- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,219
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP Đề thi học sinh giỏi lớp 11 môn lịch sử CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG THPT CẢ NƯỚC được soạn dưới dạng file word gồm CÁC FILE. THƯ MỤC ZIP trang. Các bạn xem và tải Đề thi học sinh giỏi lớp 11 môn lịch sử về ở dưới.
Câu 1 (2.5 điểm)
Hãy cho biết nhân vật lịch sử được nhắc đến trong dấu (….) dưới đây là ai? Làm sáng tỏ vai trò của nhân vật lịch sử đó đối với lịch sử dân tộc.
"Với công lao của mình, …... đã trở thành vị tổ trung hưng thứ 2 của dân tộc Việt Nam chúng ta, chỉ đứng sau vị tổ thứ nhất là Ngô Quyền và vị tổ dựng nước là Hùng Vương" (Dẫn theo Nguyễn Quang Ngọc, Bản tin THNM, ngày 3/10/2023)
Câu 2 (2.5 điểm)
Khai thác các tư liệu dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tư liệu 1: 10 giờ sáng ngày 17/8/1945, lãnh tụ Đảng Dân tộc In-đô-nê-xi-a là Xu- các- nô đã đọc lời tuyên bố “Chúng tôi, nhân dân In-đô-nê-xi-a, trịnh trọng tuyên bố nền độc lập của In-đô-nê-xi-a. Các vấn đề liên quan tới chuyển giao chính quyền và các vấn đề khác sẽ được quyết định một cách thận trọng trong thời gian ngắn nhất” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, bộ Cánh diều, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2023, trang 35)
Tư liệu 2: Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập “...chúng tôi - Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị quốc gia, 2011, trang 3)
a. Chỉ rõ quyền dân tộc cơ bản được nhắc tới trong hai tư liệu trên. Khái quát cuộc đấu tranh của các nước ở Đông Nam Á để đi đến quyền dân tộc cơ bản đó.
b. Đề xuất một số biện pháp của em để góp phần vào việc bảo vệ quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Câu 3 (3.0 điểm)
Có đúng không khi cho rằng: sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay phải là con đường riêng của mỗi nước trên cơ sở phát triển độc lập, sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê nin trên địa bàn của mỗi nước?
Câu 4 (3.0 điểm)
Khi đánh giá về vai trò, công lao của những nhân vật lịch sử đối với dân tộc, Lê - nin đã viết “Khi xem xét công lao lịch sử của các nhân vật lịch sử, người ta không căn cứ vào chỗ họ cống hiến được gì so với những đòi hỏi của thời đại đương thời mà căn cứ vào chỗ họ đã cống hiến được gì mới so với các bậc tiền bối của họ” (Lê - nin toàn tập, tập 2, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006).
Trên cơ sở tóm tắt các hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914), hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Câu 5 (3.0 điểm)
Lập trục thời gian (theo ý tưởng của em) về diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội có ý nghĩa như thế nào trong Cách mạng tháng Tám?
Câu 6 (3.0 điểm)
Cho đoạn thông tin sau:
Hiệp định Sơ bộ 6/3/1945 là một mẫu mực về sự thỏa hiệp. Đây là một sự thỏa hiệp tuyệt đối của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với Hiệp định Sơ bộ, người Pháp đã công nhận nền độc lập của Việt Nam, Việt Nam không còn là thuộc địa của Pháp. Bản Hiệp định có tính chất văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên của nước Việt Nam ký với nước ngoài, có sự chứng kiến của các nước Mỹ, Anh và Trung Hoa. Hiệp định Sơ bộ đã đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc và tay sai của chúng đang ở miền Nam nước ta về nước, mở ra thời kì đối đầu giữa ta và Pháp. Đất nước ta có thêm thời gian hòa bình để củng cố, xây dựng lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
a. Tìm các lỗi sai trong đoạn thông tin trên và sửa lại cho đúng.
b. Nêu và nhận xét quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận trong Hiệp định Sơ bộ.
