Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
MÔN VĂN

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
SIÊU GOM Đề thi thử tốt nghiệp thpt quốc gia 2024 môn ngữ văn LINK DRIVE được soạn dưới dạng file word, pdf gồm CÁC FILE trang. Các bạn xem và tải đề thi thử tốt nghiệp thpt quốc gia 2024 môn ngữ văn về ở dưới.


ĐỀ 01 (Đề gồm có 1 trang)
ĐỀ ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn, lớp 12
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề


Họ và tên học sinh:…………………………….……….Số báo danh…………………Phòng…….

I. Đọc - Hiểu ( 3 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Có bao giờ bạn tự hỏi giá trị thực của cuộc sống không? Tại sao cả đời người, chúng ta cứ mê mải đi tìm, trăn trở suy nghĩ về ý nghĩa và giá trị của nó? (1)

Phải chăng…(2)

Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích. (3)

Cuộc sống là một đường chạy vượt rào, nếu ta không cố gắng ta sẽ không thể vượt qua bất kì rào cản nào. (4)

Cuộc sống là một đường chạy nước rút, nếu ta không cố gắng ta chỉ là người chạy cuối cùng. (5)

Cuộc sống là một đường chạy tiếp sức, biết giúp đỡ nhau chúng ta sẽ chiến thắng. (6)

Vậy cuộc sống của bạn là đường chạy nào?… Hay là tất cả?…(7)


Câu 1. Phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên là gì?

Câu 2. Xác định biện pháp tu từ trong (1), (2) của văn bản trên?

Câu 3. Anh (chị) hiểu câu: Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích là như thế nào?

Câu 4. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Cuộc sống là một đường chạy vượt rào, nếu ta không cố gắng ta sẽ không thể vượt qua bất kì rào cản nào. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của tinh thần vượt khó vươn lên trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết tròng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…”
(Ngữ văn 12, tập 1, Nxb giáo dục, 2008, trang 118)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Đất Nước trong đoạn thơ trên.
--- HẾT ---

ĐỀ 02 (Đề gồm có 1 trang)ĐỀ ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn, lớp 12
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề


Họ và tên học sinh:…………………………… ….……………..Số báo danh…………Phòng……

I. Đọc - Hiểu ( 3 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Có bao giờ bạn tự hỏi giá trị thực của cuộc sống không? Tại sao cả đời người, chúng ta cứ mê mải đi tìm, trăn trở suy nghĩ về ý nghĩa và giá trị của nó? (1)

Phải chăng…(2)

Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích. (3)

Cuộc sống là một đường chạy vượt rào, nếu ta không cố gắng ta sẽ không thể vượt qua bất kì rào cản nào. (4)

Cuộc sống là một đường chạy nước rút, nếu ta không cố gắng ta chỉ là người chạy cuối cùng. (5)

Cuộc sống là một đường chạy tiếp sức, biết giúp đỡ nhau chúng ta sẽ chiến thắng. (6)

Vậy cuộc sống của bạn là đường chạy nào?… Hay là tất cả?…(7)


Câu 1. Phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên là gì?

Câu 2. Xác định biện pháp tu từ trong (3), (4), (5) của văn bản trên?

Câu 3. Anh (chị) hiểu câu: Cuộc sống là một đường chạy tiếp sức, biết giúp đỡ nhau chúng ta sẽ chiến thắng là như thế nào?

Câu 4. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của tinh thần bền bỉ, kiên trì trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm):
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Đất Nước và trách nhiệm của mỗi cá nhân với Đất Nước qua đoạn thơ sau:
“Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời”
(Ngữ văn 12, tập 1, Nxb giáo dục, 2008, trang 119-120)

--- HẾT ---

ĐỀ 03 (Đề gồm có 1 trang)ĐỀ ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn, lớp 12
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề


Họ và tên học sinh:…………………………… ….………..Số báo danh……………Phòng……..

