Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
MÔN ĐỊA LÝ

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,419
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG KIẾN THỨC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 6 Ở TRƯỜNG THCS NĂM 2022-2023 CTGDPT 2018 được soạn dưới dạng file word gồm 25 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
TÊN ĐỀ TÀI:

PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG KIẾN THỨC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 6 Ở TRƯỜNG THCS

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


1.LÝ DO KHÁCH QUAN

Những năm gần đây, toàn ngành Giáo dục đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ với việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Một trong những tư tưởng chủ đạo của Chương trình đó là: đổi mới nôi dung giáo dục theo hướng tinh giản, cơ bản, hiện đại , tăng thực hành, vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn; thiết kế nội dung giáo dục phổ thông theo hướng tích hợp cao các môn học ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng số môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục dành cho học sinh tự chọn. Như vậy, có thể thấy việc dạy học tích hợp là một trong những định hướng chính trong việc đổi mới dạy học nhằm thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”.

Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ở cấp Trung học cơ sở, môn học Lịch sử - Địa lí gồm các nội dung giáo dục lịch sử và địa lí được kết nối với nhau nhằm soi sáng và hỗ trợ lẫn nhau. Môn học giúp hình thành, phát triển ở HS năng lực lịch sử và năng lực địa lí trên nền tảng kiến thức cơ bản , có chọn lọc về lịch sử, địa lí thế giới , quốc gia và địa phương ; các quá trình tự nhiên, kinh tế -xã hội và văn hóa diễn ra trong không gian và thời gian; sự tương tác giữa xã hội loài người với môi trường tự nhiên; giúp HS biết cách sử dụng các công cụ của khoa học lịch sử, khoa học địa lí để học tập và vận dụng vào thực tiễn .... Do vậy, việc vận dụng kiến thức tích hợp liên môn giữa lịch sử- địa lí, giữa Lịch sử- Địa lí với các môn học khác nhằm thực hiện đúng quan điểm định hướng, mục tiêu của Chương trình trong quá trình đổi mới hiện nay.

2. LÝ DO CHỦ QUAN

Ở cấp THCS, lộ trình thực hiện Chương trình GDPT 2018 được bắt đầu từ năm học 2021-2022 với khối lớp 6, đến nay đã đánh dấu tròn 2 năm thực hiện Chương trình mới với học sinh lớp 6. Hai năm qua là quá trình cô và trò bước đầu làm quen với Chương trình mới, SGK mới đồng thời đúc rút những kinh nghiệm cho những năm sau. Trong quá trình dạy, tôi nhận thấy học sinh bước đầu đã có hứng thú với môn học.Tuy nhiên, một số học sinh còn chưa có sự say mê với môn học , nhiều em chưa tự giác học tập, vẫn còn hiện tượng ỷ lại, chưa phát huy năng lực tự chủ- tự học cũng như giao tiếp- hợp tác. Đặc biệt, các em chưa thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa Lịch sử và Địa lí với nhau, giữa Lịch sử- Địa lí với các khoa học khác. Do đó việc hiểu kiến thức chưa được sâu, khả năng vận dụng còn hạn chế, quá trình ghi nhớ chưa được bền, thậm chí là “ học trước quên sau”.

Xuất phát từ thực tế bộ môn và qúa trình giảng dạy của bản thân, tôi thấy cần tạo ra cho học sinh một không khí học tập sôi nổi, hứng thú, suy nghĩ tích cực hơn thông qua tích hợp các kiến thức liên môn để giúp học sinh khắc sâu kiến thức, yêu tích Lịch sử- Địa lí, qua đó sẽ nâng cao được chất lượng dạy học bộ môn

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế của phương pháp vận dụng kiến thức tích hợp liên môn trong giảng dạy môn LS_ĐL lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường THCS, từ đó giúp giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy theo phương pháp đổi mới hiện nay.

Học sinh có hứng thú say mê và nâng cao chất lượng học tập đối với môn học, đồng thời được phát triển những phẩm chất năng lực phù hợp với đặc thù môn học .

