- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,060
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGỮ VĂN LỚP 8: Luyện kĩ năng nói cho học sinh ở tiết luyện nói trong chương trình Ngữ văn 8 được soạn dưới dạng file word gồm 17 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1.Lời mở đầu:
Trong trường THCS, việc nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề được quan tâm thường xuyên và có tính chất liên tục. Để chất lượng học của học sinh (HS) ngày một nâng lên, đòi hỏi người giáo viên phải có một phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Ngữ văn là một trong những môn học có vai trò quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, nó có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời là môn học thuộc nhóm công cụ, thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Ngữ văn. Chính vì vậy tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn là điều hết sức cần thiết và quan trọng.
Như chúng ta đều biết “Nghe, nói, đọc, viết” vốn là 4 kĩ năng quan trọng mà người giáo viên cần hình thành ở HS trong quá trình dạy học. Ba kĩ năng: Nghe, đọc, viết thì học sinh nào cũng dễ dàng nắm bắt nhưng nói thì các em rất ngại, đặc biệt là trong các tiết luyện nói ở phân môn Tập làm văn. Luyện nói có vai trò cần thiết đối với học sinh, nhất là đối với học sinh THCS, các em đang ở lứa tuổi hình thành nhân cách, lối sống cho mình. Vì thế, chính ở những tiết luyện nói không chỉ giúp các em tiếp thu được những kiến thức theo yêu cầu môn học ,cấp học mà còn giúp các em rất nhiều trong cuộc sống, nhất là trong giao tiếp hàng ngày. Ấy vậy mà đa phần học sinh ở cấp THCS rất ngại học những tiết luyện nói, trong đó phải đề cập nhiều đến học sinh ở các trường miền núi. Vậy lí do gì dẫn đến hiện tượng này? Xét về điều này có nhiều nguyên nhân song phần lớn là do các em chưa hiểu rõ tầm quan trọng của tiết học, các em sợ nói sai, sợ bị bạn bè cười khi nói lắp, nói dài không rõ trọng tâm,... Mặt khác do các em ngại nói trước đám đông, không hứng thú với giờ luyện nói.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, bản thân tôi nhận thức rất rõ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc luyện nói cho học sinh, tôi thấy mình cần phải làm gì để giúp học sinh nhận ra lỗi khi nói, nguyên nhân và cách sửa chữa như thế nào? Từ đó, các em sẽ không chỉ biết nói đúng, nói trúng vấn đề mà còn biết vận dụng kĩ năng nói một cách thành thạo trong những môi trường giao tiếp khác nhau. Luyện nói tốt sẽ giúp các em trở nên mạnh dạn khi giao tiếp trong học tập cũng như ngoài xã hội.
Đây cũng chính là lí do tôi chọn đề tài “Luyện kĩ năng nói cho học sinh ở tiết luyện nói trong chương trình Ngữ văn 8 ”.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu .
Trong những năm gần đây nền giáo dục nước nhà đã có những chuyển mình đáng kể. Đối với môn Ngữ văn - một môn học văn hóa quan trọng trong nhà trường cũng đang có những phương pháp tích cực để nâng dần chất lượng. Rõ ràng so với chương trình cũ thì từ khi tiến hành thay sách các nhà biên soạn đã đưa những tiết luyện nói vào, điều này ở chương trình cũ không có. Nhìn lại toàn bộ phân phối chương trình môn Ngữ văn cấp THCS, chúng ta nhận thấy ở mỗi khối đã có từ 2 - 5 tiết luyện nói. Cụ thể:
Qua sự thống kê trên, chứng tỏ các nhà biên soạn sách đã có sự chú trọng tới đối tượng học sinh,sự quan tâm đến học sinh trong việc hướng tới giáo dục kĩ năng giao tiếp cho các em từ trong nhà trường ra ngoài xã hội, điều này góp phần nâng cao kĩ năng sống cho học sinh. Đây là một trong những vấn đề mà giáo dục nước nhà quan tâm khi bối cảnh xã hội đang hội nhập. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy rõ, trình tự sắp xếp của các tiết luyện nói trong khối và theo cấp đã có sự hợp lí, bám sát các phương thức biểu đạt,phù hợp với đối tượng học sinh.
So với một chương trình học, ở một môn học quan trọng như môn Ngữ văn thì số tiết dành cho nội dung luyện nói còn quá mỏng so với các tiết cung cấp lí thuyết, đặc biệt là ở khối 8 và khối 9, khi mà tâm lí học sinh đang có sự thay đổi, các em rất cần nói và rất muốn nói để thể hiện tâm tư, thể hiện sự cảm nhận, cách đánh giá chủ quan của mình về một vấn đề.