I. Đọc - Hiểu ( 3 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Có bao giờ bạn tự hỏi giá trị thực của cuộc sống không? Tại sao cả đời người, chúng ta cứ mê mải đi tìm, trăn trở suy nghĩ về ý nghĩa và giá trị của nó? (1)

Phải chăng…(2)

Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích. (3)

Cuộc sống là một đường chạy vượt rào, nếu ta không cố gắng ta sẽ không thể vượt qua bất kì rào cản nào. (4)

Cuộc sống là một đường chạy nước rút, nếu ta không cố gắng ta chỉ là người chạy cuối cùng. (5)

Cuộc sống là một đường chạy tiếp sức, biết giúp đỡ nhau chúng ta sẽ chiến thắng. (6)

Vậy cuộc sống của bạn là đường chạy nào?… Hay là tất cả?…(7)


Câu 2. Xác định biện pháp tu từ trong (6), (7) của văn bản trên?

Câu 3. Anh (chị) hiểu câu: Cuộc sống là một đường chạy nước rút, nếu ta không cố gắng ta chỉ là người chạy cuối cùng là như thế nào?

Câu 4. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Cuộc sống là một đường chạy tiếp sức, biết giúp đỡ nhau chúng ta sẽ chiến thắng. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm):
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Đất Nước qua đoạn thơ sau:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên.
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...”
(Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD VN, 2018, tr.120)
--- HẾT ---




ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1

PhầnCâuNội dungĐiểm
IĐỌC HIỂU3,0
1Phương thức biểu đạt: Nghị luận
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng PTBĐ nghị luận: không cho điểm.
0,5
2Biện pháp tu từ đoạn (1), (2): dùng câu hỏi tu từ; khoảng lặng
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời 1 trong 2 ý như đáp án: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm.
0,75
3Hiểu câu: Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích là
_ Cuộc sống giống như con đường dại vô tận, không có điểm cuối cùng. Đòii hỏi mỗi người luôn bền bỉ, kiến trì phấn đấu, nỗ lực để hoàn thiện bản thân.
- Xác định cho mình tinh thần luôn nỗ lức, cố gắng mỗi ngày.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 ý : 0,5 điểm
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.
1,0
4Nêu được nội dung của đoạn trích: Bàn về giá trị thực của cuộc sống.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh nêu được nội dung của đoạn: 0,75 điểm
+ Trình bày chung chung không rõ ràng nội dung:0,5 điểm;
+ Trình bày mâu thuẫn, lệch lạc: không cho điểm.
0,75
IILÀM VĂN7,0
1Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của tinh thần vượt khó vươn lên trong cuộc sống.2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
ý nghĩa của tinh thần vượt khó vươn lên trong cuộc sống.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm ý nghĩa của tinh thần vượt khó vươn lên trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