c. Em có suy nghĩ gì về “ngoại giao cây tre Việt Nam” trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Câu 7 (3.0 điểm)
Tháng 12/1989, trong cuộc gặp không chính thức tại đảo Man – ta (Địa Trung Hải), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goóc-ba- chốp và Tổng thống Mĩ G. Bu- sơ chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
a. Vì sao Chiến tranh lạnh kết thúc? Việc kết thúc Chiến tranh lạnh đã tác động như thế nào đối với Việt Nam?
b. Từ việc tìm hiểu về Chiến tranh lạnh, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về giá trị của hòa bình hiện nay.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG TỈNH BẮC GIANG ĐỀ THI ĐỀ XUẤT | KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2024 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 11 Thời gian: 180 phút (Đề thi có 03 trang, gồm 07 câu) |
Câu 1 (2.5 điểm)
Hãy cho biết nhân vật lịch sử được nhắc đến trong dấu (….) dưới đây là ai? Làm sáng tỏ vai trò của nhân vật lịch sử đó đối với lịch sử dân tộc.
"Với công lao của mình, …... đã trở thành vị tổ trung hưng thứ 2 của dân tộc Việt Nam chúng ta, chỉ đứng sau vị tổ thứ nhất là Ngô Quyền và vị tổ dựng nước là Hùng Vương" (Dẫn theo Nguyễn Quang Ngọc, Bản tin THNM, ngày 3/10/2023)
Câu 2 (2.5 điểm)
Khai thác các tư liệu dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tư liệu 1: 10 giờ sáng ngày 17/8/1945, lãnh tụ Đảng Dân tộc In-đô-nê-xi-a là Xu- các- nô đã đọc lời tuyên bố “Chúng tôi, nhân dân In-đô-nê-xi-a, trịnh trọng tuyên bố nền độc lập của In-đô-nê-xi-a. Các vấn đề liên quan tới chuyển giao chính quyền và các vấn đề khác sẽ được quyết định một cách thận trọng trong thời gian ngắn nhất” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, bộ Cánh diều, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2023, trang 35)
Tư liệu 2: Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập “...chúng tôi - Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị quốc gia, 2011, trang 3)
a. Chỉ rõ quyền dân tộc cơ bản được nhắc tới trong hai tư liệu trên. Khái quát cuộc đấu tranh của các nước ở Đông Nam Á để đi đến quyền dân tộc cơ bản đó.
b. Đề xuất một số biện pháp của em để góp phần vào việc bảo vệ quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Câu 3 (3.0 điểm)
Có đúng không khi cho rằng: sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay phải là con đường riêng của mỗi nước trên cơ sở phát triển độc lập, sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê nin trên địa bàn của mỗi nước?
Câu 4 (3.0 điểm)
Khi đánh giá về vai trò, công lao của những nhân vật lịch sử đối với dân tộc, Lê - nin đã viết “Khi xem xét công lao lịch sử của các nhân vật lịch sử, người ta không căn cứ vào chỗ họ cống hiến được gì so với những đòi hỏi của thời đại đương thời mà căn cứ vào chỗ họ đã cống hiến được gì mới so với các bậc tiền bối của họ” (Lê - nin toàn tập, tập 2, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006).
Trên cơ sở tóm tắt các hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914), hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Câu 5 (3.0 điểm)
Lập trục thời gian (theo ý tưởng của em) về diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội có ý nghĩa như thế nào trong Cách mạng tháng Tám?
