Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
MÔN GDCD

mslanh

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
13/3/24
Bài viết
1,397
Điểm
36
tác giả
TÀI LIỆU ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN GDCD 12 THEO CHUYÊN ĐỀ được soạn dưới dạng file word gồm 101 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

CHUYÊN ĐỀ 1 : PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

Câu 1: Văn bảo nào dưới đây không phải là văn bản dưới luật?

A. Nghị quyết. B. Luật hôn nhân và gia đình.

C. Chỉ thị. D. Nghị định.

Câu 2 : Văn bản nào dưới đây là văn bản pháp luật?

A. Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nghị quyết của Quốc hội.

C. Nghị quyết của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí minh.

D. Nghị quyết của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Câu 3 : Khái niệm nào dưới đây là quy tắc xử sự chung về những việc được làm, những việc phải làm, những việc không được làm, những việc cấm đoán?

A. Pháp luật. B. Đạo đức. C. Kinh tế. D. Chính trị.

Câu 4 : Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt là ngày Pháp luật Việt Nam) là ngày nào?

A. Ngày 8 tháng 11. B. Ngày 9 tháng 11.

C. Ngày 10 tháng 11. D. Ngày 11 tháng 11.

Câu 5 : Đâu là văn bản quy phạm pháp luật?

A. Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam. B. Điều lệ Đoàn TNCS HCM.

C. Nội quy của nhà trường. D. Điều luật hôn nhân gia đình.

Câu 6 : Để Cảnh sát phản ứng nhanh hay lực lượng 24/24h trực tiếp nhận thông tin và giải quyết ban đầu và nhanh chóng những vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự và yêu cầu chính đáng của nhân dân thì báo đến số điện thoại khẩn cấp nào?

A. 113. B. 114. C. 115. D. 116.

Câu 7 : Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng

A. Tính tự giác của nhân dân. B. Tiềm lực tài chính quốc gia.

C. Quyền lực nhà nước. D. Sức mạnh chuyên chính.

Câu 8 : Pháp luật do chủ thể nào dưới đây ban hành?

A. Do nhà nước ban hành. B. Do cơ quan tổ chức ban hành.

C. Do cá nhân ban hành. D. Do địa phương ban hành.

Câu 9 : Pháp luật mang bản chất giai cấp vì pháp luật do

A. Nhà nước ban hành. B. Nhân dân ban hành.

C. Các đoàn thể quần chúng ban hành. D. Chính quyền các cấp ban hành.

Câu 10 : Một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở tính

A. Bao quát, định hướng tổng thể. B. Chuyên chế độc quyền.

C. Bảo mật nội bộ. D. Xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 11 : Luật Giao thông đường bộ quy định tất cả mọi người tham gia giao thông phải chấp hành chỉ dẫn của tín hiệu đèn giao thông là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính thống nhất.

C. Tính nghiêm minh. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 12 : Cảnh sát giao thông xử phạt hành chính người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 13 : Bất kì ai trong điều kiện hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định phản ánh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?

A. Tính cưỡng chế. B. Tính quyền lực bắt buộc chung.

C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 14 : Tất cả mọi cá nhân, tổ chức ai cũng phải xử sự theo pháp luật. Điều đó thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính công khai.

C. Tính dân chủ. D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 15 : Văn bản đòi hỏi diễn đạt phải chính xác, một nghĩa để công dân hiểu và thực hiện đúng pháp luật là phản ánh đặc trưng cơ bản nào?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 16 : Trường hợp Cảnh sát giao thông xử phạt người tham gia giao thông không chấp hành qui định của pháp luật là phản ánh cơ bản đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Câu 17 : Đặc điểm nào dưới đây là ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác?

A. Tính kế thừa và phát triển. B. Tính quyền lực.

C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính bắt buộc chung.

Câu 18 : Luật hôn nhân gia đình quy định điều kiện kết hôn giữa nam và nữ áp dụng cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ phản ánh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 19 : Những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính kỉ luật nghiêm chỉnh.

Câu 20 : Anh S đi xe máy nhưng không mang bằng lái xe. Cảnh sát giao thông đã xử phạt anh S. Hành vi của Cảnh sát giao thông là thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính bắt buộc thực hiện.

Câu 21 : Những người có hành vi không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc hộ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Hiệu lực tuyệt đối. D. Khả năng đảm bảo thi hành cao.

Câu 22 : Người bị xử phạt hành chính do không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 23 : Một trong những đặc trưng của pháp luật thể hiện ở

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính nhân dân.

C. Tính dân tộc. D. Tính đại chúng.

Câu 24 : X vi phạm pháp luật bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt là thể hiện đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính cưỡng chế. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

1711633518842.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---TÀI LIỆU ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN GDCD 12 THEO CHUYÊN ĐỀ.docx
    292.7 KB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
36,139
Bài viết
37,608
Thành viên
139,780
Thành viên mới nhất
Mongoc

Thành viên Online

Top