Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
TÀI LIỆU SỬ DỤNG DI SẢN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG năm 2023-2024 được soạn dưới dạng file word gồm 69 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I. DI SẢN VỚI GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC Ở PHỔ THÔNG

1. Nhận dạng di sản: quan niệm di sản, đặc điểm, phân loại di sản


a. Khái niệm về di sản:

Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể (bao gồm di sản văn hóa và di sản thiên nhiên) là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

b. Đặc điểm của di sản văn hóa Việt Nam:

Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc anh em, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền, kế thừa và tái sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay. Di sản văn hóa Việt Nam là bức tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Di sản văn hóa Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.

Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu và kế thừa từ các nền văn hóa và văn minh của nhân loại. Những giá trị đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa và văn minh của nhân loại với nền văn hóa bản địa lâu đời của các dân tộc Việt Nam.

Di sản văn hóa Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể có sức sống mạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua Luật di sản văn hóa được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2001 và được sửa đổi năm 2009.

c. Phân loại di sản:

Di sản văn hóa Việt Nam được chia thành hai loại: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

Di sản văn hóa vật thể bao gồm:

Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

Danh lam thắng cảnh còn gọi là di sản thiên nhiên là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học.

Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

Cổ vật
là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.

Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.

Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:

Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam;

Ngữ văn dân gian, bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết;

Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác;

Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác;

Lễ hội truyền thống;

Nghề thủ công truyền thống;

Tri thức dân gian;

2. Ý nghĩa của di sản đối với hoạt động dạy học, giáo dục phổ thông


Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Di sản văn hóa, dù dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục, dạy học dưới hình thức tạo môi trường; tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục.

Bàn về các điều kiện giáo dục, dạy học, nhìn chung các tài liệu về lý luận dạy học, giáo dục chung, đại cương và tài liệu về lý luận dạy học bộ môn hầu như chưa đề cập đến điều kiện, phương tiện dạy học là các di sản văn hóa. Gần đây trong phong trào xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực, một trong những hoạt động được đặt ra là tổ chức cho học sinh tham gia chăm sóc các di sản, chủ yếu là các di tích mang tính lịch sử của địa phương. Việc khai thác các di sản văn hóa ở địa bàn nhà trường đóng như là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục rất ít khi được quan tâm hoặc nếu có thường mang tính tự phát. Vì vậy vai trò, thế mạnh của những di sản văn hóa đa dạng, muôn hình muôn vẻ ở địa phương gần như chưa được ngành giáo dục biết đến và tận dụng.

Sử dụng di sản trong dạy học giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Ý nghĩa, vai trò của các di sản văn hóa có thể được phân tích dưới các góc độ sau:

- Về vai trò: Di sản là một nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý giá trong dạy học nói riêng, giáo dục nói chung. Vì vậy, sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông có ý nghĩa sau:

+ Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh: Các di sản văn hóa, dù là vật thật hay ảo (thể hiện qua tranh, ảnh, phim,…) sử dụng trong dạy học, giáo dục đều góp phần nâng cao tính trực quan giúp người học mở rộng khả năng tiếp cận với đối tượng, hiện tượng liên quan đến bài học tồn tại trong di sản. Tiếp cận với di sản, học sinh sử dụng hệ thống tín hiệu thứ nhất (sử dụng các giác quan như mắt - nhìn, tai nghe, mũi - ngửi, tay - sờ,…) để nghe được, thấy được, cảm nhận được và qua đó tiếp thu được những kiến thức cần thiết từ di sản. Ví dụ thăm quan bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, quan sát sa bàn chiến trận, các loại vũ khí, công cụ được các anh bộ đội đã sử dụng, các vật dụng có trong bảo tàng, tìm hiểu thông tin trong các pano giới thiệu, chú thích… trao đổi với nhau, hỏi người thuyết minh,… học sinh hình dung cuộc sống của các anh bộ đội trong cuộc chiến đấu, diễn biến trận đánh, lòng dũng cảm và sự hy sinh của các anh; qua đó các em biết được sâu sắc ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ, những tấm gương chiến đấu, hy sinh của bộ đội cụ Hồ,… Những hình ảnh, hiện vật và thông tin trong bảo tàng sẽ không chỉ giúp các em có thêm hiểu biết mà còn tác động sâu sắc đến tình cảm của các em. Ngoài ra các giá trị có trong di sản còn được giáo viên khai thác bằng cách đặt các câu hỏi mang tính định hướng hoặc gợi ý cho học sinh tìm hiểu chúng qua đó di sản được sử dụng như là phương tiện điều khiển quá trình nhận thức của học sinh. Ví dụ trước khi thăm quan bảo tàng, giáo viên yêu cầu các em tập trung thu thập thông tin, thảo luận về diễn biến trận đánh, về ý nghĩa của trận đánh, về những tấm gương chiến đấu anh dũng của bộ đội ta và cảm nghĩ của các em,… Những gợi ý đó giúp cho hoạt động thăm quan trở nên có ý nghĩa hơn và làm cho bài học lịch sử trở nên sống động hơn.

+ Giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức

Di sản văn hóa là phương tiện quan trọng giúp học sinh rèn một số kỹ năng học tập như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin, thảo luận nhóm, qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết thu được trong quá trình tiếp cận với di sản; kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng, sự vật có trong các di sản văn hóa. Ví dụ học sinh được giáo viên đưa đi tham quan một khu bảo tồn thiên nhiên, như rừng Cúc Phương chẳng hạn. Các em quan sát thảm thực vật với các tầng cây cao thấp khác nhau trên một khu vực nhỏ, xem tranh ảnh giới thiệu hệ động vật đa dạng của khu bảo tồn. Học sinh có thể thu thập các mẫu vật hoặc chụp ảnh các loại lá cây, sâu, bướm, các loại cây con trong khu bảo tồn (có thể từ ảnh trong phòng giới thiệu khu vực bảo tồn),…, thông tin từ những nhân viên chăm sóc khu bảo tồn hoặc từ các nguồn khác nhau để nhận biết hiện trạng, nguyên nhân và liên hệ với kiến thức đã học để giải thích sự xuất hiện và tồn tại của khu bảo tồn thiên nhiên, liên hệ với thực tiễn khai thác rừng ở nước ta để tìm hiểu vai trò của khu bảo tồn với công tác bảo vệ đa dạng sinh học. Giáo viên nên yêu cầu học sinh suy nghĩ về nhiệm vụ của mình đối với việc bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương mình.

+ Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh: Hứng thú nhận thức là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến cường độ và hiệu quả của quá trình học tập. Trong giai đoạn nhận thức cảm tính, sự tri giác các đối tượng, hiện tượng là điều kiện để phát sinh cảm giác, tạo nên biểu tượng về chúng và sau đó, nhờ nhận thức lí tính hình thành nên khái niệm hoàn chỉnh về đối tượng, hiện tượng nghiên cứu. Trong quá trình tiếp cận với di sản văn hóa theo sự hướng dẫn của giáo viên, các hiện tượng sự vật, các giá trị ẩn chứa trong di sản sẽ được các em tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm. Những điều tưởng như quen thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và học sinh sẽ có hứng thú với chúng, từ đó các em có được động cơ học tập đúng đắn, trở nên tích cực và phấn đấu tiếp nhận kiến thức mới cũng như có thái độ và hành vi thân thiện, bảo vệ di sản tốt hơn.

+ Phát triển trí tuệ của học sinh: Trong quá trình học tập, trí tuệ của học sinh được phát triển nhờ sự tích cực hóa các mặt khác nhau của hoạt động tư duy, nhờ việc tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khác nhau của hoạt động tâm lí: tri giác, biểu tượng, trí nhớ,… Cho học sinh tiếp cận di sản đúng mục đích, đúng lúc với những phương pháp dạy học phù hợp, với sự hướng dẫn chi tiết mang tính định hướng, kích thích tư duy, giáo viên sẽ giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, khả năng xử lý thông tin, khả năng phân tích, tổng hợp và so sánh, qua đó phát triển trí tuệ của các em.

