầu tuần chứ không phải là những câu chuyện mới lạ được biên soạn thành sách truyện đọc riêng như trước. Chính điều này đã giúp học sinh có nhiều thuận lợi trong việc nhớ và thuộc nội dung câu chuyện nhưng lại hạn chế về sự hứng thú, sự hào hứng chờ đợi và kể chuyện bởi những câu chuyện kể này đã biết.
- Khi kể chuyện trong nhóm, trước lớp, một số em chưa nhớ nội dung truyện còn ngại ngùng không dám bộc lộ khả năng của mình.
Từ cơ sở khoa học và thực tiễn, để khắc phục thực trạng tôi đã tập trung hơn, tiến hành khảo sát học sinh lớp khối 2 tại thời điểm đầu học kỳ I năm học 2017-2018 với kết quả như sau:
TT | Lớp | Sĩ số | Học sinh kể tốt | Học sinh biết kể. | Học sinh chưa biết kể. |
1 | 2A1 | 48 | 10= 20,8% | 33= 68,5% | 5 = 10,7% |
2 | 2A2 | 46 | 12= 25% | 30=62,5% | 4= 12,5% |
2.3. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan
- Do một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến con cái.
- Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy của phân môn còn đơn sơ. Việc tiếp cận với phương tiện hiện đại và đưa phương tiện hiện đại vào dạy học của một số giáo viên còn chậm.
b. Nguyên nhân chủ quan
Một số giáo viên chưa thấy hết được tầm quan trọng của mỗi phương pháp dạy học, chưa khai thác hết mặt mạnh, khắc phục những tồn tại của mỗi phương pháp. Do đó, việc lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học chưa linh hoạt, chưa đạt hiệu quả cao.
3. Một số biện pháp
Trước những thực trạng nêu trên, tôi cũng đã nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp tổ chức có hiệu quả. Tôi xin trình bày một số biện pháp như sau:
3.1. Cung cấp, mở rộng và nhân vốn từ ngữ cho học sinh
a. Mục tiêu
Cung cấp vốn từ giúp học sinh có vốn từ phong phú, để học sinh tự tin trong giao tiếp, khi kể chuyện các em có khả năng diễn đạt được trí tưởng tượng của mình trong từng câu chuyện kể.
b. Nội dung và cách thức thực hiện
Với lứa tuổi của các em học sinh lớp 2, vốn từ của các em còn nghèo nàn, việc sử dụng từ ngữ trong giao tiếp còn nhiều hạn chế. Vì vậy, tôi đã cung cấp vốn từ cho học sinh giúp các em lựa chọn, phân tích để sử dụng từ ngữ cho hợp lý. Khi dạy Luyện từ và câu tôi đã chú trọng mở rộng vốn từ cho học sinh, bằng cách cho các em thi nhau tìm những từ ngữ thuộc chủ đề, chủ điểm các em đang học. Khi học sinh không tìm được từ nhiều, tôi đã nêu câu hỏi gợi mở để các em hiểu và dễ dàng tìm được.
Bên cạnh đó, tôi đã giới thiệu, cung cấp thêm các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa phù hợp với chủ đề các em học.
- Chú trọng nhân vốn từ của học sinh.
- Chú trọng cách dùng từ đặt câu của học sinh.
- Tăng cường, củng cố, mở rộng kiến thức cho học sinh.
Đồng thời trong quá trình giảng dạy, tôi thường liên hệ những nội dung kiến thức có liên quan đến các chủ đề học tập trong các phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu và phân môn Tập làm văn, để cung cấp thêm vốn hiểu biết, vốn từ ngữ về sự vật, hiện tượng xoay quanh các chủ đề để học sinh có kiến thức, không bỡ ngỡ khi gặp những đề bài mới chưa được luyện tập trên lớp.
3.2. Tổ chức một số trò chơi trong giờ kể chuyện.
Để tiết kể chuyện của học sinh có hiệu quả cần phải thường xuyên thay đổi phương pháp và hình thức học tập tạo cho học sinh niềm vui cùng sự hứng thú trong khi kể chuyện. Chính vì thế, trong các giờ kể chuyện tôi thường sử dụng một số trò chơi sau:
3.2.1. Thi kể chuyện truyền điện.
a. Mục tiêu
Mục đích của hình thức này là tôi rèn cho học sinh kĩ năng kể đúng, kể đủ ý và mạch lạc từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý của đoạn hoặc tranh minh hoạ. Học sinh biết phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các bạn để kể cho hấp dẫn và liền mạch.
b. Cách chơi như sau
b.1. Kể chuyện truyền điện theo tranh
* Chuẩn bị
- 2 nhóm học sinh tham gia cuộc thi (số học sinh bằng nhau).
- Bộ tranh vẽ minh hoạ từng đoạn của câu chuyện (tranh vẽ trên khổ giấy A3)
* Luật chơi
- Giáo viên treo bộ tranh minh hoạ cho từng đoạn của câu chuyện.
- Hai đội lên "bắt thăm" hoặc "oẳn tù tì" để chọn đội kể trước.
- Giáo viên mời học sinh 1 của 1 đội (xung phong) đứng lên kể đoạn 1 của câu chuyện theo nội dung của tranh số 1. Sau khi học sinh 1 kể xong em đó có quyền chỉ định học sinh số 2 của đội mình kể tiếp đoạn 2 của câu chuyện theo nội dung tranh số 2. Nếu học sinh số 2 kể được đoạn 2 thì bạn lại có quyền chỉ định tiếp học sinh 3 của đội mình kể tiếp đoạn 3 của câu chuyện. Nếu học sinh số 2 không kể được đoạn 2 thì cả lớp đếm từ "một đến năm". Nếu vẫn không kể được thì học sinh 1 chỉ định bạn học sinh số 3 của đội mình kể tiếp đoạn 2…Cứ như thế cho đến khi kể xong câu chuyện. Bạn học sinh số 2 coi là bị điện giật.
