CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
85,995
Điểm
113
tác giả
TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN SÂU " MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH TIÊU BIỂU TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM" LỊCH SỬ THPT NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 49 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
TÀI LIỆU

CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN SÂU " MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH TIÊU BIỂU TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM"

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CÁC CUỘC CẢI CÁCH TIÊU BIỂU TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Cải cách hành chính thời vua Lê Thánh Tông

Lê Thánh Tông (1442-1497), là vị Hoàng đế thứ năm của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Lê Tư Thành, còn có tên khác là Lê Hạo. Ông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất 1442, nổi tiếng là vị minh quân. Vua Lê Thánh Tông ở ngôi được 38 năm, trị vì từ năm 1460 đến 1497. Trong suốt thời gian trị vì, vua Lê Thánh Tông đã tiến hành những cuộc cải cách lớn trên nhiều lĩnh vực quan trọng như chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự... và đã đạt được nhiều kết quả to lớn. Ba mươi tám năm so với lịch sử quốc gia chỉ là một thời gian rất ngắn, nhưng ba mươi tám năm dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông là những năm tháng mà quốc gia Đại Việt phát triển cường thịnh nhất.

Nguyên nhân cuộc cải cách dưới thời vua Lê Thánh Tông

Nguyên nhân sâu xa: Cuộc khủng hoảng thiết chế chính trị cuối Trần với yêu cầu thay thế thiết chế chính trị phong kiến quý tộc Phật giáo bằng thiết chế chính trị phong kiến quan liêu Khổng giáo, điều mà Hồ Quý Ly muốn làm nhưng không làm được. Đây được xem là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc cải cách của Lê Thánh Tông.

Nguyên nhân trực tiếp: Cuộc khủng hoảng cung đình ở thời nhà Lê biểu hiện là sự giết vua Lê Nhân Tông và Hoàng Thái hậu để cướp ngôi của Lê Nghi Dân, đi đôi với sự thiếu hiệu lực của bộ máy hành chính. Tuy Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông đã cố công khắc phục những chưa đạt hiệu quả. Biểu hiện của sự yếu kém bộ máy hành chính là đất nước chia thành các đạo (3 đạo thời vua Lê Thái Tổ, 5 đạo thời vua Lê Thái Tông, các cấp trung gian quá nhiều, chế độ nô tì vẫn tồn tại, cản trở sức sản xuất). Lớp quý tộc công thần sau kháng chiến chống Minh bị phân hóa. Số tích cực như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lưu Nhân Chú bị sát hại hoặc bị cô lập. Những quyền thần như Lê Sát, Lê Ngân thì lộng hành. Quyền lực nhà nước bị phân tán. Chế độ phong kiến tập quyền bị lung lay. Đây được xem là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc cải cách.

1.1.2. Nội dung

* Cải cách hành chính và hệ thống quan lại:

Vào những năm 60 - XV, đất nước đã ổn định, vua Lê Thánh Tông đã tiến hành cải cách hành chính, trước hết là cải cách bộ máy nhà nước.

Ở Trung ương: Vua Lê Thánh Tông trước tiên bãi bỏ các quan chức và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành, đó là Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, Khu mật viện cùng các viên quan cao cấp nhất như Tướng quốc (Tể tướng), Đại hành khiển, Tả, Hữu Bộc xạ... Vua trực tiếp nắm quyền kể cả quyền tổng chỉ huy quân đội, chỉ đạo mọi công việc trọng yếu và làm việc trực tiếp với các cơ quan thừa hành. Giúp vua bàn bạc và chỉ đạo công việc khi cần thiết có các đại thần như Thái (sư, úy, phó, bảo), Thiếu (sư, úy, phó, bảo);

các Đại học sĩ đỗ đạt giúp nhà vua. Tiếp đến, tách 6 Bộ : Lại, Lễ, Binh, Hình, Hộ, Công ra khỏi Thượng thư sảnh lập thành 6 cơ quan riêng biệt phụ trách các mọi mặt công việc của triều đình. Đứng đầu các Bộ là chức Thượng thư chịu trách nhiệm trực tiếp với vua về hoạt động của bộ mình phụ trách. Ngự sử đài có quyền cao hơn trước, tất các các cơ quan hành chính đặt dưới quyền lực và sự phán quyết cuối cùng ở nhà vua.