Câu 6 (3.0 điểm)
Cho đoạn thông tin sau:
Hiệp định Sơ bộ 6/3/1945 là một mẫu mực về sự thỏa hiệp. Đây là một sự thỏa hiệp tuyệt đối của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với Hiệp định Sơ bộ, người Pháp đã công nhận nền độc lập của Việt Nam, Việt Nam không còn là thuộc địa của Pháp. Bản Hiệp định có tính chất văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên của nước Việt Nam ký với nước ngoài, có sự chứng kiến của các nước Mỹ, Anh và Trung Hoa. Hiệp định Sơ bộ đã đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc và tay sai của chúng đang ở miền Nam nước ta về nước, mở ra thời kì đối đầu giữa ta và Pháp. Đất nước ta có thêm thời gian hòa bình để củng cố, xây dựng lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
a. Tìm các lỗi sai trong đoạn thông tin trên và sửa lại cho đúng.
b. Nêu và nhận xét quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận trong Hiệp định Sơ bộ.
c. Em có suy nghĩ gì về “ngoại giao cây tre Việt Nam” trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Câu 7 (3.0 điểm)
Tháng 12/1989, trong cuộc gặp không chính thức tại đảo Man – ta (Địa Trung Hải), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goóc-ba- chốp và Tổng thống Mĩ G. Bu- sơ chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
a. Vì sao Chiến tranh lạnh kết thúc? Việc kết thúc Chiến tranh lạnh đã tác động như thế nào đối với Việt Nam?
b. Từ việc tìm hiểu về Chiến tranh lạnh, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về giá trị của hòa bình hiện nay.
.....................HẾT...............
Giáo viên ra đề
Nguyễn Thu Hiền (0912.838.137)
Nguyễn Thu Hiền (0912.838.137)
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG TỈNH BẮC GIANG HDC ĐỀ THI ĐỀ XUẤT | KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2024 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 11 Thời gian: 180 phút (HDC có 06 trang, gồm 07 câu) |
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | Hãy cho biết nhân vật lịch sử được nhắc đến trong dấu (….) dưới đây là ai? Làm sáng tỏ vai trò của nhân vật lịch sử đó đối với lịch sử dân tộc. "Với công lao của mình, …... đã trở thành vị tổ trung hưng thứ 2 của dân tộc Việt Nam chúng ta, chỉ đứng sau vị tổ thứ nhất là Ngô Quyền và vị tổ dựng nước là Hùng Vương" (Dẫn theo Nguyễn Quang Ngọc, Bản tin THNM, ngày 3/10/2023) | 2.5 |
| a. Nhân vật lịch sử được nhắc đến….: Lê Lợi | 0.5 |
b. Làm sáng tỏ vai trò của Lê Lợi đối với lịch sử dân tộc...: Lê Lợi có vai tro lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước | 0.25 | |
*Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc: - Là người khởi xướng, tổ chức cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lật đổ ách đô hộ của nhà Minh khôi phục hoàn toàn nền độc lập, tự chủ của dân tộc… | 0.25 | |
- Đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng yêu nước dưới lá cờ đại nghĩa Lam Sơn để làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Thành phần bộ chỉ huy có thể nói là một hình ảnh thu nhỏ của khối đoàn kết dân tộc lúc bấy giờ với những con người thuộc mọi thành phần xã hội và dân tộc….; Trong diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi đã huy động được sự hưởng ứng và tham gia ủng hộ đông đảo của nhân dân như: gia nhập nghĩa quân, tiếp tế lương thực, phối hợp bao vây đồn địch... | 0.25 | |
- Là lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Lam Sơn, cùng với bộ chỉ huy nghĩa quân vạch ra đường lối đúng đắn cho cuộc khởi nghĩa: kế vây thành diệt viện, tổ chức hội thề Đông Quan…; lập nên nhiều chiến thắng lớn: Tốt Động- Chúc Động, Chi Lăng- Xương Giang… | 0.5 | |
