- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,751
- Điểm
- 113
tác giả
SIÊU GOM Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn ngữ văn lớp 6,7,8 NĂM 2023-2024 UPDATE được soạn dưới dạng file word gồm CÁC FILE trang. Các bạn xem và tải đề kiểm tra giữa học kì 2 môn ngữ văn lớp 6, đề kiểm tra giữa học kì 2 môn ngữ văn lớp 7, đề kiểm tra giữa học kì 2 môn ngữ văn lớp 8....về ở dưới.
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II
Môn: Ngữ Văn - Lớp 6
(Thời gian làm bài: 90 phút)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Lên rừng, anh tìm những bụi tre dày, cây cao rồi lách vào mà chặt. Nhưng mỗi lần chặt tre là một lần anh thất vọng vì cây cao nhất cũng chỉ có vài chục đốt. Tuy vậy, anh vẫn không nản, cố đi vào rừng sâu hơn, luồn vào những nơi hiểm hóc có tre già, mặc cho gai tre tua tủa cào rách da thịt, tìm cây tre trăm đốt mang về dâng lên phú ông để được cưới vợ. Thế nhưng, chặt mãi vẫn không có cây tre nào trăm đốt. Buồn quá đỗi, anh quẳng rựa xuống đất, ngồi khóc nức nở. Tiếng khóc của anh vang động cả núi rừng.
Bụt hiện lên hỏi:
- Con là ai? Cớ sao lại ngồi đây mà khóc?
Anh gạt nước mắt, kể lể sự tình cho Bụt nghe. Nghe xong, Bụt bảo:
- Con đừng khóc nữa. Hãy đi chặt một trăm đốt tre về đây cho ta!
Anh lập tức làm theo lời Bụt. Nhưng khi có đủ trăm đốt tre, anh lại khóc. Bụt lại hỏi vì sao khóc thì anh trả lời:
- Phú ông bảo con chặt cây tre có một trăm đốt chứ không phải chặt một trăm đốt tre.
Bụt an ủi rồi bày cho anh sắp một trăm đốt tre lại thành một hàng và hô “khắc nhập”. Anh làm theo thì lạ thay, trăm đốt tre dính vào nhau thành cây tre trăm đốt. Mừng quá, anh ghé vai, định vác tre về. Nhưng loay hoay mãi không sao quay trở được. Anh buông tre ra và lại ngồi khóc. Bụt lại hỏi:
- Làm sao con lại khóc nữa đây?
- Cây tre dài quá, con không làm sao mang về nổi - Anh đáp.
Bụt cười, bảo anh hô “khắc xuất”. Anh vừa hô xong thì những đốt tre rời nhau ra. Anh cảm ơn Bụt rồi bó trăm đốt tre gánh về nhà.
Ghi lại đáp án đúng nhất:
Câu 1. Đoạn trích trên viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự. B. Nghị luận.
C. Thuyết minh. D. Biểu cảm.
Câu 2. Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba. D. Ngôi thứ nhất số nhiều.
Câu 3. Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai?
A. Lời của nhân vật anh nông dân. B. Lời của người kể chuyện.
C. Lời của nhân vật phú ông. C. Lời của ông Bụt.
Câu 4. Từ nào sau đây không phải là từ láy?
A. hiểm hóc. B. tua tủa.
C. núi rừng. D. rón rén.
Câu 5. Em hiểu nghĩa của từ “loay hoay” trong những câu văn “Mừng quá, anh ghé vai, định vác tre về. Nhưng loay hoay mãi không sao quay trở được.” như thế nào?
A. Hoạt động theo một đường vòng trở đi trở lại trong một phạm vi nào đó.
B. Cặm cụi thử đi thử lại hết cách này đến cách khác để cố làm cho được.
C. Di chuyển theo một đường vòng trở đi trở lại trong một phạm vi nào đó.
D. Đi đứng không vững, không chủ động giữ được thăng bằng.
Câu 6. Cụm từ “tìm những bụi tre dày” thuộc cụm từ loại nào?
A. Cụm danh từ B. Cụm tính từ
C. Cụm động từ D. Không phải cụm từ loại
Câu 7. Trong đoạn trích, đâu là yếu tố kì lạ, hoang đường?
A. Anh nông dân tìm những bụi tre dày, cây cao rồi lách vào mà chặt.
B. Anh nông dân buồn quá vì chặt mãi vẫn không có cây tre nào trăm đốt.
C. Anh nông dân loay hoay không mang được cây tre trăm đốt ra khỏi rừng.
D. Ông Bụt xuất hiện khi anh nông dân khóc và cho anh hai câu thần chú.
Câu 8. Dòng nào nhận xét đúng về vai trò sự xuất hiện của ông Bụt trong đoạn trích?
A. Tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện, giúp người tốt (anh nông dân) lúc gặp khó khăn không tự giải quyết được, thể hiện ước mơ công bằng xã hội.
B. Tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện, giúp người tốt (anh nông dân) lúc gặp khó khăn tự giải quyết được, thể hiện ước mơ công bằng xã hội.
C. Tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện, giúp phú ông có được cây tre trăm đốt để khoe mọi người, thể hiện ước mơ công bằng xã hội.
D. Tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện, giúp phú ông và mọi người có thể nhìn thấy cây tre trăm đốt, thể hiện ước mơ công bằng xã hội.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 9. Trong đoạn trích, em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?
Câu 10. Từ hành động quyết tâm đi tìm cây tre trăm đốt của anh nông dân trong đoạn trích, em rút ra cho mình bài học gì? (trình bày bằng một đoạn văn khoảng từ 4 đến 6 câu).
II. PHẦN VIẾT (4,0 điểm)
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện để lại ấn tượng trong em.
cây tre
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh (HS); cần chủ động và linh hoạt trong việc vận dụng tiêu chuẩn cho điểm. Nếu HS có cách diễn đạt riêng nhưng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn chấm.
- Chỉ cho điểm tối đa nếu đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng (bài viết đủ ý, có bố cục chặt chẽ, hoàn chỉnh, diễn đạt tốt, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp). Những bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt, có sáng tạo cần được khuyến khích.
- Điểm làm tròn đến 0,5.
II. Các yêu cầu cụ thể
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II
Môn: Ngữ Văn - Lớp 6
(Thời gian làm bài: 90 phút)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Lên rừng, anh tìm những bụi tre dày, cây cao rồi lách vào mà chặt. Nhưng mỗi lần chặt tre là một lần anh thất vọng vì cây cao nhất cũng chỉ có vài chục đốt. Tuy vậy, anh vẫn không nản, cố đi vào rừng sâu hơn, luồn vào những nơi hiểm hóc có tre già, mặc cho gai tre tua tủa cào rách da thịt, tìm cây tre trăm đốt mang về dâng lên phú ông để được cưới vợ. Thế nhưng, chặt mãi vẫn không có cây tre nào trăm đốt. Buồn quá đỗi, anh quẳng rựa xuống đất, ngồi khóc nức nở. Tiếng khóc của anh vang động cả núi rừng.
Bụt hiện lên hỏi:
- Con là ai? Cớ sao lại ngồi đây mà khóc?
Anh gạt nước mắt, kể lể sự tình cho Bụt nghe. Nghe xong, Bụt bảo:
- Con đừng khóc nữa. Hãy đi chặt một trăm đốt tre về đây cho ta!
Anh lập tức làm theo lời Bụt. Nhưng khi có đủ trăm đốt tre, anh lại khóc. Bụt lại hỏi vì sao khóc thì anh trả lời:
- Phú ông bảo con chặt cây tre có một trăm đốt chứ không phải chặt một trăm đốt tre.
Bụt an ủi rồi bày cho anh sắp một trăm đốt tre lại thành một hàng và hô “khắc nhập”. Anh làm theo thì lạ thay, trăm đốt tre dính vào nhau thành cây tre trăm đốt. Mừng quá, anh ghé vai, định vác tre về. Nhưng loay hoay mãi không sao quay trở được. Anh buông tre ra và lại ngồi khóc. Bụt lại hỏi:
- Làm sao con lại khóc nữa đây?
- Cây tre dài quá, con không làm sao mang về nổi - Anh đáp.
Bụt cười, bảo anh hô “khắc xuất”. Anh vừa hô xong thì những đốt tre rời nhau ra. Anh cảm ơn Bụt rồi bó trăm đốt tre gánh về nhà.
(nguồn https:/www.sachhayonline.com/tua-sach/caytretramdot)
Ghi lại đáp án đúng nhất:
Câu 1. Đoạn trích trên viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự. B. Nghị luận.
C. Thuyết minh. D. Biểu cảm.
Câu 2. Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba. D. Ngôi thứ nhất số nhiều.
Câu 3. Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai?
A. Lời của nhân vật anh nông dân. B. Lời của người kể chuyện.
C. Lời của nhân vật phú ông. C. Lời của ông Bụt.
Câu 4. Từ nào sau đây không phải là từ láy?
A. hiểm hóc. B. tua tủa.
C. núi rừng. D. rón rén.
Câu 5. Em hiểu nghĩa của từ “loay hoay” trong những câu văn “Mừng quá, anh ghé vai, định vác tre về. Nhưng loay hoay mãi không sao quay trở được.” như thế nào?
A. Hoạt động theo một đường vòng trở đi trở lại trong một phạm vi nào đó.
B. Cặm cụi thử đi thử lại hết cách này đến cách khác để cố làm cho được.
C. Di chuyển theo một đường vòng trở đi trở lại trong một phạm vi nào đó.
D. Đi đứng không vững, không chủ động giữ được thăng bằng.
Câu 6. Cụm từ “tìm những bụi tre dày” thuộc cụm từ loại nào?
A. Cụm danh từ B. Cụm tính từ
C. Cụm động từ D. Không phải cụm từ loại
Câu 7. Trong đoạn trích, đâu là yếu tố kì lạ, hoang đường?