Ở địa phương: Năm 1466, Nhà nước bỏ các đạo, lộ cũ và chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên (Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn) và 1 phủ Trung Đô. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đặt thêm đạo thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam. Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã. Xã vẫn là đơn vị hành chính cơ sở.

Xây dựng đội ngũ quan lại thông qua giáo dục khoa cử. Vẫn có tiến cử những không phải chủ yếu. Những phương thức này có từ thời Lý Trần nhưng nay vua Lê Thánh Tông làm quy củ hơn, thi lấy tiến sĩ và trạng nguyên. Vì vậy, người đỗ đạt xuất thân từ những thành phần khác nhau.

Cải cách quân đội, an ninh:

Về Quân sự:
đặt 5 phủ - Đó là Trung quân phủ - Bắc, Nam, Đông, Tây. Quân đội tổ chức chặt chẽ theo chế độ “ngụ binh ư nông”. Quân đội được chia làm 2 loại: quân thường trực bảo vệ kinh thành gọi là cấm binh hay thân binh và quân ở các đạo gọi là ngoại binh. Thời kì này quân đội đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình mà người đứng đầu là nhà vua; các vương hầu quý tộc không có quyền tổ chức những đội quân riêng như trước nữa.

An ninh quốc gia: có chính sách đối với vùng biên giới rất nghiêm ngặt, phong chức tước cho các thủ lĩnh người dân tộc. Bán vùng đất biên cương cho ngoại quốc thì bị sử nghiêm, quan giữ bờ cõi thì phải giữ đất yên dân, đánh ngăn giặc ngoài. Đó là chức phận. “Kẻ nào dám đem 1 thước núi, 1 tấc đất của vua Thái Tổ làm mồi cho giặc thì phải trừng trị nặng” (1473).

Hoàn chỉnh pháp luật:

Luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) được ban hành: Năm 1483, vua sai triều thần tập hợp những điều lệ ban hành ở các đời vua trước, tham khảo pháp luật đời Lý, Trần, pháp luật nhà Tùy, Đường, Minh (của Trung Quốc) rồi căn cứ vào tình hình mới nước mà soạn ra bộ luật mới. Đó là Bộ luật Hồng Đức và sau này được chữa, bổ sung để lập thành bộ Lễ triều Hình luật.

Bộ luật gồm 722 điều, gồm những quy định về hình sự, dân sự, đất đai, hôn nhân, gia đình, về tố tụng... Bộ luật đề cập các mặt của hoạt động xã hội và mang tính dân tộc sâu sắc.

* Kinh tế:

Hoạch định biên giới và mốc giới địa lý, xây dựng bản đồ. Tập Hồng Đức bản đồ ra đời thế kỉ XV.

Trong nông nghiệp, Nhà nước ban hành chính sách quân điền quy định phân chi

1726582285643.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN--TÀI LIỆU MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH TIÊU BIỂU .doc
    380.5 KB · Lượt tải : 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    10 cuộc cải cách lớn trong lịch sử việt nam pdf 4 cuộc cải cách lớn trong lịch sử trung đại việt nam. các cuộc cải cách ở việt nam cải cách lê thánh tông cuộc cải cách của lê thánh tông (thế kỉ xv) cuộc cải cách hành chính lớn nhất của vương triều nguyễn được tiến hành dưới thời vua cuộc cải cách hành chính lớn nhất dưới triều nguyễn được tiến hành bối vua file trắc nghiệm sử 11 giá trị của các cuộc cải cách trong lịch sử dân tộc lịch sử 11 cánh diều bài 11 lịch sử 11 cánh diều bài 12 lịch sử 11 cánh diều lý thuyết lịch sử 11 cánh diều lý thuyết ngắn gọn lịch sử 11 cánh diều pdf lý thuyết sử 11 cánh diều bài 12 lý thuyết sử 11 cánh diều bài 8 thi trắc nghiệm lịch sử 11 online tóm tắt lịch sử 11 cánh diều trắc nghiệm lịch sử 11 chân trời sáng tạo trắc nghiệm lịch sử 11 kết nối tri thức trắc nghiệm lịch sử 11 kết nối tri thức cuối kì 2 trắc nghiệm sử 11 cánh diều trắc nghiệm sử 11 cánh diều bài 9 trắc nghiệm sử 11 cuối kì 2
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top