* Trong sự nghiệp xây dựng đất nước: sau khi KN Lam Sơn kết thúc thắng lợi, Lê Lợi đã lập ra triều đại mới- nhà Lê Sơ; có nhiều chính sách về nội trị, ngoại giao, nhằm phục hồi, củng cố, phát triển đất nước trên mọi mặt như: tổ chức lại bộ máy chính quyền từ trung ương xuống địa phương; chú ý tới việc khôi phục sản xuất, phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo nhân tài; tăng cường củng cố, giữ vững nền độc lập… | 0.5 | |
- Với những đóng góp to lớn đối với lịch sử dân tộc, Lê Lợi được suy tôn là anh hùng dân tộc. | 0.25 | |
2 | a. Chỉ rõ quyền dân tộc cơ bản được nhắc tới trong hai tư liệu trên. Khái quát cuộc đấu tranh của các nước ở Đông Nam Á để đi đến quyền dân tộc cơ bản đó. b. Đề xuất một số biện pháp của em để góp phần vào việc bảo vệ quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. | 2.5 |
| a. Chỉ rõ… | |
* Quyền dân tộc cơ bản được nhắc tới trong hai tư liệu: độc lập | 0.25 | |
* Khái quát cuộc đấu tranh…. | | |
- Giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920:khởi đầu cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc + Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến: do giai cấp phong kiến hoặc nông dân lãnh đạo. Diễn ra chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. + Phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản: diễn ra sớm nhất ở Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma dưới sự dẫn dắt của các trí thức cấp tiến. | 0.5 | |
- Giai đoạn 1920 - 1945: xuất hiện xu hướng mới trong phong trào đấu tranh + Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển đồng thời theo hai khuynh hướng: . Tư sản: do giai cấp tư sản lãnh đạo. . Vô sản: do giai cấp vô sản lãnh đạo. → nhiều đảng phái tiến bộ ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân bằng cả phương pháp đấu tranh hòa bình và đấu tranh vũ trang. + Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào,.. tiến hành cách mạng giành độc lập dân tộc. | 0.5 | |
- Giai đoạn 1945-1975: hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập + Tại Phi-lip-pin, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a: diễn ra phong trào đấu tranh yêu cầu các nước thực dân phương Tây trao trả độc lập. + Tại bán đảo Đông Dương: tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược cho đến năm 1975. Riêng Bru nây được trao trả độc lập năm 1984. | 0.5 | |
b. Đề xuất một số biện pháp… (HS đề xuất được mỗi biện pháp phù hợp thì được 0,25 điểm. Dưới đây là một số gợi ý) | 0.75 | |
1. Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ quyền dân tộc cơ bản (độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ) cho người dân…; 2. Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc,...; 3. Xây dựng sức mạnh đất nước về mọi mặt (CT, KT, VH, tăng cường quốc phòng- an ninh, ngoại giao…); 4. Liên hệ bản thân học sinh… | | |
3 | Có đúng không khi cho rằng: sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay phải là con đường riêng của mỗi nước trên cơ sở phát triển độc lập, sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê nin trên địa bàn của mỗi nước? | 3.0 |
| * Khẳng định ý kiến nêu ra là đúng/chính xác… | 0.5 |
* Vì: | | |
- Chủ nghĩa xã hội (CNXH) khủng hoảng và sụp đổ ở Liên Xô, Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình CNXH chưa đúng đắn, chưa khoa học, chứ không phải sự sụp đổ của một lý tưởng trên nền móng hệ thống lý luận… | 0.5 | |
- Thực tiễn sự phát triển của CNXH từ 1991 đến nay đã chứng minh CNXH tiếp tục tồn tại, có sức sống, triển vọng thực sự trên thế giới. Đây là sự vận dụng sáng tạo lí luận CN Mác Lê nin trên cơ sở sự phát triển riêng của mỗi nước. | 0.5 | |