+ Giáo dục nhân cách học sinh: Di sản văn hóa là một trong những phương tiện dạy học đa dạng sống động nhất. Ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nên nó có khả năng tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách của học sinh. Khai thác được những giá trị ẩn chứa trong các di sản, chuyển giao cho học sinh để các em cũng nhận thức được những giá trị đó, giáo viên giúp hình thành ở học sinh một hệ thống các quan điểm, các khái niệm về nhận thức thế giới xung quanh, giúp các em nhận thức được bản chất và có cơ sở giải thích một cách khoa học các sự vật, hiện tượng liên quan đến di sản. Tiến hành nghiên cứu di sản một cách nghiêm túc, kỹ lưỡng cũng chính là rèn cho các em tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học.

-Góp phần phát triển một số kỹ năng sống ở học sinh: Để tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả, học sinh rất cần kỹ năng sống. Kỹ năng sống được hiểu là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Dạy học với di sản tạo điều kiện phát triển một số kỹ năng sống như:

+ Kỹ năng giao tiếp: Trong quá trình học tập với di sản, học sinh được rèn luyện cách trình bày, diễn đạt suy nghĩ, quan điểm, nhu cầu, mong muốn, cảm xúc của bản thân dưới hình thức nói, viết một cách phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh và văn hóa giao tiếp; đồng thời biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Kỹ năng này giúp học sinh có mối quan hệ tích cực với nguời khác, đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới. Làm việc với di sản, học sinh có được môi trường giao tiếp cởi mở với bạn bè không chỉ trong phạm vi lớp học, đôi khi với nhiều đối tượng khác mà các em gặp gỡ. Giáo viên lưu ý cách thức giao tiếp phù hợp cũng chính là góp phần phát triển ở các em một loại kỹ năng sống cần thiết.

+ Kỹ năng lắng nghe tích cực:

Người có kỹ năng lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác (bằng các cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười), biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp. Giáo viên lưu ý học sinh chú ý lắng nghe người giới thiệu về di sản, đưa ra những câu hỏi tìm hiểu sâu về di sản cũng chính là hướng dẫn các em thực hành kỹ năng lắng nghe tích cực.

+ Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng

Kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng là khả năng có thể diễn đạt ý kiến, quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của bản thân, thông qua các hình thức nói, viết và cả ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười, ...) một cách phù hợp với đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh, văn hóa giao tiếp và trình bày đúng với nội dung chủ đề đang được quan tâm; thông tin đưa ra đầy đủ, chính xác, được sắp xếp một cách hợp lí, logic và phù hợp với nhu cầu, trình độ của đối tượng giao tiếp; cách trình bày rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và hấp dẫn đối tượng giao tiếp. Cho học sinh tiếp cận với di sản, giáo viên cần lưu ý yêu cầu học sinh tìm hiểu sự vật hiện tượng liên quan đến di sản một cách chi tiết, cụ thể và tạo điều kiện để học sinh trình bày lại được những thông tin thu thập được đồng thời bộc lộ cả suy nghĩ của các nhân học sinh về những gì các em trình bày.

+ Kỹ năng hợp tác

Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Học tập với di sản, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của nhóm học sinh. Trong quá trình làm việc, học sinh biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao; biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong nhóm; đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác trong quá trình hoạt động; tôn trọng những quyết định chung, những điều đã cam kết.

+ Kỹ năng tư duy phê phán

Kỹ năng tư duy phê phán là khả năng phân tích một
1711519966031.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---Tai lieu dạy học di sản 2023.doc
    446.5 KB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
36,114
Bài viết
37,583
Thành viên
139,740
Thành viên mới nhất
nguyenthihuong4b2324

Thành viên Online

Top