- Tinh thần vượt khó vươn lên giúp mỗi người khẳng định ý chí, nghị lực của bản thân. Tạo động lực, niềm tin trong cuộc sống. Chìa khóa để đến thành công.
- Cần nỗ lực không ngừng trong học tập rèn luyện và công hiến để khẳng định giá trị bản thân.
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0,75
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.
- HS đáp ứng được yêu cầu trở lên: 0,25 điểm.
0,5
2Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Đất Nước qua chín dòng thơ đầu.5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
- Trả lời câu hỏi Đất Nước có từ bao giờ? Đất nước có từ lâu đời thông qua các giá trị văn hóa, truyền thống.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ0,5
  1. Hình ảnh đất nước đã được nhiều nhà thơ khắc hoạ. Hình ảnh đất nước tươi đẹp, hiền hòa, đất nước đau thương mà anh dũng. (Hs điểm tên một số tác giả, tác phẩm)
    b. Cách riêng của Nguyễn Khoa Điềm là thể hiện hình ảnh Đất Nước : Đất Nước có từ xa xưa, nhưng xa mà gần vì nó hiện hữu ngay trong cuộc sống thường nhật của mỗi con người
    – Nhà thơ không dùng niên đại và sự kiện lịch sử để nói về đất nước, mà dùng giọng điệu quen thuộc của cổ tích bắt đầu bằng ‘‘ngày xửa ngày xưa…
    – Sự ra đời của Đất nước gắn với sự ra đời của những truyện cổ tích, truyền thuyết, của phong tục ăn trầu và tập quán búi tóc sau đầu, của lối sống chung thủy tình nghĩa, của truyền thống chống ngoại xâm kiên cường và bền bỉ, của truyền thống lao động cần cù, của cách ăn cách ở trong sinh hoạt…
    Nói cách khác, sự ra đời của Đất nước gắn liền với sự hình thành văn hóa, lối sống, phong tục tập quán của người Việt Nam, gắn với đời sống gia đình. Những gì làm nên Đất nước cũng là những gì làm nên điệu hồn dân tộc, làm nên sự sống của mỗi người. Vì vậy mà Đất nước hiện lên vừa thiêng liêng, tôn kính, lại vừa gần gũi, thân thiết.
    => Tác giả đã cảm nhận đất nước trong chiều sâu văn hóa – lịch sử và trong cuộc sống đời thường của mỗi con người..
    – Điều đặc biệt của Nguyễn Khoa Điềm là đã nói về sự ra đời của Đất Nước bằng một cách nói giản dị đến bất ngờ. Đó là:
    + Sử dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian .
+ Kết hợp chất trữ tình và chính luận. Giọng thơ trữ tình trầm lắng, cảm xúc dồn nén. Nén trong từng câu chữ là vốn sống, vốn văn hóa, tình yêu Đất nước.
+ Ngôn ngữ dung dị.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh cảm nhận về hình tượng Đất nước đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.
- Học sinh cảm nhận hoặc nêu chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm.
- Cảm nhận chung chung, chưa rõ : 0,75 điểm - 1,25 điểm.
- Cảm nhận sơ sài, thiếu chính xác: 0,25 điểm - 0,5 điểm.
0,5