+ VN: tiến hành đổi mới 1986, xây dựng nền KT thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế -> trở thành nước đang phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện; uy tín và vị thế của VN trên trường quốc tế được nâng cao… | 0.25 | |
+ Trung Quốc: tiến hành cải cách 1978 với chủ trương lấy phát triển KT làm trung tâm, xây dựng nền KT thị trường XHCN, đẩy mạnh mở cửa với mục tiêu hiện đại hóa và xây dựng CNXH đặc sắc TQ… | 0.25 | |
+ Lào: từ năm 1986, thực hiện đổi mới toàn diện đạt được những thành tựu cơ bản, thực hiện thành công 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. | 0.25 | |
+ Cu Ba: từ năm 1991, mặc dù phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là lệnh cấm vận của Mĩ và phương Tây nhưng Cu Ba vẫn quyết tâm đi theo con đường xây dựng CNXH, thực hiện cải cách KT và đạt những thành tựu quan trọng… | 0.25 | |
- Bài học kinh nghiệm từ sự tan rã của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới, cải cách ở các nước hiện nay đi theo CNXH cho thấy phải luôn có sự vận dụng sáng tạo lí luận CNXH để phù hợp với thực tiễn mỗi nước và xu thế phát triển của thời đại… | 0.5 | |
4 | Khi đánh giá về vai trò, công lao của những nhân vật lịch sử đối với dân tộc, Lê - nin đã viết “Khi xem xét công lao lịch sử của các nhân vật lịch sử, người ta không căn cứ vào chỗ họ cống hiến được gì so với những đòi hỏi của thời đại đương thời mà căn cứ vào chỗ họ đã cống hiến được gì mới so với các bậc tiền bối của họ” (Lê - nin toàn tập, tập 2, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006). Trên cơ sở tóm tắt các hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914), hãy làm sáng tỏ nhận định trên. | 3.0 |
| a. Tóm tắt các hoạt động yêu nước…. | |
- Phan Bội Châu: thành lập Hội duy tân; tổ chức PT Đông du… - Phan Châu Trinh: tổ chức PT duy tân…. | 0.5 | |
b. Làm sáng tỏ nhận định…. | | |
- Con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và những nhà yêu nước đầu thế kỉ XX không đi đến thành công nhưng đó là sự khảo nghiệm cho một con đường cứu nước mới. Điều này chứng tỏ độc lập dân tộc không gắn liền với CNTB. Yêu cầu đặt ra cần tìm con đường cứu nước mới. | 0.25 | |
- Tuy nhiên, so với các tiền bối (Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật… trong phong trào yêu nước cuối XIX), Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có nhiều cống hiến đối với phong trào giải phóng dân tộc và việc phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam. | 0.25 | |
+ Khởi xướng phong trào giải phóng dân tộc mang tính chất cách mạng theo khuynh hướng tư sản, gắn công cuộc giải phóng dân tộc với duy tân đất nước và thay đổi chế độ xã hội, thể hiện qua các phong trào tiêu biểu như Đông du, Duy tân, Đông Kinh nghĩa thục... | 0.5 | |
+ Xác định mục tiêu mới của phong trào giải phóng dân tộc là giành độc lập, tiến tới xây dựng một chế độ tiến bộ hơn theo kiểu phương Tây (quân chủ lập hiên hoặc cộng hòa). | 0.5 | |
+ Đem lại cho phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX nhiều hình thức đấu tranh mới: bạo động, cải cách, kết hợp bạo động với cải cách,kết hợp chuẩn bị thực lực bên trong với vận động giúp đỡ từ bên ngoài. | 0.25 | |
+ Góp phần làm chuyển biến tư tưởng yêu nước của nhân dân Việt Nam từ yêu nước trên lập trường phong kiến sang yêu nước trên lập trường dân chủ tư sản. | 0.25 | |
+ Cổ động phát triển kinh tế theo hướng mới: chấn hưng thực nghiệp, lập hội buôn, mở công ty kinh doanh, thành lập nông hội, mở xưởng sản xuất. | 0.25 | |
+ Phê phán tư tưởng Nho giáo lỗi thời, lên án các hủ tục phong kiến, cải cách văn hóa- xã hội, mở trường dạy học theo lối mới, truyền bá chữ Quốc ngữ... Từ đó tạo tiền đề cho việc thành lập các tổ chức cách mạng về sau này. | 0.25 | |