+ Tiến hành tương tự với đội số 2.
* Cách đánh giá
- Đội có nhiều người bị điện giật là đội thua cuộc.
- Giáo viên tuyên dương đội thắng cuộc.
- Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp nhận xét thêm về cách kể, sự sáng tạo khi kể hay cách thể hiện ngôn ngữ…của đội thắng cuộc để khắc sâu về cách thể hiện nội dung câu chuyện. Giáo viên ghi điểm thưởng cho đội thắng cuộc hoặc có những phần thưởng nho nhỏ do giáo viên chuẩn bị trước.
* Ví dụ minh hoạ
DẠY BÀI: CHIẾC BÚT MỰC (Tiếng việt 2 - tập 1)
Chuẩn bị
- Hai nhóm tham gia cuộc chơi (có số người bằng nhau).
- Bộ tranh gồm 4 tranh:
+ Tranh 1: Cô giáo gọi Lan lên bàn lấy mực.
+ Tranh 2: Lan khóc vì quên bút ở nhà.
+ Tranh 3: Mai đưa bút của mình cho Lan mượn.
+ Tranh 4: Cô giáo cho Mai viết bút mực, cô đưa bút của mình cho Mai mượn.
Phổ biến luật chơi: (Như hướng dẫn phần trên).
Tiến hành:
Hai nhóm “Oẳn tù tì” xem đội nào giành phần kể trước
Giáo viên gọi một học sinh xung phong kể theo tranh số 1, em học sinh 1 kể xong tranh 1 thì chỉ định 1 bạn khác trong nhóm - học sinh 2 kể tiếp theo tranh số 2…nếu học sinh 2 kể đúng và hay lại có quyền chỉ định tiếp học sinh 3 kể theo tranh số 3…cứ như thế cho đến tranh số 4.
Trường hợp nếu học sinh được chỉ định mà chưa kể được thì học sinh cả lớp đếm từ "một" đến "năm" mà bạn đó vẫn kể được thì học sinh đã kể được đoạn truyện trước đó có quyền chỉ bạn khác kể.
Tiến hành tương tự với nhóm thứ 2.
Đánh giá
Sau lần chơi thứ nhất nếu nhóm nào có nhiều bạn bị điện giật thì nhóm đó thua cuộc.
Số thời gian còn lại cho nhóm học sinh khác tham gia cuộc chơi.
b.2. Kể chuyện truyền điện theo ý, theo đoạn
Chuẩn bị
- Đối với hình thức kể chuyện truyền điện theo ý, giáo viên chuẩn bị kế hoạch thật cụ thể để điều khiển cuộc chơi. Căn cứ vào nội dung câu chuyện giáo viên chia ra làm các đoạn nhằm giúp các em dễ kể và lôi cuốn được nhiều học sinh chơi.
- Một bảng phụ ghi ý của từng đoạn để học sinh tiện theo dõi.
Luật chơi và cách đánh giá: (Giống phần trên).
Ví dụ minh hoạ
DẠY BÀI: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN (Tiếng Việt 2-tập 2)
Chuẩn bị
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (các nhóm có số lượng người như nhau, lực học tương đương nhau).
- Bảng phụ ghi ý của từng đoạn.
+ Đoạn 1: Chú Chồn kiêu ngạo.
+ Đoạn 2: Trí khôn của Chồn..
+ Đoạn 3: Trí khôn của Gà Rừng.
+ Đoạn 4: Cuộc gặp gỡ của đôi bạn.
- Giáo viên phổ biến luật (giống phần trên)
Tiến hành
Bốn học sinh đại diện 4 nhóm "oẳn tù tì" để chọn đội kể trước.
Đại diện (1 học sinh khác) nhóm A kể trước theo ý của đoạn 1. Sau khi kể xong bạn sẽ "truyền điện" thật nhanh chỉ một bạn nhóm B kể. Bạn được chỉ định phải đứng dậy nhanh kể tiếp đoạn 2 (dựa vào ý ghi trên bảng) của truyện. Nếu bạn kể đúng thì được chỉ định ngay một bạn khác của nhóm A kể tiếp đoạn thứ ba. Cứ như thế cho đến hết câu chuyện.
Cụ thể
Học sinh A1 kể: Ở khu rừng nọ, có một đôi bạn chơi rất thân với nhau. Tuy thế, Chồn vẫn ngầm coi thường bạn.
Học sinh A2 kể: Một buổi sáng đẹp trời đôi bạn rủ nhau đi dạo chơi trên cánh đồng …
Trường hợp học sinh được chỉ định mà không kể tiếp được cả lớp đếm từ "một -> năm". Bạn vẫn không kể được thì phải đứng yên (điện giật) và học sinh kể đúng đoạn trước lại có quyền chỉ định một người khác của nhóm bạn lên kể.
Cụ thể là: Trong câu chuyện trên, học sinh A1 (kể được) -> học sinh B1 (không kể được) -> học sinh A1 chỉ định tiếp học sinh B2 (kể được) -> học sinh A2…
Đánh giá
Kết thúc cuộc chơi, nhóm nào có nhiều học sinh phải đứng (điện giật) thì nhóm đó thua cuộc.