1,5












0,5
* Đánh giá
– Nét riêng này đánh dấu sự tài hoa trong ngòi bút của nhà thơ.
– Tác phẩm thực sự có khả năng thức tỉnh, khơi gợi , lắng đọng trong lòng độc giả
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm
0,5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Nguyễn Khoa Điềm; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
0,5
Tổng10


ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 2

PhầnCâuNội dungĐiểm
IĐỌC HIỂU3,0
1Phương thức biểu đạt: Nghị luận
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng PTBĐ nghị luận: không cho điểm.
0,5
2Biện pháp tu từ đoạn (3), (4), (5): so sánh, ẩn dụ
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời 1 trong 2 ý như đáp án: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm.
0,75
3Hiểu câu: Cuộc sống là một đường chạy tiếp sức, biết giúp đỡ nhau chúng ta sẽ chiến thắng
_ Cuộc sống giống như con đường dài vô tận, không có điểm cuối cùng. Đòi hỏi mỗi người biết đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau để cùng phát triển, hoàn thiện bản thân.
- Xác định cho mình tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh. Đó là cách để giúp đỡ chính mình.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 ý : 0,5 điểm
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.
1,0
4Nêu được nội dung của đoạn trích: Bàn về giá trị thực của cuộc sống.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh nêu được nội dung của đoạn: 0,75 điểm
+ Trình bày chung chung không rõ ràng nội dung và ví dụ:0,5 điểm;
+ Trình bày mâu thuẫn, lệch lạc: không cho điểm.
0,75
IILÀM VĂN7,0
1Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của tinh thần bền bỉ, kiên trì trong cuộc sống.2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Ý nghĩa của tinh thần bền bỉ, kiên trì trong cuộc sống.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm ý nghĩa của tinh thần vượt khó vươn lên trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
- Tinh thần vượt khó vươn lên giúp mỗi người khẳng định ý chí, nghị lực của bản thân. Tạo động lực, niềm tin trong cuộc sống. Là chìa khóa để đến thành công.
- Cần nỗ lực không ngừng trong học tập rèn luyện và công hiến để khẳng định giá trị bản thân.
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0,75
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.
- HS đáp ứng được yêu cầu trở lên: 0,25 điểm.
0,5
2Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Đất Nước qua chín dòng thơ đầu.5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
- Trả lời câu hỏi Đất Nước là gì và trách nhiệm của mỗi người với Đất Nước.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ0,5
  1. Hình ảnh đất nước đã được nhiều nhà thơ khắc hoạ. Hình ảnh đất nước tươi đẹp, hiền hòa, đất nước đau thương mà anh dũng. (Hs điểm tên một số tác giả, tác phẩm)
    b. Cách riêng của Nguyễn Khoa Điềm là thể hiện hình ảnh Đất Nước: gần gũi hiện diện trong cuộc sống mỗi cá nhân. Đồng thời cũng hiện diện trong đời sống cộng đồng bằng tình thần đoàn kết, yêu thương.
- Đất Nước là sự lớn mạnh khi gắn kết từ tình cảm cá nhân với cá nhân đến cá nhân với cộng đồng.
– Gợi nhắc đến trách nhiệm của mỗi cá nhân với Đất Nước: gắn bó thân thuộc, yêu thương, hi sinh vì Đất Nước.
=> Tác giả đã cảm nhận đất nước trong chiều sâu tình cảm mỗi con người gắn liền với trách nhiệm của mỗi cá nhân.
– Điều đặc biệt của Nguyễn Khoa Điềm là đã nói về Đất Nước bằng một cách nói giản dị đến bất ngờ. Đó là:
+ Thể thơ tự do, phóng khoáng. Giọng điệu tâm tình, nhắn nhủ đầy tha thiết. .
+ Kết hợp chất trữ tình và chính luận. Giọng thơ trữ tình trầm lắng, cảm xúc dồn nén. Nén trong từng câu chữ là vốn sống, vốn văn hóa, tình yêu Đất nước.
+ Ngôn ngữ dung dị.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh cảm nhận về hình tượng Đất nước đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.
- Học sinh cảm nhận hoặc nêu chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm.
- Cảm nhận chung chung, chưa rõ : 0,75 điểm - 1,25 điểm.
- Cảm nhận sơ sài, thiếu chính xác: 0,25 điểm - 0,5 điểm.
0,5







1,5












0,5
* Đánh giá
– Nét riêng này đánh dấu sự tài hoa trong ngòi bút của nhà thơ.
– Tác phẩm thực sự có khả năng thức tỉnh, khơi gợi , lắng đọng trong lòng độc giả
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm
0,5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Nguyễn Khoa Điềm; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
0,5
Tổng10




ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 3

PhầnCâuNội dungĐiểm
IĐỌC HIỂU3,0
1Phương thức biểu đạt: Nghị luận
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng PTBĐ nghị luận: không cho điểm.
0,5
2Biện pháp tu từ đoạn (6), (7): dùng câu hỏi tu từ; Ẩn du, so sánh
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án hoặc 2 ý: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời 1 ý như đáp án: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm.
0,75
3Hiểu câu: Cuộc sống là đường chạy nước rút, nếu ta không cố gắng ta chỉ là người chạy cuối cùng là:
_ Cuộc sống giống như con đường dại vô tận, không có điểm cuối cùng. Đòi hỏi mỗi người nỗ lực bứt phá, vượt lên phía trước nếu không muốn tụt hậu, thua cuộc.
- Xác định cho mình tinh thần luôn nỗ lực, cố gắng mỗi ngày.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 ý : 0,5 điểm
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.
1,0
4Nêu được nội dung của đoạn trích: Bàn về giá trị thực của cuộc sống.
- Lấy được ví dụ thực tế.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh nêu được nội dung của đoạn: 0,75 điểm
+ Trình bày chung chung không rõ ràng nội dung :0,5 điểm;
+ Trình bày mâu thuẫn, lệch lạc: không cho điểm.
0,75
IILÀM VĂN7,0
1Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
ý nghĩa của tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm ý nghĩa của tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
- Tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau thể hiện tình yêu thương, chia sẻ giữa con người với con người. Tạo động lực, niềm tin trong cuộc sống. Là chìa khóa để đến thành công.
- Cần có suy nghĩ, hành động thiết thực thể hiện tình đoàn kết, yêu thương giữa cá nhân với những người xung quanh.
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0,75
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.
- HS đáp ứng được yêu cầu trở lên: 0,25 điểm.
0,5
2Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Đất Nước qua đoạn thơ:
“ Những người vợ nhớ chồng …….đã hóa núi sống ta”.
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
- Trả lời câu hỏi Đất Nước do ai làm nên? Đất nước do nhân dân làm nên và tạo tác các giá trị văn hóa, truyền thống.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ0,5
  1. Hình ảnh đất nước đã được nhiều nhà thơ khắc hoạ. Hình ảnh đất nước tươi đẹp, hiền hòa, đất nước đau thương mà anh dũng. (Hs điểm tên một số tác giả, tác phẩm)
    b. Cách riêng của Nguyễn Khoa Điềm là thể hiện hình ảnh Đất Nước: Đất Nước với các giá trị vật chất, tinh thần do nhân dân làm nên.
    - Phương diện địa lý:những con người vô danh - nhân dân đã hóa thân, điểm tô cho vẻ đẹp của sông núi, địa danh khắp 3 miền Đất Nước.
- Phương diện lịch sử: chính nhân dân góp công sức hình thành, dựng xây và phát triển Đất Nước.
- Phương diện văn hóa, truyền thống: Nhân dân hun đúc nên những phẩm chất, truyền thống tốt đẹp của Đất nước.
=>Vì vậy mà Đất nước hiện lên vừa thiêng liêng, tôn kính, lại vừa gần gũi, thân thiết. Tác giả đã cảm nhận đất nước trong chiều sâu văn hóa – lịch sử và trong cuộc sống đời thường của mỗi con người mà nhân dân là chủ thể sáng tạo nên
– Điều đặc biệt của Nguyễn Khoa Điềm là khẳng định nhân dân là chủ thể của Đất Nước bằng một cách nói giản dị đến bất ngờ. Đó là:
+ Sử dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian .
+ Kết hợp chất trữ tình và chính luận. Giọng thơ trữ tình trầm lắng, cảm xúc dồn nén. Nén trong từng câu chữ là vốn sống, vốn văn hóa, tình yêu Đất nước.
+ Ngôn ngữ dung dị.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh cảm nhận về hình tượng Đất nước đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.
- Học sinh cảm nhận hoặc nêu chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm.
- Cảm nhận chung chung, chưa rõ : 0,75 điểm - 1,25 điểm.
- Cảm nhận sơ sài, thiếu chính xác: 0,25 điểm - 0,5 điểm.
0,5







1,5












0,5
* Đánh giá
– Nét riêng này đánh dấu sự tài hoa trong ngòi bút của nhà thơ.
– Tác phẩm thực sự có khả năng thức tỉnh, khơi gợi , lắng đọng trong lòng độc giả
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm
0,5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Nguyễn Khoa Điềm; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
0,5
Tổng10


1711686096554.png


1711686105024.png



https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

CHÚC THẦY CÔ, CÁC EM THÀNH CÔNG!
 