5 | Lập trục thời gian (theo ý tưởng của em) về diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội có ý nghĩa như thế nào trong Cách mạng tháng Tám? | 3.0 |
| a. Lập trục thời gian… | 2.0 |
HS tự thiết kế trục thời gian về diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám theo ý tưởng của bản thân, đảm bảo làm rõ các mốc chính (mỗi mốc thời gian đúng được 0.25) - Ngày 14,15/8: Khởi nghĩa thắng lợi ở một số xã, huyện thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Hồng… - Ngày 16/8: Một đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào về giải phóng thị xã Thái Nguyên… - Ngày 18/8: Khởi nghĩa giành thắng lợi ở Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam - Ngày 19/8: Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội - Ngày 23/8: Khởi nghĩa thắng lợi ở Huế - Ngày 25/8: Khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Ngày 28/8: hai tỉnh cuối cùng giành được chính quyền là Hà Tiên, Đồng Nai thượng. Ngày 30/8: vua Bảo Đại thoái vị… - Ngày 2/9/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. | ||
b. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội… | | |
- Khởi nghĩa thành công ở Hà Nội là một đòn chí mạng giáng vào chính quyền tay sai Nhật ở hầu khắp cả nước, đẩy chúng đến chỗ hoàn toàn tuyệt vọng, tan rã và đầu hàng cách mạng. | 0.25 | |
- Động viên, cổ vũ nhân dân cả nước gấp rút nổi dậy giành chính quyền. Gần như toàn bộ các tỉnh miền Bắc đến Thanh Hoá, Nghệ An đều tiếp theo Hà Nội tiến hành khởi nghĩa. Quân đội chính quyền Trung Hoa dân quốc mới vào tỉnh lỵ ở thượng du, thì tất cả các vùng trung du, châu thổ đã rợp bóng cờ cách mạng. Chính quyền về tay nhân dân. | 0.25 | |
- Tạo điều kiện để TW Đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minh chuyển đại bản doanh về Hà Nội, từ đó chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa trong cả nước đi đến thắng lợi hoàn toàn, chuẩn bị các điều kiện đón tiếp quân Đồng minh. | 0.25 | |
- Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội còn có tầm quan trọng trong việc gợi mở một phương thức khởi nghĩa giành lấy chính quyền một cách không phải đổ máu ở những nơi giằng co với Nhật hoặc ở ngay những nơi ta đã giành được chính quyền rồi nhưng chính quyền chưa ổn định… | 0.25 | |
6 | a. Tìm các lỗi sai trong đoạn thông tin trên và sửa lại cho đúng. b. Nêu và nhận xét quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận trong Hiệp định Sơ bộ. c. Em có suy nghĩ gì về “ngoại giao cây tre Việt Nam” trong bối cảnh hội nhập hiện nay. | 3.0 |
| a. Tìm các lỗi sai…. | |
- Hiệp định Sơ bộ 6/3/1945 -> Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946. - Một sự thỏa hiệp tuyệt đối -> một sự thỏa hiệp có nguyên tắc. - Đã công nhận nền độc lập của Việt Nam -> chưa công nhận nền độc lập của Việt Nam - 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc và tay sai của chúng đang ở miền Nam -> đang ở miền Bắc - Mở ra thời kì đối đầu -> thời kì hòa hoãn | 1.25 | |
b. Nêu và nhận xét… | | |
- Nêu: Quyền dân tộc cơ bản được ghi trong hiệp định Sơ bộ: Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dương nằm trong khối Liên hiệp Pháp. | 0.5 | |
- Nhận xét: Hiệp định Sơ bộ mới công nhận sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ (là 1 quốc gia) nhưng chưa công nhận nền độc lập của Việt Nam, Việt Nam vẫn bị phụ thuộc Pháp. Tuy vậy, đây cũng là cơ sở để Việt Nam tiếp tục đấu tranh đòi Pháp công nhận nền độc lập… | 0.5 | |
c. Em có suy nghĩ… | 0.75 | |
