- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,240
- Điểm
- 113
tác giả
SKKN:Ứng dụng công nghệ hỗ trợ nhận dạng động vật hoang dã và sản phẩm động vật hoang dã trong hoạt động xử lý vi phạm trên địa bàn tỉnh*KO TRÊN MẠNG được soạn dưới dạng file word gồm 16 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Mỗi khi có vụ việc vi phạm pháp luật về động vật hoang dã và sản phẩm của động vật hoang dã, để xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật, tạo tính răn đe trong nhân dân, trong xã hội. Cán bộ Kiểm lâm sau khi phát hiện hành vi vi phạm phải tổ chức bắt giữ tang vật, phương tiện
vi phạm rồi tiến hành xác minh xem động vật đó thuộc loài nào, họ gì, sản phẩm gì? Sau khi xác định được chính xác loài động vật hoang dã thì mới xây dựng được phương án xử lý được đúng theo quy định của pháp luật. Để xác minh được chính xác đó là loài động vật gì, sản phẩm của động vật hoang dã nào, cán bộ kiểm lâm phải mang động vật hoang dã hay sản phẩm của động vật hoang dã đó đến các cơ sở khoa học, cơ quan chuyên ngành về động vật hoang dã để giám định. Việc giám định như vậy phải mất một khoảng thời gian nhất định mới có kết quả và còn phải chịu thêm chi phí giám định, chi phí đi lại, công sức,… Ngoài ra, cán bộ kiểm lâm cũng có thể tra cứu trong các loại sách về nhận dạng, tuy nhiên việc tra cứu chỉ mang tính chất tham khảo, việc tra cứu sách khoa học không phải cán bộ nào cũng biết, cũng được trang bị sách nhận dạng. Do đó, việc nhận dạng động vật hoang dã và sản phẩm của động vật hoang dã chủ yếu dựa vào giám định là chính.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Ứng dụng công nghệ hỗ trợ nhận dạng động vật hoang dã và sản phẩm động vật hoang dã trong hoạt động xử lý vi phạm trên địa bàn tỉnh .Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Năm 2023
Các thông tin cần bảo mật: Không.Mô tả các giải pháp cũ thường làm
Trước đây việc nhận dạng các loài động vật và sản phẩm từ động vật phụ thuộc rất nhiều các chuyên gia thuộc các nhóm phân loại khác nhau như chuyên gia phân loại động vật, chuyên gia phân loại côn trùng…..Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều loài sinh vật đang tồn tại trên trái đất vì vậy hoạt động nhận biết chúng ngoài thực địa là một thách thức đối với các nhà khoa học, quản lý và bảo tồn. Để giải quyết vấn đề này, rất nhiều cuốn sách về nhận dạng nhanh các loài động vật ra đời nhằm mục đích giúp các nhà khoa học, quản lý, học sinh sinh viên,…có thể nhận biết nhanh ngoài thực địa. Ví dụ như cuốn nhận dạng các loài chim ở Thái Lan và Đông Nam Á của tác giả (Robson, 2008); Cuốn nhận dạng các loài thú Đông Nam Á của tác giả Francis (2008); Các loài thú lớn của Thái Lan (Parr, 2003); Hướng dẫn nhận dạng các loài thú ở Bắc Mỹ của tác giả (Bower et al., 2007). Mặc dù sự ra đời của các cuốn sách nhận biết nhanh các loài động vật ngoài thực địa đã giúp rất nhiều các nhà khoa học, quản lý và học sinh, sinh viên trong các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và quản lý tài nguyên đa dạng sinh học. Tuy nhiên, việc sử dụng những cuốn sách này đòi hỏi người dùng phải có chuyên môn nhất định. Hơn nữa, không phải lúc nào những cuốn sách này cũng được mang theo bên người.Mỗi khi có vụ việc vi phạm pháp luật về động vật hoang dã và sản phẩm của động vật hoang dã, để xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật, tạo tính răn đe trong nhân dân, trong xã hội. Cán bộ Kiểm lâm sau khi phát hiện hành vi vi phạm phải tổ chức bắt giữ tang vật, phương tiện
vi phạm rồi tiến hành xác minh xem động vật đó thuộc loài nào, họ gì, sản phẩm gì? Sau khi xác định được chính xác loài động vật hoang dã thì mới xây dựng được phương án xử lý được đúng theo quy định của pháp luật. Để xác minh được chính xác đó là loài động vật gì, sản phẩm của động vật hoang dã nào, cán bộ kiểm lâm phải mang động vật hoang dã hay sản phẩm của động vật hoang dã đó đến các cơ sở khoa học, cơ quan chuyên ngành về động vật hoang dã để giám định. Việc giám định như vậy phải mất một khoảng thời gian nhất định mới có kết quả và còn phải chịu thêm chi phí giám định, chi phí đi lại, công sức,… Ngoài ra, cán bộ kiểm lâm cũng có thể tra cứu trong các loại sách về nhận dạng, tuy nhiên việc tra cứu chỉ mang tính chất tham khảo, việc tra cứu sách khoa học không phải cán bộ nào cũng biết, cũng được trang bị sách nhận dạng. Do đó, việc nhận dạng động vật hoang dã và sản phẩm của động vật hoang dã chủ yếu dựa vào giám định là chính.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!