Sửa lần cuối:
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài giải đề thi văn thpt quốc gia 2020 bài giải đề thi văn thpt quốc gia 2021 bộ đề thi thpt quốc gia môn văn 2021 bộ đề thi thử thpt quốc gia 2021 môn văn bộ đề thi văn thpt quốc gia các dạng đề văn thi thpt quốc gia 2021 cấu trúc đề thi văn thpt quốc gia 2021 chữa đề thi văn thpt quốc gia 2021 dạng đề thi văn thpt quốc gia 2019 dạng đề văn thi thpt quốc gia 2021 dự đoán đề thi văn thpt quốc gia 2019 dự đoán đề thi văn thpt quốc gia 2020 dự đoán đề thi văn thpt quốc gia 2021 dự đoán đề thi văn thpt quốc gia 2021 môn văn giải đề thi môn văn thpt quốc gia 2021 giải đề thi thử thpt quốc gia 2021 môn văn giải đề thi văn thpt quốc gia 2021 giải đề thi văn thpt quốc gia 2021 đợt 2 giới hạn đề thi thpt quốc gia 2021 môn văn giới hạn đề thi văn thpt quốc gia 2021 kết quả đề thi văn thpt quốc gia 2021 lời giải đề thi văn thpt quốc gia 2021 nhận xét đề thi văn thpt quốc gia 2019 nhận xét đề thi văn thpt quốc gia 2021 xem đề thi văn thpt quốc gia 2020 xem đề thi văn thpt quốc gia 2021 đánh giá đề thi văn thpt quốc gia 2021 đáp an đề thi văn thpt quốc gia 2021 đề cương văn thi thpt quốc gia 2021 đề ngữ văn thpt quốc gia 2021 đề thi anh văn thpt quốc gia 2017 đề thi anh văn thpt quốc gia 2018 đề thi anh văn thpt quốc gia 2019 đề thi anh văn thpt quốc gia 2020 đề thi anh văn thpt quốc gia 2021 đề thi môn văn thpt quốc gia 2018 đề thi môn văn thpt quốc gia 2019 đề thi môn văn thpt quốc gia 2020 đề thi môn văn thpt quốc gia 2021 đề thi môn văn thpt quốc gia 2021 chính thức đề thi môn văn thpt quốc gia 2021 đợt 2 đề thi nghề tin học văn phòng thpt đề thi ngữ văn 12 thpt quốc gia 2021 đề thi ngữ văn thpt năm 2020 đề thi ngữ văn thpt quốc gia 2021 đề thi ngữ văn thpt quốc gia 2021 chính thức đề thi tham khảo thpt quốc gia 2021 văn đề thi thpt môn văn đề thi thpt môn văn 2017 đề thi thpt môn văn chiếc thuyền ngoài xa đề thi thpt quốc gia 2019 môn văn file word đề thi thpt quốc gia 2020 môn văn file word đề thi thpt quốc gia 2021 môn văn hà nội đề thi thpt quốc gia 2021 môn văn hải phòng đề thi thpt quốc gia 2021 môn văn lần 2 đề thi thpt văn từng năm đề thi thử anh văn thpt quốc gia 2021 đề thi thử anh văn thpt quốc gia online đề thi thử văn thpt quốc gia 2021 hà nội đề thi toán thpt quốc gia 2021 anh văn đề thi văn 12 thpt quốc gia 2018 đề thi văn 12 thpt quốc gia 2019 đề thi văn 12 thpt quốc gia 2020 đề thi văn 12 thpt quốc gia 2021 đề thi văn 2001 đề thi văn dự bị thpt quốc gia 2020 đề thi văn quốc gia năm 2020 đề thi văn thpt đề thi văn thpt 2018 hải dương đề thi văn thpt 2019 hải dương đề thi văn thpt 2020 đề thi văn thpt 2020 lần 2 đề thi văn thpt 2021 đề thi văn thpt 2021 chính thức đề thi văn thpt 2021 lần 2 đề thi văn thpt 2021 lớp 12 đề thi văn thpt bắc giang đề thi văn thpt bắc ninh đề thi văn thpt các năm đề thi văn thpt chiếc thuyền ngoài xa đề thi văn thpt chuyên ngoại ngữ đề thi văn thpt chuyên sư phạm đề thi văn thpt có đáp án đề thi văn thpt của các năm đề thi văn thpt hà nội 2018 đề thi văn thpt hà nội 2019 đề thi văn thpt hà nội 2020 đề thi văn thpt hà nội 2021 đề thi văn thpt hà nội năm 2017 đề thi văn thpt hải