HS diễn đạt theo suy nghĩ của bản thân, dưới đây là một số gợi ý: - Hình ảnh cây tre gần gũi với đời sống của người dân VN, tượng trưng cho tinh thần, cốt cách dân tộc VN… - Tre VN vững ở gốc là truyền thống tự lực, tự cường, vì lợi ích quốc gia - dân tộc. Chắc ở thân là bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách và khó khăn. Uyển chuyển ở cành là sự mềm mại, khôn khéo, sáng tạo… - Trong bối cảnh hội nhập hiện nay: “ngoại giao cây tre” vững ở gốc là đường lối đối ngoại độc lập - tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế. Chắc ở thân là những phương châm, quan điểm chỉ đạo và bài học kinh nghiệm, như bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Uyển chuyển ở cành là cách ứng xử linh hoạt về sách lược, đòi hỏi phải hài hòa cái chung và cái riêng, nhằm giữ vững bản sắc, giá trị đất nước và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc Việt Nam phù hợp với những giá trị chung của nhân loại…. | | |
7 | Tháng 12/1989, trong cuộc gặp không chính thức tại đảo Man – ta (Địa Trung Hải), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goóc-ba- chốp và Tổng thống Mĩ G. Bu- sơ chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. a. Vì sao Chiến tranh lạnh kết thúc? Việc kết thúc Chiến tranh lạnh đã tác động như thế nào đối với Việt Nam? b. Từ việc tìm hiểu về Chiến tranh lạnh, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về giá trị của hòa bình hiện nay. | 3.0 |
| a. Vì sao… Việc kết thúc Chiến tranh lạnh… | |
* Vì sao…. | | |
- Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài làm cho Mĩ và LX đều bị suy giảm sức mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác. Cả hai cần thoát ra khỏi đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình. | 0.5 | |
- Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản, các nước Tây Âu, nhóm các nước công nghiệp mới (NICs)… về kinh tế, KHKT… đặt ra những thách thức to lớn cho cả Mĩ và LX. Các nước này đã trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với Mĩ; trong khi LX cũng ngày càng lâm vào tình trạng khủng hoảng từ nửa sau thập kỉ 80 -> đặt ra yêu cầu kết thúc chiến tranh lạnh. | 0.25 | |
- Xu thế hòa hoãn Đông- Tây đã xuất hiện từ thập kỉ 70 với việc Xô- Mĩ đạt được những thỏa thuận về hạn chế vũ khí chiến lược, tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao, nhất là từ khi Gooc ba chop lên cầm quyền ở LX vào năm 1985. | 0.25 | |
- Tác động của cuộc CM KHKT và xu thế toàn cầu hóa cũng đặt ra yêu cầu hợp tác của Mĩ và LX để cùng giải quyết các vấn đề quốc tế -> thúc đẩy hai nước tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. | 0.25 | |
- Những sai lầm trong chính sách và công cuộc cải tổ của Gooc ba chôp là một trong những nhân tố thúc đẩy sự kết thúc chiến tranh lạnh. LX đã thực sự không thể tiếp tục cạnh tranh với Mĩ trong cuộ đối đầu Đông- Tây. | 0.25 | |
* Tác động của việc kết thúc Chiến tranh lạnh đối với Việt Nam… | ||
- Tạo ra xu thế hòa bình, hòa hoãn trong QHQT giúp VN giải quyết nhiều vấn đề đối ngoại quan trọng (vấn đề Campuchia; bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt- Trung, Việt- Mĩ…) | 0.25 | |
- Tạo ra bối cảnh quốc tế mới cho sự hội nhập và phát triển của VN (gia nhập ASEAN, WTO…) | 0.25 | |
- Tạo điều kiện để VN phát triển KT, XH, đặc biệt là thúc đẩy công cuộc đổi mới. | 0.25 | |
b. Viết một đoạn văn ngắn… (HS viết theo suy nghĩ của cá nhân, dưới đây là một số gợi ý: | 0.75 | |
- Giới thiệu khái quát về các cuộc chiến tranh trong lịch sử và cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân loại… - Giá trị của hòa bình với các quốc gia, dân tộc trên thế giới… - Liên hệ với bản thân… | |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!