A. Anh nông dân tìm những bụi tre dày, cây cao rồi lách vào mà chặt.
B. Anh nông dân buồn quá vì chặt mãi vẫn không có cây tre nào trăm đốt.
C. Anh nông dân loay hoay không mang được cây tre trăm đốt ra khỏi rừng.
D. Ông Bụt xuất hiện khi anh nông dân khóc và cho anh hai câu thần chú.
Câu 8. Dòng nào nhận xét đúng về vai trò sự xuất hiện của ông Bụt trong đoạn trích?
A. Tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện, giúp người tốt (anh nông dân) lúc gặp khó khăn không tự giải quyết được, thể hiện ước mơ công bằng xã hội.
B. Tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện, giúp người tốt (anh nông dân) lúc gặp khó khăn tự giải quyết được, thể hiện ước mơ công bằng xã hội.
C. Tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện, giúp phú ông có được cây tre trăm đốt để khoe mọi người, thể hiện ước mơ công bằng xã hội.
D. Tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện, giúp phú ông và mọi người có thể nhìn thấy cây tre trăm đốt, thể hiện ước mơ công bằng xã hội.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 9. Trong đoạn trích, em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?
Câu 10. Từ hành động quyết tâm đi tìm cây tre trăm đốt của anh nông dân trong đoạn trích, em rút ra cho mình bài học gì? (trình bày bằng một đoạn văn khoảng từ 4 đến 6 câu).
II. PHẦN VIẾT (4,0 điểm)
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện để lại ấn tượng trong em.
--------------HẾT-------------
cây tre
|
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh (HS); cần chủ động và linh hoạt trong việc vận dụng tiêu chuẩn cho điểm. Nếu HS có cách diễn đạt riêng nhưng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn chấm.
- Chỉ cho điểm tối đa nếu đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng (bài viết đủ ý, có bố cục chặt chẽ, hoàn chỉnh, diễn đạt tốt, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp). Những bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt, có sáng tạo cần được khuyến khích.
- Điểm làm tròn đến 0,5.
II. Các yêu cầu cụ thể
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | A. Tự sự. | 0,5 | |
2 | C. Ngôi thứ ba. | 0,5 | |
3 | B. Lời của người kể chuyện. | 0,5 | |
4 | C. núi rừng. | 0,5 | |
5 | B. Cặm cụi thử đi thử lại hết cách này đến cách khác để cố làm cho được. | 0,5 | |
6 | C. Cụm động từ | 0,5 | |
7 | D. Ông Bụt xuất hiện khi anh nông dân khóc và cho anh hai câu thần chú. | 0,5 | |
8 | A. Tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện, giúp người tốt (anh nông dân) lúc gặp khó khăn không tự giải quyết được, thể hiện ước mơ công bằng xã hội. | 0,5 | |
9 | - HS nêu nhân vật mình yêu thích trong đoạn trích. - Lí giải hợp lí vì sao thích nhân vật đó. | 0,5 0,5 | |
10 | Từ hành động quyết tâm đi tìm cây tre trăm đốt của anh nông dân trong đoạn trích, em rút ra cho mình bài học gì? (trình bày bằng một đoạn văn khoảng từ 4 đến 6 câu). - Nội dung: Học sinh đưa ra những bài học phù hợp hoặc trình bày về một bài học mình rút ra được từ hành động quyết tâm đi tìm cây tre trăm đốt của anh nông dân. Có thể tham khảo: + Bài học về lòng kiên trì, nhẫn nại. + Bài học về ý chí nghị lực vượt lên khó khăn. + Bài học về lòng dũng cảm đối diện với khó khăn,… - Hình thức: đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn khoảng từ 4 đến 6 câu, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, logic,… | 1,0 | |
II | PHẦN VIẾT | 4,0 | |
| a) Yêu cầu về hình thức: - Đảm bảo cấu trúc của bài văn thuyết minh: Mở bài, thân bài, kết bài. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,5 | |
| b) Xác định đúng yêu cầu của đề. Thuyết minh thuật lại một sự kiện để lại ấn tượng trong em. | 0,25 | |
| c) Thuyết minh thuật lại một sự kiện HS triển khai đảm bảo các nội dung sau: + Giới thiệu sự kiện được tường thuật mà em ấn tượng. + Nêu được bối cảnh (không gian, thời gian), những nhân vật tham gia sự kiện. + Tóm tắt diễn biến chính của sự kiện theo trình tự thời gian: các hoạt động chính trong sự kiện; hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất. + Nêu ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của người viết. | 3,0 | |
| d) Sáng tạo: Lời thuyết minh sinh động, sáng tạo. | 0,25 |
-------------- HẾT-------------
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
DOWNLOAD FILE
- yopo.vn--DE THI de giua HK2 (2023-2024) van 6,7,8 tập 4.zip3.7 MB · Lượt tải : 0
- yopo.vn--DE THI de giua HK2 (2023-2024) van 6,7,8 tập 3.zip4.1 MB · Lượt tải : 0
- yopo.vn--DE THI de giua HK2 (2023-2024) van 6,7,8 tập 2.zip5.3 MB · Lượt tải : 0
- yopo.vn--DE THI de giua HK2 (2023-2024) van 6,7,8 tập 1.zip3 MB · Lượt tải : 0