Thực tế hiện nay cho thấy học sinh các cấp học nói chung và học sinh THCS nói riêng, có một thực trạng đáng buồn là hiện nay không ít học sinh không thực sự mặn mà với việc học văn “không chịu” đọc sách, báo và các tài liệu tham khảo, lười suy nghĩ, sáng tạo… Chính vì thế mà trong khi nói các em thường không diễn đạt được nội dung mình định nói do đó dẫn đến tâm lí ngại nói, ngại học những tiết Luyện nói.
Còn đối với giáo viên, ưu thế của người dạy môn Ngữ văn một phần là ở giọng nói, giọng nói của giáo viên truyền cảm chắc chắn sẽ có sức hút đối với học sinh rất nhiều,nhất là khi dạy những tiết luyện nói . Tuy nhiên giọng nói của giáo viên ở mỗi địa phương, mỗi vùng miền khác nhau, cho nên để có một tiết luyện nói chuẩn, đây là một vấn đề đặt ra cần suy nghĩ.
Ngoài ra số học sinh phần lớn là con em gia đình nông nghiệp, đời sống kinh tế còn khó khăn nên vấn đề quan tâm của gia đình đến việc học tập của con em vẫn bị hạn chế. Phụ huynh học sinh chưa có điều kiện để giúp đỡ con em về phương pháp học tập. Tất cả những điều đó đã làm tôi trăn trở rất nhiều khi dạy những tiết luyện nói nói riêng và môn Ngữ văn nói chung.
Từ đó đối với người giáo viên cần định hướng cho học sinh thấy rõ tầm quan trọng của việc học tốt các tiết luyện nói trong môn Ngữ văn, các tiết học này sẽ giúp học sinh rất nhiều trong giao tiếp với đời sống xã hội, giao tiếp với đời sống gia đình và bạn bè.
Để rút ra được những kinh nghiệm từ việc vận dụng kĩ năng nói cho học sinh ở một tiết luyện nói, tôi đã tiến hành điều tra khảo sát.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
A.Đặt vấn đề :
1.Lời mở đầu:
Trong trường THCS, việc nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề được quan tâm thường xuyên và có tính chất liên tục. Để chất lượng học của học sinh (HS) ngày một nâng lên, đòi hỏi người giáo viên phải có một phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Ngữ văn là một trong những môn học có vai trò quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, nó có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời là môn học thuộc nhóm công cụ, thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Ngữ văn. Chính vì vậy tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn là điều hết sức cần thiết và quan trọng.
Như chúng ta đều biết “Nghe, nói, đọc, viết” vốn là 4 kĩ năng quan trọng mà người giáo viên cần hình thành ở HS trong quá trình dạy học. Ba kĩ năng: Nghe, đọc, viết thì học sinh nào cũng dễ dàng nắm bắt nhưng nói thì các em rất ngại, đặc biệt là trong các tiết luyện nói ở phân môn Tập làm văn. Luyện nói có vai trò cần thiết đối với học sinh, nhất là đối với học sinh THCS, các em đang ở lứa tuổi hình thành nhân cách, lối sống cho mình. Vì thế, chính ở những tiết luyện nói không chỉ giúp các em tiếp thu được những kiến thức theo yêu cầu môn học ,cấp học mà còn giúp các em rất nhiều trong cuộc sống, nhất là trong giao tiếp hàng ngày. Ấy vậy mà đa phần học sinh ở cấp THCS rất ngại học những tiết luyện nói, trong đó phải đề cập nhiều đến học sinh ở các trường miền núi. Vậy lí do gì dẫn đến hiện tượng này? Xét về điều này có nhiều nguyên nhân song phần lớn là do các em chưa hiểu rõ tầm quan trọng của tiết học, các em sợ nói sai, sợ bị bạn bè cười khi nói lắp, nói dài không rõ trọng tâm,... Mặt khác do các em ngại nói trước đám đông, không hứng thú với giờ luyện nói.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, bản thân tôi nhận thức rất rõ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc luyện nói cho học sinh, tôi thấy mình cần phải làm gì để giúp học sinh nhận ra lỗi khi nói, nguyên nhân và cách sửa chữa như thế nào? Từ đó, các em sẽ không chỉ biết nói đúng, nói trúng vấn đề mà còn biết vận dụng kĩ năng nói một cách thành thạo trong những môi trường giao tiếp khác nhau. Luyện nói tốt sẽ giúp các em trở nên mạnh dạn khi giao tiếp trong học tập cũng như ngoài xã hội.