phòng 2019 đề thi văn thpt hưng yên đề thi văn thpt hưng yên 2020 đề thi văn thpt khoá 2000 đề thi văn thpt lớp 10 đề thi văn thpt lớp 11 đề thi văn thpt năm 2000 đề thi văn thpt năm 2015 đề thi văn thpt năm 2017 đề thi văn thpt năm 2018 đề thi văn thpt năm 2019 đề thi văn thpt năm 2020 đề thi văn thpt năm 2021 đề thi văn thpt người lái đò sông đà đề thi văn thpt những năm gần đây đề thi văn thpt qua các năm đề thi văn thpt quốc gia đề thi văn thpt quốc gia 2008 khối c đề thi văn thpt quốc gia 2011 khối c đề thi văn thpt quốc gia 2013 khối d đề thi văn thpt quốc gia 2014 khối c đề thi văn thpt quốc gia 2014 khối d đề thi văn thpt quốc gia 2015 đề thi văn thpt quốc gia 2016 đề thi văn thpt quốc gia 2017 đề thi văn thpt quốc gia 2018 đề thi văn thpt quốc gia 2019 đề thi văn thpt quốc gia 2019 dự bị đề thi văn thpt quốc gia 2020 đề thi văn thpt quốc gia 2020 dự bị đề thi văn thpt quốc gia 2020 hải phòng đề thi văn thpt quốc gia 2020 khó hay dễ đề thi văn thpt quốc gia 2020 môn toán đề thi văn thpt quốc gia 2020 pdf đề thi văn thpt quốc gia 2020 phú thọ đề thi văn thpt quốc gia 2020 sáng nay đề thi văn thpt quốc gia 2020 sinh học đề thi văn thpt quốc gia 2020 vào bài nào đề thi văn thpt quốc gia 2021 đề thi văn thpt quốc gia 2021 chính thức đề thi văn thpt quốc gia 2021 có đáp án đề thi văn thpt quốc gia 2021 của nam định đề thi văn thpt quốc gia 2021 hà nội đề thi văn thpt quốc gia 2021 hải phòng đề thi văn thpt quốc gia 2021 khó hay dễ đề thi văn thpt quốc gia 2021 minh họa đề thi văn thpt quốc gia 2021 pdf đề thi văn thpt quốc gia 2021 sóng đề thi văn thpt quốc gia 2021 sử đề thi văn thpt quốc gia 2021 tây tiến đề thi văn thpt quốc gia 2021 vào bài nào đề thi văn thpt quốc gia 2021 đáp án đề thi văn thpt quốc gia 2021 đợt 1 đề thi văn thpt quốc gia 2021 đợt 2 đề thi văn thpt quốc gia 2021 đợt 2 đáp án đề thi văn thpt quốc gia 3 năm gần đây đề thi văn thpt quốc gia các năm đề thi văn thpt quốc gia chiếc thuyền ngoài xa đề thi văn thpt quốc gia có trích thơ không đề thi văn thpt quốc gia mỗi năm đề thi văn thpt quốc gia sông đà đề thi văn thpt quốc gia từ năm 2014 đề thi văn thpt quốc gia từ năm 2016 đề thi văn thpt quốc gia từ năm 2018 đề thi văn thpt quốc gia từ năm 2019 đề thi văn thpt quốc gia từ năm 2020 đề thi văn thpt quốc gia việt bắc đề thi văn thpt quốc gia vợ chồng a phủ đề thi văn thpt sóng đề thi văn thpt từ 2010 đến 2020 đề thi văn thpt từ 2015 đến 2019 đề thi văn thpt vợ chồng a phủ đề thi văn thpt đợt 2 đề thi văn thpt đợt 2 2021 đề thi văn thpt đợt 2 năm 2020 đề thi văn thpt đợt 2 năm 2021 đề thi văn thử thpt quốc gia 2020 đề thi văn tn thpt 2020 đề thi văn tn thpt 2021 đề thi văn trung học phổ thông đề thi văn vào 10 thpt nguyễn tất thành đề thi văn vào 10 thpt uông bí đề thi văn vào thpt đề văn kỳ thi thpt quốc gia 2021 đề văn thi thử thpt quốc gia 2021 đề văn thi thử thpt quốc gia 2021 nam định đề văn thpt quốc gia 2021
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,120
    Bài viết
    37,589
    Thành viên
    139,750
    Thành viên mới nhất
    Pham Thi Phupng Thao

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO

    Thành viên Online

    Top