III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Phương pháp vận dụng kiến thức tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Lịch sử -Địa lí 6 ở trường THCS

IV.ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM

Học sinh lớp 6 trường THCS

V.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

-Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Quan sát

-Khảo sát thực tế

VI.PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi : Học sinh lớp 6 trường THCS

2.Thời gian thực hiện : Năm học 2022-2023

PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I.KHẢO SÁT THỰC TẾ

Sau một năm triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, dạy theo sách giáo khoa mới ở khối lớp 6, tôi nhận thấy phần lớn học sinh đã có hứng thú, say mê với môn học. Các em cũng đã dần hình thành được những năng lực, phẩm chất tích cực: tinh thần trách nhiệm, năng lực hợp tác, tự chủ tự học..Tuy nhiên, do các em mới chuyển từ cấp 1 lên, nhiều em chưa bắt nhịp được với cách học mới, dẫn đến tâm lí hoang mang, chán nản. Hơn nữa, kiến thức Lịch sử-Địa lí lớp 6 tuy có nhiều điều mới mẻ, hấp dẫn, gợi trí tò mò ham tìm hiểu nhưng cũng có nhiều nội dung khó (ví dụ phần bản đồ, các vận động của Trái Đất hoặc sự hình thành, đặc điểm các quốc gia cổ đại) khiến các em có phần khó hình dung và tiếp cận. Phần lớn học sinh vẫn quan niệm Lịch sử và Địa lí là hai môn học riêng lẻ, không có mối liên hệ nào với nhau. Quan niệm này đã gây ra khó khăn lớn cho quá trình tiếp cận môn học của các em

Đầu năm học, tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ về mức độ hứng thú đối với môn Lịch sử- Địa lí và cho kết quả như sau

Lớp ( sĩ số)/Mức độ hứng thú
Rất thích
Bình thường
Không thích
6A ( tổng số : 41 hs)10 (24,4%)20 (48,8 %)11 (26,8%)
6B (Tổng số: 40 HS)8 ( 20%)18 ( 45 %)14 ( 35%)
Kết quả khảo sát trên cho thấy ở khối lớp 6 , tỉ lệ học sinh có hứng thú với môn học chưa nhiều. Tỉ lệ học sinh chưa có hứng thú còn khá lớn, phần lớn số học sinh còn lại chưa có hứng thú rõ ràng với môn học . Yêu cầu đặt ra là: làm thế nào để nâng cao tỉ lệ hứng thú và kết quả học tập bộ môn ở tất cả các lớp. Đây chính là mục đích cụ thể của đề tài.

II.NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

  • QUAN ĐIỂM DẠY HỌC, NỘI DUNG DẠY HỌC:
  • a. Về quan điểm dạy học
- Dạy học liên môn và tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.

- Dạy học liên môn và tích hợp là hình thức tìm tòi những nội dung, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau.

Dạy học theo quan điểm liên môn và tích hợp có ba mức độ: ở mức độ thấp, giáo viên nhắc lại tài liệu, sự kiện, kĩ năng các môn có liên quan, cao hơn đòi hỏi học sinh nhớ lại và vận dụng kiến thức đã học của các môn học khác, và cao nhất là đòi hỏi học sinh phải độc lập giải quyết các bài toán nhận thức bằng vốn kiến thức đã biết, huy động các môn có liên quan theo phương pháp nghiên cứu.

- Dạy học vận dụng kiến thức liên môn và tích hợp giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.

- Dạy học liên môn và tích hợp cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo

-Thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, dạy học tích hợp liên môn góp phần hình thành và phát triển năng lực chung giải quyết vấn đề và sáng tạo , thể hiện ở việc biết thực hiện các thao tác tư duy quy nạp, tổng hợp trong giải quyết vấn đề, biết suy luận khoa học ,có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề mới, đặc biệt là vấn đề về mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội loài người. Dạy học tích hợp cũng phát triển năng lực vận dụng kiến thức –kĩ năng đã học đối với từng phân môn Lịch sử và Địa lí
1708578772389.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN--SKKN_4_2023_b4e3f DIA LI LCIH SU 6.docx
    190.1 KB · Lượt xem: 4
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm công nghệ lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm lịch sử lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 6 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 môn khtn sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 môn ngữ văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 môn văn sáng kiến kinh nghiệm lớp chồi sáng kiến kinh nghiệm lớp lá sáng kiến kinh nghiệm mầm non lớp 5 6 tuổi sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm môn mỹ thuật lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm môn the dục lớp 6 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 6 thcs sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 6 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tin học lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm môn tin lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm môn toán 6 sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh 6 sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh 6 mới sáng kiến kinh nghiệm toán 6 sáng kiến kinh nghiệm toán 6 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm văn miêu tả lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm văn tự sự lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm văn tự sự lớp 6 violet
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,408
    Bài viết
    37,877
    Thành viên
    141,059
    Thành viên mới nhất
    Trần Hương Giang ms
    Top