Đây cũng chính là lí do tôi chọn đề tài “Luyện kĩ năng nói cho học sinh ở tiết luyện nói trong chương trình Ngữ văn 8 ”.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu .
Trong những năm gần đây nền giáo dục nước nhà đã có những chuyển mình đáng kể. Đối với môn Ngữ văn - một môn học văn hóa quan trọng trong nhà trường cũng đang có những phương pháp tích cực để nâng dần chất lượng. Rõ ràng so với chương trình cũ thì từ khi tiến hành thay sách các nhà biên soạn đã đưa những tiết luyện nói vào, điều này ở chương trình cũ không có. Nhìn lại toàn bộ phân phối chương trình môn Ngữ văn cấp THCS, chúng ta nhận thấy ở mỗi khối đã có từ 2 - 5 tiết luyện nói. Cụ thể:
Khối | Tiết | Nội dung |
6 | 29 43 83, 84 96 | Luyện nói kể chuyện. Luyện nói kể chuyện. Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. Luyện nói về văn miêu tả. |
7 | 40 112 | Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người. Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề. |
8 | 42 54 | Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Luyện nói: Thuyết minh một thứ đồ dung. |
9 | 65 140 | Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm. Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. |
Qua sự thống kê trên, chứng tỏ các nhà biên soạn sách đã có sự chú trọng tới đối tượng học sinh,sự quan tâm đến học sinh trong việc hướng tới giáo dục kĩ năng giao tiếp cho các em từ trong nhà trường ra ngoài xã hội, điều này góp phần nâng cao kĩ năng sống cho học sinh. Đây là một trong những vấn đề mà giáo dục nước nhà quan tâm khi bối cảnh xã hội đang hội nhập. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy rõ, trình tự sắp xếp của các tiết luyện nói trong khối và theo cấp đã có sự hợp lí, bám sát các phương thức biểu đạt,phù hợp với đối tượng học sinh.
So với một chương trình học, ở một môn học quan trọng như môn Ngữ văn thì số tiết dành cho nội dung luyện nói còn quá mỏng so với các tiết cung cấp lí thuyết, đặc biệt là ở khối 8 và khối 9, khi mà tâm lí học sinh đang có sự thay đổi, các em rất cần nói và rất muốn nói để thể hiện tâm tư, thể hiện sự cảm nhận, cách đánh giá chủ quan của mình về một vấn đề.
Thực tế hiện nay cho thấy học sinh các cấp học nói chung và học sinh THCS nói riêng, có một thực trạng đáng buồn là hiện nay không ít học sinh không thực sự mặn mà với việc học văn “không chịu” đọc sách, báo và các tài liệu tham khảo, lười suy nghĩ, sáng tạo… Chính vì thế mà trong khi nói các em thường không diễn đạt được nội dung mình định nói do đó dẫn đến tâm lí ngại nói, ngại học những tiết Luyện nói.
Còn đối với giáo viên, ưu thế của người dạy môn Ngữ văn một phần là ở giọng nói, giọng nói của giáo viên truyền cảm chắc chắn sẽ có sức hút đối với học sinh rất nhiều,nhất là khi dạy những tiết luyện nói . Tuy nhiên giọng nói của giáo viên ở mỗi địa phương, mỗi vùng miền khác nhau, cho nên để có một tiết luyện nói chuẩn, đây là một vấn đề đặt ra cần suy nghĩ.
Ngoài ra số học sinh phần lớn là con em gia đình nông nghiệp, đời sống kinh tế còn khó khăn nên vấn đề quan tâm của gia đình đến việc học tập của con em vẫn bị hạn chế. Phụ huynh học sinh chưa có điều kiện để giúp đỡ con em về phương pháp học tập. Tất cả những điều đó đã làm tôi trăn trở rất nhiều khi dạy những tiết luyện nói nói riêng và môn Ngữ văn nói chung.
Từ đó đối với người giáo viên cần định hướng cho học sinh thấy rõ tầm quan trọng của việc học tốt các tiết luyện nói trong môn Ngữ văn, các tiết học này sẽ giúp học sinh rất nhiều trong giao tiếp với đời sống xã hội, giao tiếp với đời sống gia đình và bạn bè.
Để rút ra được những kinh nghiệm từ việc vận dụng kĩ năng nói cho học sinh ở một tiết luyện nói, tôi đã tiến hành điều tra khảo sát.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!